VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
TRIẾT LÝ SỐNG HIỂN SINH TRONG DÒNG SINH MÊNH VĂN HIẾN VIỆT NAM

(Bài Văn Hiến 3 trong 12 bài về Văn Hiến Việt Nam)

Thân tặng Thế Hệ Trẻ Việt Nam…

* Thân tặng Nhà văn Việt Dương và Trần Thứ Đào Trọng Vinh là hai người bạn tri âm tri kỷ của tác giả(C.T)

“Mình với ta tuy hai mà một

Ta với mình tuy một mà hai”

Thơ Tản Đà.

1-Triết Lý Sống Hiển Sinh là gì?

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh:

Hiển:  là Rõ ràng

Hiển linh: linh thiêng hiển hiện ra

Hiển vinh: Rạng rỡ vẻ vang (illustre, glorieux) (Hán Việt Từ Điển trang 359-360) 

Triết lý Sống Hiển Sinh là triết lý nhằm mục đích làm “Hiển Vinh Sư Sống con người”  làm “Vinh Quang Dân Tộc. và  góp phần xây dựng nền “Thái Hòa” nhân Loại”.

2-Nền tảng Tư Tưởng của Triết lý Sống Hiển Sinh:

2.1: Con người là Chủ Thể của văn Hiến :

Không có con  người thì không có  Xã Hội,Văn Hiến, Văn Hóa và Văn Minh.Điều rõ ràng và hiển nhiên, con  người là chủ thể của Xã Hội, và cũng là chủ thể của triết lý Sống Hiển Sinh, là chủ thể của  Văn Hiến Văn Hóa Văn Minh Dân Tộc và Nhân Loại

2.2: Chân Lý Tinh Hoa Sự Sống là bản chất con người và cũng là nền tảng tư tưởng của “Triết lý Sống Hiển Sinh”.

Dõi theo dòng triết sử nhân loại chúng ta thấy: Triết gia Mạnh Tử chủ trương : “Tinh bản thiện” (Nhân chỉ sơ tính bản thiện) trong khi Tuân Tử chủ trương “Tính bản Ác”.”Duy thức học Phật giáo” cho con người “thiện có” và “ác cũng có” .Song vượt lên trên thiện ác còn có “A lại gia thức- thức thứ tám giúp con người chuyển thức thành trí- tiến tới vô phân biệt trí “   hay “Chân tâm” hay “Phật Tính” và trong kinh viên giác còn gọi là “Nhất khỏa viêm quang hàm vạn tượng”(Một khối nóng sáng lầu lầu  bao gồm muôn vạn hiện tưọng) “Thiền học” quan trọng bậc nhất là “Chữ TÂM”. (An TÂM, Giác Tâm, Ngộ Tâm, Kiến Tính thành Phật”.Kinh Dịch chủ trương”Trong vũ trụ và con người đều có 2 sức mạnh vừa đối lập nhau, vừa  bổ sung và luôn thúc đẩy  lẫn nhau là: ÂM  và DƯƠNG.

Siêu vượt lên “Âm và Dương” là “THÁI CỰC” hay “VÔ CỰC” (Vô cực nhi Thái Cực) Lão Tử gọi là CỐC THẦN. Điều mà Phật giáo nói riêng, Đông phương nói chung gọi là PHẬT TÍNH, TÂM hay CHÂN TÂM, Công giáo quan niệm: Con người là “Hình Ảnh của CHÚA,” nước SỰ SỐNG, nước HẰNG SỐNG. Nói theo ngôn ngữ thời đại – Người viết gọi là TINH HOA CHÂN LÝ SỰ SỐNG .Tại sao lại gọi bản chất con người là “Tinh hoa chân Lý sư sống”? Xin thưa: Sư sống ẩn tàng trong muôn sinh vật, từ con vi khuẩn cây cỏ, thú vật, và con người đều có sự sống . Song sự sống nơi con người mới đạt đến trình độ “Tinh Hoa”  “thiêng liêng” “Thần diệu”. Nhờ có “Tinh Hoa Chân Lý sư sống” con người không những chỉ  có tình cảm, có ý chí, có dũng cảm, có  lý trí, có tư tưởng, tri thức siêu thức, trực giác, tuệ giác…Con người do đấy không chỉ  có địa vị “linh ư vạn vật”mà có tiềm năng, tính năng hay giác năng trở thành “Thánh” “Thần”, “Tiên”, ”Bồ Tát”, “Phật”… trở thành “Đấng Trọn Llành”.

2.3: Địa vị và thế giá con người:

Con người không chỉ có khả năng, tiêm năng, khả tính, giác tính, linh tính mà còn có quyền lực, và quyền năng vô biên vô hạn. Do đó con người có địa vị Nhân chủ không chỉ với vạn vật, với xã hội loài người và với cả vũ trụ. 

2.4: Vũ trụ quan:

Triế Lý Sống Hiển Sinh chủ trương Vũ Trụ Quan Như Nhiên. 

