VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
GIẢI CỨU HUẾ TẾT MẬU THÂN - TÁC GIẢ GEORGE W. SMITH - TRIỆU PHONG CHUYỂN NGỮ

Những trận đánh giải cứu Huế Tết Mậu Thân” là đề tựa của bản tiếng Việt.

Đối với nhiều sử gia, trận đánh Huế đánh dấu thời điểm quan trọng của cuộc chiến kéo dài 20 năm. Những tường thuật về những trận giao chiến ác liệt từng ngày tại đây khiến công luận Mỹ trở nên tin rằng cuộc chiến không thể đi đến một chiến thắng. Từ đó Mỹ bắt đầu tính đến chuyện rút khỏi cuộc chiến.

Tác giả George W. Smith đã vô tình bị kẹt ở Huế trong suốt thời gian xảy ra biến cố Tết Mậu Thân năm 1968. Là sĩ quan ngành thông tin và cố vấn quân sự cho một số đơn vị lính miền Nam thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tác giả có cơ hội thu thập được nhiều dữ kiện quí báu, được dịp phỏng vấn các nhân vật liên quan đến biến cố, nhờ vậy cống hiến cho chúng ta diễn tiến từng ngày từng giờ của trận Mâu Thân.

Đúng ra sách đã được dịch xong từ hồi năm 2004 và đã có giấy phép chấp thuận của nhà xuất bản nhưng mãi đến nay dịch giả vẫn chưa chịu đem in thành sách. Lần này thì dịch giả nhượng bộ khi bằng lòng để cho thân tri đem chia xẻ trước với bạn đọc qua không gian mạng lưới toàn cầu, dự trù sẽ được chia thành trên dưới 20 kỳ. Mong được sự đón nhận của bạn đọc.(tt)

~*~*~*~*~*~*~*~*~

1

Tựa của nguyên tác Anh ngữ
THE SIEGE AT HUE
LYNNE RIENNER PUBLISHERS . COLORADO

~*~*~*~*~*~*~*~*~

“This book is to be neither an accusation nor a confession, and least of all an adventure, for death is not an adventure to those who stand face to face with it. It will try simply to tell of a generation of men who, even though they may have escaped its shells, were destroyed by the war.”

Eric Maria Remarque, 1928
(In the forward to his book,
All Quiet On The Western Front)

~*~*~*~*~*~*~*~*~

LỜI MỞ ĐẦU

Mùi tử khí ập vào giác quan nồng như hơi nóng hực ra từ lò lửa. Một thứ mùi chua chua và hăng như mùi rác thối mục. Thoạt đầu hít phải thật không chịu nổi, để dể chịu phần nào tôi phải ráng thở bằng miệng.

Địa điểm nằm ở ngay bên ngoài khu tường thành Huế, nơi đó các phụ nữ lớn tuổi cùng con cái họ đang thận trọng bới từng vốc cát từ một nấm đất nằm trên một bãi đất rộng cỡ một sân banh. Những người đang đào áo quần tả tơi, mặt trùm bằng khăn mù soa.

Dần dần sau khi lớp cát trên mặt được dọn đi, một phần cơ thể con người lộ ra ngoài. Rồi một cái khác, lại tiếp một cái nữa. Nào xác đàn ông, xác đàn bà, và cả xác trẻ con. Họ được bới lên sau vài tuần nằm yên nghỉ dưới lớp cát mỏng. Có những xác có vết đạn ghim trên thân thể, có những xác tay bị trói quặt ra đằng sau bằng dây thừng hoặc dây kẽm. Nhiều người miệng vẫn còn mở há hốc vì tiếng thét lặng câm đã đông giá trên khuôn mặt họ.

Các xác chết đều đẫm ướt như thể họ đã bị trấn nước trước khi bị lấp xuống đất. Hình như nhiều người đã bị chôn sống.

Mấy người phụ nữ lớn tuổi quì xuống cạnh hố chôn, mặt ngước lên trời xanh miệng mở lớn lộ ra những hàm răng đen. Thân hình họ đong đưa chầm chậm qua về. Không gian bao trùm đầy tiếng khóc não nùng lê thê. Mặt họ choắt lại vì đau đớn cùng tột. Tiếng kêu gào chợt ngưng để thay bằng những tiếng nấc nghẹn ngào.

Cách đó không xa một tốp người khác đào được một xác nữa, như thế lại thêm những tiếng khóc nối tiếp lên. Rồi cứ thế thêm nữa và thêm nữa. Không mấy chốc, vùng đất khô cằn ngập tràn mùi tử khí và những tiếng kêu khóc thảm thiết. Tiếng gào rú thanh âm như tiếng sói hú dưới đêm trăng.

Mỗi xác chết cứ thế được đưa lên rồi đặt trên một khoảng đất bằng. Gia đình thân nhân tụ lại xung quanh và họ lại khóc lớn hơn. Các xác chết bị trói được cởi tháo cẩn thận rồi tay họ được xếp chéo ra trước ngực. Xe tải đến, các xác chết được chuyển lên để đưa về khu mộ gia đình. Sau khi lấy hết xác lên, người ta bỏ đi không ai màng đến việc lấp hố lại.

Buổi sáng không quên đó nhằm vào tháng Ba năm 1968, trời nắng ấm thật dễ chịu sau hai tháng ròng thời tiết xấu. Thật chua chát làm sao, người ta lại khám phá ra một việc rất đỗi kinh hoàng vào một ngày đẹp đẽ như thế.

Người tài xế và tôi dừng xe trông về phía những gia đình bất hạnh đang lủi thủi bước theo đoàn xe đưa xác đi về hướng thành phố. Chúng tôi đưa mắt nhìn những chiếc hố ở hai bên bây giờ trống không, không ai nói với ai một lời. Qua cuộc giao tranh kinh hoàng của trận đánh Huế suốt tháng qua, giác quan chúng tôi hầu như đã chai lì qua những gì đã thấy và ngửi thấy về mùi chết chóc.

*

Trận đánh Huế kéo dài từ 31 tháng Giêng đến 25 Tháng Hai năm 1968 là trận chiến dai dẳng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Riêng cuộc chiến này đã lấy mất 5.713 sinh mạng, trong đó phía Mỹ có 142 thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), 74 bên Lục Quân. Nam Việt mất 384 còn phía Miền Bắc tổn thất lên đến 5.113. Ngoài ra, vào những tuần và tháng kế tiếp người ta lại đào thêm được gần 3.000 xác khác bị chôn dưới những hố nông tìm thấy rải rác chung quanh Huế. Hầu hết họ đều là nạn nhân bị thảm sát bởi tay của quân lính CS cùng các cảm tình viên của họ.

Khác với vụ Mỹ Lai, gây ra bởi lính Mỹ xảy ra vào khoảng cùng thời gian, thế giới hầu như ít quan tâm tới cuộc thảm sát này ở Huế. Người ta chỉ xem vụ này như là một chú thích nhỏ trong dòng lịch sử của một cuộc chiến không mấy ai ưa.

Các sử gia đều đồng ý rằng Huế là nơi mà giao tranh trên đường phố là khốc liệt nhất kể từ những cuộc giao tranh ác liệt ở Hán Thành (Seoul) trong chiến cuộc Triều Tiên. Các đơn vị quân Nam Việt và Mỹ đã một phen kinh hồn bởi lực lượng hùng hậu của đối phương làm họ phải vất vả trong nhiều ngày ở mức độ suýt bị tiêu diệt hoàn toàn. Trận tử chiến của Huế làm các cựu chiến binh thời Đệ Nhị Thế Chiến nhớ lại trận đánh ác liệt Bulge ở Bỉ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc tấn công Tết Mậu Thân, đặc biệt là trận đánh ở Huế, đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách can thiệp của Mỹ tại Việt Nam. Dầu rằng phe Cộng Sản đã chịu tổn thất nặng nề và không đạt được mục tiêu lôi kéo quần chúng miền Nam về phía họ nhưng họ đã tỏ cho thấy sức chịu đựng kiên cường trước hỏa lực hùng hậu của Mỹ. Sự chịu đựng vượt mức tưởng tượng và họ đã chịu đựng tới cùng.

Nhiều chuyên gia tin rằng sau vụ Mậu Thân phe CS miền Bắc sẽ chủ động cuộc chiến vì rõ ràng quân du kích ở Miền Nam đã hoàn toàn bị quét sạch. Các cuộc công kích Tết Mậu Thân và cuộc vây hãm dai dẳng ở Huế đã khiến Hoa Kỳ phải xét lại chính sách can thiệp của họ ở Việt Nam và dần hồi đảo ngược lại sự cam kết của mình.

Đối với chúng tôi những kẻ tham chiến tại Huế, ít ai nghĩ đến những hệ lụy về lâu về dài. Chúng tôi chỉ nghĩ đến từng ngày một, mong sao được sống sót.

SiegeAtHue_4

Ba vai chính trong trận Tết Mậu Thân: Nam Việt, Hoa Kỳ, và Bắc Việt

 

VIỆC TỪNG NGÀY

2

Tài Liệu từ Phía Đồng Minh

Ngày 31 Tháng 1 năm 1968
3 giờ 40 sáng:   Quân Cộng Sản Bắc Việt bắn rocket tấn công khắp mọi nơi trong thành phố Huế. Địch tràn ngập hầu hết các nơi trong thành phố, ngoại trừ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh nằm ở góc phía Bắc của kinh thành Huế, và cơ quan MACV của Mỹ ở phía Hữu ngạn sông Hương.
8 giờ sáng:         Cờ Mặt Trận Giải Phóng kéo lên trên kỳ đài Phu Văn Lâu.
2 giờ 20 chiều:   Hai đại đội Thủy Quân Lục Chiến Mỹ từ Phú Bài cách Huế 11 km về phía Nam đến được cơ quan cố vấn quân sự MACV.

Ngày 1 Tháng 2. Quân tăng viện quân đội Miền Nam từ phía Bắc của Huế đến được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Một đại đội TQLC Mỹ khác đến được MACV.

Ngày 2 Tháng 2. Đại đội TQLC thứ tư đến MACV.

Ngày 3 Tháng 2. TQLC Hoa Kỳ đặt bộ chỉ huy trung đoàn ở MACV. Quân Mỹ tiếp nhận tiểu đoàn của SĐ1 Không Kỵ ở mặt Tây Bắc thành phố Huế.

Ngày 4 Tháng 2. Cầu An Cựu trên Quốc Lộ 1 cách Huế 3 km bị giật sập.

Ngày 5 Tháng 2. Tiểu đoàn Không Kỵ thứ hai đến Tây Bắc Huế.

Ngày 6 Tháng 2. TQLC Mỹ chiếm lại Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và nhà lao Thừa Phủ.

Ngày 7 Tháng 2. 5 giờ sáng: Đặc công CS phá sập Cầu Trường Tiền, cây cầu chính bắc qua sông Hương. Tướng Westmoreland bay ra Đà Nẳng đề thẩm tra tình hình.

Ngày 11 Tháng 2. Hai Đại đội TQLC Mỹ cùng 5 chiến xa tiến vào Thành Nội.

Ngày 12 Tháng 2. Những thành phần còn lại của tiểu đoàn TQLC Mỹ và 2 tiểu đoàn TQLC Nam Việt tiến vào Thành Nội. Ba tiểu đoàn Dù NV rút về Sài Gòn.

Ngày 13 Tháng 2. TQLC Mỹ bị chận đường tiến sau khi khởi sự cuộc tấn công. Tướng Creighton W. Abrams thiết lập văn phòng chỉ huy Bộ Chỉ Huy Tiền Phương MACV ở Phú Bài.

Ngày 14-15 Tháng 2. Oanh tạc ồ ạt vào các cứ điểm địch ở Thành Nội.

Ngày 16 Tháng 2. Tướng Trưởng, tư lệnh Sư Đoàn 1 (SĐ1) Bộ Binh bay về Phú Bài để hội kiến cùng Phó Tổng Thống Nam Việt Nguyễn Cao Kỳ. Một đại đội thuộc SĐ101 Nhảy Dù Hoa Kỳ nhận trách nhiệm mặt Tây Bắc thành phố. Một tiểu đoàn TQLC Nam Việt thứ ba đến nội thành.

Ngày 19 Tháng 2. Tiểu đoàn Không Kỵ thứ ba của Mỹ tiếp nhận mạn Tây Bắc.

Ngày 21 Tháng 2. Quân Mỹ tràn ngập BCH trung đoàn địch ở La Chử, phía Tây Bắc Huế.

Ngày 22 Tháng 2. Hai tiểu đoàn Biệt Động Quân Nam Việt đến Thành Nội.

Ngày 24 tháng 2.
5 giờ sáng: Quân Nam Việt thượng cờ lên Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
3 giờ 15 chiều: Quân Hắc Báo càn quét địch ở khu vực Đại Nội.

Ngày 25 tháng 2. An ninh ở Thành Nội coi như chính thức hoàn toàn được vãn hồi. Tổng Thống Nam Việt Nguyễn Văn Thiệu  vào Thành Nội để khen thưởng binh sĩ.

3

Sơ đồ các mũi tấn công của CSBV vào Thành Phố Huế đêm 30 rạng 31 tháng Giêng, 1968. (Map courtesy of US Army Center for Military History)

Tài Liệu từ Phía đối phương

(Trích từ tài liệu bắt được của phe Cộng Sản nhan đề ‘Hai Mươi Lăm Ngày Đêm Chiến Đấu Liên Tục Giành Lấy Thắng Lợi Thần Kỳ’)

Ngày 31 Tháng 1 năm 1968. 12 giờ 33 sáng: Ta mở cuộc tiến công vào Huế và làm chủ hoàn toàn thành phố. Mở 8 mũi tiến công; đánh và diệt một trăm tên địch.; Tiêu diệt 4 xe bọc thép M113 cùng nhiều máy bay.

Ngày 1 Tháng 2. Tấn kích phi trường Tây Lộc, hủy diệt 40 máy bay và đánh bật mọi cuộc phản công của địch; diệt được nhiều tên địch.

Ngày 3 Tháng 2. Tiếp tục đánh bật nhiều cuộc phản công và tiêu diệt hàng trăm tên địch. Hoàn toàn làm chủ thành phố.

Ngày 4-6 Tháng 2. Diệt 9 tàu tiếp tế của địch (Ngày 4, hai chiếc; ngày 5, hai chiếc; ngày 6, năm chiếc) tất cả đều đầy lính Mỹ và vũ khí đạn dược.

Ngày 7 Tháng 2. Tiêu diệt một tiểu đoàn và một đại đội địch ở cửa Chánh Tây và cống Thiếu Quan.

Ngày 8-10 Tháng 2. Đánh bật nhiều cuộc tiến công và tiêu diệt được nhiều tên địch.

Ngày 11 Tháng 2. Diệt 40 tên địch ở cửa Chánh Tây, phá hủy một tầu địch và bắt sống được nhiều tên khác, trong số có một đại úy của chính quyền bù nhìn Sài Gòn.

Ngày 12-13 Tháng 2. Đánh bật nhiều cuộc tiến công của địch và giải phóng thêm được nhiều khu vực.

Ngày 14 Tháng 2. Đánh bật 10 cuộc tấn kích ở cửa Đông Ba, cửa Thượng Tứ, cửa Chánh Tây và đường Cường Để; diệt 400 tên địch, bắn hạ một máy bay, phá hủy 2 xe bọc thép. Một tổ du kích của ta đã kiên cường chiến đấu suốt ngày trường diệt được 50 tên địch, giải phóng thêm nhiều khu vực mới và phá hủy một tầu địch.

Ngày 17 Tháng 2. Đánh bật 5 đợt tấn kích, diệt hằng trăm tên địch; tám tên bị bắt sống.

Ngày 18 Tháng 2. Đánh bật 5 cuộc phản công, diệt 190 tên địch; phá hủy 2 xe bọc thép, bắn hạ 2 máy bay, tiêu hủy hoàn toàn 6 tầu tiếp tế (Tầu chở 40.000 lít xăng)

Ngày 19 Tháng 2. Đánh bật ba đợt phản công, diệt 200 tên địch; phá hủy một tầu.

Ngày 20-21 Tháng 2. Đụng độ lực lượng địch ở Bôn Tri và Bôn Phả ở hướng Tây Bắc Huế; diệt hai trăm tên giặc Mỹ xâm lược, bắn chìm ba tầu chiến đấu chất đầy quân địch và vũ khí.

Ngày 22 Tháng 2. Đánh bật 7 đợt phản công, diệt hằng trăm tên địch ở khu vực Thành Nội. Diệt 100 tên lính Mỹ (gồm cả 30 lính đánh thuê Pắc-Chung-Hy), phá hủy 2 xe quân sự, hai tầu chiến, diệt thêm 8 tên xâm lược Mỹ ở La Chử.

Ngày 23 Tháng 2. Ta mở cuộc phản kích và diệt được 50 tên địch, phá hủy hoàn toàn một tầu chiến đấu, hai tầu đổ bộ khác. Diệt 23 tên lính Mỹ ở cửa Thượng Tứ và cửa Đông Ba; tịch thu 25 súng cá nhân. Trong suốt 3 ngày (21-23) ta diệt được 400 tên giặc Mỹ xâm lược ở An Hòa (góc Đông Bắc thành Huế), bắn hạ và hoàn toàn tiêu hủy một máy bay lên thẳng.

~*~*~*~*~*~*~*~*~

SiegeAtHue_Westmoreland

Trong một phiên họp ở Honolulu vào tháng 2 năm 1966, TT Lyndon Johnson hỏi vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực Mỹ ở VN, Tướng William Westmoreland, rằng ông sẽ quyết định thế nào nếu ông là địch quân.

“Chiếm Huế,” Tướng Westmoreland trả lời không chút do dự, ông giải thích rằng Huế là biểu tượng của một Việt Nam thống nhất. “Lấy được Huế sẽ đạt được một tác động tâm lý sâu xa trong lòng người Việt của cả hai miền; trong chiều hướng đó phe CSBV nhờ nắm được hai tỉnh cực bắc sẽ sử dụng để mặc cả trên bàn thương thuyết.”

Hai năm sau cũng khoảng thời gian này địch quân chiếm Huế và giữ được nó trong suốt một tháng. Đơn vị chiến đấu duy nhất để đối đầu với đợt tấn công đầu tiên chỉ là một đại đội biệt lập Nam VN trong khi đơn vị quân Mỹ đóng gần nhất lúc ấy cách Huế đến hơn mười cây số.

CHƯƠNG MỘT

Việt Nam, trạm dừng chân kế tiếp

Con đường dẫn đến Việt Nam đối với tôi bắt đầu ở Panama vào giữa Tháng Bảy 1967 nơi tôi được đưa đến để theo học khóa Rừng Núi Sình Lầy kéo dài hai tuần lễ.

Bấy giờ tôi mới 27 tuổi, cấp bậc đại úy Bộ Binh, đã 3 năm phục vụ tác chiến, vừa mới phục vụ cho một tiểu đoàn bộ binh cơ động tại Tây Đức. Hầu hết sĩ quan trong đơn vị tôi đều tốt nghiệp trường Võ Bị Westpoint, một số từng phục vụ ở VN trong vai trò cố vấn quân sự. Một số trưng binh mang phù hiệu cho thấy đã từng tham dự Thế Chiến Thứ Hai và Triều Tiên. Một sĩ quan từng là thành viên của đội quân Lê Dương của Pháp (French Foreign Legion). Việt Nam là trạm dừng chân kế tiếp cho hầu hết những người đã trót chọn đời lính làm binh nghiệp, và nhiều người hướng về xứ sở đó mong sao được sang phục vụ.

Nếu bạn đã chọn nghề lính rồi thì tác chiến là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để thăng tiến; hầu hết dân Võ Bị và hàng hạ sĩ quan lão thành đều mang cùng tâm trạng đó.

Trường hợp của tôi thì khác. Tôi chỉ là sĩ quan trừ bị được gắn cấp sĩ quan sau khi học hết chương trình Huấn Luyện Sĩ Quan Trừ Bị ở college, và tôi chỉ cần phải phục vụ hai năm trong một đơn vị tác chiến mà thôi. Đúng ra thì tôi đã có quyền xin ngưng nghĩa vụ quân sự sau khi đã xong vòng công tác ở Đức nhưng thời đó Việt Nam là mục tiêu ao ước trong đầu mọi người nên tôi tự nhủ nếu mình xin ngưng mình sẽ mất cơ hội một đời mới có một lần.

Lịch sử quân đội Hoa Kỳ vốn thường mê hoặc tôi; tôi trưởng thành trong phim ảnh chiến tranh Thế Chiến Thứ Hai, và môn học chính của tôi ở college là Lịch Sử Mỹ Quốc. Hơn nữa tôi luôn tâm niệm rằng phục vụ cho đất nước tôi là nhiệm vụ của mọi công dân Hoa Kỳ, thi hành nghĩa vụ đó thì không có giá nào gọi là quá cao. Do những suy nghĩ như vậy tôi đã tình nguyện xin được kéo dài thời gian tại ngũ và ước ao được tham dự vòng công tác ở VN. Trời đất, tôi tự nhủ, nếu chuyến này không được đi VN thì chẳng khác nào mình đã bỏ ngang college sau ba năm đèn sách và chẳng ra ông ra thằng vì không lấy được bằng biếu nào cả. Hơn nữa mình đã đi sâu vào đời binh nghiệp như vậy rồi thì việc gì mà không đi tới luôn cho trót?

