VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
AI ĐÃ TẠO RA BẢNG CHỮ CÁI ALPHABET ?

Các chữ cái đã trải qua hàng ngàn năm để phát triển thành những gì chúng ta biết và sử dụng hiện nay. (Nguồn: pixabay.com)

Jane Sancinito - Khi nhìn thấy các chữ cái A, B, C, D, E, F, G… nhiều người sẽ tự động muốn ngân nga bài hát bảng chữ cái. Nhưng không có lý do gì mà người ta phải học các chữ cái theo thứ tự nhất định. Có nhiều cách khác nhau để sắp xếp bảng chữ cái; và bàn phím máy tính là một thí dụ về một cách sắp xếp khác. Ngoài ra, còn có rất nhiều bảng chữ cái khác, cũng như các ngôn ngữ không sử dụng bảng chữ cái.

Vậy tại sao chúng ta lại có bảng chữ cái này, và ai là người tạo ra nó?

Các học giả lịch sử thường thích những câu hỏi “tại sao” hơn là “ai,” bởi vì thực tế là rất hiếm khi một cá nhân duy nhất có thể thay đổi thế giới. Thay vào đó, hầu hết những đổi mới quan trọng trong lịch sử đều đến từ sự hợp tác của nhiều người, sự đồng lòng của các cộng đồng để tìm ra cách làm cho cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn và vui vẻ hơn.

Bảng chữ cái là một thí dụ hoàn hảo cho quá trình này. Các chữ cái A B C… của chúng ta, được gọi là bảng chữ cái Latin, là thành quả của hàng triệu người trong hàng ngàn năm làm việc cùng nhau và cùng đi đến thống nhất cuối cùng về việc sử dụng những chữ cái nào và trong những điều kiện nào.

Để hiểu tại sao lại có phiên bản mà chúng ta sử dụng ngày nay, trước tiên cần hiểu chữ cái (letter) là gì và bảng chữ cái (alphabet) là gì. Sau đó, ta có thể tìm lại những thí dụ đầu tiên của cả hai khái niệm này.

Chữ cái (letter) là những biểu tượng, giống như biểu tượng cảm xúc hoặc biển báo lối qua đường. Chữ cái là những hình dạng mà chúng ta – người sử dụng – liên kết với các âm thanh trong một ngôn ngữ cụ thể.

Nhưng nhiều chữ cái thay đổi âm thanh hoàn toàn khi chúng xuất hiện ở một ngôn ngữ khác. Thí dụ: “H” trong tiếng Anh phát ra âm “ha,” nhưng cũng là “H” trong tiếng Nga lại được phát âm là “en,” còn trong bảng chữ cái Cyrillic, “H” phát âm là “n.”

Ngay cả khi hình dạng và âm thanh của một chữ cái được giữ nguyên trong một ngôn ngữ, bản thân các chữ cái đó có thể có những cái tên khác nhau. Ở Hoa Kỳ, “Z” được gọi là “zee,” trong khi ở Canada, Anh và hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh khác, nó được gọi là “zed.”

Sở dĩ các biến thể lại đa dạng như vậy là vì các chữ cái, giống như ngôn ngữ, phát triển và thay đổi theo thời gian dựa trên những gì mà người dân địa phương làm theo thói quen, khuynh hướng hoặc đơn giản chỉ là để vui đùa.

Bảng chữ cái là một tập hợp các ký hiệu chữ cái ít nhiều đã được tiêu chuẩn hóa và thường phản ánh tất cả các âm thanh được tạo ra trong một ngôn ngữ cụ thể, dù không phải lúc nào cũng vậy.

Một số ngôn ngữ, như tiếng Tàu, không có bảng chữ cái mà sử dụng các ký hiệu để thể hiện toàn bộ từ. Những ngôn ngữ khác, như tiếng Cherokee, sử dụng các ký hiệu đại diện cho từng âm tiết.

How Egypt invented the alphabet - History of Writing Systems #7 (Abjad)

Bảng chữ cái đầu tiên được phát minh ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn 5,000 năm với mục đích chính là để ghi chép lại các văn bản tôn giáo. Tên gọi của nó, “hieroglyphs” (chữ tượng hình Ai Cập), có nghĩa là “những hình khắc thiêng liêng,” phản ánh việc chúng được sử dụng để ghi chép các văn bản tôn giáo thiêng liêng trong nền văn hóa Ai Cập cổ đại.

Chữ tượng hình Ai Cập hieroglyphs rất đẹp và đã làm rất tốt nhiệm vụ ghi lại những lời cầu nguyện, nhưng chúng rất khó viết nhanh vì quá chi tiết và thường mang hình dạng động vật, con người hoặc đồ vật hàng ngày. Theo thời gian, người ta đã phát triển các dạng đơn giản hóa của các ký tự để viết và ghi chú thuận tiện hơn.