2.5: Nhân Thế Quan:

Phật giáo quan niệm cuộc đời là vô thường là bể khổ. Triết lý hiện sinh của tây phương coi cuộc đời là “phi lý, đáng “buồn nôn”. Triết lý Sống Hiển Sinh không phủ nhận cuộc đời là vô thường, hữu hạn song chính trong cái vô thường hữu hạn lại có lẽ thường hằng, và mở ra con đường “Tiến Hóa kỳ diệu. Cuộc đời là trường Tiến hóa- dù cho ai đó công nhận hay không công nhận, - hay ra sức chống lại luật tiến hóa cũng chẳng được nào.

Cuộc đời là “Vô thường” Cuộc chiến tranh giữa “Thiện” và Ác” là cuộc chiến tranh trường kỳ, triền miên không bao giờ chấm dứt. Cuôc chiến  này chỉ do từng cá nhân con người hiểu đạo, thoát khỏi “Tham sân si” tự vượt thoát chính mình mới chấm dứt được cuộc chiến tranh ngoài đời cũng như cuộc chiến trong tâm mình mà thôi .”Quay đầu là bờ” “luôn luôn tỉnh thức, “Giác ngộ kẻ thù lớn nhất của cuộc đời là chính mình”….Với sự tỉnh thức và giác ngộ  cao tột này, con đường tiến hóa của nhân loại không những đã mở ra thênh thang vô tận  mà còn đưa con người đến cảnh giới an lạc vô biên….

Cuộc đời là vô thường là đau thương điêu linh, khốn khổ …Triết lý Hiện sinh của Tây phương coi cuộc đời là “Phi lý” “Buồn nôn”. Song qua cái “phi lý, buồn nôn” đó vẫn ẩn hiện con đường tiến hóa: Vũ trụ và con người đều có một cơ đó là “Cơ Tiên Hóa”. Cuộc đời là “Trường tiến hóa” tuy đau thương, khổ lụy nhất, cay đắngnhất, song cũng sống động nhất và vĩ đại nhất!  Triết lý Hiển Sinh đã sớm nhận ra con đường tiến hóa đó dù bạn biết tới hay không biết tới hay bạn có ra sức phủ nhận, công khai chống lại nó. Con đường tiến hóa vẫn mặc nhiên,an nhiên đi tới …..Chính ở điểm Minh Triết này Triết lý Hiển Sinh đem lại HY VỌNG VÀ NIỀM TIN cùng SỨ MẠNG LỚN LAO THIÊNG LIÊNG cho con người trong thế thế kỷ 21 và hằng hằng các thế kỷ về sau.Triết lý Hiển sinh có sứ mạng dung hợp các nền triết lý Tây Phương và Đông Phương….và phải chăng - đây cũng chính là đáp án- của thời đại chúng ta.

 Triết lý Sống Hiển sinh thuận theo cơ tiến hóa của Trời nên luôn luôn Lạc quan,tràn đầy Niềm Tin và Hy vọng.

2.6: Nhân Sinh Quan:             

Triết Lý Sống Hiển Sinh chủ trương: Sống vui, Sống Khỏe. Sống Hung, Sống Mạnh, Sống Đẹp Sống Tỉnh Thức, Sống hào hiệp nghĩa khí, Sống Dấn Thân cứu đời….

3.Những nguyên lý căn bản của triết lý Hển Sinh:.       

3.1 Nguyên Lý Đạo:”Nhất âm nhất dương chi vị đạo” (Kinh dịch) Đạo hướng dẫn tối cao.Đạo thống xuất tất cả…

3.2. Nguyên Lý “Vạn vật đồng nhất thể”

3.3. Ngyên lý tiến hóa hằng hóa trong vũ trụ

3.4 Nguyên lý “Đại hòa: Thên- địa- nhân”

3.5. Nguyên LÝ Hướng thượng và hướng tha

3.6 Nguyên lý”Tri- hành -Sống hợp Nhất” [1]    

3.7 Nguyên Lý Chân- Thiện -Mỹ- Sống hợp nhất.

3.8 Nguyên lý Tinh thần- Vật chất-Sống hợp nhất.

3.9 Nguyên Lý Tình- Lý- Sống hợp nhất.

3.10 Nguyên Lý Lý tưởng- Thực tiễn -Sống hợp nhất.

3.11 Nguyên Lý “Đạo học”  “Khoa Học” tương dung, tương tác và  tương thành

3.12.Nguyên Lý Quốc Dân đồng tiến….

4.  Ba cấp độ của triết lý Sống Hiển Sinh: Tồn Sinh, An Sinh và Hiển Sinh

Nhà nghiên cứu Văn Hóa Trần Thứ Đào Trọng Vinh trong bài: “Cuộc cách mạng Tâm Thân là đạo đức nhân nghĩa của thời đại” [2] đã rất đúng khi nêu ra 3 phương thế ứng xử - mà Trần Thứ   gọi là lẽ sống - của con người là: Tồn Sinh, An Sinh và Hiển Sinh:  Chính sự phát kiến đầy sáng tạo của Trần Thứ Đào Trọng Vinh đã gợi nguồn cảm hứng cho tác giả đi sâu vào sự khám phá “Triết Lý  Hiển Sinh” và nhận thấy “Triết lý Sống  Hiẩn Sinh” là viên Ngọc Quý  của thời đại chúng ta, là kết tu tinh anh của nền Văn Hóa Việt, Minh Triết Việt.”Triết lý Sống Hiển Sinh” còn có khả năng,tổng hợp đề lịch sử , nối  “Ngàn Xưa” với “Ngàn sau”.