Tôi khá tin tưởng rằng mình sẽ được chọn đi VN do quá trình huấn luyện mà tôi đã từng trải qua ở Đức. Chúng tôi thường xuyên được thao dượt tác chiến giống như thật gồm nhiều trận đánh giả bằng đạn thật ở những trận mạc lịch sử thời Thế Chiến Thứ Hai như Wildflecken, Hohenfels, và Grafenwohr. Việt Nam hiện thực cỡ nào hơn thế nữa chứ?

Tôi rời Đức Tháng Sáu 1967 vừa lúc đơn vị tôi đặt trong tình trạng báo động chuẩn bị có khả năng đi công tác ở Trung Đông, thời gian biến động sau này trở thành Cuộc Chiến Bảy Ngày (The Seven-Day War). Vài tuần sau đó, sau khi báo cáo trình diện ở Fort Jackson, South Carolina, tôi bay sang Panama để theo học khóa 2 tuần về rừng núi sình lầy. Trong đêm đen, chiếc phản lực cơ Braniff mang theo 200 sĩ quan cấp đại đội cùng hạ sĩ quan thâm niên đáp xuống phi trường của Căn Cứ Không Quân Howard nằm ngay bên ngoài Panama City. Thêm hai giờ chuyển vận bằng xe buýt băng qua dải đất nhỏ hẹp, chúng tôi đến trại Fort Sherman một căn cứ quân sự nhỏ của Mỹ nằm ở phía bên kia vịnh biển.

Chương trình huấn luyện rất súc tích và bao hàm toàn diện. Trọng tâm chương trình chú trọng đến mưu sinh thoát hiểm trong rừng sâu. Địa điểm huấn luyện là những địa hình khác nhau, nhiều bài học rừng núi mang đến cho bạn cảm giác tương tự một xứ Việt Nam có lắm bụi rậm.

Ngày nào nhiệt độ cũng nóng hơn 100 độ F tôi nghĩ còn có nơi nào cùng trên đường xích đạo vào tháng Bảy có thể mát hơn được? Vắt hiện diện ở mọi khe suối và muỗi thì hết sức ghê gớm đến nỗi huấn luyện viên nhắc nhở chúng tôi phải bám chặt vào đâu đó kẻo không thì muỗi sẽ tha đi mất. Vùng này còn có nhiều bọ cạp nữa.

Chúng tôi học leo xuống các vực sâu, vượt qua những dòng suối nước chảy siết, kể cả tham dự những cuộc đổ bộ bằng tàu há mồm. Ngoài ra còn có bài học lùng và diệt địch, phục kích đêm và đặc biệt là bài dạ hành kéo dài tới sáng khiến tất cả chúng tôi mệt nhoài. Bài học vượt thoát kéo dài 2 ngày đêm bao trùm cả một vùng hoang vu của xứ Panama.

Trong lớp chúng tôi có cả quân nhân của các quân chủng khác như TQLC, Không Quân và cả một toán Biệt Hải (Navy SEALs) nữa.

Tin vui nhất đến đúng ngày chúng tôi làm lễ mãn khóa khi chúng tôi được biết vòng công tác một năm ở VN được tính từ ngày chúng tôi bắt đầu trình diện ở Fort Sherman. Ngoài việc tiếp nhận phù hiệu chứng nhận đã học khóa rừng núi sình lầy chúng tôi nhận lệnh trình diện đơn vị. Tôi được đề cử đến Sư Đoàn 9 BB đang hoạt động ở vùng châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam của Sài Gòn, Việt Nam.

Sau một thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, tôi đến trình diện ở Căn Cứ Không Quân Travis gần San Francisco rồi hai ngày sau tôi đáp chuyến bay dài 20 tiếng trên chiếc phi cơ quân sự C-141 bay sang Việt Nam. Vì chỗ ngồi của hành khách trên phi cơ quân sự quay mặt về phía đuôi nên tôi ngẫm nghĩ, ‘Gớm, mình phải ngồi nhìn về phía mình khởi hành chứ không phải nơi sẽ đến.’ Cho những buổi ăn tối trong suốt cuộc hành trình, tôi thủ 2 phần thịt gà tây và năm chai martini. Phi cơ dừng lại ở đảo Wake một tiếng đồng hồ để lấy thêm nhiên liệu, sau đó lại hạ xuống Căn Cứ Không Quân Clark ở Phi Luật Tân trước khi đáp xuống trạm cuối cùng ở Biên Hòa, Việt Nam. Tôi đặt chân lần đầu tiên lên đất Việt Nam lúc 7 giờ 45 sáng.

Điều đầu tiên tôi chú ý là đa số người Việt tôi thấy lúc ấy toàn là đàn bà. Trước khi tôi kịp mở miệng hỏi thì một gã lính Mỹ giữ an ninh phi trường đã lên tiếng giải thích với chúng tôi: “Tôi biết các anh đang nghĩ gì rồi. Đàn ông đi đâu hết chứ gì? Họ không có ở đây đâu. Họ theo VC vào trong rừng. Họ đang lo đặt mìn, mài lưỡi lê chờ thịt tươi mới đến như các anh để mà lụi.”

Khôi hài thật. Nhưng theo tôi biết gã có thể nói đúng.

Việt Nam thật nóng, bụi bặm và ồn ào. Tiếng trực thăng xành xạch bay qua đầu không bao giờ ngưng. Thêm một cái thường xuyên nữa là kẹt xe. Những chiếc xe buýt đưa chúng tôi đến trung tâm chuyển tiếp phải giành đường với hàng đoàn công-voa, xe gắn máy và xe đạp. Mọi người mọi vật có vẻ như ùa ra đường cùng một lúc hối hả đi đâu đó trong thái độ ‘tôi trước tôi trước’. Thật giống như thành phố New York vào giờ cao điểm, chỉ khác là ở đây có nhiều người mang súng.

Dọc hai bên đường đầy dẫy những người ăn xin hoặc rao bán bất cứ món gì, từ kẹo, thuốc lá cho đến radio, TV.

Nhiều cao ốc có rào lưới che phủ.

“Họ rào để khỏi bị VC ném lựu đạn vào cửa sổ,” người tài xế xe buýt giải thích. “Tuy vậy đôi khi cũng chẳng ăn nhằm gì. Tụi VC quấn lựu đạn bằng dây có buộc nhiều móc câu. Khi ném vào móc câu móc lựu đạn dính vào lưới làm nổ bung cửa sổ và mọi thứ gần đó.”

Ban đêm có những âm thanh mới khác thay vào những âm thanh đã nghe trong ngày. Tiếng súng nhỏ bắn lẻ tẻ xen lẫn với tiếng đại bác ì ầm suốt đêm đến sáng. Tuy nhiên ngày đầu tiên chẳng có thứ âm thanh nào làm bận tâm tôi được vì qua một chuyến bay dài vượt Thái Bình Dương tôi đã hết xí quách rồi nên lăn đùng ra ngủ không biết trời trăng gì nữa. Phải rồi, vì đây là giấc ngủ của một kẻ ngây thơ vô tội mà.

Chúng tôi làm quen với thủy thổ thật nhanh. Chỉ sau hai ngày, đám người mới được đưa ra phía ngoài hàng rào phòng thủ của căn cứ Bear Cat, căn cứ gốc của SĐ 9 BB, để thực tập bắn đạn thật. Chúng tôi vô tình dẫm chân lên một toán khác cũng đang thực tập tương tự, thế là chúng tôi bắn nhau loạn xạ một hồi. May mắn không có thương vong nào. Sau đó trong khi xem biểu diễn mìn claymore anh chàng trung sĩ đứng cạnh tôi bị trúng vào chân một viên bi thép từ trái mìn bay lạc đến. Thấy vậy một tên bi quan yếm thế đứng đàng sau lên tiếng mỉa mai: “Cứ theo đà này thì chỉ mới tuần đầu tiên tất cả chúng ta đều sẽ được truy tặng chiến thương bội tinh.” Cuộc hướng dẫn dã chiến kết thúc bằng cuộc tuần tra đêm xuyên qua đồn điền cao su ở gần bên căn cứ; rất may khu vực tương đối an ninh nên không có việc gì xảy ra.

Học hiểu tiếng Việt đối với chúng tôi không cần phải mất nhiều thời gian; chỉ cần một ít để có thể thông tri một cách có hiệu quả là được. Khi đồng ý một điều gì người Việt chỉ nói ‘number one’, nếu tệ quá thì ‘number ten’. Ở VN tôi học được là tất cả mọi sự đều hoặc quá tốt hoặc quá tệ chứ không có chuyện lưng chừng đồi. Trong suốt vòng công vụ ở VN tôi chưa hề nghe ai đánh giá điều gì là ‘number 2’ hay ‘number 9’ cả.

Ngay tuần lễ đầu tiên đó tôi nhận được công tác đặc biệt là đến trình diện ở phòng thông tin thuộc căn cứ Bear Cat; tôi đoán có lẽ khi xét đơn họ nghĩ tôi có kinh nghiệm về lãnh vực này. Số là sau khi hoàn tất khóa huấn luyện ở Trường Bộ Binh Fort Benning, Georgia, năm 1964 tôi được đề cử làm sĩ quan thông tin ở Đệ Nhất Lộ Quân tại Governors Island, New York. Tôi hoàn toàn không hề bận tâm khi được giao cho làm việc ấy.

Công việc thông tin khiến tôi có cơ hội được đi khắp vùng châu thổ sông Cửu Long để viếng thăm từng đơn vị thuộc SĐ 9 BB Hoa Kỳ. Tuần đầu tôi đến viếng tổng hành dinh Lữ Đoàn 1 ở Tân An và tiểu đoàn đóng các tiền đồn ở Tân Trụ và Biên Phước. Tại địa điểm sau cùng tôi tình cờ gặp lại người bạn cũ là Đ/úy Tom Russell trước đây từng phục vụ chung ở Tây Đức. Anh ta bây giờ là đại đội trưởng một đại đội thuộc Tiểu Đoàn 5 Trung Đoàn 60 Bộ Binh (Cơ Giới). Gặp lại khuôn mặt quen thuộc thật là thích thú biết bao; có điều bây giờ anh ta trông già hơn xưa.

Trong khi thị sát nơi đóng quân của Russell tôi hỏi anh ta Việt Nam theo anh thấy như thế nào. Tôi còn dò hỏi về những lời đồn đãi rằng có nhiều hành vi thô bạo xảy ra ở trong khu vực trách nhiệm của anh đặc biệt là xác địch bị xẻo tai và bị rạch số 9 lên thân thể nữa. Nghe vậy anh ta không xác nhận cũng chẳng phản đối lời nào mà chỉ nói:

“Tụi địch cứ rình bắn lén chúng tôi hoài rồi thỉnh thoảng lại rót súng cối vào nữa. Chúng tôi chỉ biết bắn trả nhưng có bao giờ thấy chúng đâu, chúng biến dạng vào rừng hoặc các đầm lầy ngay. Chuyện cứ xảy ra như thế mãi khiến chúng tôi phải phát khùng. Anh nghĩ coi mình cứ mất con cái mà không bao giờ thấy được kẻ làm hại mình.”

Chỗ đóng quân của Russell tại Biên Phước tọa lạc trên một vùng đất phẳng phiu trống trải có hàng rào kẽm gai bao quanh, ở mỗi góc đều có đặt tháp canh. Cách bố trí trông rất sơ sài tạm bợ như thể mọi người đều sẵn sàng khi có lệnh rút đi là có thể nhổ neo ngay. Doanh trại nghỉ quân đều toàn là lều vải và mỗi lều có bao cát chấn chung quanh cao chừng một hai mét. Chỗ chứa xe thiết vận xa là những bãi sình lầy. Nhiều M-113 nằm ụ vào đó để sử dụng như là vị trí chiến đấu.

“Ở đây chúng tôi không ai ăn không ngồi rồi,” Russell vừa nói vừa nhìn đảo một vòng quanh doanh trại. “Không ai ở vị trí cách xa hầm trú ẩn hoặc nơi cất vũ khí của mình. Chúng tôi luôn sẵn sàng ứng chiến.”

Phần việc của tôi là lượm lặt dữ kiện để viết những mẩu chuyện về con cái của SĐ 9 BB. Bài viết sẽ được in trên tờ nhật báo của đơn vị đồng thời cũng được gởi đến tờ báo địa phương của cá nhân về bài đó. Nhiều khi có bài được chọn đăng trên tờ nhật báo chính thức của Lục Quân Hoa Kỳ Stars and Stripes (Sao và Sọc) xuất bản ở Tokyo.

Phần lớn thời gian di chuyển của tôi là bằng trực thăng qua đó tôi lấy làm lạ được biết những phi công loại phi cơ này đều rất trẻ và rất điềm tĩnh. Có lần đang bay, động cơ chợt ngưng hoạt động và phi cơ rớt tự do chừng hơn 100 mét mới khởi động trở lại. Bấy giờ hai anh hoa tiêu ngước nhìn nhau nhún vai mĩm cười, họ không hề có chút mảy may hốt hoảng nào cả. Bản thân tôi thì không được vậy đâu nhé.

Một anh phi công khác tuổi chưa tới hai mươi làm dấu thánh theo truyền thống dân đạo Chúa trước khi cất cánh, xong mới quay qua phía tôi nói: “Tôi rất hi vọng chúng ta sẽ đi đến nơi về đến chốn.”

Xạ thủ trực thăng lại còn trẻ ghê hồn nữa. Họ là dân màu mè hoa lá cành thấy rõ, một số chơi nón cao bồi thay vì nón sắt trong khi bay. Một số coi dưới đất đâu cũng là vùng tác xạ tự do, thấy cái gì nhúc nhích là bắn không cần biết đó là người hay cái quái gì.

Cuối Tháng Tám tôi nhiều lần được lên Sài Gòn để viếng các cơ sở có dịch vụ viễn thông và truyền thanh. Tôi tham dự một buổi họp báo quân sự ngắn diễn ra hằng ngày lúc ban chiều mà giới dân sự ưa gọi mỉa mai buổi này là ‘The five o’clock follies’ (chuyện nhảm lúc năm giờ) hoặc ‘jive at five’ (chuyện vớ vẩn lúc năm giờ). Bản văn cuộc họp báo thật trau chuốt, có bản đồ khổ lớn, biểu đồ và ngay cả vài đoạn phim ngắn kèm theo. Phụ trách gồm một số cán bộ sĩ quan và hạ sĩ quan mặc đồ ủi hồ láng cón, bảnh bao, thuyết trình trước đám nhà báo dân sự trong đó một số trông rất toe tua như thể họ vừa mới chui từ dưới đầm lầy vùng châu thổ lên; mà quả thật không sai.

Dưới nhản quan của đám dân sự và ngay cả một số nhân viên quân sự đã từ lâu họ xem cuộc họp báo loại này chỉ là một hình thức tuyên truyền để trau chuốt càng nhiều càng hay cho bộ mặt của Hoa Kỳ trong nỗ lực chiến tranh ở VN. Ở đây chẳng ai nể nang một ai, ngay cả ông tướng có lên thuyết trình cũng vẫn bị nhà báo xoay như thường.

Tôi còn có thêm nhiệm vụ tháp tùng nhà báo và giới chức quan trọng (VIP) trong công tác đi thu thập thông tin (fact-finding mission), về sau công việc này trở thành chính thức của tôi. Trong suốt 6 tháng ở vùng châu thổ tôi có dịp đi theo nhiều cuộc hành quân và được viếng nhiều trận địa để lượng định tổn thất. Tôi từng mở nhiều cuộc phỏng vấn, thường là chung với một phái viên báo chí hoặc toán thu hình. Có lần tôi đi theo 3 ngày với Lực Lượng Lưu Động Sông (Mobile Riverine Force), tham dự cuộc rải truyền đơn và dự khán nhiều lễ trao tặng huân chương tại mặt trận. Tôi có dịp được gặp tài tử Charlton Heston, Tướng William Westmoreland, và cô đào bốc lửa Raquel Welch, người này tôi gặp trong chương trình văn nghệ lưu động dành cho lính xa nhà của Bob Hope mùa Noel 1967. Nói chung thì đi đâu tôi cũng có dịp được ăn pháo kích hoặc bị bắn sẻ nhưng không lần nào bị nguy hiểm cả.

Đầu Tháng Giêng tôi được sếp triệu về căn cứ Bear Cat để thông báo cho tôi hay là tôi được thuyên chuyển về Huế, một thành phố nằm bên trên và gần Vùng Phi Quân Sự (The Demilitarized Zone: DMZ) để làm cố vấn thông tin liên lạc cho SĐ 1 BB của quân đội Nam Việt. Cơ Quan Chỉ Huy Cố Vấn Quân Sự Mỹ tại Việt Nam gọi tắt là MACV (the Military Assistance Command, Vietnam) ngày càng trở nên khó chịu về những bản tường trình công khai tố cáo hành vi tham nhũng của nhiều phần tử trong quân đội Miền Nam và sự bất lực của họ. Các giới chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ mới quyết định đưa các cố vấn thông tin Mỹ xuống làm việc chung với các đơn vị VN trong nhiệm vụ giao tiếp với quần chúng (public relation) với hy vọng sẽ giúp báo chí nhìn thấy rõ hơn thực trạng để tường thuật đúng đắn và tốt đẹp hơn với công chúng Hoa Kỳ.

Sư Đoàn 1 Bộ Binh của quân đội Miền Nam được coi như là đơn vị xuất sắc nhất nước nên theo lời sếp của tôi, Tướng Westmoreland muốn chúng ta đưa đến đó người sĩ quan thông tin nào xuất sắc nhất. Nếu thật là vậy thì rõ là xạo quá, tôi nào có đáng được vinh dự đó.

Đêm ấy trong dòng nhật ký, tôi ghi chú về công việc mới được chỉ định và hùng hồn kết thúc với một câu: “Đây quả là một nhiệm vụ thích thú vô cùng.” Lúc ấy tôi đâu có ngờ đời tôi sắp trở nên ‘thú vị’ biết chừng nào và biết đâu chừng tôi suýt để mất cơ hội đó.

CHƯƠNG HAI (phần một)

Hoa sen

 

Thành phố Huế, theo truyền thuyết Phật Giáo, là đóa sen vươn lên từ vũng bùn. Mãi đến đầu năm 1968, Huế vẫn còn là một ốc đảo yên bình trong một đất nước đang bị dày xéo bởi chiến tranh.

Một thành phố với dân số 140.000 người, Huế vốn là kinh đô cũ thời đế chế trước khi đất nước bị chia cắt. Thành phố tỏa hào quang một quá khứ huy hoàng của triều Nguyễn cùng một kỷ nguyên thuộc địa của Pháp gần đây. Đồng thời Huế cũng có một sức quyến rũ huyền hoặc không thể định nghĩa hay giải thích được. Trong khi chiến tranh tàn khốc dày xéo trên mọi miền đất nước thì Huế là một thành phố được để yên như thể được bảo bọc bởi quá khứ và hiện tại hùng tráng của mình. Với vị trí nằm cách vùng phi quân sự chỉ 100 km về phía Nam khiến Huế càng tăng thêm sức hấp dẫn như một trung tâm du lịch.

Huế còn là trung tâm văn hóa và học thuật của VN. Đại học Huế là trường được xếp  hạng cao nhất nước. Trường Quốc Học nổi tiếng là lò đào tạo các tay tổ như cựu Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Thành phố này vốn giữ một vị trí độc lập tuyệt đối của mình. Mùa Xuân 1966 Huế từng là một lò lửa sôi sục qua những cuộc biểu tình chống chính phủ. Hai ông, TT Nguyễn Văn Thiệu và PTT Nguyễn Cao Kỳ của chính quyền quân sự đương thời, đắc cử trong cuộc bầu cử Tháng 9/67, quan ngại nhìn dân Huế với vẻ ngờ vực và chán nản. Tướng Kỳ bay bướm vốn là Tư Lệnh Không Quân kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương từ 65-67 đã từng gởi quân ra Huế năm 66 để dẹp một cuộc biến loạn của khối Phật Giáo.

Vai trò của Huế trong lịch sử VN thật lâu dài và rực rỡ. Huế trở thành kinh đô của miền Nam kể từ năm 1687 trong cuộc Nam Bắc Phân Tranh. Hơn một thế kỷ sau, vào năm 1789, Nguyễn Huệ, một vị anh hùng dân tộc, đã đánh bại hai chúa Trịnh và Nguyễn của cả hai miền để thống nhất đất nước. Ông tự xưng hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Một thập niên sau, Gia Long, một người cháu 16 tuổi của chúa Nguyễn bị truất ngôi, nhờ sự trợ giúp của quân Pháp đã quyết định phục thù cho tổ tông mình. Khởi binh từ Sài Gòn, ông Bắc tiến, chiếm lại được Huế rồi Thăng Long năm 1802, tái lập lại nhà Nguyễn. Gia Long cho xử tử toàn gia tộc của triều Tây Sơn, kể cả triều thần và thân thích. Ông dành cho Quang Toản, con của Nguyễn Huệ, một cách xử đặc biệt. Toản bị buộc đứng nhìn mộ cha bị khai quật lên rồi trông cảnh bọn lính đái lên xương cốt của Nguyễn Huệ. Sau đó Quang Toản bị trói tay chân vào bốn thớt voi đứng ở bốn hướng khác nhau rồi voi bị quất đau cho chạy đi, xé xác Quang Toản ra từng mảnh.

