VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
THỬ TÌM MỘT LỘ TRÌNH ĐẤU TRANH VÌ TỰ DO, DÂN CHỦ CHO DÂN TỘC VIỆT NAM ?

 

Nhà lý luận Nguyễn Gia Kiểng (Sept 1, 2001) – Báo Thế Giới Mới

Đại-Dương – Chiếc xe tăng của Cộng quân húc sập cổng Dinh Độc Lập ngày 30/04/1975 đã dè đẹp khát vọng độc lập, tự do, dân chủ của của dân tộc Việt Nam vì,  Cộng sản xé nát Hiệp Ước Paris 1973, quy định lộ trình Hoà Giải Hoà Hợp Dân Tộc.

Thực tế não nùng

Hoà giải Hoà Hợp Dân Tộc chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn khi dân Việt Nam Cộng Hoà “nhận họ” và người Miền Bắc cũng như từ bưng biền “nhận hàng”.

Sự pha trộn Quốc-Cộng tình cờ lịch sử sau 30/04/1975 đã làm cho dân tộc Việt Nam không còn mơ hồ về sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản.

Người Miền Bắc và bưng biền biết bị lầm về đồng chủng không đồng chí, bị lừa trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Nhưng, lịch sử đã sang trang,  đang tạo cơ hội đổi đời qua các hành động cướp đoạt, vơ vét, tận hưởng hạnh phúc của kẻ chiến thắng. Phe Bắc ra oai bằng uy quyền tuyệt đối trong tinh thần  bất dung. Guồng máy tuyên truyền của Hà Nội vội vàng sửa đổi chính sách “Hoà giải Hoà hợp Dân tộc” ghi trong Hiệp ước Paris 1973 thành “Hoà hợp, Hoà giải Dân tộc”.

Công dân Việt Nam Cộng Hoà sực tỉnh trước một sự thực phũ phàng và vô cùng hối tiếc về sự lầm lẫn trong cuộc chiến tự vệ. Họ cao ngạo về quá khứ vàng son bằng cách chế giễu Chủ nghĩa Cộng sản và giới lãnh đạo dốt nát qua những mẩu chuyện tiếu lâm thời đại, đến Hồ Chí Minh cũng chẳng buông tha. Hoạt động nổi dậy tự phát diễn ra khắp nơi liên quan đến Công Giáo, Hoà Hảo, Cao Đài, Quân nhân, Sinh viên, Nông dân Học sinh trên tinh thần: vì Dân Tộc đấu tranh, vì Tổ Quốc hy sinh.

Phong trào này bị Nhà nước Cộng sản đập tan nhanh chóng vì: (1) Thiếu kinh nghiệm hoạt động trong lòng địch nên dễ bị phát hiện. (2) Cuộc chiến tương tàn khốc liệt suốt chín năm từ Sông Bến Hải tới Mũi Cà Mau làm cho những người sống sót chỉ mong được bình an nên phong trào chống Cộng khó lan rộng. (3) Các căn cứ địa đều nằm trong vị trí bị công an khoanh vùng, theo dõi nên dễ bị hốt trọn ổ.

Cột đèn cũng biết đi

Giấc mơ được sống trong thanh bình, tự do mưu cầu hạnh phúc cá nhân, gia đình đã như câu chuyện cổ tích sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát hoàn toàn đời sống bên dưới vĩ tuyến 17.

Cá không có nước, chim thiếu bầu trời nên Đàn Chim Việt tung cánh rời nơi tổ tiên dày công xây dựng và chôn nhau cắt rốn bằng bất cứ phương tiện nào qua biển cả, đường bộ chỉ mong tới nơi an bình. Ai cũng đánh đu với tử thần để thoát khỏi địa ngục trần gian do Đảng Cộng sản cai trị hà khắc.

Thủ tướng Cộng sản, Phạm Văn Đồng gọi những người bỏ nước ra đi là “bọn đĩ điếm” khi trả lời phỏng vấn của báo chí quốc tế.

Khoảng 120,000 quân nhân và dân chúng Việt Nam di tản trong ngày 30/04/1975 được cho định cư, nhiều nhất tại Hoa Kỳ đã thành hình Cộng đồng Người Việt Hải ngoại tại nhiều nơi trên thế giới.