4.1 - Tồn Sinh:

Con người sinh ra đời luôn luôn phải đối phó với rất nhiều tai họa từ thiên nhiên, đến những nhân họa do cường quyền  áp bức con người   khiến con người phải điêu linh, khốn khổ và phát sinh tâm lý sợ hãi:

- Sợ nghèo đói….

- Sợ già nua, xấu xí,hay trở thành phế nhân 

- Sợ bệnh Tật….

- Sợ thiên tai: Lũ lụt, Động đất, Sóng thần….

- Sợ nhân tai: như chiến tranh, nạn cường hào ác bá đán áp và bóc lột dân chúng.

- Sợ tù đầy và sợ chết …..

Để đối phó với các ách nạn trên, con người phải tìm đủ mọi cách để mưu sinh, phải tranh đấu,tự lập vượt thoát  mọi ách nạn để vươn lên  hoặc  tránh né, thậm chi luồn lách sống tủi sống nhục để  sống còn, để giữ mạng sống mình và những người thân trong gia đình! Nói tắt một lời: con người cần SỐNG VÀ TỒN TẠI hay TỒN TẠI VÀ SỐNG .ĐÓ LÀ LẼ TỒN SINH.. Mục đích hay tiêu chí của lẽ “Tồn Sinh” là giữ gìn mạng sống, “Sống trước hết, có sống mới tồn tại” trên cõi đời này.

4.2-An Sinh:

Tuyệt đại đa số nhân loại đều mong có cuộc sống yên ổn, an lành (Đất nước không có “loạn lạc chiến tranh”, không có “thiên tai bão lụt, sóng thần”, không có nạn “cường hào ác bá, không có “cảnh người áp bức, bóc lột” hay tình trạng “nô lệ hóa con người…” không có “bạo lực “hành hạ, tù đầy, giết hại”con người). Câu nói:”Có an cư mới lạc nghiệp”= có nơi ở an lành mới mong xây dựng sư nghiệp, tạo cuộc sống vui, hạnh phúc; hay câu nói “Chỉ xin hai chữ bình an” đã nói lên sư mong ước cuộc sống sao cho được yên ổn để làm ăn duy trì cuộc sống bình thường hàng ngày chứ không mong ước điều gì giầu có cao sang hơn nữa.! 

Đối với đất nước có chiến tranh triền miên gần một thế kỷ qua  như tại Việt Nam thì khát vọng Tự Do, Dân Chủ Hòa Bình cho cả dân tộc là khát vọng bỏng cháy và sâu thẳm nhất!

Nói tổng quát là đại đa số người dân đều chọn nếp sống An Sinh mang tính chất bảo thủ hay bằng lòng với với những gì mình có, bằng lòng với số phận an bài điển hình là 5 loại người sau đây: Người viết xin  giải trình từ thấp đến cao:

1/Đa số người dân thường thuộc thành phần nghèo trong xã hội, họ chỉ mong thoát được cảnh “nghèo đói” đã là may mắn lắm rồi nên hơn ai hết họ mong cuộc sống được an lành (An sinh)

2/Đa số những người từ  trên “trung niên” đến “lão niên” thấy sức khỏe của mình ngày một yếu đi, tuổi mình ngày càng “gần đất xa trời”  thấy rõ “lực bất tòng tâm” “lão lai tài tận” nên chủ trương “Mũ ni che tai”!

3/Những người đã trải qua nhiều gian khổ thử thách trên trường đời nên nhận ra rằng mỗi người đều “có số” do định  mênh , hay trời đất an bài nên phát sinh tâm lý cầu an:

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

(Truyện Kiều)

Trong ngũ phúc: 5 điều phúc: “Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh”(= Giầu có,Sang trọng, sống lâu, khỏẻ mạnh, yên ôn an lành) họ đã chọn chữ “Ninh” là mong sao có  đời sống an lành….