Tại Huế, Gia Long khởi công xây dựng một kinh thành kiên cố phỏng theo thành Bắc Kinh với gồm đủ tháp canh, hào lủy; bao bọc chung quanh là những tường thành cao bằng đá. Vòng ngoài tạo thành một hình vuông mỗi cạnh dài 2.700 m theo đó ba cạnh thẳng, chỉ một cạnh là hơi cong theo chiều uốn khúc của sông Hương. Các góc thành hướng theo chiều Đông Tây Nam Bắc. Tường cao 9m, bề dày có chổ đến 14m. Nhiều nơi xen kẻ bằng các công sự kiên cố do quân Nhật xây thêm lúc chiếm đóng thời Thế Chiến Thứ Hai. Ba mặt không tiếp giáp với sông Hương thì dích-dắc với hào nước rộng đến 30m và sâu 4m.

Bên trong tường thành lại có một vòng thành khác bảo bọc đời sống cai trị yên bình của các hoàng đế nhà Nguyễn, cho đến khi quân Pháp bắt đầu xâm lăng vào năm 1883 và đoạt quyền cai trị của triều đình. Cung điện nhà vua với cung son thếp vàng, cột chạm rồng uốn quanh, được xem như là đền thiêng đất nước. Tường bảo bọc khu Đại Nội này cao hơn 6m.

Người Pháp cai trị mãi đến năm 1945 khi mà vị vua cuối cùng là Bảo Đại thoái vị và trao quyền lạì cho Việt Minh. Nhưng năm sau Pháp quay trở lại cho đến lúc thua trận ở Điện Biên Phủ vào mùa Xuân 1954 trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Cuộc thảm bại đưa đến sự chia cắt và thiết lập một vùng phi quân sự giữa hai bên.

Ông Ngô Đình Diệm, sinh trưởng ở Huế, vốn là quan lớn trong triều đình nhà Nguyễn, sau một thời gian sống lưu đày ở ngoại quốc trở về đảm nhận chức vụ tổng thống vào giữa thập niên 50. Là người theo đạo Thiên Chúa nên không bao lâu có mâu thuẫn với khối Phật Giáo. Những cuộc nổi loạn ở Huế do các sư tăng lãnh đạo đưa dần đến sự sụp đổ của chánh phủ cùng cái chết của ông. Ba năm sau, lại nổi lên cuộc biến loạn khác cũng do nhóm phật tử dẫn đầu suýt làm rớt chánh phủ của chánh đảng quân sự Sài Gòn. Lần này nhờ sự trợ lực của Mỹ họ bị dẹp tan.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai dẫu sao cũng không làm phai nhạt mất tính độc lập và tinh thần bất khuất của Huế.

Vào năm 1968, Huế là thành phố lớn thứ ba, chỉ sau Sài Gòn và Đà Nẳng. Về mặt chiến lược, Huế  nằm ở vị trí hẹp nhất của lãnh thổ miền Nam. Cách biển Đông 5 km về hướng Đông, và 5 km về phía Tây là dãy Trường Sơn (Annamite Cordillera). Đi xa thêm 50 cây số nữa là giáp ranh với nước Lào. Giữa khoảng đó có thung lũng A Shau và đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng, con đường thâm nhập quân CS và vũ khí từ Bắc vào Nam tấp nập nhất.

 

4

Bản đồ khu Tả Ngạn sông Hương mà hoàng thành chiếm phần quan trọng nhất. Khởi đắp từ năm 1805, kinh thành Huế choán hết địa phận của 8 làng trong đó làng Phú Xuân bị mất nhiều đất hơn cả, vì thế thành Huế còn có tên là thành Phú Xuân. Ngoài vật liệu lấy tại chỗ còn phải chở thêm rất nhiều đá từ Thanh Hóa vào. Qua nhiều quá trình tu sửa, công việc xây dựng kéo dài đến năm 1824 mới hoàn tất. Nhìn vào bản đồ ta thấy cả bốn mặt kinh thành đều là sông. Ngoại trừ sông Hương ra, ba con sông Gia Hội, Cửa Hậu và An Hòa đều là sông đào, những sông này đều lấy nước từ sông Hương. Sát ngay chân thành lại có hào nước sâu bọc chung quanh, muốn vào thành phải qua cống bắc qua hào. Kinh thành có 10 cửa chính, mỗi cửa ba tầng cao chừng 16 m. (Courtesy of Vietnam Veteran Home Page)

 

Thành phố được chia đôi bởi dòng sông Hương, con sông uốn lượn từ Nam sang Đông trước khi chảy qua Huế, tại đây nó lại quành lên phía Bắc ôm theo mé Đông của thành phố trước khi đổ ra biển. Khu kinh thành nằm ở mạn Bắc của con sông (khu Tả Ngạn) chằng chịt với những con đường chật hẹp và nhà cửa san sát, tuy thế xen vào đó cũng có nhiều khu trống trải. Bên trong tường thành là đền quách lăng miếu và những vườn cảnh đông phương. Có cả một phi đạo nhỏ dành cho phi cơ thám sát nhẹ. Ở góc bắc của tường thành là tổng hành dinh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Quân Đội Miền Nam, đây là một địa điểm kiên cố, từng là căn cứ hành quân của quân đội viễn chinh Pháp, bao bọc xung quanh với thành cao gần 3m bên trên có rào thép gai.

Khu đông đảo dân cư khác nằm ở phía Đông gọi là khu Gia Hội, khu này ở dọc mép ngoài của thành Huế.

 

5

Bản đồ địa hình chỉ trung tâm thành phố Huế với sông Hương chia Huế thành hai khu vực: Tả Ngạn gồm kinh thành với tường cao bao bọc một khoảng đất lớn gần 8 cây số vuông, mỗi cạnh dài 2.700m; cũng thuộc khu Tả Ngạn có bán đảo Gia Hội nằm ở phía Bắc bao bọc bởi sông đào Gia Hội (sông Đông Ba) và một nhánh của sông Hương. Khu Hữu Ngạn kiến trúc nhà cửa mới hơn vì được Tây xây dựng vào thời thuộc địa nên còn được gọi là Quartier Francais. Cầu Nguyễn Hoàng mà dân chúng vẫn quen gọi là cầu Trường Tiền nối hai bờ sông Hương với nhau cũng là cây cầu chiến lược nối dài Quốc Lộ 1 đến Vĩ Tuyến 17. (Courtesy of Vietnam Veteran Home Page)

 

Một phần ba khác của dân số cư ngụ ở mạn Nam sông Hương (khu Hữu Ngạn), khu này vì tân lập nên có tổng thể mới hơn. Trong số các công thự ở đây có Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên, Tòa Lãnh Sự Mỹ, trường Đại Học Huế được quốc tế công nhận, Bệnh Viện Trung Ương, các ngôi trường công lập, Ngân Khố, Bưu Điện, và Nhà Đèn. Xa hơn về phía nam, điểm đầy các ngọn đồi nhấp nhô là hàng nghìn ngôi mộ, trong đó có sáu ngôi cổ mộ của hoàng triều. Những lăng tẩm này kiến trúc gồm trong những khu vườn cảnh, có thành cổng nguy nga, thu hút hằng ngàn du khách hằng năm.

CHƯƠNG HAI (phần hai)

 

Tháng Giêng đến với vùng phụ cận Huế trong khung cảnh cực kỳ hỗn độn một khi mà các lực lượng Mỹ chợt tăng gấp đôi rồi gấp ba. Người và chiến cụ nườm nượp trên đường làm ứ nghẽn giao thông trên các con lộ xuyên qua thành phố. Sự hỗn độn đã vô tình che lấp được các ý đồ của địch quân, kẻ đã lợi dụng thời cơ này để lặng lẽ thâm nhập người và vũ khí vào thành phố, chuẩn bị cho cuộc tấn công sắp diễn ra.

Một trong những người tôi gặp gỡ khi vừa đến Huế hôm 24 tháng Giêng là Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Sư Đoàn Trưởng SĐ1 BB NV. Ông Trưởng rất thông thạo anh ngữ đã tiếp tôi thân mật khiến tôi cứ ngỡ mình là nhân vật tối quan trọng (VIP: Very Important Person). Ông còn dành nhiều thì giờ để giới thiệu tôi với nhiều người trong ban tham mưu của ông.

Ông Trưởng 38 tuổi, cao 1 mét 7 và gầy gò với trọng lượng chỉ chừng 140 cân. Trên môi luôn có một điếu Salem. Đường nhăn ở hai khoé miệng và mắt trông ông như lúc nào cũng đang nheo, cũng có thể do khói thuốc luôn luôn quyện trước mặt ông. Hai bờ vai ông rụt lại và dáng bước như kéo lê nặng nề nhưng bộ điệu rất quả quyết không vội vàng hấp tấp.

Tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt năm 1954, làm đơn vị trưởng các đơn vị Sư Đoàn Dù VN suốt 12 năm, leo từ trung đội trưởng lên đến phụ tá sư đoàn trưởng. Bắt đầu nhận chức Tư Lệnh SĐ1 BB vào tháng 6/66 thời gian mà phong trào Phật Giáo gây dấy động ở Huế; ông thường được coi như là người khéo léo biết giải quyết các khó khăn trong ôn hoà.

Tướng Trưởng là con người táo bạo, rất kỷ luật, và dâng hiến cuộc đời cho binh nghiệp. Khác với những người khác cùng thời được thăng cấp vì phe đảng bè nhóm hoặc đút lót thì ông kiếm được ngôi sao qua ngả chiến trường. Tướng Trưởng được coi như là người tự bươn chải mà lên, nơi ông không có chút bóng dáng tham nhũng hay vị kỷ. Dưới mắt người Mỹ ông là sĩ quan chiến đấu cao cấp tuyệt vời nhất trong quân đội Miền Nam.

Tướng Norman Schwarzkopf trong cuốn hồi ký “It Doesn’t Take a Hero” đã gọi Tướng Trưởng là “nhà chỉ huy chiến thuật lỗi lạc nhất” ông từng gặp trong đời. Schwarzkopf làm cố vấn cho SĐ Dù VN cuối năm 1965 lúc vừa mới được thăng cấp thiếu tá. Tướng Trưởng bấy giờ đã mang cấp bậc trung tá và nắm chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn.

“Các sĩ quan và binh sĩ đều nễ sợ ông ta — Cấp chỉ huy địch biết tiếng ông cũng đều kinh sợ cả,” Schwarzkopf sau đó viết trong cuốn sách được xếp hạng bán chạy nhất xuất bản năm 1993. “Mỗi khi đụng phải những khúc mắt trong hành quân, tư lệnh SĐ bấy giờ là Chuẩn Tướng Dư Quốc Đống liền trao quyền chỉ huy cho Trưởng; chỉ cần nhìn qua địa thế và rút tỉa từ kinh nghiệm chiến đấu suốt 15 năm, kỳ lạ thay ông có thể đoán được ý định của địch quân … Tướng Trưởng ân hận một điều là ông chưa có dịp để theo học khóa tham mưu cao cấp. Tôi thấy Trưởng không cần phải học ở trường tham mưu Fort Leavenworth — Ông ta có thể viết sách dạy nữa là khác.” Tướng Trưởng biết vận dụng tài tình hỏa lực của Hoa Kỳ mà cấp chỉ huy như ông có quyền đòi hỏi và ông sử dụng thật khôn khéo.

 

6

Tướng Trưởng và Tướng Schwarzkopf. (nguyentin.tripod.com)

 

Tướng Trưởng rất cảm kích trước vẻ thiện nghệ và lòng tận tụy của các cố vấn Mỹ trong sư đoàn mình. Ông lấy làm lạ sao họ có thể dấn thân hết mình như vậy được trong khi một số sĩ quan thuộc cấp trong đơn vị mình rõ ràng là không có những đức tính đó.

Ai ai cũng hướng mắt về SĐ1 BB bởi nó nổi danh là đơn vị thiện chiến nhất trong quân đội Miền Nam và cũng bởi TT Thiệu từng là sư đoàn trưởng của nó trước đây. Sư đoàn này vẫn giữ được tiếng tăm là đơn vị xuất sắc một phần nhờ nó hoạt động trong cùng phạm vi của TQLC HK, binh sĩ của binh chủng này không ngần ngại tự xem mình là những chiến binh lẫy lừng nhất trên hành tinh.

Tướng Trưởng là người duy nhất đủ tiêu chuẩn để vẫy vùng trong chiếc bể quân sự này. Ông khác với nhiều tướng VN khác là những kẻ chỉ biết lo làm giàu hơn là lo việc quốc gia đại sự. Ông không mưu tìm lạc thú trần gian. Ông là một người dâng hiến đời mình cho binh nghiệp và là một người yêu nước chân chính. Một điều khác biệt nữa nơi ông là khi ra chiến trận ông sát cánh bên anh em binh sĩ, tiến lên phía trước với họ, đích thân giết quân thù. Ông thích như vậy. Trong khi những tướng lãnh khác lo tích lũy của cải, thì ông miệt mài tiêu diệt địch quân. Sự khác biệt này của ông khiến thượng cấp nhìn ông với vẻ quan ngại, e rằng rồi đây biết đâu ông sẽ là một đối thủ lợi hại chống lại họ. Cảm giác đó nảy sinh từ lòng đố kỵ và mặc cảm tự ti về sự bất tài vô tướng của mình.

Nếu cấp trên của ông miễn cưỡng không màng tới việc khen thưởng ông thì ngược lại bộ tham mưu HK sẽ không quên điều đó. Các cố vấn Mỹ đều đánh giá cho sư đoàn ông là sư đoàn số một và thiện chiến nhất. Ngay TQLC HK là đơn vị ít khi bình phẩm đến các đơn vị thuộc các binh chủng khác cũng dành điểm tốt cho SĐ 1 BB NV. Đây là đơn vị duy nhất của VN mà họ hài lòng đi hành quân chung.

Bởi thế, khi quân BV quyết định tấn công Huế, họ đụng đầu phải một đơn vị của miền Nam không những biết đánh giặc mà còn ưa đánh nữa là khác. Hơn nữa địch quân cổ động kêu gọi binh sĩ miền Nam đầu hàng, đó là một trong những điểm chính của chiến lược tấn công Tết Mậu Thân, nhưng họ đã không mấy thành công. Điểm son này dành hết cho Tướng Trưởng, một vị tướng chỉ huy biết chinh phục được sự nễ trọng và lòng trung thành của binh sĩ thuộc cấp.

*

Tôi thấy nơi Huế có một sự tương phản kỳ thú so với Sài Gòn; dù rằng Huế cũng có chỗ đông đúc như SG nhưng Huế vẫn có vẻ thanh tao hơn. Ở đây không có các quán bar nơi các chàng G.I. (Tiếng gọi tắt chỉ lính Mỹ) và gái điếm tụ họp, không ánh đèn néon màu của các hộp đêm, tuy cũng có những người đứng đường rao bán các đồ chợ đen nhưng ít hơn.

Phải nói rằng Huế đẹp thật, rất sạch sẽ so với Sài Gòn. Các công viên,vườn cảnh, ao hồ, chùa miếu đều trông như hình trong mấy trang quảng cáo về du lịch. Nhưng có điều lưu thông sao mà chậm quá. Ngày đầu đến Huế tôi phải mất hết 15 phút mới lái xe Jeep qua được cầu Trường Tiền. Người và xe ùn ùn tranh nhau lối đi, nào xe quân sự, xe Lambretta ba bánh, xe Peugeot, xích lô đạp, và xe gắn máy; xe cộ đủ hiệu đủ màu mạnh ai nấy giành quyền ưu tiên. Tôi chỉ biết tận dụng những phút giây chờ đợi đó để thưởng ngoạn cảnh sắc và hương thơm toát ra từ thành phố. Những con đường hai bên bờ sông viền bằng những hàng phượng màu lửa rực, dọc ven sông thơm ngát hương sen và dừa kè. Trên sông thuyền tam bản chuyên chở rau trái, hoa quả lững thững tiến về phía chợ. Đò ngang đưa công chức, học sinh qua về dòng sông. Tôi thầm nhủ trong đầu có dịp sẽ đi thử một chuyến, nhưng nói thì nói thế chứ sau này tôi không hề có dịp.

Dọc bờ sông phía hữu ngạn, tôi thấy một nhà hội quán trông rất thanh lịch, có hàng lan can đưa ra phía ngoài mặt nước. Bên trong có nhiều sân chơi quần vợt. Lối vào tráng xi măng sáng sủa. Trước đây nó là hội quán thể thao của người Pháp (Cercle Sportif), nay là nơi lui tới của dân máu mặt, của mặc khách tao nhân. Về sau tôi cũng lỡ mất dịp đến viếng nơi này.

*

Qua đến hữu ngạn tôi phải tạm dừng xe để nhường đường cho đoàn nữ sinh áo trắng đang đạp xe đi đến trường dọc theo đại lộ Lê Lợi rộng rãi. Tóc buông thả xuống tấm lưng mảnh mai trong chiếc áo dài với quần trắng phủ đến gót. Hai vạt áo xẻ lên đến eo phất phơ nhè nhẹ theo cơn gió mát đưa lên từ mặt sông. Sinh hoạt êm đềm quá, như thể chiến tranh chưa hề đụng đến Huế bao giờ. Chạy thêm vài trăm mét nữa, tôi đến trước cổng vào cơ quan MACV. Hai người lính TQLC gác cổng vẫy tay cho vào. Tôi trình diện sĩ quan trực và được tạm cho tá túc ở phía sau tòa nhà, trong một nhà lều nền đất bụi bặm; sau đó, tôi được dẫn đi giới thiệu một vòng các nơi trong cơ quan và nghe giải thích sơ lược.

 

7

Tòa công sự Phái Bộ Cố Vấn MACV Hoa Kỳ. (Courtesy of The US Army)

 

MACV là hậu cứ của hầu hết dân làm cố vấn như tôi, ngoại trừ một vài tay ở riêng bên ngoài như Tr/úy TQLC James V. DiBernardo là người phụ trách trạm phát thanh và truyền hình quân đội mà trụ sở nằm trên đường Lê Lợi dọc theo bờ sông, cách MACV mấy khu nhà.

Đêm đầu tiên ở Huế, tôi gặp DiBernardo ở câu lạc bộ sĩ quan trong MACV. Anh mời tôi ngày sau ghé thăm chỗ anh làm việc và cũng là chỗ ở, mà hôm sau tôi có đến. Hầu hết những cuộc gặp gỡ sơ khai với những người khác đều diễn ra ở hội quán này vì những cố vấn viên thường ưa lui tới nơi đây mỗi khi họ không cần phải có mặt tại đơn vị.

Đáng chú ý ở đây là đám cố vấn Úc; họ ưa sống tụ bầy với nhau; mấy tay tổ uống rượu hoặc ném tên lên bia cứ thế mà tụ tập. Họ còn ưa ca hát và kể chuyện tàm khào. Ch/úy Terry Eagan, cố vấn cho ĐĐ Thám Báo thuộc SĐ 1 BB NV, ưa kể chuyện lính của mình không bao giờ ngủ trong khi gát, gã nói:

“Lúc mới đến, tôi bắt gặp một tên lính canh đang ngủ. Tôi khẻ bò tới gần, đưa cây colt sát bên tai hắn rồi từ từ lên cò. Bảo đảm lúc đó hắn chỉ có đái trong quần.” Thế là Eagan làm cho mọi người cười ré.

Tôi lại tự nhủ, dịp tới lấy ngày phép mình sẽ đi Sidney, Úc Châu. Nhất định phải thực hiện cho được.

Nhớ lại hồi đó tôi nghĩ rằng được về làm tại đây thật có lý. Mọi việc đều có vẻ ô kê và ai ai cũng thân thiện cả. Ở CLB SQ, đồ ăn ngon, bia nhiều và luôn luôn lạnh. Mọi người đều niềm nỡ với tôi thực lòng.

Quả đúng không sai, tôi tự nhủ, mình hên lắm mới được đưa về làm gần đây.

*

Ở Huế có những tay bí ẩn lạ kỳ, xuất hiện khi thì dân chính lúc thì quân nhân. Điển hình là một gã tên Johnson, đến độ tên gã tôi cũng nghi là tên giả nữa. Một người quen ở MACV cho tôi biết gã là CIA nhưng không lấy làm chắc. Sau khi gặp ở CLB SQ, gã mời tôi ghé chơi nơi gã ở cách đó vài khu phố.

Tên Johnson này sống thật như ông hoàng. Gã có lính gát, người hầu và tài xế riêng. Còn có những người Việt có máu mặt lui tới o bế gã nữa. Khi đón tôi ngoài cổng gã có mang bên hông cây súng sáu, một băng đạn đại liên vắt ngang trước bộ ngực trần. Trông gã cứ như mấy tên cướp người Mexico.