Chữ hieroglyphs chủ yếu được sử dụng bởi các thầy tư tế và giới thượng lưu, còn thường dân, bao gồm cả khách du lịch và thương nhân từ nơi khác, thì học dạng chữ đã được đơn giản hóa. Họ nhận ra rằng người Ai Cập đã phát triển một thứ rất hữu ích – một cách để ghi lại doanh số bán hàng hoặc gửi thư từ, mà những người biết thì có thể đọc rõ ràng, còn người không biết thì hoàn toàn mù tịt. Có nhiều người học để đọc, vì không cần hoặc vì không được học.

Nguyên âm, phụ âm và chữ ‘J’

Trong giai đoạn này, những thương nhân quan trọng nhất đến từ Phoenicia – được biết đến ngày nay là Syria, Lebanon và Israel – và họ phổ biến bảng chữ cái này đến các thị trấn và làng mạc xung quanh Biển Địa Trung Hải.

Người Phoenicia đã sắp xếp các ký tự chữ cái theo một thứ tự nhất định để dễ dàng học và chia sẻ thông tin hơn. Tuy nhiên, người Phoenicia và Ai Cập chỉ sử dụng các ký tự biểu thị các phụ âm. Về sau, khi người ta bắt đầu viết nhiều hơn và cần tạo ra nhiều từ ngữ để miêu tả đa dạng các khái niệm, người Hy Lạp đã thêm vào các ký tự biểu thị âm nguyên âm.

Bảng chữ cái Hy Lạp trông khá giống với bảng chữ cái chúng ta sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, các chữ cái của chúng ta hiện nay được định hình lần cuối ở Ý. Đầu tiên là người Etruscan, sau đó là người La Mã, họ đã điều chỉnh các ký tự chữ cái Hy Lạp để phù hợp với ngôn ngữ của mình. Sau đó, người La Mã đã truyền bá ngôn ngữ và bảng chữ cái Latin trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Bằng chứng cổ xưa nhất về việc sử dụng bảng chữ cái Latin được gọi là ‘Dòng chữ Duenos,’ xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, cách đây khoảng 2,500 năm.

Dù vậy, thời điểm đó, bảng chữ cái vẫn chưa hoàn chỉnh, vì tiếng Latin không có tất cả các âm phổ biến ngày nay. Rõ ràng nhất là chữ “J”; mặc dù tháng đầu tiên trong lịch La Mã là tháng Giêng (January), nhưng lại được viết bằng chữ “I”: “ianuarius,” và được đọc với âm “ya.” Chữ “J” bắt đầu được sử dụng từ thời kỳ Phục Hưng – khoảng thế kỷ 16 ở Châu Âu – hai hoặc ba thế kỷ sau khi chữ “W” ra đời, trong thời kỳ Trung cổ (khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12).

Và trong tương lai, bảng chữ cái hoàn toàn có thể thay đổi nữa. Đặc biệt là tiếng Anh, ngôn ngữ của chúng ta thường mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác, như karaoke từ tiếng Nhật, cookie từ tiếng Hà Lan và avatar từ tiếng Phạn. Việc mượn từ ngữ này có thể sẽ khiến chúng ta cần phải thêm các ký hiệu chữ cái mới vào bảng chữ cái của mình. Tóm lại, khi thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, các bảng chữ cái cũng sẽ thay đổi theo để thích nghi. Đây cũng đâu phải là lần đầu tiên.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Với định nghĩa bảng chữ cái là một tập hợp nhiều ký hiệu, mỗi ký hiệu đại diện cho một âm vị trong ngôn ngữ nói, bảng chữ cái tiếng Việt là tập hợp các ký hiệu theo chữ Latinh; được sử dụng nhằm mục đích tạo thành chữ có nghĩa và ghi chép lại cách phát âm của người Việt dưới dạng văn bản.

Bảng chữ cái đó sau này chính là chữ Quốc ngữ lần đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 1618 cho đến 1625 được thiết lập bởi Alexandre de Rhodes – nhà ngôn ngữ học người Pháp và các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Pháp với mục đích truyền giáo vào Việt Nam. Qua nhiều lần sửa đổi và cải tiến, đến những năm thế kỷ 19 chữ Quốc Ngữ ngày càng thông dụng và trở thành văn tự chính thức của Việt Nam cho tới nay.

 

Biên dịch/Tổng hợp: Cung Đô (Việt Báo)

*Nguồn: Bài gốc “Who created the alphabet? A historian describes the millennia-long story of the ABC” của Jane Sancinito, tạp chí The Conversation

 

Posted: 03/03/2024 #views: 135
Add comment
:
Pages:  [0]