4/ Những người mà tuổi trẻ đã tranh đấu tung hoành bốn phương, đã trải qua nhiều thăng trầm trăm cay nghìn đắng:

 “Mùi thế sự lưỡi tê tân khổ   

Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu “

 (Cung Oán ngâm khúc)

Họ là những người đã kinh qua nhiều đau khổ:“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”…Người đời gọi họ là “Những Anh hùng thấm mệt”.Dù muốn dù không họ cũng đành chấp nhận nếp sống “An Sinh”

5/ Khác với 4 loại người trên, loại người thứ 5 do sự  giác ngộ “tiến tu trên đường Đạo” họ thấy vật chất hay danh vọng chỉ là phù du nên  không mong cầu danh vọng (dù là cái danh chân chính!) Họ không khinh thường nhưng không đánh  giá cao giá trị vật chất.Họ là những người “biết đủ” hay hơn nữa họ chủ trương nếp sống “An bần, Lạc Đạo” bằng lòng với cảnh nghèo, “yên phận nghèo” nhưng “Vui với Đạo”

 4.3 Triết lý Sống Hiển Sinh:

Nếu nhân loại ai ai cũng chọn nếp sống  “Tồn sinh” và “An Sinh” thì xã hội  sẽ bị đình đốn, ngưng đọng lại và đi đến tiêu vong ! Nhất là không có tiến bộ và văn minh như hiện nay.Xã hội nhân loại sở dĩ tiến bộ là nhờ các Văn Nghệ Sĩ, các hiền nhân thánh triết,, các nhà khoa học,các vị Anh Thư, Anh Hùng  và các bậc Vĩ nhân đã đem hết sức lực , tài năng và sự nghiệp  của mình để để  làm đẹp tình người, làm mới xã hội làm vinh quang Dân Tộc  đem lại Hòa bình và xây dựng nền Thái Hòa Nhân Loại. Tất cả các nỗ lực và công nghiệp nói trên đều có gia  trị và sứ mạng HIỂN SINH CON NGƯỜI, HIỂN SINH XÃ HỘI NHÂN LOẠI.

Nếu cần so sánh 3 cấp độ : Tồn Sinh, An Sinh và Hiển Sinh  chúng ta thấy Tồn Sinh , An Sinh là Hiển sinh cấp thấp, có tính cách “an phận”, “tiêu cực”  còn Hiển Sinh là Hiển sinh cấp cao mang tính chất “Chủ Đạo” “tích cực”.

5. Bốn phương thế Hiển Sinh tầm cao:

5.1: Phương thế Hiển Sinh tầm cao 1:

Con người thành đạt ước mơ, dự phóng ước nguyện của cá nhân mình:

Thông thường mỗi người chúng ta ai nấy đều có một giấc mơ … Học sinh, sinh viên mơ đã đạt cao, saukhi ra trường sẽ trở thành Kỹ sư, Bác Sĩ, Luật Sư.Giảng sư Đại Học, Các nhà kinh doanh mơ trở thành Triệu Phú, Tỷ Phú…Các Văn nghệ sĩ mơ thành Thi bá, Văn hào…Các chính trị gia mơ sẽ thành Dân Biểu, Thượng Nghị Si… Bộ trưởng, Thủ Tướng hay ngay cả Tổng Thống...Các nhà nghiên cứu khoa học mơ sẽ phát minh ra những máy móc hay kỹ thuật tân kỳ của thời đại 4 G  hay 5 G…

 Hai điều kiện cần và 3 điều kiện đủ để đạt thành ước mơ hay nguyện vọng của mình:

5.1.1 Hai điều kiện tối cần thiết”

-(1) Ý Chí đạt tới thành công “Hữu Chí cánh thành” (Người nào có chí người đó sẽ thành công)

-(2) Ước mơ hay dư phóng tương lai kể cả kế hoạch đạt tới.

5.1.2 : Ba điều kiện đủ đó là:

Không phải có “ý chí” và “Ước mơ hay dự phóng tương lai” mà có thể thành công. Đây mới chỉ là 2 điều kiện cần, còn phải có 3 điểu kiện đủ sau đây:

1/ Kiến thức

2/ Kinh nghiệm

3/ Tính kiên nhẫn –Không nản chí khi thất bại. Mỗi lần thất bại là lần rút kinh nghiệm rút ra bài học quý giá để quyết tâm tiến tới bước thành công cuối cùng và quan niệm: “Thất bại là mẹ thành công

5.2: Phương Thế Hiển Sinh tầm cao 2:

Mục đích của Phương thế Hiển Sinh tầm cao 2 là những cá nhân hay cơ quan dấn thân làm công việc từ thiện từ bi bác ái như thành lập viện “nuôi trẻ mồ côi” trại săn sóc những “người mắc bệnh cùi”, thành lập các phái đoàn từ thiện cứu giúp đồng bàp chẳng may  bị  thiên tai “lũ lụt”, song thần  hay bị “hỏa hoạn” v.v….Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nững cá nhân hoặc cơ quan làm  công tác từ thiện một cách chân chính, còn những kẻ nhân danh công việc từ thiện đứng ra quyên góp tiền của đồng bào sau đó “ăn xén” “ăn bớt” “ăn chặn”  hay biển thủ số tiền quyên góp được để mưu cầu lợi ích riệng. Những kẽ làm việc phi pháp này chúng ta cần tố cáo và lên án bắt họ phải trả giá trước pháp luật – Không đáng cho chúng ta đề cập đến tại đây.