Các Cộng đồng Người Việt Hải ngoại phát triển nhanh chóng nhờ tiếp nhận những thuyền nhân từ các trại tị nạn ở Châu Á mà đã thông qua thủ tục nhập cư nên hiện nay lên tới hơn 4 triệu người.

Sau khi ổn định cuộc sống trong một thời gian ngắn nơi xứ sở mới thì tình yêu dân tộc Lạc Hồng và quê cha đất tổ réo gọi nên xu hướng lật đổ Chế độ Cộng sản tại Việt Nam đã bừng lên.

Giải pháp Kháng chiến Phục quốc

Nổi bật nhất của các Tổ chức Phục quốc Hải ngoại gồm có Trần Văn Bá ở Pháp, Hoàng Cơ Minh tại Hoa Kỳ.

Giáo sư Trần Văn Bá du học Pháp năm 1966 và liên tục hoạt động chống Cộng tại Châu Âu. Năm 1980 đã về chiến khu của “Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam” để trực tiếp tác chiến. Từ năm 1981 đến 1984 đã có 10 đợt xâm nhập vào Việt Nam bị bắt hoặc giết chết 119 chiến sĩ. Toán thứ 10 có Trần Văn Bá cùng 21 chiến sĩ xâm nhập vào bờ biển Minh Hải ở Cà Mau đêm 11/09/84 thì lập tức bị bắt. Cộng sản Việt Nam đã xử bắn Trần Văn Bá năm 1985 lúc vừa tròn 40 tuổi.

Pháp là nơi có Toà Đại sứ của Hà Nội chỉ huy mạng lưới gián điệp và rất nhiều thành phần thân cộng nên hoạt động của nhóm Trần Văn Bá đều lọt vào mắt các con cú vọ ở Paris.

Với hoài bão giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản mà cựu Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh mới thành lập “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” vào đầu thập niên 1980,  sau một thời gian dài vận động kết hợp nhiều nhân vật cùng chí hướng với mục đích trở về quê hương trực chiến với quân thù, giành lại giang sơn.

Lời kêu gọi của Mặt Trận đã được đáp ứng nhiệt liệt trong Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản với nhiều hy vọng cho tới khi kế hoạch bị vỡ sau khi Chủ tịch Hoàng Cơ Minh chỉ huy một toán kháng chiến quân vượt sông vào đất Lào. Bị phục kích, Tướng Minh và các đồng chí thân tín tự sát để khỏi rơi vào tay giặc.

Khát vọng xây dựng lực lượng du kích trên quê hương đã tan thành mây khói, chỉ còn lưu lại hùng khí nước Việt và những câu hỏi liên quan đến số tiền quyên góp của người Việt khắp năm châu. Từ đó, Đảng Việt Tân do Tướng Hoàng cơ Minh sáng lập vẫn ôm hoài bảo thay đổi Việt Nam bằng biện pháp phi quân sự, nhưng, Đảng Cộng sản vẫn cai trị như cũ.

Bài học nào cần lưu ý:

(1) Du kích là đánh lén mà Mặt trận đã khua chiêng, đánh trống quá lố làm lộ mưu đồ và chiến thuật du kích.

(2) Cộng sản Việt Nam làm chủ Đông Dương (Việt, Miên, Lào) nên biên giới Lào cũng do Hà Nội kiểm soát, vì thế, chúng giăng bẫy chờ.

(3) Hà Nội đã cài nhiều người trong phong trào vượt biên, vượt biển nên tuyển người từ các trại tị nạn như kiểu nuôi ong tay áo.

(4) Tiền quyên góp cần công khai, tác chiến phải bí mật.

(5) Mặt trận chủ trương áp dụng Chiến thuật du kích mà hành quân theo kiểu chính quy.

Sau đó có một số Chính phủ Lưu vong thành lập Quân đội, lập chiến khu để chuẩn bị về giải phóng quê  hương,  nhưng  theo thời gian đã mau tàn lụi không kèn không trống. Khát vọng và thực tế có một khoảng cách quá xa nên lần lượt bị lãng quên.