Gã sai lấy bia  dọn ra ở hiên ngoài. Khi đồ uống đã được mang ra, gã sai đặt mấy chai rỗng lên bờ tường đối diện chỗ gã ngồi. Xong, gã đứng dậy, rút cây Colt 45 khạc hết băng đạn. Tường ghim lỗ chỗ mấy vết đạn mới cộng thêm một chai bị bể.

“Muốn thử không?” Gã hỏi tôi trong khi người “tà lọt” đang lo thu dọn chiến trường rồi đặt lên thêm mấy chai khác. Tôi tu hết chai bia, đưa mắt nhìn gã với vẻ quái gở.

Rõ ràng Johnson có một vai trò gì đó ở đây nhưng tôi không biết chắc đó là cái quái gì. Tuổi gã có vẻ dưới ba mươi. Gã mang đồng hồ Rolex, lủng lẳng sau băng đạn đại liên là cặp dây chuyền vàng. Trên một mặt bàn, nằm sờ sờ trước mắt là một cọc tiền đô. Máng trên một chiếc ghế là bộ binh phục cấp hàm đại úy. Tôi hỏi gã đang làm gì thì gã nhún vai đáp.

“Thứ này một chút thứ kia một tí vậy thôi.” Tôi hiểu ngay là gã không ưa xì ra một tí gì về gã cho tôi biết.

Bia lại tiếp tục mang ra, tôi vừa sắp khui thì gã vụt đứng dậy khạc đạn tiếp. Một chai bia khác bể tan. “Hết sẩy!” Gã reo lên rồi buông mình xuống ghế.

Một chốc sau tôi cáo về vừa đi vừa cười mím chi. Mình sẽ không bao giờ gặp tên Johnson này nữa, nếu thiệt đó là tên thiệt của gã.

*

Tuần đầu của tôi ở Huế hầu hết thì giờ dành cho sự gặp gỡ các giới chức Mỹ lẫn Việt. Người Việt thì đang lăng xăng chuẩn bị đón Tết. Có thể hiểu Tết cũng như tổng hợp của lễ Giáng Sinh, lễ Độc Lập 4 tháng 7, và sinh nhật gom lại làm một, đủ thấy nó đặc biệt chừng nào đối với người Việt. Lễ này có từ lâu đến 4.000 năm về trước ở bên Tàu, một tập tục tôn giáo cổ xưa, diễn ra vào dịp trăng tròn trước vụ gieo mạ mùa Xuân. Người xưa cúng kiến cầu mong một năm mới được mùa. Ngày nay, Tết là thời gian nghỉ ngơi để ôn lại quá khứ, vui hưởng hiện tại và phác họa cho tương lai. Đó là lúc mà nợ nần phải lo thanh toán, lỗi lầm phải sửa chữa, cầu xin tha thứ những lầm lỗi, đoàn tụ gia đình và nhớ tưởng đến ông bà tổ tiên. Hoa quả thức ăn đem dâng cúng trên mộ người đã khuất để cùng chia xẻ niềm vui ba ngày Tết.

Gần đến Tết các con lộ dẫn vào Huế tấp nập những xe và người. Trà trộn giữa đám hỗn mang đó là những binh lính CS, miền Bắc và miền Nam, họ cải trang làm thường dân hoặc binh sĩ Cộng Hòa đi phép ăn Tết; lợi dụng cơ hội này để chuyển vào Huế vũ khí, đạn dược, quân cụ và nhân lực cho cuộc tấn chiếm sắp tới. Súng đạn như thế đã dễ dàng được chuyển đến khắp thành phố, thậm chí họ còn có thể thử súng khi pháo mừng Xuân đang rền vang.

Người người không phân biệt tôn giáo đều ăn Tết. Đây là ngày mà theo tập tục, con cái từ xa về thăm cha mẹ mang theo quà bánh. Nhà cũng như hàng quán đều giăng đèn kết hoa, đỏ vàng rực rỡ. Bên trong không thể thiếu một cành mai, lớn nhỏ tùy theo túi tiền, phải có một cành như người ta. Pháo nổ rền hằng đêm, phong càng dài, tiếng nổ càng lớn càng tốt để xua đuổi tà ma xúi quẩy. Chợ búa đầy ắp hàng hóa, người mua kẻ bán vào ra tấp nập, không gian ngát thơm mùi đủ các thứ hoa xuân. Khắp toàn cõi nước Việt Nam thực không đâu ăn Tết chu đáo bằng Huế.

Nhiều gia đình có liên hệ với các cố vấn Mỹ không quên mời họ đến dự tiệc tân niên. Hầu hết các món ăn đều đậm đà mùi nước mắm, một thứ nước chấm vị nồng nồng làm từ cá, ngoài ra đâu cũng thấy toàn ớt là ớt, xanh có đỏ có cay xé lưỡi. Mới cắn đâu có một miếng nhỏ là lưỡi tôi đã muốn bốc lửa rồi. Tôi nhớ được mời dùng thử món thịt heo trông chưa được chín tới.

Người khách danh dự hôm ấy là Tướng Trưởng. Tôi thấy như thể ăn món nào người ta cũng cụng rượu đế hoặc scotch whisky tùy thích. Tiếng nhạc tiếng cười rộn rã, tôi cũng thấy người ta vừa cười vừa cúi đầu xá nhau nữa. Con nít thì đuổi bắt nhau chạy vào chạy ra, tựa như  trẻ con Mỹ đùa chơi trong mấy ngày lễ mừng sinh nhật hoặc Giáng Sinh. Vì nễ sự hiện diện của Tướng Trưởng nên các vị cố vấn phải gạt nước mắt ăn túi xụi bất kỳ món nào mà gia chủ mời, không cần biết món đó thấy ra làm sao, vị như thế nào. (Thật tức cười không biết tôi có trông gà hóa cuốc không chứ tôi xin thề là tôi thấy như có món ăn nào đó có cái gì nó nhúc nhích).

“Cứ rán nghĩ coi như mình đang thực tập mưu sinh thoát hiểm, bạ gì cũng rán mà ăn để sống còn là được,” Một cố vấn quân sự khuyên một vị trung úy trẻ tuổi khi phải đối đầu trước một tình huống như thế. “Rán mà nuốt đi không thì nó xơi mày đó.” Một lát sau, ngồi trong này cũng có thể nghe rõ anh ta đang khạc nhổ rền trời ở ngoài hè.

*

Một nghi thức đầu năm nữa là Lễ Thượng Kỳ ở kỳ đài Phu Văn Lâu trước cửa Ngọ Môn. Lễ bắt đầu lúc bình minh ngày Mồng Một Tết nhằm vào Thứ Ba, 30 tháng Giêng; với sự hiện diện của Tướng Trưởng, ba vị trung đoàn trưởng của ông và thị trưởng Thị Xã Huế. Ban quân nhạc sư đoàn trỗi bài quốc thiều trong khi đại đội tinh nhuệ Hắc Báo đứng nghiêm dàn hàng quân danh dự. Trời thật đẹp, điềm báo cho một năm mới tốt đẹp.

Dầu một số tin tình báo ước lượng tình hình địch có thể làm hỏng dịp vui ngày Tết bằng  cuộc tấn công quân sự nhưng không ai nghĩ là cuộc tấn công lại sẽ với quy mô lớn như thế. Cũng không ai nghĩ Huế sẽ là mục tiêu hàng đầu của cả miền Nam. Sự thật mà nói, ngay Tướng Trưởng và các sĩ quan thuộc cấp cũng tin tưởng là Huế sẽ được bỏ qua như vẫn thường xảy ra hằng năm. Xưa nay Huế vốn được xem là lãnh địa an toàn, sĩ quan muốn được về đồn trú tại đây hoặc phải có thần có thế hoặc đút lót mới được. Ngay chính phía BV họ cũng nhìn Huế với vẻ trân trọng vì tính cách lịch sử quan trọng đối với cả đất nước.

Người Mỹ thì e ngại nhiều hơn, rằng BV đang có kế hoạch tấn công vào dịp Tết. Chứng cớ thu thập được từ nhiều tháng cho thấy sẽ có một việc ghê gớm sắp xảy ra. Ngày 18 Tháng Chạp, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân HK, Earle G. Wheeler, khuyến cáo rằng “hoàn toàn chắc chắn là CS sẽ tấn công mạnh như cuộc tấn công ồ ạt của quân Đức trong nỗ lực tuyệt vọng trong trận Bulge vào Thế Chiến Thứ Hai.” Hai ngày sau, Tướng Westmoreland báo cáo với sếp lớn ở Washington rằng địch quân đang ‘vận dụng toàn lực toàn quốc cho một chiến dịch ngắn ngày.’

*

Có một thông báo lạ kỳ ở miền Bắc khi đột nhiên thay đổi ngày Tết đầu năm. Lấy lí do vì sự giao hội bất thường giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất nên có sự thay đổi ngày mùng một Tết sẽ là 29 Tháng Giêng, sớm một ngày thay vì 30. Sau này phía đồng minh mới vỡ lẽ là Hà Nội muốn cho các cán binh có dịp được hưởng một ngày vui Xuân trước khi xuất trận.

Chỗ tập trung quân của Westmoreland như đã có trước đây vẫn là Khe Sanh nơi đang có 5.000 binh sĩ TQLC HK đồn trú và đang bị từ 20 đến 40 ngàn quân chính qui BV bao vây. Tin tưởng CS sẽ cố tràn ngập căn cứ này trước khi chiếm lấy hai tỉnh cực Bắc khiến Westmoreland càng cương quyết phải giữ Khe Sanh bằng mọi giá. Quyết định này được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Tham Mưu Trưởng Liên Quân và TT Mỹ Johnson, người luôn lo lắng không muốn thấy một Điện Biên Phủ thứ hai.

Tướng Westmoreland vẫn liên tục thúc TT Thiệu nên quyết định hủy bỏ lệnh ngưng bắn dịp Tết Nguyên Đán nhưng Thiệu vẫn thẳng thừng chối từ; lý luận rằng làm vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ quân đội Miền Nam và chỉ có lợi cho bộ máy tuyên truyền của CS mà thôi. Thay vì vậy, Thiệu chỉ đồng ý cho giảm thời gian ngưng bắn xuống còn 36 tiếng, đồng thời ông chỉ thị cho giảm quân số đi phép xuống còn 50 phần trăm.

*

Sáng 30 tháng Giêng, Tướng Trưởng cảm thấy có điều gì đó bất thường. Sau buổi thượng kỳ đầu năm, thay vì về tư thất ở bên phía hữu ngạn, ông cho lái xe về BTL SĐ để xem tin tình báo có gì mới không. Trên bàn giấy nào là báo cáo về những trận tấn công quy mô lớn vào tám thành phố, tất cả đều vi phạm trắng trợn lệnh ngưng bắn song phương.

Tướng Trưởng cho triệu tập tất cả sĩ quan tham mưu, ngoại trừ những người đang đi phép. Họ duyệt lại hết những báo cáo tình báo về hoạt động địch tại địa phương trong những tuần vừa qua. Càng bàn thảo, càng đọc, Tướng Trưởng càng chắc chắn là Huế đang chịu một nguy cơ tấn công nào đó. Nhưng lớn cỡ nào? Đó mới là vấn đề. Tin tình báo đánh giá rằng lực lượng địch không đủ mạnh để mở cuộc tấn công ồ ạt vào Huế, nhưng sự lượng định sức mạnh của lực lượng địch có thể sai. Ông kiểm lại với các bộ chỉ huy cấp cao hơn thì được biết rằng họ không có tin tức gì về sự tập trung quân đông đảo của địch trong vùng.

Dầu sao Tướng Trưởng cũng vẫn như đã đánh hơi thấy một cái gì đó đang âm ỉ chực nổ bùng. Tuần trước, Tiểu Đoàn 2 Dù khám phá ở cách Huế 5 dặm về phía Tây một hầm vũ khí đủ lớn để trang bị cho một trung đoàn. Là một cấp chỉ huy chiến đấu, linh tính cho biết là ông cần phải hành động. Ông ra lệnh báo động 100 phần trăm toàn sư đoàn cho những ai vẫn còn có mặt tại đơn vị, ai có phép mà chưa đi thì bị thu hồi. Quyết định này quả là táo bạo vì ngày Tết quan trọng đối với người Việt biết dường nào. Ông hiểu rõ việc thu hồi những phép đã xin trước của những người chưa kịp đi có một tác động tâm lý không tốt cho ban tham mưu vì quanh năm họ đã cố gắng làm việc quá sức. Nhưng Tướng Trưởng vẫn vững tin đó là một quyết định rất thích đáng phải làm.

Lệnh đưa ra và được lập tức thi hành. Tất cả sĩ quan tham mưu sư đoàn, các binh sĩ trong BTL ai ở nguyên vị trí nấy. Các trung đoàn trưởng ở các trung đoàn được chỉ thị phải trở về vị trí chỉ huy của mình đồng thời đặt các tiểu đoàn trực thuộc trong tình trạng báo động. Tướng Trưởng còn cố liên lạc với những người đã cầm phép đi về nhà rồi, gọi họ quay về đơn vị nhưng coi bộ khó thành công vì họ đã tứ tán cả.

Tướng Trưởng ra lệnh cho viên chỉ huy đơn vị xung kích của sư đoàn là Tr/úy Trần Ngọc Huế phải báo cáo việc thi hành về những lệnh đã ban xuống. Lực lượng của Tr/úy Huế là Đại Đội Hắc Báo mà tất cả thành viên đều là người tình nguyện; đồn trú trong Thành Nội gần phi trường Tây Lộc. Quân số Hắc Báo tổng cộng là 200 người chia ra làm 6 trung đội. Tr/úy Huế cho gởi 3 trung đội qua phía Hữu Ngạn để giữ an ninh cho Tòa Hành Chánh Tỉnh, Nhà Đèn và Lao Thừa Phủ. Hai trung đội khác bị xé lẻ ra để chia đều đi trấn giữ 10 cổng thành. Tr/úy Huế chỉ còn lại một trung đội cộng thêm thành phần phụ khuyết nằm ở BCH là 50 người nữa để đương đầu với cuộc tấn công vào Thành Nội nếu có.

Tướng Trưởng còn huy động ĐĐ Thám Báo 36 người đi lùng sục mặt phía Tây, chỗ tiếp cận Huế, nơi đáng khả nghi nhất là địch sẽ từ đó mà thâm nhập vào. Việc còn lại trong ngày là kiểm tra chiến cụ, đạn dược, củng cố lại các nơi phòng thủ. Các ban thông tin truyền tin thì lo tu chỉnh máy móc để tiếp nhận tin và đưa tin cho hữu hiệu.

Mệnh lệnh của Tướng Trưởng quả là đáng nễ phục, là cả một quyết định của sinh và tử. Nhiều sĩ quan ban tham mưu cũng sống ở bên phía Hữu Ngạn như ông, giá mà họ không bị thu hồi phép, chắc gì họ về được BTL một khi cuộc tấn công đã bắt đầu.

Cuối ngày hôm đó, chính phủ Nam Việt mới ban hành hủy bỏ lệnh ngưng bắn Tết Nguyên Đán nhưng ít đá động đến chuyện đề cao cảnh giác về việc CS có thể tấn công bất ngờ. Các đơn vị khác có cho thu hồi một số phép nhưng quân sĩ chỉ đặt trong tình trạng sẵn sàng thôi chứ không phải trong tình trạng báo động. TT Thiệu thì rời Sài Gòn bay về ăn Tết bên vợ ở dưới Mỹ Tho, một thành phố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 30 tháng Giêng, Tướng Westmoreland công bố lệnh báo động cho tất cả quân Mỹ, nhưng có điều lệnh đó chưa bao giờ đến tay chúng tôi ở tại Huế. MACV ở trung ương biết rõ CS sẽ mở màn cuộc tấn công dịp Tết này nhưng không tài nào đoán được màn này sẽ ngoạn mục cỡ nào. Sĩ quan tình báo của Tướng Westmoreland là Chuẩn Tướng Philip B. Davidson sau này có tiết lộ quan điểm của mình, “Dù tôi có biết rõ mọi sự sắp diễn ra, nếu tôi báo động cũng không mấy ai muốn tin vì nó nghịch lý quá. Vì sao đối phương lại bỏ đi lợi điểm quan trọng của mình là khả năng né tránh đụng độ và tránh bị tổn thất?”

Câu trả lời cho câu hỏi của Tướng Davidson mà bấy giờ ông chưa hình dung ra được là sự đạt được yếu tố bất ngờ, dù phải trả một giá cực kỳ đắc về nhân mạng.

“ Không ai ngờ địch sẽ thí quân trước hỏa lực hùng hậu của chúng ta bằng những đợt tấn công tự sát.” Ông tiếp, “vậy mà địch vẫn làm.”

Phe đồng minh bị ru ngủ trong niềm tin rằng địch tập trung quân hùng hậu để bao vây cứ điểm Khe Sanh gần giới tuyến, sẽ không còn đủ quân để tung một cuộc tổng tấn công khắp miền Nam. Điểm này phía tình báo cũng đã đánh giá sai nốt.

Đêm 30 Tháng Giêng tôi ghé chơi nhà Tr/U DiBernardo nhưng đã từ chối lời mời ngủ lại đêm của anh. Như thể định mệnh đã an bày, khu doanh trại của DiBernardo bị địch tràn ngập ít hôm sau đó và anh ta bị bắt sống. Tiếp đó anh phải sống hết 5 năm trời trong nhà tù CS, phải chịu đựng nhọc nhằn, những đối xử khắc nghiệt, nhưng cũng cám ơn trời là anh vẫn còn sống. Những cố vấn quân sự khác cùng làm việc ở đó lại không được cái may mắn như anh.

Ở tòa MACV dành cho dân làm cố vấn, tôi đi ngủ giữa tiếng pháo đì đùng xen lẫn với tiếng M-16, trời mát mẻ dễ chịu. Lính Cộng Hòa nghỉ phép ăn Tết tại nhà khuya đêm đó xả hết nguyên băng đạn lên không để mừng tiễn ngày mồng Một Tết Mậu Thân. Tiếng súng phát ra từ cả hai bờ sông Hương tạo ra những lằn lửa đan chéo lên bầu trời. Mấy phút sau không gian chợt trở nên im lặng nặng nề.

 

(Tiếp phần 5)

Cũng bên bờ Nam này là địa điểm của tòa công sự Phái Bộ Cố Vấn MACV Hoa Kỳ, một tòa cao ốc hình chữ nhật không mấy kiên cố, trước đây dùng làm cư xá vãng lai. Dãy tường phía Nam của tòa cao ốc giáp với Quốc Lộ 1, con đường huyết mạch chạy xuyên qua thành phố. Từ đây lên hướng Bắc thêm chừng một khu nhà rưỡi nữa là cầu Nguyễn Hoàng (cầu Trường Tiền) sáu vài mười hai nhịp, cây cầu chính bắc qua sông Hương để qua khu Thành Nội. Ở mé chân cầu bên này có công viên Dốc Lão và bãi đổ hàng của Hải Quân Hoa Kỳ. Trong vài tuần sắp tới, hai nơi này sẽ trở thành địa điểm sinh tử cho sự sống còn của cả hai quân đội Mỹ và Nam Việt.

Huế bấy giờ là một tập hợp của nhiều lãnh địa. Guồng máy cai trị ở mỗi khu vực có chính quyền quân sự lẫn dân sự chồng chéo lên nhau. Ví dụ vị tỉnh trưởng lại là một trung tá của quân đội. Ngoài ra còn thêm các chức sắc Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo cùng đông đảo sinh viên học sinh cộng với kiều dân người Âu. Nơi đây ảnh hưởng của người Pháp vẫn còn mạnh, còn người Đức thì đóng vai trò bảo trợ cho trường Đại Học Y Khoa Huế. Ngay cả cán bộ CS cũng tha hồ tung hoành dẫu rằng trong bóng tối.

Do bất ổn chính trị thường xuyên, Huế là một trong vài thành phố hiếm hoi ở miền Nam thiếu vắng sự hiện hữu của các đơn vị chiến đấu Mỹ.

Vào thời gian có cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, hầu hết các đơn vị của SĐ1 BB VN đang đóng rải rác khắp Quân Khu 1. Ngoài một đại đội biệt lập thuộc SĐ1 đóng ở khu nội thành và một phân đội thiết giáp ở phía Hữu Ngạn ra, thì Huế coi như hoàn toàn bỏ ngỏ, không có phòng thủ.

Các đơn vị chiến đấu Mỹ gần nhất đóng ở Phú Bài, nằm trên Quốc Lộ 1 cách Huế 11 km về phía Nam. Phú Bài là tổng hành dinh chính của TQLC HK, còn là điểm tập trung các đơn vị yểm trợ quan trọng; lại là nơi đang diễn ra một cuộc bàn giao đơn vị qui mô. Bấy giờ, Phú Bài là hậu cứ của Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray (Task Force X-Ray), một tổng hành dinh nhẹ của SĐ1 TQLC HK vừa mới dọn từ Đà Nẳng về để thay thế cho SĐ3 TQLC HK. Đơn vị này đang chuyển về Đông Hà ở phía Bắc, gần vùng phi quân sự.