5.3. Phương Thế Hiển Sinh Tầm cao 3

Phương thế Hiển Sinh tầm cao 3 không chỉ mong thành đạt giấc mơ hay dự phóng nguyện vọng của mỡi cá nhân mà mong đem lại lợi tich cho “tha nhân”  cho xã hội, hiện thực được giấc mơ của toàn thể dân tộc . Công việc cụ thể là “hành hiệp trượng nghĩa”,”cứu khốn phò nguy” “cứu dân cứu nước khỏi họa xâm lăng” hay “giải trừ được đại họa cộng sản”

Phương thế Hiển sinh tầm cao 3  cũng là  phương thế của những bậc Anh Thư, Anh Hùng hào kiệt sẵn sàng hy hiến mạng sống mình để hoàn thành cuộc Cách Mạng Dân Tộc Cứu Quốc, Kiến quốc và Hưng Quốc, đưa Việt Nam đến đỉnh Vinh Quang.

Muốn đưa cuộc cách mạng Dân Tộc đến thành công hay cứu dân cứu nước khỏi ách họa xâm lăng của nước ngoài hay giải trừ được ách nạn cộng sản độc tài đảng trị đòi hỏi nơi các vị  Anh Thư ,Anh Hùng dân tộc  3 điều kiện cần và 6 điều kiện đủ sau đây:

5.3.1;Ba (3) điều kiện cần:

(1) Có Đức.(hay có Tâm: có lòng yêu nước, yêu dân)

(2) Có Tài.

(3) Có tầm Viễn Kiến (Nhìn xa thấy rộng)

5.3.2Sáu (6) điều kiện đủ:

(1) Nêu cao được Chính Nghĩa Dân Tộc 

(2) Có những chiến lược, sách lược và nững chiến thuật thượng  thừa

(3) Có tài tổ chức 

(4) Có khả năng quy tụ được Quần Hùng gồm những Anh hùng Hào kiệt cùng lo việc Cứu Dân Cứu Nước

(5) Có khả năng Đại Đoàn Kết Quốc Dân

(6) Nắm vững, thông suốt tình hình Quốc Tế, Quốc Nội.

5.4: Phương Thế Hiển Sinh Tầm cao 4:

Đây là phương thế Hiển Sinh cao nhất, khó khăn nhất và cũng vĩ đại nhất chỉ có những bậc Đại Vĩ Nhân, Đại Giáo Chủ mới thực hiện được: như Chúa Jesus đã hy sinh mạng sống mình để chuộc tội cho nhân loại, hay như Đức Phật Thích Ca bỏ cung vàng điện ngọc,bỏ vợ đẹp con ngoan đi vào rừng tìm Chân Lý để cứu độ chúng sinh – tìm ra Đạo Giải Thoát- giúp cho con người “Liễu Sinh Thoát Tử “. Công nghiệp Vĩ đại này chứng tỏ con người có khả năng vượt thắng chính mình để khám phá ra Chân Lý tối hậu của Vũ Trụ. 

 6. Triết lý Sống Hiển sinh ra đời sau 2500 năm khủng hoảng triết lý Tây phương –kể cả phong trào triết lý Hiện Sinh 1930- 1970 .

6.1  2500 năm triết lý Tây phương gặp khủng hoảng như thế nào?

  Trong bài tham luận Văn Hóa “Triết học đã chết?” tác gỉa Giáp Văn Dương đã viết : [3}

 “Trong cuốn sách mới ra của mình mang tên Đại thiết kế, Stephen Hawking, người được coi như ông hoàng của Vật lý lý thuyết thế kỷ 20, lại một lần nữa khẳng định: Triết học đã chết[4]! Điều này không có gì lạ, vì đó chỉ là một khái quát ở mức cao hơn một nhận định trước đó, có hơi hướng mỉa mai, cũng của chính ông nhưng được trích dẫn như là của triết gia Ludwig Wittgenstein[5] trong một cuốn sách rất nổi tiếng khác – Lược sử thời gian –rằng: Nhiệm vụ còn lại của Triết học chỉ là trò phân tích ngôn ngữ[5].

Cơ sở của nhận định này là sự tụt hậu của Triết học so với các ngành khoa học cụ thể, đặc biệt là Vật lý, trong việc nhận thức thế giới. Triết học dường như đã trở thành bất lực trong việc trả lời những câu hỏi rất cơ bản như: Làm sao chúng ta có thể hiểu được thế giới? Bản chất của thực tại là gì? Mọi thứ từ đâu đến? Liệu vũ trụ có cần một Đấng sáng thế?

Việc một nhà khoa học nổi tiếng, một trong những biểu tượng của trí tuệ thế kỷ 20, đưa ra những nhận định gây sốc như vậy về triết học, không khỏi làm cho người quan tâm băn khoăn tự hỏi: Phải chăng triết học đã chết như Hawking nhận định? Nếu không thì vai trò của triết học hiện đại là gì?

Quan sát sự phát triển của khoa học trong thế kỷ vừa rồi, đặc biệt của Vật lý và sinh học, thì thấy rõ rằng: Triết học đã bất lực trước những câu hỏi thuộc bản thể luận và một phần nào đó là bản chất của sự sống. Ngoài tư duy tư biện, triết học không còn công cụ nào khác để tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề này. Như thế rõ ràng, phạm vi nghiên cứu của Triết học đã bị thu hẹp đáng kể. Nhưng điều đó không có nghĩa là triết học đã chết. Nhận định của của Stephen Hawking chỉ là một sự nói quá lên “sự khốn cùng của triết học” và đánh giá sai lệch nhiệm vụ của triết học chỉ thuần túy là truy tìm kiến thức.