Cách mạng bất-bạo-động

Cuộc Cách mạng bất-bạo-động tại Đông Âu thành công bất ngờ khi Đảng Cộng sản phải lui về ghế sau để cho phe không-cộng-sản tổ chức lại xã hội. Biến cố này đã gieo niềm hy vọng cho người Việt hải ngoại lẫn quốc nội về tương lai dân-chủ-hoá Việt Nam không cần tới biện pháp quân sự.

Thứ nhất, dân chúng ở Ba Lan và Tiệp Khắc nhất tề đứng lên theo bước chân của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan do Lech Walesa, một thợ điện trong xưởng đóng tàu Gdansk và nạn nhân của Cộng sản, đã cầm đầu các vụ đình công và biểu tình ôn hoà rầm rộ khiến nhà cầm quyền cộng sản phải sụp đổ.

Nhà soạn kịch Vaclav Havel của Tiệp Khắc đã dấn thân vào chính trị khi thành lập phong trào Hiến chương 77 ủng hộ Thay đổi Dân chủ. Chính phủ Cộng sản đã sụp đổ sau 18 ngày biểu tình và đình công ôn hòa được Havel, một nạn nhân của Cộng sản lãnh đạo, biết tới với tên Cách mạng Nhung.

Thứ hai, Hung Gia Lợi và các nước cộng sản Trung Âu cũng lần lượt thay đổi chế độ cho phù hợp với nguyện vọng của toàn dân.

Thứ ba, Tổng thống Ronald Reagan nghiêm khắc cảnh cáo Tổng thống Nga, Mikhail Gorbachev không nên dùng Khối Hiệp ước Warsaw (Warsaw Pact) can thiệp vào nội tình Đông và Trung Âu nên Hồng quân Liên Sô bất động. Liên Sô và Warsaw Pact biến mất khỏi sinh hoạt của nhân loại.

Thứ tư, luồng gió đấu tranh bất-bạo-động lan tới vùng Caucasus và Trung Á thành Cách mạng Màu đã tước bỏ quyền lực độc tài cộng sản.

Tại sao điều ấy không xảy ra trên mãnh đất hình cong như chữ S?

Thứ nhất, Việt Nam chưa có một lãnh tụ không-cộng-sản nào đủ uy tín dẫn đầu một cuộc biểu tình ôn hoà rầm rộ từ Bắc chí Nam để thể hiện sức mạnh toàn dân. Không một nhà lãnh đạo tự xưng đấu tranh cho dân chủ nào ở Việt Nam được Cộng đồng Quốc tế ủng hộ và tạo được niềm tin cho người Việt quốc nội lẫn hải ngọai.

Thứ hai, Hà Nội mất hồn khi Liên Sô sụp đổ nên vội chạy sang Bắc Kinh khấu đầu tạ tội và cầu xin bảo hộ. Nhà cầm quyền Việt Nam phải cắt đất, nhượng biển như điều kiện tiên quyết để thành chư hầu của Trung Cộng.

Thứ ba, nguy cơ sụp trước làn sóng phi-Cộng ở Đông và Trung Âu nên Hà Nội bày ra bàn cờ tranh luận về dân chủ đa nguyên ở trong nước lẫn hải ngoại. Họ mặc áo thụng vái nhau với kỳ vọng Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ mời đến để trao ấn kiếm mà chẳng cần tới sức mạnh dời non lấp biển của đám dân đen. Họ đề nghị Đảng Cộng sản tách thành hai đảng khác nhau để cạnh tranh theo kiểu “lọt sàng xuống nia”.

Chúng ta đều là cộng sản cả nên có quyền cai trị đám ngu dân. Dân không ngu nên chẳng thèm theo. Hà Nội đưa một số dissident tín cẩn và có khả năng lý luận ra hải ngoại nhằm len lõi vào các tổ chức cộng đồng chống Cộng đòi từ bỏ chủ trương bạo lực, chấm dứt tham vọng loại bỏ Chủ nghĩa Cộng sản để hoà hợp với nhà cầm quyền Hà Nội.