Đúng 17 km về hướng Tây Bắc Huế trên QL1 là BCH của Trung Đoàn 3 BB thuộc SĐ1. Đơn vị này hoạt động ở một căn cứ cũ của Pháp có tên là PK17 (viết tắt từ tiếng Pháp poste kilomètre 17, người Việt quen gọi là Cây Số 17). Xa hơn một chút về hướng Bắc cũng dọc theo QL1 lại có căn cứ Evans, nơi đây cũng đang diễn ra một cuộc bàn giao căn cứ giữa một số đơn vị thuộc SĐ3 TQLC HK phải dọn đi và SĐ1 Kỵ Binh (1st Cavalry Division) thuộc Lục Quân HK đang dọn đến.

Nghe thì có vẻ như Huế sẽ được tăng viện dễ dàng từ cả hai mặt Nam Bắc mỗi khi có biến động; sự thật thì không hẳn như thế vì chưa hề có kế hoạch giải cứu nào được phác họa cho một cuộc tấn công quá bất ngờ. Hơn nữa, cả Phú Bài lẫn Evans đều đang diễn ra cuộc bàn giao đơn vị qui mô, cả hai nơi đều chưa có sẵn lực lượng phản kích để chống trả một cuộc tấn công lớn.

Hai lữ đoàn của SĐ1 Kỵ Binh HK có một số lớn trực thăng bị phân phối đều khắp một địa bàn rộng lớn chạy dài từ Phú Bài về phía Nam cho đến căn cứ Landing Zone Jane thuộc Quảng Trị ở phía Bắc. Thêm vào đó, Lữ Đoàn 1 thuộc SĐ 101 Dù HK vừa về đến Evans lại phải di chuyển lên hướng Bắc, mọi phương tiện yểm trợ phải chịu ở mức độ tối thiểu, trực thăng thì không có sẵn chiếc nào. Quân Dù không quen lối hành quân trên bộ như của lực lượng Kỵ Binh.

TQLC HK mới dọn đến Phú Bài, còn nhiều bỡ ngỡ, cần thời gian để quen với phong thổ, địa hình địa vật. Lực Lượng Chiến Đấu Thủy Bộ Đệ Tam (The III Marine Amphibious Force) của TQLC HK dự liệu rằng đến giữa Tháng Hai SĐ 1 TQLC mới đủ thời gian để hoạt động hữu hiệu trở lại phần nào trong vùng trách nhiệm chiến thuật vừa mới tiếp nhận và mất thêm một tháng nữa mới đạt hiệu năng toàn phần.

Mới dọn đến Phú Bài lúc này còn có BCH Tiền Phương (Forward Headquarters) mới thành lập của cơ quan MACV, nhờ nó mà Tướng Westmoreland mới rớ tay được nhiều hơn đến các cuộc hành quân ở phía Bắc Quân Khu I, nơi mà trước đây được giao cho TQLC. MACV Tiền Phương sẽ giám sát trực tiếp lên các hoạt động của cả TQLC lẫn Lục Quân ở hai tỉnh địa đầu giới tuyến của VN là Quảng Trị và Thừa Thiên. Sự sắp đặt này khiến ban tham mưu của quân đoàn TQLC thêm quan tâm, ngờ vực.

CHƯƠNG HAI (phần ba)

 

Tuần tiễu trước lúc nửa đêm trong phạm vi nhiều cây số phía Tây kinh thành, ĐĐ Thám Báo 36 người thuộc SĐ1 mà Tướng Trưởng đã giao phó nhiệm vụ làm tai mắt cho sư đoàn, phát giác ra mình đang nằm ngay trên đường tiến quân của địch.

Vị chỉ huy toán thám sát là Tr/úy Nguyễn Thi Tân nhanh chóng nhận chân ra rằng lực lượng mình quá nhỏ không nên chạm trán với địch. Anh ra lệnh anh em binh sĩ án binh bất động trong khi lo liên lạc vô tuyến với Tướng Trưởng báo động địch đang xâm nhập ồ ạt về hướng kinh thành. Nằm gần đường tiến của địch đến nỗi Tr/úy Tân phải thì thào trong ống liên hợp để không bị lộ.

Rõ ràng địch đang di chuyển hai tiểu đoàn, 800 và 802, thuộc Trung Đoàn 6 chính quy. Quân BV phối hợp với du kích địa phương đang xâm nhập xuyên qua mạng lưới lọc của ĐĐ Thám Báo tiến về mặt Tây Nam kinh thành, ở đó họ nằm chờ hiệu lệnh để xuất kích chiếm lấy thành phố. Khi có hiệu lệnh, nội tuyến ở trong thành sẽ tiêu diệt các chốt gát để mở cổng thành.

Đồng thời địch cho bố trí thêm một tiểu đoàn thứ ba là Tiểu Đoàn 806, đơn vị này án ngữ mặt ngoài Tây Bắc kinh thành, chắn ngang QL1 để chặn quân cứu viện. Đại đội xuất sắc nhất của tiểu đoàn này là đơn vị đặc công mà thành viên rất được tuyển lọc, lãnh sứ mạng đột kích BTL SĐ1 BB nằm bên trong Thành Nội. Lực lượng tấn công Huế còn được sự trợ lực của Tiểu Đoàn Đặc Công 12 BV.

Theo lời một tù binh bị bắt một hai tuần sau đó, rằng các thành viên xung kích vào Huế được cấp phát thịt vịt, bánh chưng, thịt khô, và gạo. Họ còn được nghe tuyên truyền là chuẩn bị tham dự một “cuộc tiến công lớn nhất lịch sử đất nước.” Cuộc tiến công thần kỳ sẽ long trời lỡ đất.

Một số quân thâm nhập đã lo thay bộ đồ đi rừng bằng áo quần ka ki có quân hàm phù hiệu huân chương đầy đủ, làm sao trông thật bảnh bao để tham dự diễn hành chiến thắng như đã được dự trù. Để tỏ tình đoàn kết với các đồng chí miền Nam, một số bộ đội miền Bắc mang bên tay áo hàng chữ “Sinh Bắc Tử Nam”.

Lực lượng xâm nhập rồi ra đã không thực hiện được cuộc diễn hành chiến thắng đó vì sự chiến đấu anh dũng của ĐĐ Hắc Báo, lòng quả cảm của ban tham mưu cùng anh em binh sĩ còn sót lại trong BTL SĐ1 cùng sự lãnh đạo cứng rắn của  Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng.

Đại Đội Hắc Báo được chỉ huy bởi một trong những sĩ quan trẻ tuổi ưu tú của Tướng Trưởng. Tên được đặt theo tên của thành phố, Trung Úy Huế sinh trưởng ở đây nên mọi ngỏ ngách, nhà cửa, hầm hố trong thành phố anh đều thuộc cả. Các cố vấn Mỹ gọi anh là “Harry”, anh là người dễ tạo cảm kích nơi người khác. Cao và lớn con hơn các binh sĩ VN bình thường, Huế là nhà chỉ huy táo bạo và gan dạ, có phong cách và tư cách khác với những người khác cùng thời. Có thể nói lính của anh dành cho anh cảm tình tôn kính thường dành cho các thần linh, họ sẵn sàng chết cho anh theo mệnh lệnh.

Địch vẫn tiếp tục dồn quân đến mặt ngoài mạn Tây kinh thành chờ tín hiệu cho một cuộc tấn công hiệp đồng. Cấp chỉ huy CS nhận chỉ thị rằng cuộc xuất kích sẽ khởi sự lúc 2 giờ rưỡi sáng, hiệu lệnh là một loạt hỏa tiễn được bắn từ vùng núi phía Tây thành phố nhưng sau đó nhiều lần bị hoãn lại ngoài dự liệu. Một trong những quan sát viên của cấp chỉ huy này báo cáo: “Tôi thức để chờ, tôi nhìn xuống phía Huế…ánh đèn thành phố vẫn còn sáng, bầu không khí êm ả không nghe động tĩnh gì cả.”

Tín hiệu đến lúc 3 giờ 40 sáng bằng một loạt hỏa tiễn. Hai tiểu đoàn CS, 800 và 802, lập tức tràn ngập chốt giữ Cửa Chánh Tây rồi tỏa rộng ra, khởi đầu một cuộc tấn công hiệp đồng từ Tây sang Đông.

*

Tr/úy Huế đang nằm trên giường khi loạt tiếng nổ đầu tiên nghe được ở nội thành. Trái hỏa tiễn đầu tiên bay vèo qua trên nhà anh rồi rớt ngay bên trong tường thành phía Tây. Ở nhà hôm ấy có vợ, đứa con gái 4 tháng và cha mẹ của anh.

“Tôi vụt dậy mặc nhanh áo quần, vơ lẹ quân tư trang rồi dọt ra khỏi nhà,” Tr/úy Huế kể lại. “Nhớ lại chiếc Jeep mình đã cho một trung đội trưởng nhà ở bên kia sông mượn về tối qua, tôi liền nhảy tót lên xe đạp phóng về hướng chốt chỉ huy của mình nằm phía bên kia phi đạo. Tôi thấy địch quân chạy quanh gần hai bên tôi; chờ xem chúng chạy về hướng này thì tôi liền đạp đi hướng khác. Tôi là thổ công ở đây, tôi biết tôi đang đi đâu còn họ thì làm gì biết.”

Nhờ bóng đêm che khuất, Huế xen lẫn giữa quân địch đang phân vân mất định hướng trước đường ngang lối dọc chật hẹp và nhà cửa san sát. Anh nghe rõ tiếng súng phát ra từ phía phi đạo; biết rằng đơn vị đang chạm địch. Đến gần, anh lên tiếng để đồng đội biết có sự hiện diện của mình.

2

Phi trường Tây Lộc nhìn về hướng Tây Bắc. (cc.gatech.edu)

Lập tức nắm quyền chỉ huy, Huế chụp lấy một cây súng chống chiến xa M-72 (LAAWs: Light Antitank Assault Weapons) mà đơn vị anh vừa mới được trang bị thêm. Anh bắn vòng cầu một trái vào cả tá địch quân ở phía bên kia phi đạo. Sức nổ làm bắn ba mạng bay cao lên trời. Toàn trung đội còn lại của ĐĐ Hắc Báo nhả liên tục hàng tràng đại liên và M16. Góp phần chống trả còn có một trung đội thuộc ĐĐ1 Quân Cụ có trách nhiệm giữ kho đạn và vũ khí ở gần phi trường.

Trái đạn làm chồn chân địch quân và càng gây thêm sự mất định hướng của quân BV. Sau đó họ bèn giạt qua bên phải, đánh vòng để tránh hỏa lực từ phía kho quân cụ và tiến thẳng vào ngay trung đội Hắc Báo. Quân của Huế chận đường tiến của địch băng qua phi đạo gây cho họ nhiều tổn thất nặng nề. Sự kháng cự mãnh liệt khiến Tiểu Đoàn 800 phải ngoặc qua hướng Nam để rồi phối hợp với Tiểu Đoàn 802, tiểu đoàn này đang cố mở đường tiến đến BTL SĐ1 nằm ngay mé thành Tây Bắc. Về sau Hắc Báo và trung đội Quân Cụ đã rút vào được bên trong BT, góp phần chận đứng cuộc tấn công thứ hai nhằm tràn ngập bộ chỉ huy này.

Trong lúc đang chống trả cuộc tấn công ở phi trường, Tr/úy Huế phát hiện thấy hai ông TQLC Mỹ lạc loài có nhiệm vụ giữ an ninh.

“Tôi cho lệnh ngưng bắn và ra hiệu để họ tiến về phía chúng tôi,” Huế kể tiếp. “Hóa ra cả hai đều còn non trẻ, thấy họ sợ sệt ra mặt. Tôi còn chụp được hai tên địch và bắt sống làm tù binh. Một trong hai mặc quân phục bộ đội miền Bắc có điểm một ngôi sao trên cổ áo. Lính của tôi ai cũng lên tinh thần hết, họ tưởng chụp được một ông tướng.”

Một người khai là được đưa từ miền Bắc vào và đã lẫn khuất trong khu vực suốt 7 ngày qua. Y được cho biết là sẽ có người đón để đưa đường dẫn lối và sau ngày tấn công sẽ có một cuộc diễu binh mừng chiến thắng.

Một điều khác lạ mà Huế ghi nhận được là cả hai đều được trang bị lương thực bằng khẩu phần K của quân đội Mỹ. Chúng gồm 3 bịch nhỏ, mỗi bịch được bọc bằng giấy thiếc. Một bịch đựng gạo, hai bịch kia đựng cá và lươn. Ngoài bịch có ghi chú bằng tiếng Mỹ. Ngoài ra, linh tinh còn có thuốc viên vitamin, một gói đường, nhiều gói muối và tiêu, cả một ít kẹo gum nữa. Ngoài hộp ghi rõ bao bì được đóng ở Okinawa.

Về sau Huế cho viên cố vấn Mỹ của mình là Đ/úy TQLC James J. Coolican, đêm đó đang kẹt ở trong tòa MACV bên Hữu Ngạn, biết rằng chính nhờ súng M-72 mà đã gây được sự tán loạn tinh thần đối với địch đến độ họ không còn cơ hội để tái hợp hòng mở cuộc tấn công vào BTL SĐ1 được hữu hiệu nữa.

“Trở lại thành phố Huế sau khi cho đem dợt thử ở Vùng Phi Quân Sự, chúng tôi mang M-72 ra dạy qua nhiều buổi huấn luyện về cách sử dụng.” Coolican nói, “Tôi tin chắc là nhờ dùng đến M-72 ngay từ buổi đầu của cuộc tấn công đã cứu được tổng hành dinh của Tướng Trưởng.”

Tướng Trưởng đồng thời cũng cứu được chính mình nhờ những quyết định được đưa ra đúng lúc. Thứ nhất phải nói đến là ông đã chỉ thị cho ĐĐ Thám Báo sứ mạng đi dọ thám vùng phía Tây hôm trước khi có cuộc tấn công. Kế đến, ông đã báo động tình hình nguy ngập kịp thời cho ĐĐ Hắc Báo. Thứ ba, ông cho lệnh tạm bỏ phi trường Tây Lộc hòng dồn lực lượng lại để cố thủ kịp thời BTL. Chỉ một mảy may lưỡng lự, Hắc Báo và ĐĐ Quân Cụ có thể bị bao vây và bị tiêu diệt dần từng mảng nhỏ ở khu vực phi đạo, hậu quả đưa đến sự sụp đổ của BCH vì thiếu quân chiến đấu.

*

Lệnh triệu hồi đã mang về cho Tướng Trưởng không ít thì giờ quí báu. Số là trong khi Tiểu Đoàn 800 CSBV bắt đầu tấn công phi đạo Tây Lộc đã bị bỏ ngỏ và vơ vét kho vũ khí của ĐĐ Quân Cụ, thì ông tập trung thời gian để lo củng cố phòng thủ cho BCH, nơi vừa đẩy lui được đợt xung phong thứ nhứt của Tiểu Đoàn 802 BV. Sự kiện vừa qua chứng tỏ khả năng có thể kháng cự được đợt xung phong thứ hai dự liệu sẽ xảy đến.

Trong đợt đầu, BTL suýt bị địch tràn vào sau khi họ chọc thủng được bức tường ở khu Quân Y. Các bác sĩ, trợ y lẫn công chức dân chính phải đánh cận chiến mới đẩy lui được địch. Phe phòng vệ thiệt mất 11 chết, 6 bị thương. Phía bên kia có 20 bị hạ.

*

Tr/úy Huế kể lại rằng anh nhận được lệnh bỏ phi trường để rút về BTL lúc 7 giờ sáng, anh liền chọn ngay một con đường triệt thoái ngắn và an toàn nhất. Huế gom quân và đã đưa được tất cả nguyên vẹn về đến BCH trong thời gian kỷ lục. Trên đường rút, anh lượm được thêm người ở bên Quân Cụ, một số con nhạn lạc đàn kẹt ở nhà vì đang nghỉ phép. Anh hướng dẫn đoàn người bây giờ lên đến con số 150 len lỏi qua nhiều ngõ hẻm quen thuộc mà anh thường chơi cút bắt hồi còn bé. Từ hướng Nam họ về đến được trước cổng chính BTL.

“Tôi thấy có vài xác chết ở phía ngoài thành. Tôi còn nhìn thấy địch đang lập ba ổ đại liên chĩa về hướng cổng chính để yểm trợ cho cuộc tấn công.” Tr/úy Huế kể, “Tôi liền cho sử dụng vài cây M-72 để tiêu diệt mấy khẩu đại liên rồi dùng trái khói hầu tạo màn che để chạy vào. Thật may mắn cho chúng tôi vì chỉ cần đến trễ một giờ nữa thôi thì BTL chắc đã không còn.”

Tới lúc bấy giờ trời đã sáng bạch, thấy mọi dự tính đều không được như dự liệu, lực lượng địch bắt đầu quay ra lo thanh toán trước những chỗ ít được phòng thủ ở khu vực Đại Nội. Ngay chính nơi đây địch cũng chạm phải sức chống kháng bất ngờ, lần này của ĐĐ Thám Báo 36 người là những người sau khi dọ thám ở ngoài mặt Tây kinh thành đã tìm cách lọt được về Thành Nội vài giờ trước đây. Tuy nhiên với quân số áp đảo, đến 7 giờ quân CS tràn được vào Đại Nội.

 

8

Thành Mang Cá nơi đặt Đại Bản Doanh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh quân đội Miền Nam, nằm ở góc Bắc kinh thành Huế. Toàn thành phố đều rơi vào tay quân CS ngoại trừ nó và cơ quan MACV của Hoa Kỳ ở mặt Nam, phía hữu ngạn sông Hương. Đây là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc tái chiếm Thành Nội sau này. (edited from photo of popasmoke.com)

 

Bộ đội CS thay nhau leo lên ngai vua chụp hình lưu niệm, rồi đến 8 giờ sáng một trung đội thuộc Tiểu Đoàn 800 chiếm lĩnh kỳ đài, nơi mà 24 giờ trước đây Tướng Trưởng và ông Thị Trưởng TP Huế đã đứng làm lễ chào cờ đầu năm. Quân CS hạ cờ vàng ba sọc đỏ của Nam Việt xuống rồi kéo lên lá cờ khổng lồ của MTGP rộng 6×9 bộ anh (2×3 m).

Trong khi mặt kia thuận chèo mát mái thì phía này toán đặc công 40 người tinh tuyển thuộc Tiểu Đoàn 806 vẫn chưa thực hiện được kế hoạch đánh úp BTL SĐ1 từ phía ngoài Kinh Thành ở mặt Bắc. Địch quân nhận thấy chiếc cầu bắc qua hào nước dẫn vào BCH đã không còn, thay vào đó là đống bùi nhùi thép gai. Tập hợp lại, địch cố làm suy yếu bớt lực lượng bên trong bằng cách bắn một loạt trăm trái đạn cối 82 ly.

Khi đợt xung phong thứ hai mở màn thì Tr/úy Huế và lực lượng tăng viện của mình đã sẵn sàng.

*

Đ/úy Ralph Bray, quê nhà ở Olathe, tiểu bang Kansas, là một trong nhiều sĩ quan Hoa Kỳ trực đêm đó ở BTL SĐ1. Lúc 1 giờ sáng sau khi nghe báo cáo của Tr/úy Tân về hoạt động địch ở hướng Tây, Tướng Trưởng liền cho một trinh sát cơ hạng nhẹ L-19 cất cánh từ Tây Lộc để thẩm tra tình hình. Theo ghi nhận trong sổ trực của Đ/úy Bray thì phi cơ trở về lúc 3 giờ sáng, viên phi công cho hay là không thấy có gì khả nghi. Không đầy một giờ sau đó phi đạo bị tấn công còn BTL bắt đầu ăn mưa pháo của đạn cối.

Một trong các phần việc của Bray là nghe ngóng các cuộc điện đàm và diễn giải ra tình hình chung.

“Tôi lo ghi chép các sự kiện nghe ngóng được nhưng rồi diễn biến đến quá nhanh đến độ tôi phải cần thêm một thông dịch viên VN,” Bray kể. “Ưu tiên hàng đầu của tôi là liên lạc ngay với các đơn vị để báo động cho họ, vì rằng mỗi khi mình đã bị đụng địch thì rồi ra cũng sẽ đến lượt họ.”

Cũng như mọi người, Bray phải ngưng phận sự để cầm súng khi địch lại bắt đầu tấn công.

“Bị ăn B40 và đạn cối tôi biết ngay địch đang ở cận kề,” Bray tiếp. “Một khi địch đã xung phong đến vòng thành BTL thì toàn thành phố chắc có lẽ đã bị họ chiếm hết rồi.”

1

Các đốm màu trên bản đồ chỉ vị trí nơi tập trung đông đảo quân BV vào hôm 31 tháng Giêng. (FMFPac Headquarters)

 

Khi cuộc tấn công bắt đầu, Tướng Trưởng liền gọi máy kêu cứu viện. Ông ra lệnh cho 4 tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 BB đang đóng rải rác ở các hướng Tây, Nam và Đông về tiếp cứu. Ông còn nhờ xếp trực tiếp là Tr/Tướng Hoàng Xuân Lãm yêu cầu Sài Gòn cho phép ông được chỉ huy trực tiếp Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù Số Một là một lực lượng trừ bị chiến lược đang thi hành phận sự ở phía Bắc Huế. Lữ Đoàn Dù này gồm có 3 Tiểu Đoàn 2, 7, và 9. Các đơn vị khác được lệnh chuyển về Huế còn có Tiểu Đoàn 4 thuộc Trung Đoàn 2 BB và Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 7 Thiết Kỵ, cả hai đều thuộc SĐ1 và đang đồn trú ở phía Bắc.