Trên thực tế, tìm kiếm tri thức chỉ là một phân nhánh của triết học. Phân nhánh này đang suy yếu trước sự phát triển của các ngành khoa học cụ thể. Nhưng các phân nhánh khác vẫn còn đủ rộng rãi để triết học phát triển. Đặc biệt là những phân nhánh vượt qua thế giới vật lý như Siêu hình học hoặc liên quan mật thiết đến tâm lý và hành vi xã hội của con người như Đạo đức học, Mỹ học, Triết học về chính trị, Triết học về tôn giáo v.v.

Immanuel Kant (1724-1804), triết gia vĩ đại thời kì khai sáng, dường như đã viết gần như toàn bộ trước tác của mình, cụ thể là ba cuốn phê phán nổi tiếng [6], và do tầm ảnh hưởng của ba cuốn này, có thể coi như ông đã tạo ra bước ngoặt của lịch sử triết học, qua việc trả lời bốn câu hỏi [7]: Tôi có biết gì ? Tôi phải làm gì? Tôi được quyền hy vọng gì? Con người là gì?

Như thế, sự tụt hậu của Triết học so với các ngành khoa học cụ thể chỉ giới hạn ở câu hỏi thứ nhất: “Tôi có thể biết gì?” và một phần ở câu hỏi thứ hai: “Con người là gì?”. Một phần lớn còn lại của câu hỏi này cùng với hai câu hỏi: “Tôi phải làm gì? Tôi được quyền hy vọng gì?” vẫn là là những lãnh địa riêng cần tiếp tục khai phá của Triết học vì chịu ảnh hưởng rất ít của những tiến bộ của những ngành khoa học cụ thể.

Điểm qua như vậy để thấy, so với ngay những vấn đề Triết học được đặt ra từ hơn hai thế kỷ về trước của Kant, những khoa học cụ thể ngành nay cũng không giải quyết được, vì đơn giản chúng không phải là đối tượng nghiên cứu của những khoa học này, hoặc phương pháp khoa học không phải là công cụ để giải quyết những vấn đề này. Không một phương pháp khoa học nào có thể được sử dụng để đánh giá chính xác xem một sự việc là tốt hay xấu, đúng hay sai, thiện hay ác, tin hay không tin, đáng yêu hay đáng ghét. Chúng thuộc một thế giới khác mà ở đó, khoa học có thể tác động đến ít nhiều chứ không thể thay thế được.” [8]

6.2 Triết lý hiện sinh nguồn gốc và luận điểm căn bản:

A. Nguồn góc:

Triết lý hiện sinh ( Existential Phylosophy) hay chủ nghĩa hiện sinh

( Existentialism) Là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Triết học hiện sinh ra đời vào đầu thế kỷ XIX, được khai sinh tại Đan Mạch bởi S. Kierkegaard (1813 – 1855). Chủ nghĩa hiện sinh phát triển mạnh ở Đức và Pháp từ những năm 20 đến 60 của thế kỷ XX với các nhà triết học tiêu biểu như: Heidegger, J. Sartre,Jaspers),Marcel, v.v… Tư tưởng chính của triết học hiện sinh là vấn đề tồn tại của con người. Triết học hiện sinh ra đời do hai nguyên nhân:

Một mặt, do mâu thuẫn của xã hội tư bản đẩy con người vào tình trạng tha hóa, chủ nghĩa hiện sinh ra đời để lên án và kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình; mặt khác, phản ứng khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật; hạ thấp hoặc xem nhẹ mặt tinh thần, tâm hồn của cuộc sống con người, v.v…

B- Những luận điểm căn bản của triết lý Hiện Sinh [8]

Trong bài điểm sách “Triết lý Hiện sinh của Linh Mục Trần Thái Đỉnh, nhà phê bìnhThụy Khuê  nhân định: [9]

Nội dung của triết học Hiện Sinh không phải là con người phổ quát, con người viết hoa của Aristote, mà là sự khảo sát con người có xương có thịt đang sinh hoạt hàng ngày trong xã hội. Con người đó là tôi, là anh, là chúng ta hết thẩy và từng người một. (Trang 15)

Là con người sinh hoạt, tôi là một chủ thể và tôi là một nhân vị tự do.

Chủ thể tính và nhân vị tự do là hai đề tài chủ yếu của triết học Hiện Sinh.

Triết học Hiện Sinh xây dựng trên chủ thể tính, không coi con người là một sự vật của toàn bộ vũ trụ như trong triết học cổ điển nữa mà coi con người như một hữu thể đứng trên vũ trụ và có quyền gán cho vũ trụ một giá trị tùy quan điểm của mỗi người. (Trang 19)

Khi con người đã ý thức được chủ thể tính của mình thì vũ trụ liền mất vẻ thần thánh của nó: những sấm sét, những tinh tú, mặt trời, mặt trăng không còn là những thần linh cao quang nữa ... Con người nhận định một cách sáng suốt rằng: Không có sự vật gì có giá trị tuyệt đối.