Sau cả thập niên tranh luận và tranh luận, đối thoại quốc nội-hải ngoại về dân chủ, đa nguyên thì Hà Nội đủ thời gian củng cố guồng máy cai trị,  trong khi người Việt Hải ngoại ùn ùn gửi tiền, người về nước thăm viếng du hí. Các dissident đầu tiên nói sẽ thuyết phục các đồng chí quốc nội đấu tranh cho dân chủ đa nguyên với kết quả một số người đấu tranh nhận tiền yểm trợ, giải nhân quyền, nhưng, Hà Nội đã củng cố chế độ độc tài vững chắc hơn.

Bây giờ, nhiều người Việt về nước chỉ để du hí chứ có bao nhiêu lo hoạt động làm thay đổi chế độ bằng phương tiện bất-bạo-động hoặc bạo động.

Lộ trình đấu tranh nào cần thiết cho Việt Nam

Thứ nhất, người Việt trong và ngoài nước phải hiểu một điều giản dị nhất:"Không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả siêu cường Hoa Kỳ có thể thay cho người Việt xây dựng một nền dân chủ tự do theo bước tiến của nhân loại. Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xua quân vào Việt Nam như một số người kỳ vọng".

Các dân tộc không sợ chết, coi thường bạo lực như các nước cộng sản Đông và Trung Âu, các quốc gia Caucasus, Trung Á, Myanmar mới xứng đáng được hưởng quyền làm người. Không sợ chết mới đáng được hưởng không khí tự do, không bị đè đầu cỡi cổ.

Thứ hai, người Việt đã đánh cược mạng sống để thoát khỏi sự cai trị tàn ác của cộng sản mà sao bây giờ lại cúi đầu trước cán cộng ở trong nước, kể cả lúc chúng xuất hiện tại hải ngoại?

Vậy, chúng ta đòi hỏi các dân tộc khác phải áp lực để Hà Nội thực hiện tự do, dân chủ, nhân quyền cho người Việt Nam chẳng phải phi lý và đáng nực cười lắm ư?

Thứ ba, cần cô lập đảng viên, cán bộ cộng sản và cả những người nói tốt cho chế độ cộng sản để thể hiện sự khinh ghét và kinh tởm những tâm hồn quỷ dữ. Không, không và không bao giờ coi họ là con người bởi họ chính là ác quỷ đội nhiều lốt khác nhau.

Thứ tư, cố gắng liên kết với những tâm hồn trong sáng, biết yêu quý tự do, dân chủ, nhân quyền và tham gia các hoạt động chống chế độ Cộng sản bằng mọi phương tiện có thể.

Thứ năm, chế độ cộng sản không tự tàn lụi, ra khỏi cuộc sống dân tộc mà phải bị trục xuất, xua đuổi như ma tà, ác quỷ.

Thứ sáu, không giao thương với quê cũ vì làm giàu cho Việt Nam đồng nghĩa với củng cố chế độ cộng sản. Ngày 18/01/2021, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong 5 năm qua Kiều hối đạt 71 tỷ USD, tăng trung bình 6%/năm. Kiều hối năm 2020 lên tới gần 18 tỉ USD.

Thứ bảy, nuôi dưỡng thừa thải cho người trong nước là tạo ra một lối sống ăn bám, một dân tộc chỉ biết ngửa tay xin tiền nên chẳng ai muốn liều thân tranh đấu để giành lại tài sản, cơ hội đã bị đảng viên và Đảng Cộng sản cưỡng đoạt. Họ có thể móc nối với cán bộ để phục vụ cho Đảng Cộng sản.

Thứ tám, cần kết hợp các đảng phái, tổ chức đấu tranh để tránh trường hợp nhiều quan ít lính mới có thể tác chiến hữu hiệu.

Thứ chín, tranh luận thẳng thắn cho tới lúc đồng thuận về đường lối, chính sách, nhân sự trong tình đồng chí để cùng hướng vào một mục tiêu duy nhất sau khi đã quyết định.

Tai sao phải lật đổ chế độ cộng sản - Thanh-Liem TRAN

Từ ngàn xưa, tự do không ở trên trời rơi xuống mà con người phải tìm kiếm, phải xây dựng, phải bảo vệ, phải tôn thờ, phải gìn giữ.

Các dân tộc khác làm được mà sao chúng ta chưa?

                                                          


Đại-Dương

 

Posted: 15/04/2021 #views: 4180
Add comment
:
Pages:  [-1]