Tướng Trưởng còn chỉ thị cho phân đội thiết giáp thuộc Trung Đoàn 7 Thiết Kỵ, doanh trại ở phía hữu ngạn cách BTL chừng 1 dặm lập tức kéo vào Thành Nội. Đoàn xe dưới quyền chỉ huy của Tr/Tá Phan Hữu Chi gồm 26 chiến xa hạng nhẹ M41 và khoảng chục xe thiết giáp M-113 vừa ló đầu ra khỏi đơn vị liền bị phục kích. Địch đẩy lui được đường tiến của đoàn xe bằng hàng loạt B-40 và đại liên. Nhiều xe bị mất vào tay quân địch mà sau này địch sẽ dùng để tấn công TQLC Mỹ. Một chiếc qua được bên kia cầu nhưng rồi cũng bị tiêu diệt do hỏa lực từ phía trong Thành Nội bắn ra.

*

Trong ngày đầu, không đơn vị tiếp viện nào về đến được BCH. Quân bảo vệ chỉ có ĐĐ Hắc Báo vốn là một đại đội trinh sát tí hon của Sư Đoàn, cộng với thành phần dân chính không chiến đấu kể cả ban quân nhạc. Theo lệnh, tất cả đều phải cầm súng chiến đấu dưới quyền điều động của Tr/úy Huế. Ai ai cũng cần góp tay cho sự sống còn của BTL.

Một yếu tố khác gây quan ngại cho công cuộc phòng thủ là sự thiếu vắng của vũ khí nặng. Họa hoằn chỉ có được hai khẩu đại liên 30 gắn trên xe Jeep và một ít M-72 của Hắc Báo. Hôm đó hoàn toàn không có được sự yểm trợ của pháo binh hoặc không quân. Mọi hình thức tiếp tế đều bị gián đoạn trong suốt một tuần lễ.

Lúc sớm tinh mơ từ cửa sổ văn phòng chỉ huy nhìn ra sân thao diễn rộng mênh mông Tướng Trưởng thấy địch đang dùng dây móc để leo qua bờ tường ngoài. Viên phụ tá bắn về phía đó hết một băng đạn súng sáu.

Người hùng đầu tiên trong ngày thứ nhất là Tr/úy Nguyễn Ái vốn là một nhân viên Phòng Tư của Tướng Trưởng. Mặc dù bị thương vì trúng đạn ở bả vai, ông vẫn cùng các công chức dân chính hạ được năm địch quân, số còn lại leo tường trở ra tẩu thoát. Kế đó ông còn góp phần đẩy lui được đợt xung kích của đặc công vào cổng chính.

“Tôi biết là mình mới né được một mẻ lớn,” Brad đề cập đến cuộc xung kích. “Nhưng chưa biết rõ nó lớn cỡ nào mãi cho đến xế trưa khi nhìn thấy nhiều xác chết và mấy gói chất nổ quăng lại ngoài cổng mới hình dung ra được nhiều hơn.”

Tướng Trưởng duyệt xét lại tình thế để thấy rằng nó vô cùng tinh tế. Một quân số nhỏ nhoi đã chận đứng được một cuộc xung phong bão táp, thật là quá may mắn. Nếu viện binh không đến sớm e rằng rồi đây chắc sẽ bị địch tràn ngập. Ông không thể biết khi nào viện binh mới đến được, chỉ biết ráng cầm cự và chờ. Một ngày rồi một đêm qua đi. Sáng ngày 1 Tháng Hai đợt chi viện đầu tiên đến.

May cho Tướng Trưởng, nhờ biết trước ông đã có đủ thời gian để tổ chức phòng vệ, ông còn rất may mắn là phận sự khó khăn ấy được gánh vác tuyệt vời bởi Tr/úy Huế, một sĩ quan trẻ tuổi đầy nhiệt huyết chiến đấu. Ngày hôm ấy địch mở thêm ba đợt xung phong nữa nhưng đều bị đẩy lui. Mỗi lần mỗi yếu đi vì họ nay phải lo đối phó thêm với viện binh Nam Việt từ hướng Bắc đang đổ về theo QL1. Đêm 31 Tháng Giêng BTL SĐ1 chịu thêm một đợt tấn công nữa rồi thôi.

9

Bản đồ chỉ rõ các địa điểm quan trọng ở hai bên bờ sông Hương: 1) Đại Nội. 2) BTL SĐ 1. 3) Cơ Quan MACV. 4) Cầu An Cựu. 5) Ngã tư có xây vòng xoay. 6) Đoạn đường qua đồng An Cựu. 7) Sân vận động Tự Do. 8) Cầu Trường Tiền. 9) Sông đào An Cựu (hay Phú Cam). 10) Kỳ đài Phu Văn Lâu. 11) Nhà Lao Thừa Phủ. 12) Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên. 13) Trường Quốc Học và Đồng Khánh. 14) Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. 15) Công viên Dốc Lão. (Map copied from the book “The Siege of Hue”)

 

Địch rút khỏi khu vực BTL để tăng cường củng cố vùng phi đạo vừa chiếm được. Đám quân khác thiết lập BCH ở phạm vi Đại Nội trong khi đám khác di chuyển về hướng Tây Nam để tạo áp lực đối với quân trú phòng của Tướng Trưởng ở bên Hữu Ngạn.

Đ/úy Bray chỉ còn hai tuần nữa là đủ thời gian phục vụ để được về nước, lại cũng thuộc đơn vị yểm trợ không chiến đấu để rồi kẹt vô đây phải chiến đấu để sống còn. Mỗi đêm Bray chỉ ngủ được ba tiếng cho tới ngày 4 Tháng Hai thì được thay thế. Một tuần sau, anh hồi hương, quả là kẻ may mắn.

Tuy nhiên, một năm rưỡi sau Bray quay trở lại VN với tư cách là đại đội trưởng rồi bị tử trận gần Chu Lai.

CHƯƠNG BA

Ráng Sống

 

Cùng thời gian Trung Đoàn 6 BV tấn công Thành Nội, Trung Đoàn 4 từ vùng núi non phía Tây Huế bắt đầu xâm nhập vùng hữu ngạn sông Hương. Hai lực lượng này tiến quân êm thắm nhờ bóng đêm và sương mù dày đặc.

Ngoài một số TQLC trực gát ở cổng ra vào và tháp canh góc phía Bắc, số quân trú phòng còn lại ở Tòa Công Sự MACV đều mãi mê ngủ không chuẩn bị đề phòng gì cho một cuộc tấn công của địch nào cả.

Đ/úy Coolican con dân của Carbondale, Pennsylvania, làm cố vấn quân sự cho SĐ1 BB từ tháng 4 đến tháng 10 thì chuyển qua làm việc với đại đội tinh nhuệ Hắc Báo. Với chiều cao 6 bộ 5, anh đứng lênh khênh giữa những người lính VN. Nhờ thành thạo tiếng Việt nên anh hiểu rõ tập quán của những người lính VN nhỏ nhắn và rất quí trọng họ.

Bình thường anh ngủ lại với đơn vị này ở trong Thành Nội. Đến phút chót anh quyết định qua ghé chơi với mấy người bạn TQLC HK ở MACV để mặc cho anh em Hắc Báo ở lại ăn Tết với nhau. Leo lên xe lúc sau nửa đêm 30 tháng Giêng 1968, Coolican đem theo đồ trải ngủ lái qua cầu Nguyễn Hoàng (Tràng Tiền) sang phía hữu ngạn sông Hương.

“Tôi nhớ đã dừng lại gần đầu cầu bên kia, nhìn lui vào hướng thành phố; tôi thấy Thành Nội rực sáng ánh đèn như lễ Giáng Sinh,” Coolican kể. “Cảnh sắc thật đẹp mắt. Tôi ngắm một chốc rồi mới dọt xe đi tiếp qua cầu.”

Trước 2 giờ sáng ngày 31 tháng Giêng, Coolican sang đến MACV. Hai lính TQLC phải ra kéo cổng cho anh vào. Anh đậu xe sát hàng rào cạnh bên cổng chính rồi đi thẳng vào phòng mình ở bên trong công sự nơi anh trọ chung với một sĩ quan TQLC khác. Anh hên mới còn chỗ để ngủ vì tối nay nhiều dân cố vấn, được rỗi rảnh do các đơn vị VN đang bận đón Tết, cũng kéo về chơi.

Ở đây không thấy tăng cường an ninh dù Coolican biết Tướng Trưởng đã ban hành lệnh báo động cho các đơn vị VN của mình từ ngày hôm trước. Anh cũng chẳng mảy may quan tâm trước khi buông mình thiếp vào giấc ngủ.

Cố vấn trưởng ở MACV là Đ/Tá George O. Adkisson, vừa mới nhận chức vụ được mấy ngày sau khi về quê nghỉ phép ở Texas trở lại. Tốt nghiệp Võ Bị West Point khóa 1945, ông 43 tuổi, cao lỏng khỏng, dáng dấp quí phái, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng đầy uy lực. Ông khác hẳn với người tiền nhiệm là Đ/Tá hung thần Pete Kelly, vua xì gà. Tôi nghe kể dân cố vấn đều khiếp vía ổng. Ổng rất thân cận với Tướng Trưởng thuở làm việc với SĐ1 BB.

Dĩ nhiên Adkisson biết Tướng Trưởng đã đặt lính của mình trong tình trạng báo động 100 phần trăm nhưng ông không biết rằng Tướng Westmoreland cũng đã ban một lệnh tương tự cho toàn lực lượng Mỹ. Hậu quả là đêm 30 tháng Giêng MACV vẫn sinh hoạt bình thường, không có lệnh báo động, không nhắc nhở đề phòng bất trắc.

*

Tòa nhà MACV không thiết trí gì đặc biệt để phòng khi bị tấn công. Tọa lạc giữa một khu đông đảo dân cư mà dân ngụ trong MACV cũng toàn là dân không tác chiến. Chỉ có vài TQLC và một số cố vấn là có kinh nghiệm chiến đấu, còn lại thì toàn là thư ký văn phòng, đầu bếp, tài xế xe Jeep và một ít nhân viên ngành yểm trợ. Hơn nữa vào đêm 30 tháng Giêng này, dân cố vấn lại đông hơn thường lệ.

 

7

Từ cổng vào MACV là tòa nhà phụ hai tầng, mỗi tầng có 20 phòng. dãy cao ốc này chạy song song với cổng ra vào và nằm cách 10m. Có một lối đi rộng hơn 3m ở giữa dãy nhà phụ và tòa cao ốc chính của khách sạn. Tòa nhà này giáp ranh với Quốc Lộ 1 bên hướng Tây. (Courtesy of The US Army)

 

Tòa công sự có hình thể chữ nhật, rộng 300 m, sâu 200 m, bảo bọc bằng tường cao gần 3 m, ngoại trừ cổng chính là một lớp rào cao hơn 3 m. Sát bên cổng này là một ụ chất bằng bao cát kiên cố, ở đây thường có 2 TQLC đứng kiểm soát lưu thông ra vào của cả quân lẫn dân sự. Trên bờ tường bọc theo chu vi là lớp thép gai, cách khoảng có đèn pha chiếu sáng và mìn claymore chống biển người được đặt ở những chỗ trọng yếu.

Có một khoảng trống và rộng ở bên mặt Đông Nam ngó qua Sân Vận Động thành phố, ba mặt còn lại thì tiếp giáp với xóm nhà dân hoặc những cao ốc, nhờ vậy khỏi sợ bị tấn công từ các hướng đó.

Từ cổng vào là tòa nhà phụ hai tầng, mỗi tầng có 20 phòng. dãy cao ốc này chạy song song với cổng ra vào và nằm cách 10m. Có một lối đi rộng hơn 3m ở giữa dãy nhà phụ và tòa cao ốc chính của khách sạn. Tòa nhà này giáp ranh với Quốc Lộ 1 bên hướng Tây. Phòng ăn tập thể nằm ở tầng trệt. Sau dãy nhà phụ là sân thể dục, nơi đây có lớp rào lưới mắt cáo rất cao nên nếu cần trực thăng không thể lên xuống được. Tiếp sau sân thể dục là khu nhà ngủ gồm ba dãy, có cái lợp mái tôn, có cái căng bằng vải bạt. Bên mé Đông Nam thuộc nửa phần sau tòa nhà nơì ngó qua khoảng đất trống cũng có vài công sự phòng thủ. Có hai tháp canh trên đó được bố trí đại liên, một nhìn được hướng lên xuống QL1 cùng cổng chính, một nằm trên công sự chỉ huy nhìn rộng xuống toàn bộ cổng ra vào.

Trong khu vực này còn có câu lạc bộ sĩ quan (nằm bên dãy nhà phụ), nhà nguyện, phòng hớt tóc, và một trạm xá nhỏ. Trạm xá này đúng ra được dùng để băng bó thông thường, gồm hai phòng giấy nhỏ và một phòng mổ tí hon.

Đúng ra thì MAVC chỉ là một cơ sở hậu cần, chuyên trị bít-tết, tôm cua các thứ chứ vũ khí nặng thì không. Cư dân toàn là cố vấn viên, yểm trợ viên, không có sát thủ viên.

Phòng hội quán sĩ quan vào buổi chiều là điểm nóng qui tụ đông đảo nhân viên. Phòng ăn tập thể lớn hơn nằm bên tòa nhà khách sạn chính được biến thành khu trình diễn văn nghệ mỗi khi có USO (Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương Mỹ, gồm các ca nghệ sĩ thượng thặng chuyên đi trình diễn giúp vui các binh sĩ Mỹ tập trung gần các căn cứ lớn) đến giúp vui. Tôi nhớ có lần ban nhạc Tito cùng đoàn kiều nữ Phi đến trình diễn trong nhà ăn tập thể mà khán giả đều phải đứng để xem, họ bị lôi cuốn đến độ cha tuyên uý cũng ra lắc lư.

Ở trong này chúng tôi giải quyết vấn đề giặt giũ bằng cách giao cho dân bản xứ. Mấy người địa phương này đa số là phụ nữ mỗi ngày qua thủ tục khám xét để vào ra cổng nhưng rồi thì họ tự do đi lại khắp nơi. Họ làm công việc thật chu đáo, tôi chưa hề nghe xảy ra một vụ ăn cắp vặt hay phá hoại nào.

*

Thoạt đầu tôi được cho ngủ ở một nhà lều nhỏ nằm cạnh trạm xá. Lúc ấy có khoảng 5, 6 sĩ quan khác cũng ngủ cùng lều với tôi. Trong số họ có một sĩ quan liên lạc mới toanh từ SĐ1 Kỵ Binh dọn đến là Th/tá Joe Gunter. Một vị khác là một đại úy TQLC trẻ tuổi mới từ Khe Sanh được chuyển về làm cố vấn cho một đơn vị lính Nam Việt. Ông này vừa kéo giường ra cách xa khỏi bức tường, vừa cười nói.

“Tôi thích xếp đặt giường như vậy vì mỗi khi bị pháo kích thì tôi có thể nhào xuống phía nào cũng được.” Dĩ nhiên về vấn đề này hẳn ông ta đã có kinh nghiệm bản thân.

Chiếc giường nhỏ nhắn của tôi được lót bằng một tấm nệm hơi và che bằng mùng để tránh bị muỗi đốt, cạnh giường, tôi để sẵn một máy thu thanh rẻ tiền và một đèn bấm để đọc sách trước khi ngủ. Phòng vệ sinh nằm cách xa 10 m trong một căn nhà có chất bao cát chung quanh; chỗ đi đại tiện là một mặt bằng để ngồi xổm có khoét lỗ chính giữa, gần đó là một đường ống làm nơi đi tiểu. Hầm trú ẩn gần nhất cách 10 m nằm về một hướng khác.

Tôi về giường ngủ lúc trước nửa đêm ngày 30 tháng Giêng. Đêm nay tôi vừa chơi ném tên với mấy người Úc thật vui, đây là trò tiêu khiển ruột của dân Úc, vậy mà tôi hạ họ được hai ván. Họ thật cởi mở và thân tình làm tôi nhớ bè bạn thời đại học. Tôi thấy hài lòng được về làm việc ở đây.

Vào đến lều thì đèn đã tắt ngúm cả. Tôi lặng lẽ cởi giày và máng áo quần lên trên một chiếc ghế gần đó. Tôi nghe một loạt súng M-16 và tiếng nổ như tiếng pháo. Có lẽ có người đang tiễn đưa ngày đầu một năm. Trong lều chẳng thấy ai cựa quậy. Tôi đi vào giấc điệp với nụ cười nở trên môi.

*

ẦM …. Tiếng này thì khó mà lầm được. Sức nổ làm bắn tôi lên khỏi giường. Một trái rocket 122 mm, thứ hỏa tiễn lớn nhất của địch, rơi xuống cách chỗ tôi ngủ chưa quá 16 m.

Theo bản năng, tôi xỏ lẹ quần, đội nón sắt lên đầu, chụp lấy đôi giày trận và khẩu M-16 rồi chạy chân không ra khỏi cửa về phía hầm trú pháo kích, tôi va lung tung với mấy người chung phòng khác. Trong hầm có đến 12 người; thêm hai trái nữa nổ bùm làm lay chuyển tòa nhà. Mấy phút giây đầu tiên chúng tôi lo mặc cho xong quần áo và kiểm lại vũ khí cá nhân. Chỉ có được một hai người là nhớ lấy theo áo giáp. Tôi nhìn đồng hồ, kim chỉ 3 giờ 45 sáng.

Mấy hột mồ hôi chảy xuống thái dương và đọng trước trán tôi. Có chuyện trọng đại đang xảy ra nhưng bọn tôi không biết được chính xác đó là gì. Có người tò mò thò đầu nhìn ra cho biết và thấy đường đạn xanh bay vèo trên trời. Dấu hiệu chẳng lành! Tôi được biết đường đạn xanh là của loại đạn thuộc khối Cộng. Tiếng đạn rít cao là tiếng của AK-47 còn tiếng nổ thật lớn là B-40, hai vũ khí thông dụng của Cộng quân. Tôi có thể phân biệt chúng xen kẻ với tiếng nổ quen thuộc của đại liên M-60, súng phóng lựu M-79 và tiếng ‘pop pop’ của M-16.

Không ai nói với ai một lời nhưng ai cũng nghĩ là không nên nằm đây lâu. Nếu đặc công mà lọt vào được với một túi chất nổ thì chúng tôi sẽ thành miếng mồi ngon lành.

Một trái rocket khác lại nổ nhưng gần hơn, tôi nghe tiếng la rồi tiếng kêu gọi trợ y. Chúng tôi vẫn đợi trong hầm chừng nửa tiếng thì được chỉ định đi tiếp ứng cho các trạm canh nằm khắp quanh khu công sự. Ở đó chúng tôi trong tư thế sẵn sàng. Để làm gì, không ai biết.

*

Đ/úy Coolican lăn ra khỏi giường khi vừa có tiếng nổ. “Chắc chắn mình đang bị pháo rồi,” anh kể lại. “Điều đầu tiên là tôi chui ngay xuống gầm bàn rồi bật radio nghe ngóng, sau đó đi ra ngoài một vòng để quan sát tình hình. Tôi thẳng tới khu bệnh xá xem nơi đó có thiệt hại nào không. Có nhiều lửa bốc lên từ phía sau khu nhà nên tôi thẳng đến hướng đó xem sao. Một hầm trú ẩn bị trúng ngay một quả làm năm người bị thương, họ đều là phi công trực thăng. Tôi cầm lấy băng ca phụ đưa họ về bệnh xá.”

Trong khi Coolican đang lo bố trí việc phòng thủ ở mặt sau thì có người báo cho anh biết nhân viên vô tuyến của anh là Hạ sĩ Frank Doezema, Jr. bị trúng đạn ở chòi canh phía Bắc. Anh liền tức tốc chạy tới đó.

“Tôi bảo vài người lo dập tắt lửa dưới chân tháp còn mình thì trèo lên.” Coolican tiếp, “Doezema bị thương ở cả hai chân, máu tuôn xối xả. Tôi chích cho anh ta một mũi mọt-phin rồi vác anh xuống.”

Sau đó Coolican leo trở lên, lần này cầm theo cây súng phóng lựu M-79 với 30 quả đạn, anh xả hết ra khu vực chung quanh cổng chính.

Chuyên viên truyền tin Doezema vốn là cư dân của Kalamazoo, Michigan. Anh tập trung hỏa lực từ cây đại liên M-60 về hướng cổng chánh, nơi đã phá hỏng được một đợt tấn công của đặc công. Anh giết được sáu địch quân trước khi bị thương. Còn Coolican về sau được Huân Chương của Hải Quân nhờ hạ được 4 mạng làm im họng một ổ chiến đấu địch đang bắn thẳng vào cổng chính.