Vậy, con người hiện sinh là con người tỉnh ngộ, dám nhìn thẳng vào sự thật với nhãn quan, với khả năng của mình. Nhãn quan này không phải là nhãn quan của Thượng Đế, cũng chẳng phải là nhãn quan của thần linh, của các bề trên, của vua chúa đời xưa, của lãnh đạo, lãnh tụ đời nay, của ông thầy hay của bất cứ ai ban bảo. Mà là nhãn quan của cá nhân mình.

Tự do ở đây không phải là cái tự do của thế giới tự do. Tự do ở đây là tự do hiện sinh, tức là tự do bên trong, tự do phát xuất từ bản thể. Tự do lựa chọn, tự do quyết định. Tự do ở đây là dám là mình.

Nếu tôi cứ sống như cái máy, ở trên bảo sao tôi làm vậy, người ta bảo sao mình làm vậy, thì tôi mới chỉ sống như một sinh vật, chưa sống cái kiếp người của tôi.

Cuộc sống ù lì đó, sống chỉ để sinh tồn, sống như cây cỏ đó, Sartre gọi là buồn nôn, Camus cho là phi lý, Heidegger gọi là tầm thườngvà con người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường, buồn nôn, phi lý, thì phải vượt lên trên mình, phải sống một cách độc đáo (unique), phải là một chủ thể độc đáo (sujet unique). Độc đáo ở đây không có nghĩa lập dị mà chỉ có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, không bắt chước người khác và cũng không chịu sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Độc đáo là tự xác định nhân vị của mình. Nhân vị và tự do là nội dung của Hiện Sinh.”

C/ Ưu điểm của triết lý Hiện Sinh:

1/ Khác với triết lý cổ điển; Triết lý Hiện Sinh chủ yếu đưa con người trở về với con người..Do đấy triết lý hiện sinh là một triết lý Nhân Bản.

2/ Triết lý Hiện sinh đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu, luận bàn về “thân phận con người” với tính cách riêng tư đôc đáo- Con người là một “Nhân vị” và  “tư do”

3/ Triết lý hiện sinh đối lập với “Chủ nghịa thực chúng” và “Chủ nghĩa duy lý”.

4/ Triết lý Hiện sinh đã hình thành một “Phong trào văn chương hiện sinh”khá phong phú và sôi nổi kể từ sau thế chiến thứ hai đến thập niên 1970.

D/ Khuyết điểm của triêt lý Hiện Sinh:    

1/ Triết lý hiện sinh quá chú trọng đến việc tìm hiểu luận bàn về “thân phận con người” nên đã không nghiên cứu vấn đề quan trọng bậc nhất là “Giá trị con người” .

2/ Triết lý Hiện sinh đối lập với “Chủ nghĩa thực chứng” và “Chủ nghĩa duy lý”. Điều này vừa là ưu điểm đồng thời cũng là  khuyết điểm ví thiếu cái nhìn “tổng quan,toàn diện”.

3/  Triết lý Hiện sinh không chú trọng nghiên cứu nhận thức khoa học nên nhân thức luận của triết lý hiện sinh là nhân thức duy tâm chủ quan phi luận lý.

4/ Triết lý hiện sinh nêu ra 4 sự xung khắc lớn” Con người xung khắc với “Thượng Đế”, xung khắc với “Thiên nhiên”,  xung khắc với “Xã hội” và sau cùng con người xung khắc với “chính mình”,Điều này trái với nhân thức triết lý của Đông Phương là con người giao hòa  với “Thiên Địa Nhân”- có sự giao hòa cảm ứng  giũa “Tiểu Ngã” (Con người) và Đại Ngã ( Vũ trụ ,Trời Đất)

5/ Triết lý hiện sinh khi mô tả thân phận con người là “Phi lý,” “Buồn nôn” “âu lo”  “khắc khoải’ “bi đát…” mà không đưa ra một giải pháp nào “giải thoát con người” hay “thăng hoa cuộc sống con người”. Do trên triết lý hiện sinh đối với quan điểm lịch sử xã hội là một triết lý tiêu cực,hoàn toàn tiêu cực

 

7-KÊT LUẬN: 

2500 năm triết lý Tây Phương- kể cả triết lý Hiên Sinh- đã gặp khủng hoảng đổ vỡ đến cùng độ, khiến cho các nhà nhân bản và các triết gia Tây Phương đã có chủ trương tìm về Triết lý Đông Phương mang tình chất u ẩn, huyền bí nhưng đầy sức sống để mong tìm lối thoát cho nhân loại.

Sở dĩ triết lýTâyPhương rơi vào khủng hoảng là vì Triết lý Tây Phương thiếu MinhTriết(Vì không hiểu hay không tìm ra ý nghĩa uyên nguyên sâu thẳm của Minh Triết cổ thời!)Tại sao triết lý Tây Phương lại thiếu hiểu biết về MinhTriết?Xin thưa chỉ vì Triết Lý Tây Phương không có “ĐẠO”! (ĐẠO là NGUỒN SỐNG BAO LA SÂU THẰM CỦA MINH TRIẾT!).Thiếu “Đạo” là thiếu tất cả !Vì không có “Đạo” nên triết lý Tây phương chỉ còn là “trò phân tích ngôn ngữ” vô ích vô bổ đồi với sự sống con người!

Vì thiếu “Đạo” nên triết lý hiện sinh mới thấy đời sống là “phi lý “ “buồn nôn” hay “tầm thường”…..Vì thiếu “Đạo” nên triết lý hiện sinh thấy con người xung khắc với Thương Đế ,xung khắc với thiên nhiên, xung khắc với xã hội,  và xung khắc với chính con người !!! Vì thiếu “Đạo” nên triết lý hiện sinh thấy “tha nhân” là “địa ngục”….đời sống là “âu lo”  “bi đát”….

 Triết Gia Linh Mục Kim Định cũng có nhận xét :”Triết lý tây Phương vì không có Đạo hay “Chủ Đạo” nên Tây Âu chỉ phồn thịnh bên ngoài mà thiếu “Chủ Đạo” nên đời sống vẫn vô hướng vô hồn”

Vẫn theo triết gia Linh Mục Kim Định “Hiện nay thế giới một là theo cộng sản thì có hướng nhưng là hướng giết người, giết mọi tự do .Hai là theo thế giới Tư Do thì có tư do nhưng lại vô hướng vô hồn” [10]

Triết lý Tây Phương ngoài lý do thiếu “Chủ Đạo” như đã nói trên còn nặng về “Duy Lý”, “Duy Niêm” nên xa rời cuộc sống nhân sinh. Triết lý mà “xa con người” thì triết lý chỉ còn là “cái xác không hồn”.Nó hết lý do tồn tại!Triết lýTây Phương thay nhau sụp đổ… và đã chết là như vậy.

Trong bôi cảnh lịch sử nói trên, Triết lý Hiển Sinh ra đời với chủ trương:

- Triết lý Sống Hiển Sinh gắn liền với đời sống con người,

- Triết Lý sống hiển sinh xác minh Trời Đất có một cơ là cơ tiến hóa

- Triết Lý lý sống Hiển Sinh quan niệm cuộc đời là Trường tiến hóa giúp cho con người và vạn vật tiến hóa không ngừng….

- Triết Lý Sống Hiển Sinh xác định và tôn vinh giá trị con người.

- Triế- Lý Sống Hiển Sinh chủ trương con người phải luôn tự chủ, tự cường dấn thân vào đời với thái độ tích cực .

- Triết Lý Sống Hiển Sinh là Nguồn Sáng hiện xuất,khuyến khích, bồi dữỡng hun đúc “Nhân Tài” “Hiền tài” hy hiến cho Quốc Gia và Nhân Loại.

- Triết Lý Sống Hiển Sinh với 12 nguyên lý (Xem lại mục 3 đã nói ở trên ) có khả năng tổng hợp Triết Lý Đông Phương và Tây Phương mở lôi thoát cho con người….

Chu Tấn.

Chú Thích:

[1]  Xem Triết lý “Tri hành sống hợp nhất” của Chu Tấn trong  TẤC LÒNG NON NƯỚC- TẬP 1 Trang 261 Nhân Ảnh xuất bản năm 2019

[2] “Cách mạng tâm thân là đao đức nhânn ghĩa của thời đại “ Tác giả “TRẦN THỨ ĐÀO TRỌNG VINH.

[3] https://www.giapvan.info/2010/12/triet-hoc-chet.html

[4] Stephen Hawking & Leonard Mlodinow, The Grand Design, Bantam Books, 2010.

[5] Sự thưc thì Ludwig Wittgenstein chưa bao giờ nói vậy. Có lẽ Stephen Hawking nhớ nhầm hoặc ông cố ý khái quát những ý tưởng của Ludwig Wittgenstein bằng một mệnh đề dễ nhớ.

[6]Stephen Hawking, A Brief History of Time, Bantam Dell Publishing Group, 1988.

[7] Đó là: Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực hành và Phê phán năng lực phán đoán. Cả ba cuốn này đều đã được dịch ra tiếng Việt bởi Bùi Văn Nam Sơn

[8] https://lytuong.net/chu-nghia-hien-sinh-nguon-goc-va-luan-diem-co-ban/

[9] Thụy Khuê: Đoc “Triết Lý Hiện Sinh của Linh Mục Trần Thái Đỉnh”.

[10] :  “Thử đề nghị một chủ đạo  cho người Việt lưu vong” tác giả Lương Kim Định –Tù sách Viêt Linh  xuất bản. L/L Vương Kỳ Sơn  P.O Box29683 New Orleans  LA 70189 ĐT:  (504) 254-0497

Posted: 19/03/2022 #views: 1285
Add comment
:
Pages:  [-1]