Trong khi Coolican đang rót M-79 về hướng cổng chính thì Th/Tá TQLC Frank Breth, sĩ quan liên lạc của SĐ3 TQLC, dẫn toán quân đặc biệt trèo lên nóc tòa công sự, từ đó họ thấy được nhiều đặc công và bộ đội CS đang tiến theo QL1 về hướng MACV. Một địch quân thẩy một trái lựu đạn vào hầm chiến đấu ở dưới mặt đất làm một TQLC thiệt mạng, nhưng kế đó toán quân địch còn lại đều bị diệt sạch trước khi tới được cổng. Hành động chớp nhoáng của Th/Tá Breth và những người khác khiến địch phải phân tán mỏng.

Doezema lúc ấy bị thương quá nặng cần được điều trị lập tức nếu không chắc sẽ thiệt mạng. Có hai người khác bị thương nặng cũng đang có nhu cầu tương tự.

Như nhiều lần trước đây, Coolican phải chuẩn bị để gọi trực thăng tải thương nhưng kẹt là tìm đâu ra chỗ cho máy bay đáp. Căn cứ MACV không có khoảng trống nào đủ rộng để cho trực thăng xuống. Anh lật bản đồ ra tìm và chọn được một nơi nằm ở công viên Dốc Lão, bên bờ sông, cách đó chừng 200 m .

Không ai biết địa điểm ấy có an ninh không nhưng vì tình thế quá khẩn trương nên không thể nghĩ ngợi được nữa. Coolican gặp khó khăn liên lạc với TQLC ở Phú Bài, anh quay sang BCH SĐ1 Kỵ Binh ở 25 km phía Bắc Huế. Dù lúc bấy giờ họ không có sẵn trực thăng tải thương nhưng anh cứ tiếp tục năn nỉ.

Đồng thời Coolican còn phải tính toán làm sao đừng để thêm ai bị hạ trong lúc tải thương tới bãi đáp. Anh biết địch đang kiểm soát không những khu vực đó mà còn cả các con đường dẫn tới đó nữa.

Đến xế trưa mới xin được trực thăng. Lập tức một xe tải không mui được trưng dụng để chuyên chở thương binh, họ được chất ngay lên xe. Hai xe Jeep sẽ đi theo hộ tống. Vừa khi phi cơ gọi cho hay họ đang trực chỉ đến Huế thì đoàn xe bắt đầu túa ra cổng và phóng về hướng bãi đáp dưới làn mưa đạn. Trong khi vài sĩ quan cố vấn lo giữ cho thương binh khỏi bị rớt xuống đường thì người khác điều khiển đại liên gắn trên xe Jeep, có người thì bắn M16.

Đến nơi an toàn, Coolican bình tĩnh liên lạc trực thăng để hướng dẫn đáp xuống. Con chim sắt lớn xà xuống thật nhanh trước làn đạn tua tủa; nhận thương binh xong liền bốc khỏi mặt đất trong không đầy 30 giây. Đám cố vấn liền tức tốc quay trở về MACV, họ trở về đến nơi an toàn mà không chịu thêm tổn thất nào, thật là phép lạ.

Theo lịch trình thì Doezema sẽ được về nước trong vòng 20 ngày nữa nhưng rất tiếc anh đã chết khi phi cơ vừa đáp xuống Phú Bài vài phút sau đó.

*

Hạ sĩ James Mueller đến Huế làm việc từ Tháng Năm 1967 với chức vụ đả tự viên, tức thư ký đánh máy, anh hồi hương với huy chương đồng vì đã anh dũng chiến đấu ở MACV trong hai ngày đầu của cuộc bao vây Huế.

“Tôi la báo động ‘pháo kích’ theo như lệ thường mỗi khi địch rót súng cối hoặc hỏa tiễn vào cơ quan. Bây giờ cái đó đã thành phản xạ rồi,” nhiều năm sau Mueller kể lại.

“Tôi bò ra khỏi giường, xé tung cái mùng, đội nón sắt lên, mặc vội áo giáp. Chưa tới vài giây tôi đã sẵn cây Carbine và băng đạn trên tay và, chân mang dép Nhật biến ra khỏi phòng. Bạn đồng sự luôn luôn đem tôi ra làm đề tài trêu chọc cái tật không bao giờ chịu mặc cho xong bộ đồng phục. Bởi thế họ cứ mãi thấy tôi cụ bị đầy đủ sẳn sàng tác chiến nhưng vẫn còn mặc đồ lót và mang dép đi tắm. Với tôi tốc độ là quan trọng hơn mọi thứ — Tôi muốn được sống.”

Đây không phải lần đầu tiên Muller bị ăn pháo ở MACV nhưng lần này là tệ hơn cả.

*

Theo lệ thường hễ mỗi lần Charlie (Tiếng lóng quân Mỹ ám chỉ quân du kích) pháo kích là chúng tôi phải thi hành lệnh báo động kéo dài chừng nửa giờ là xong, sau đó về giường ngủ tiếp. Lần này thì khác, sau khi chúng tôi đã chui vô hầm an toàn rồi thì mọi sự như trời sập. Đạn súng nhỏ nghe từ mọi hướng, sau tiếng mọt-chê và hỏa tiễn còn nghe thêm mấy tiếng nổ chát chúa khác nữa.

Viên trung sĩ xuất hiện bảo chúng tôi hể cứ thấy cái gì nhúc nhích là tự do bắn bỏ. Một loạt đạn đầu bắn ra chạm phải dây nổ làm kích ngòi hệ thống pháo sáng ở hàng kẽm gai trên bờ tường cao. Cả một vùng tòa nhà sáng loé lên như ban ngày. Tôi nghe tiếng súng nhỏ bắn thật rát từ phía trường học và tiếng súng liên thanh từ khu sĩ quan chỉ huy. Lính VN ở doanh trại đối diện bắn mấy phát sang vị trí chúng tôi, đoán là họ sơ ý nên không bắn trả. Một hai phút sau tiếng súng từ bên đó ngưng bặt. Nhưng tiếp đó thì nào là tiếng nổ inh tai, pháo sáng, súng nhỏ, tiếng huyên náo, tiếng la thất thanh, và những tiếng ồn đó cứ kéo dài như thể bất tận. Chúng tôi không tài nào biết được việc gì đang xảy ra ở chung quanh. Cứ ngồi yên trong hầm chiến đấu, theo lệnh viên trung sĩ lo bảo vệ an ninh mặt bên này là được. Cầu trời sao cho thoát cảnh địa ngục trần gian này.

*

Đây là lần đầu tiên tôi được cắt cử gác ứng chiến và qua cường độ súng nổ tôi đoán được địch đông tới ngần nào nhưng tôi không hề cảm thấy hiểm nguy gì cả. Không biết phải cắt nghĩa sao đây mà thực lòng tôi có cảm giác khoái hơn là sợ.

Trong khi ngồi đảo mắt tìm kẻ muốn giết mình để mà giết họ thì người ta có khối thì giờ để nghĩ ngợi vu vơ. Đêm đầu tiên đó vì điều tiết quá độ, mắt tôi chắc lồi ra to bằng trái banh chơi bóng chày (baseball) là ít. Định bụng sẽ không để xẩy mất tên nào muốn giết mình.

Tôi ngồi canh chung với một đại úy TQLC tên Bob Williams ở tầng lầu hai của dãy nhà phụ trông xuống cổng chính. Suốt hai tiếng đồng hồ chúng tôi nói chuyện cũng nhiều nhưng hầu hết thời gian là im lặng và chăm chú quan sát. Tôi không nhớ lúc ấy mình có thấy sợ không, chắc vì cảm giác này quá mới đối với tôi nên tôi cũng không biết phải nghĩ sao nữa.

Tôi đảo mắt không ngừng đúng theo sách vở đã học ở Fort Benning 4 năm trước đây trong bài tác chiến đêm. Đột nhiên tất cả chợt yên hẳn đi. Bầu trời ở phía Đông sáng dần, rồi bình minh đến. Trước mặt tôi trên mặt đất là một lỗ to tướng do trái rocket nổ lúc sớm. Một chiếc Jeep nằm chổng bánh lên trời, một chiếc khác nằm nghiêng dựa lên hàng rào. Ngoài đường, ở gần cổng có hai cái xác người nho nhỏ, thoạt đầu tôi tưởng của trẻ nít hóa ra đó là của đặc công.

“Mọi người vô sự cả phải không?” Có tiếng hỏi từ bên dưới, rồi từng người một chúng tôi lên tiếng đáp lại từ mỗi vọng gác.

Đã 6 giờ sáng, tòa công sự bao trùm một bầu không khí lạnh và ẩm. Đằng trước tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người qua lại. Chúng tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, mong có ai đó cho chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra.

Tôi rời chỗ một lát để giải quyết bầu tâm sự; xong, tôi thấy nhẹ hẳn ra. Lúc đứng dậy tôi không quên kiểm tra khắp thân thể xem thử có bị thương chỗ nào không vì kiếng vỡ vung vãi đầy khắp phòng. May thay mọi sự đều tốt đẹp hết.

Một lát sau hai chúng tôi thay phiên nhau canh chừng để về phòng lấy thêm áo quần và mấy thứ khác còn để sót lại. Tôi cúi khum người chạy băng qua một hai tòa nhà tường bị lỗ chỗ vết đạn. Có vài lỗ lớn do đạn B-40. Những người khác cũng đang di chuyển trong tư thế như tôi. Tiếng đạn bắn sẻ vẫn bay rít trên đầu.

Nhìn qua bờ tường phía bên phải tôi thấy mái trên của lầu chuông nhà thờ; tôi tin chắc địch đứng đó để bắn sẻ qua đây. Nhà thờ này nằm trong khuôn viên trường nữ trung học Jeanne d’Arc; tòa kiến trúc sơn vôi vàng, đàng trước được chống đỡ bởi hàng cột. Ngôi trường và một trạm y tế có sơn dấu thập đỏ phía ngoài đều nằm kế cận chúng tôi. Ngày nào địch còn chiếm nóc chuông đó, bên này ai di chuyển cũng phải lẹ và lum khum mà chạy.

Tôi ghé vào lều thật nhanh, mặc thêm áo sơ mi, áo giáp. Chụp lấy bộ đồ cạo râu, đèn pin và máy thu thanh rồi hết tốc lực trở về trạm gác. Có người ghé qua phát khẩu phần C lương khô và đạn M-16, tôi bật radio nghe tin tức thì đài phát thanh quân đội Armed Forces Network loan tin là Sài Gòn đang bị tấn công. Các thành phố khác cũng trong tình trạng tương tự nhưng không nghe đá động gì đến tình hình Huế cả.

*

Đại tá Adkisson cho triệu tập các cố vấn trưởng lại để báo cáo tình hình. Dầu đường dây điện thoại nối với BTL SĐ1 BB VN đã bị cắt đứt nhưng ông vẫn có thể điện đàm được với Tướng Trưởng bằng vô tuyến. Cả hai bên đều rõ là toàn thành phố nay đầy tràn bộ đội CS và du kích. Ông Trưởng cho biết mình đang bị nguy khốn, còn theo Adkisson thì MACV đã thoát qua cơn hiểm nghèo.

“Theo tôi, nếu muốn, quân BV có thể tràn ngập chúng ta dễ dàng,” ông nói. “MACV chắc không phải là mục tiêu mà họ quan tâm. Vậy chúng ta chắc sẽ không bị hiểm nguy đâu.”

Dẫu sao thì sao Adkisson vẫn kêu cứu viện.

*****

        Nơi có thể tiếp cứu gần nhất là căn cứ TQLC ở Phú Bài trong khi chính đây cũng đang bị địch tấn công. Cách Huế 11 km, Phú Bài là nơi đặt BCH tiền phương SĐ1 TQLC tên gọi là Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray (Task force X-Ray). SĐ3 TQLC đã từng đặt tổng hành dinh ở đây mãi cho đến ngày 13 Tháng Giêng. Vào thời gian tấn công Tết, nhiều đơn vị của cả hai sư đoàn vẫn đang di chuyển ra vào vùng này để bàn giao đơn vị.

Hôm 31 Tháng Giêng, LLĐN X-Ray gồm có BCH của các Trung Đoàn 1 và 5 TQLC cùng 4 tiểu đoàn bộ binh, mỗi đơn vị đều được trang bị đầy đủ cấp số. Khi có lệnh phải giúp Huế, Chỉ Huy Trưởng X-Ray, Chuẩn Tướng Foster C. LaHue, mới quyết định là ông chỉ thừa một đại đội để gởi đi giúp thôi. Điều mà LaHue và những người khác lúc ấy chưa am tường là Huế đang bị địch với quân số cấp sư đoàn tấn công với đầy đủ tiếp liệu, đạn dược và viện binh đủ để chiến đấu lâu dài.

*

Buổi sáng tiếp tục lên, các viên cố vấn tụ tập ở bên trong MACV bắt đầu thở ra nhẹ nhõm. Chúng tôi ngồi nhắc lại về sự may mắn mà địch quân đã không tấn công bộ binh ồ ạt tiếp sau cuộc xung phong đặc công. Ngăn được địch là một việc. Đẩy được họ ra khỏi Huế mới là chuyện khó nhất trong toàn trận chiến.

Nghĩ là chuyện đã xong, tôi lấy nhật ký ra bắt đầu kể lại:

‘Hôm nay Thứ Tư qua nhanh. Ngoài kia có kẻ không ưa chúng tôi. Họ pháo kích không ngớt, không đếm kịp số lượng đạn cối. Quả đầu nổ nghe lớn lắm (sau này tôi mới biết đó là hỏa tiễn 122 mm). Bình minh còn lâu mới xuất hiện. Tôi không thấy sợ, chẳng biết vì sao. Ngoài đường có hai xác chết nằm cách chỗ tôi ngồi gác hơn 15 mét. Trong này có tiếng kêu la nhưng chung chung thì khá yên tĩnh, ngoại trừ tiếng đại liên, M-16 và đạn cối. Khẩu M-16 của tôi chưa bắn được phát nào. Nhưng tôi vẫn sẵn sàng. Tôi đang ở trung tâm của cơn bão lửa. Thật đó, chính tôi đã từng mong được vậy. Đây là chiến địa mà.’

*

Mười giờ sáng ngày 31 tháng Giêng, tôi nghe tiếng trực thăng xung trận đầu tiên bay qua về hướng sông kéo theo đằng sau hằng tràng súng. Vài phút sau tôi nghe thêm tiếng súng nhưng chiếc trực thăng không còn bay trở lại. Sau này mới hay nó đã bị bắn hạ, phi hành đoàn thoát được vào một doanh trại lính miền Nam rồi vài giờ sau họ được cứu thoát. Cuộc giải cứu táo bạo do Chuẩn Úy Frederick Ferguson thực hiện mang về cho anh Huân Chương Danh Dự của Quốc Hội (Congressional Medal of Honor).

Ch/úy Frederick Ferguson, một phi công trực thăng kỳ cựu thuộc Đại Đội C, Tiểu Đoàn 277 Không Yểm của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh. Sư đoàn này tạm thời hoạt động gần phía Bắc Chu Lai trong khi đang chuẩn bị dọn về căn cứ Evans ở 25 km Tây Bắc Huế. Bãi đậu trực thăng của đại đội anh là một bãi đất thuộc Tiểu Đoàn Công Binh Kiến Tạo nằm cách Phú Bài chừng 2, 3 cây số. Sáng sớm 31 tháng Giêng địch pháo dữ dội bằng đạn cối và rocket. Khi trận pháo thưa bớt, các phi công liền vội di tản 12 chiếc trực thăng. Họ phải cất cánh mà không mở đèn.

Nhiều năm sau Ferguson kể lại: “Sợ đạn cối gây tỗn hại cho phi cơ nên chúng tôi phải cấp thời cho di chuyển đi ngay.”

Họ chọn bay về hướng căn cứ Evans. Đến nơi thì bị sương mù dày đặc không xuống được phải quay vòng trở lại phía Nam trực chỉ phi trường Tây Lộc nhưng được biết ở đây cũng đang bị tấn công. Sau cùng qua liên lạc vô tuyến họ được Phú Bài cho phép đáp, dù rằng địch vẫn chưa ngưng pháo. Đằng nào họ cũng phải hạ cánh vì phi cơ chỉ còn đủ nhiên liệu cho 20 phút phi hành nữa thôi.

Sau rạng đông, khi đã lấy xong nhiên liệu, họ lại bay về căn cứ cách đó không xa để chờ chỉ thị. Trên điện đài, Ferguson được biết có một trực thăng thuộc đại đội của anh bị bắn rơi ở Huế, năm chiếc khác cùng đơn vị đã tìm cách cứu nhưng không chịu nổi hỏa lực địch từ dưới bắn lên. Lệnh trên đưa xuống rằng đừng nên lai vảng gần Huế.

Lập tức Ferguson hiểu ngay mình cần phải làm gì.

“Đặt trường hợp tôi là họ, dĩ nhiên tôi muốn có người đến cứu tôi,”  Ferguson tiếp. “Đây là nhiệm vụ, trọng trách của tôi là phải mang họ ra.”

Ferguson bảo phi hành đoàn lấy bớt đồ trên phi cơ xuống để giảm tối đa sức nặng và chuẩn bị công tác giải cứu đồng đội. Anh thuyết phục thêm được ba chiếc gunship (loại trực thăng được trang bị đặc biệt để chiến đấu) bay theo yểm trợ tác xạ trong khi anh xuống cứu. Canh thời gian thế nào để hành động cho được ăn khớp là việc vạn nan. Anh hình dung mình chỉ có 20 giây của cơ may để đáp xuống và rồi cất cánh. Lại thêm sự vận hành cơ phi đòi hỏi độ chính xác cao, nơi anh sẽ hạ cánh là một doanh trại VN bé tí, là một sân nhỏ nằm giữa các dãy nhà và một cột cờ. Đường kính cánh quạt lớn của trực thăng chỉ kém bề ngang sân có vài mét.

Khoảng trưa, Ferguson liên lạc với trại lính cho biết anh sẽ xuống ngay khi địch ngưng pháo. Anh thông báo 3 chiếc gunship hãy sẵn sàng, đồng thời dặn dò phi hành đoàn phân công nhiệm vụ cho họ. Anh dự tính sẽ từ hướng Đông bay thấp vào dọc theo Sông Hương rồi rẽ trái sau khi vòng qua khỏi cầu Trường Tiền, kế đến là cho phi cơ đáp thật nhanh vào sân trại.

“Tôi nhớ lại khi nhìn qua bên phải và trông thấy lá cờ của CS trên kỳ đài,” Ferguson kể. “Một gã ngồi bên phía ấy tên Ford bị đặt biệt danh Edsel hay tên là Edsel có biệt danh Ford tôi không nhớ rõ, gã nói, ‘Lúc trở về nhớ bay ngang đó để lấy lá cờ.’ ”

Con tàu của Ferguson xà xuống giữa hàng loạt đạn và anh thả nó rơi tòm ngay giữa sân trại trong bụi đất mịt mờ.

Năm 1997 Ferguson tường thuật lại, “Ba mươi năm rồi, bây giờ tôi không nhận ra trại lính đó nữa, chỉ nhớ là nó nằm ở đâu đó gần sông thôi.”

Chất người lên xong, anh cho phi cơ lên thẳng đứng để khỏi đụng vào nhà hoặc cột cờ, rồi chuồn lẹ. Ngay khi đang cất khỏi mặt đất, một trái cối nổ cạnh bên làm phi cơ xoay đi 180 độ buộc Ferguson phải bay ra khỏi trại lính theo một hướng nghịch xa hẳn chỗ 3 chiếc gunship đang đứng chờ để yểm trợ.

Đúng ra thì có lên từ hướng nào cũng không có chi khác vì mấy chiếc gunship đều bắn hết đạn cả rồi. Chiếc trực thăng của Ferguson bị ghim đầy lỗ đạn của địch, là chiếc duy nhất lết về được đến Phú Bài.

Ferguson kể lại cho nhà văn Tim Lowry năm 1985:

“Lúc ấy nếu không có năm người bị thương trên boong chắc tôi buộc phải đáp xuống đâu đó lâu rồi.

“Máy truyền tin thì hỏng, áp suất dầu rớt xuống gần số không. Mùi hôi chịu không nỗi. Ở đằng sau nóng như lửa. Phi cơ lắc đến độ không đọc được các đồng hồ trước mặt nhưng ít ra là nó vẫn còn bay được và tôi ép nó phải lết cho đến Phú Bài. Vừa vượt qua khỏi vòng rào phòng thủ thì phi cơ vừa trượt xuống đụn cát ngoài phi đạo. Nếu hồi đó hàng thép gai ở dãy rào chỉ cao hơn một sợi tóc thôi là coi như tôi đi đong.

“Thật là một sứ mạng rợn tóc gáy nhưng may chúng tôi không ai chết cả. Thôi thì hết người này đến người kia vỗ lên lưng nhau. Bạn có thể tưởng tượng nỗi xúc động lúc ấy nó như thế nào chăng. Ai cũng quá sức sung sướng, quá khích động vì mừng vui.

“Phải mất một ngày nỗi ngây ngất đó mới lắng xuống, nhưng rồi chúng tôi cũng phải trở lại chiến đấu ngay ngày hôm sau.”

Chuẩn Úy Ferguson rời nhiệm vụ tác chiến năm 1972 nhưng vẫn phục vụ cho Vệ Binh Quốc Gia (National Guard). Năm 1997 anh về hưu sau 39 năm trong quân ngũ.

CHƯƠNG BỐN

Giải cứu (Phần một)

 

Sáng 31 tháng Giêng tại Phú Bài, Trung Sĩ Alfredo Gonzalez và bạn thân là Hạ Sĩ Bill Jackson ngủ chưa được ba tiếng phải chạy tránh pháo kích.

Đa số binh sĩ trong Đại Đội C, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1 TQLC (Alpha 1/1) vừa được không vận từ Quảng Trị về ngày hôm trước, sau cuộc hành quân gần vùng Phi Quân Sự. Họ phải mất nhiều thì giờ để bốc dỡ quân dụng, tuần tra khu đóng quân, giặt giũ áo quần họ đã mặc suốt hai tuần lễ tuần tra chiến đấu gần Cồn Tiên; ở đây nhờ lập được chiến công Hạ Sĩ Jackson vừa được tưởng thưởng huy chương Purple Heart. Sau nửa đêm những chiến binh mệt mỏi chỉ còn biết tận hưởng thì giờ quí báu cho giấc ngủ.

Lúc 3 g 45 sáng, sau tiếng báo động ‘pháo kích, pháo kích’ cả đại đội cắm đầu chạy ra giao thông hào hoặc hầm trú ẩn để núp. Địch rót vào đơn vị trận mưa đạn cối và hỏa tiễn.

Trong hầm chỉ huy, các máy truyền tin báo cáo những cuộc tấn công tương tự xảy ra khắp trong vùng. Đến rạng sáng, Tướng LaHue, chỉ huy trưởng căn cứ, nhận được lệnh từ thượng cấp ở Đà Nẵng bảo phải gởi quân lên tiếp cứu Huế nơi đang bị tấn công bằng bộ binh. Vì không biết rõ quân số của địch, LaHue quyết định gửi đi Đại Đội Alpha 1/1. Đã vậy quân số Alpha 1/1 bấy giờ chỉ có phân nửa và Đại Úy Đại Đội Trưởng Gordon Batcheller là sĩ quan duy nhất còn lại trong đơn vị. Hai trung đội khác của đại đội này vẫn còn đang kẹt lại ở Quảng Trị.

Batcheller, con trai của một hải quân đô đốc, say sưa nghiệp dĩ kiếm cung, vị trí của ông khi xung trận là luôn luôn ở đầu hàng quân. Mang danh là một TQLC gan lì ông cạo trọc đầu để chứng tỏ điều đó. Thuộc cấp không những tin tưởng mà còn vị nễ ông nữa.

Batcheller tập họp hạ sĩ quan để thông báo với họ về cuộc tiếp cứu Huế, trong số họ có người trước đây đã từng có dịp đi ngang Huế trên đường di chuyển ra Vùng Phi Quân Sự. Ông cho hay thời gian hành quân có thể mất một hoặc hai ngày, nhưng hóa ra là hơn 2 tuần. Về phần Batcheller, ông lại không qua được chỉ vài giờ đầu tiên do bị thương rất nặng khi bị phục kích.

Vì thiếu sĩ quan, Tr/Sĩ Gonzalez, 21 tuổi, được đôn lên làm thường vụ trung đội trưởng. Anh quê ở Edinburg, Texas, một thị trấn cạnh biên giới Mexico; anh chiến đấu gan dạ khiến binh sĩ dưới quyền rất trọng vọng. Trong khi anh chàng Hạ Sĩ Jackson 19 tuổi, một cư dân của thành phố New York được thăng làm thường vụ trung sĩ trung đội của Trung Đội 2.

Trang bị chỉ với một tấm bản đồ và một ít tin tình báo không mấy đáng tin cậy, những đứa con của Alpha 1/1 khởi sự cuộc hành quân từ Phú Bài lúc 8 giờ 30 sáng, đi vào chốn không tên. Họ di chuyển trên 6 xe vận tải 6×6 (xe Dodge) và được hộ tống bởi hai quân xa của Lục Quân trang bị bằng súng phòng không M55 là loại đại liên 50, bốn nòng, gắn trên mui.

Theo dự trù đoàn xe sẽ gặp một vài binh sĩ VN để được dẫn đường nhưng cuối cùng lại không thấy ai. Batcheller đợi chừng một tiếng mới cho lệnh đi tiếp.

Sứ mạng của Batcheller là tiến xuyên qua Huế để gặp gỡ với một đơn vị của SĐ1 Kỵ Binh thuộc Lục Quân Hoa Kỳ. Khổ nổi là bản đồ của Batcheller chỉ giới hạn qua lằn ranh thành phố Huế có 1 km ở mỗi cạnh, mà điểm gặp lại nằm hẳn ra ngoài. Ông không biết làm sao hơn là cứ liều tới đâu hay đó. Vài phút sau thì có lệnh thay đổi hướng tiến quân, thay vào đó ông sẽ dẫn quân tới MACV.

Batcheller không khoái nghe lệnh lạc thay đổi nửa chừng như vậy, ông thỉnh cầu xin tin tức tình báo ở khu vực mới. Câu trả lời là không có. Ông có cảm giác quái dị qua những gì ông đang thấy trước mắt. Bình thường QL1 luôn luôn tấp nập xe cộ bây giờ thì không thấy chiếc nào. Bình thường ông hay thấy trẻ con xoè tay xin quà bây giờ lại không thấy em nào. Cộng thêm là hôm nay có lớp sương nhẹ bay lặng lờ trên cánh đồng lúa khiến Batcheller có cảm tưởng đang tiến vào chốn liêu trai.

Một giờ sau tại nơi cách Huế chừng 3 cây số họ gặp một đoàn xe khác gồm 3 chiến xa M48 đang dừng ở vệ đường. Những chiến xa này thuộc SĐ 3 TQLC đang trên đường đến bãi bốc hàng ở hữu ngạn sông Hương để được tàu đổ bộ LCU (Landing Craft, Utility) vận tải ra vùng Phi Quân Sự. Họ dừng lại vì thấy xác một xe tăng quân Nam Việt đang bốc cháy. Trưởng đoàn xe gọi điện về Phú Bài báo cáo hoạt động của địch đồng thời yêu cầu xin bộ binh hộ tống.

Batcheller lẹ làng quyết định cho hai đoàn xe nhập chung. Ông cho binh sĩ xuống xe để giữ an ninh cho các chiến xa. Trung đội của Tr/sĩ Gonzalez tỏa ra phía mạn sườn phải, còn của Hạ sĩ Jackson thì bên trái.

Vài phút sau đoàn xe bị đạn bắn ra từ một cao ốc nằm ở khúc rẽ ba cách họ 50 mét (Ngã Ba Giàn Xay). Đại đội Alpha 1/1 vội nhào ngay xuống mương để tránh nhiều tràng liên thanh đang bay xéo ngang đầu. Tiếng súng chợt ngưng. Gonzalez từ trong tòa cao ốc bước ra rạng rỡ nụ cười, tay anh lủng lẳng 4 khẩu AK.

Trong khi đoàn xe đang dừng để hoạch định hướng tiến mới thì Batcheller được thông báo có đoàn xe tạp dịch TQLC đang tiến lên từ  phía sau do Tr/tá Ed Montagne dẫn đầu. Ông này thuộc SĐ 3 TQLC là sĩ quan trông coi việc chuyển hàng lên tàu thủy; ông đi theo đoàn xe tạp dịch đến bãi bốc dỡ hàng ở bờ sông Hương. Vậy là thêm một đoàn khác nhập chung cùng đi về một hướng. Đ/úy Barcheller bèn dời toán chỉ huy lên đằng trước để dễ kiểm soát đoàn xe.

Khi đoàn xe đến gần cây cầu quan trọng An Cựu bắc qua sông đào Phú Cam, thì họ cách MACV chỉ còn chừng 2 km nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy nơi đây hoạt động địch mạnh hơn. Có thêm nhiều xác xe tăng của quân Miền Nam nằm rải rác hai bên đường, xác những người lính bị cháy nám đến độ không còn nhận diện được. Hình như địch có thử giật sập cầu mà không thành công.

Không đợi địch có thời gian tập trung thêm để chận đường tiến qua cầu, Batcheller cho lệnh bắn yểm trợ rồi cùng người lính phụ trách truyền tin nhảy lên chiếc xe tăng đi đầu vượt qua trước; khi họ qua được bên kia an toàn rồi các xe khác cũng tuần tự qua theo.

Rời cầu được 100 mét thì họ đến một ngã tư lớn, chính giữa xây thành vòng xoay. Bên vệ đường là xác của chừng 6 xe tăng thuộc Trung Đoàn 7 Thiết Kỵ Nam Việt có doanh trại cách đó vài trăm mét. Những chiếc này bị phục kích vài giờ trước đây khi vừa bắt đầu di chuyển về hướng Thành Nội sau khi nhận lệnh Tướng Trưởng vào tiếp cứu Bộ Tư Lệnh.

Địch mở màn tấn công bằng một loạt B-40 bắn vào chiếc chiến xa dẫn đầu. Đ/úy Batcheller bị thương, nhân viên truyền tin và một y tá tử trận. Mặc dù hỏa lực rất mạnh nhưng đoàn xe cuối cùng cũng vượt qua được hết.

Sương mai tan dần, Batcheller nhìn thấy trước mặt là quãng đường dài chừng 600 m chạy băng qua một cánh đồng; cuối đoạn đường có viền cây hai bên này là lằn ranh phía Nam của thành phố với nhà cửa san sát. Batcheller thử gọi xin yểm trợ bằng phi cơ hoặc pháo binh trước khi tiến qua khoảng trống này nhưng mọi liên lạc vô tuyến đều bị tắc nghẽn vì bị sử dụng quá nhiều, đa số do từ phía VN. Ông có liên lạc được với cấp chỉ huy là Tr/tá Mark Gravel ở Phú Bài, ông này hứa sẽ dẫn ngay toán cứu viện lên, đồng thời ra lệnh Batcheller phải đưa quân đến Huế càng sớm càng tốt.

Jackson kể lại: “Biết địch đang quan sát thấy chúng tôi tiến quân một cách quá lộ liễu trên mặt đường cao nhưng không thể làm gì hơn, chúng tôi tỏa ra bên mé phải con đường còn ông đại đội trưởng (Batcheller) thì bước theo sau chiếc tăng dẫn đầu. Tôi thấy ổng giạt qua phải để đỡ một người bị thương thì vừa lúc lãnh ngay một tràng đại liên.”

10

Quân Mỹ nép xuống bờ mương của con đường băng qua Đồng Ông Cộ, sau khi bị phục kích. (Courtesy of USMC)

Giây phút kế đó thật là hổn độn. Địch không biết từ đâu bắn tới. Chiếc quân xa có trang bị khẩu đại liên 50 bốn nòng nhích lên đàng trước rồi xả tới tấp xuống hai bên vệ đường nơi nào tình nghi có địch. Trong khi các binh sĩ TQLC nhào xuống bờ hào nằm yên né đạn, vài TQLC khác đang cố kéo mấy đồng đội bị thương xuống nơi an toàn hơn.

Đ/úy Batcheller bị trúng đạn đại liên ở cả hai chân và bên cánh tay mặt. Sức đạn đi mạnh đến nỗi ông bị hất văng ra khỏi đường, rơi tòm xuống hố, thân người nằm vắt qua cuộn thép gai. Dù bị thương trầm trọng không nhúc nhích được ông hét gọi người chiến binh kỳ cựu nhất là Tr/sĩ xạ thủ J. L. Canley giao cho nắm quyền đại đội để tiếp tục di chuyển đến Cơ Quan MACV. Anh này là một người khổng lồ cao 6 bộ tư, nặng 240 cân anh.

Nhờ chiến xa và đại liên 50 bốn nòng làm lá chắn, TQLC tiến nhanh được qua cánh đồng trống nhưng rồi bị khựng lại ở đầu con phố. Đến đây họ chỉ còn cách MACV 500 mét nữa thôi. Trong khi ấy đoàn xe của Tr/tá Gravel gồm Đại Đội Golf 2/5 thuộc Trung Đoàn 5 TQLC và sĩ quan hành quân của ông là Th/tá Walt Murphy cũng từ Phú Bài vừa lên đến đầu kia cánh đồng.

 

11

TQLC Mỹ thận trọng tiến theo mé đường. Xác một thiết vận xa M-113 thuộc Trung Đoàn 7 Thiết Kỵ Nam Việt bị bắn cháy bằng B-40 trước đó. (USMC)

 

Đại úy Đại Đội Trưởng Đại Đội Golf 2/5  Chuck Meadows, cũng như mọi người khác hoàn toàn mù tịt về tình hình tại Huế. Đơn vị ông vốn là ‘lính gác hoàng gia’ (palace guards) ở Phú Bài, tạm thời được chỉ định điều khiển hành quân cho Trung Đoàn 1 TQLC. Đêm 30 Tháng Giêng đơn vị này đang nằm trên một quả đồi cách Phú Bài 1 km về phía Tây làm vòng đai an ninh cho căn cứ chiến đấu này. Họ bị tấn công bằng hỏa tiễn lúc 3g rưỡi sáng.

Vừa về đến căn cứ sau khi trời tối, Đ/úy Meadows được gọi lên trình diện phòng chỉ huy Trung Đoàn 1 TQLC, mới hay là mình được biệt phái đi theo Tr/tá Gravel trong sứ mạng cứu viện Huế. Đúng ra sứ mạng của họ là đến BTL SĐ1 BB NV để hộ tống Tướng Ngô Quang Trưởng về Phú Bài. Đoàn công voa rời Phú Bài lúc 10 giờ rưỡi sáng. Tr/tá Gravel ngồi trên xe Jeep dẫn đầu, còn Đ/úy Meadows thì trong ca-bin chiếc quân xa thứ nhì.

Mọi sự khá yên ổn cho tới khi họ qua khỏi cầu An Cựu và bắt đầu đi qua cánh đồng. Địch bắn đại liên vào sườn trái đoàn xe. Đ/úy Meadows cho lệnh xuống xe và nhảy xuống mé đường bên phải để tránh xa lằn đạn. Tạm bỏ mấy chiếc quân xa lại, Đại Đội Golf di chuyển dưới ruộng dọc theo bờ đường cao bên bờ phải ra khỏi khoảng đường trống thật nhanh chóng. Trên cánh đồng phía bên kia địch ở vị trí xa hẳn tầm súng mặc đồng phục ka-ki đang chạy song song với họ theo hướng Bắc về phía thành phố. Đối với đa số TQLC đây là lần đầu tiên họ thấy địch sờ sờ giữa thanh thiên bạch nhựt.

Qua khỏi đoạn đường trống, binh sĩ của Golf 2/5 gặp phải những thương binh của Alpha 1/1 đang được y tá băng bó. Trong đó có Đ/úy Batcheller.

Tr/tá Gravel và Th/tá Murphy trực tiếp điều khiển giữ an ninh cho các binh sĩ bị trọng thương của Đại Đội Alpha 1/1, kể cả Đ/úy Batcheller, rồi cho chuyển họ về Phú Bài bằng hai xe quân xa. Hải Quân Mỹ về sau trao tặng cho Batcheller huy chương Navy Cross, ông được đưa về nước điều trị mất 10 tháng mới bình phục.

Việc gởi thương binh trở về căn cứ, băng qua vùng địch chiếm mà thiếu yểm trợ đúng mức thật là một quyết định liều lĩnh. Nhưng Tr/tá Gravel vẫn phải chọn canh bạc may rủi đó vì nó đáng nên làm nếu không thì họ chết vì không được cứu chữa. Cuối cùng họ cũng về đến Phú Bài an toàn. Gravel nói, “chúng tôi không xin được trực thăng tải thương nào hết … để đưa họ về”.

Trời đã trưa, đoàn công-voa đang giậm chân tại chỗ ở một ngã năm. Nhận thấy chần chừ lâu hơn thì từng xe một sẽ bị địch tiêu diệt, phải có một quyết định táo bạo nào đó. Thế rồi Tr/tá LaMontagne có một kế hoạch. Nhờ đoàn xe đang còn nằm tại chỗ bắn yểm trợ vào hai bên phố, ông sẽ dẫn 2 chiến xa và 2 tiểu đội chạy nhanh về MACV. Mấy tháng trước ông từng lui tới đó nhiều lần rồi nên ông biết rành đường.

 

*

Chúng tôi ở bên trong Cơ Quan MACV nghe rõ quân cứu viện đang tiến lên QL1, ai cũng reo hò mừng vui. Một đại úy cố vấn quân sự đứng cạnh tôi ló đầu lên khỏi hàng bao cát trên tường cao để trông cho rõ các TQLC đang chạy, ông bị trúng một viên đạn lạc vào đầu chết liền tại chỗ.

Do trông thấy lá cờ Mỹ bay phất phới trên tòa nhà Cơ Quan MACV, các TQLC phấn chấn quá nên vừa reo hò vừa bắn chỉ thiên loạn xạ. Tiếng huyên náo ngoài đó vang dội vào cả trong tòa nhà, chúng tôi lo đi trở xuống để khỏi ai bị đạn lạc thêm. Cuối cùng thì toán quân nhỏ nhoi do Tr/tá LaMontagne dẫn đầu cũng từ QL1 rẽ quẹo vào và tiến vào cổng MACV.

Đứng thở lấy hơi một lát, Tr/tá LaMontagne mới báo cáo với Đ/tá Adkisson và phác họa kế hoạch đi quành lui để tăng cường an ninh cho lực lượng còn lại, đồng thời dẫn đường cho họ đến đây. Nhiều vị cố vấn trong đó có Th/tá Breth và Đ/úy Coolican cũng xin đi theo LaMontagne.

Đến gần 3 giờ chiều, toàn bộ lực lượng TQLC, gồm cả hai xe quân xa chất đầy người chết và bị thương vào đến được bên trong cơ quan. MACV bây giờ được sự trợ lực hùng hậu bởi 300 quân TQLC, 4 chiến xa hạng nặng M48, hai xe quân xa có trang bị đại liên 50 bốn nòng, và hai xe tăng M41 của quân đội Nam Việt. Tuy nhiên họ đã đạt đến đích với một giá thật đắt vì TQLC thiệt mất 10 chết và 30 bị thương. Có ai nào hay đây chỉ mới là màn mở đầu.

1

Tòa nhà MACV bây giờ có thêm một chiến xa M-48 bảo vệ bằng cách án ngữ trên đường QL1, ở ngay lối rẽ vào đường Trần Cao Vân. (USMC)

 

Th/tá Wayne R. Swenson, thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray, là sĩ quan liên lạc cho SĐ1 BB NV, đại diện chúng tôi trả lời phỏng vấn của một phóng viên vài ngày sau đó, “Nếu TQLC không đến kịp tôi chắc chắn nhiều người chúng tôi sẽ không còn sống đến hôm nay.”

Binh sĩ TQLC mang tâm trạng nhẹ nhỏm và vui sướng không khác chi các cố vấn quân sự ở MACV vì họ vừa thoát được nỗi kinh hoàng trên đường phố bởi hàng loạt tràng súng lớn nhỏ lẫn B-40 trong lúc tiến quân dọc theo QL1.

Tôi mang theo máy ảnh, sổ ghi chép và bút, để ra hỏi han một vài người lính TQLC. Mở đầu là chào mừng họ đã đến Huế đồng thời yêu cầu họ tường thuật lại cuộc hành trình. Lại gần mấy người đang ngồi dựa sát hàng rào cạnh cổng chính tôi thấy họ đang nới lỏng áo giáp để lấy ra mấy điếu thuốc ướt nhẹt. Người họ đẫm ướt mồ hôi, tay run run đến độ không bật được quẹt. Tôi hỏi:

“Các anh hành quân đến đây ra sao? Ở ngoài đó các anh thấy thế nào?”

Họ cho biết họ từ căn cứ ở Phú Bài tiến theo QL1 đến đây. Đoạn đường dài chỉ có 11 km nhưng phải chịu hỏa lực địch liên miên và chặng cuối gần đến đây là kinh hoàng nhất. Họ nói vội vã như còn hụt hơi sau những căng thẳng quá độ. Tất cả đều còn trẻ măng. Một anh chợt tuôn ra một tràng:

“Anh biết không khi đến giáp ranh thành phố tôi thấy sao mà nó giống một thành phố của miền Viễn Tây xa xưa quá, trông hệt như Dodge City. Nhiều nhà có mặt tiền bằng gỗ, cũng với hàng hiên đưa ra từ tầng hai. Cũng có con hẻm giữa các khu nhà. Lề đường cũng đóng ván y hệt.”

Vài phút sau một trung sĩ đi đến quát tháo như cao bồi John Wayne, “Lên yên, lên yên!”  Không càu nhàu, không chửi thề một tiếng, họ dụi tắt thuốc, cài lại áo giáp, mang ba lô lên sẵn sàng lên đường. BCH ở Phú Bài vừa gọi lên cho biết phải tiếp tục sứ mệnh đã giao trước là vượt sông Hương tiến vào Thành Nội, thẳng đến BTL SĐ1 NV để hộ tống Tướng Trưởng về Phú Bài.

Ưu tiên hàng đầu lúc bấy giờ là phải di tản thương binh và xin tiếp tế thêm đạn dược. Trong khi vị y sĩ duy nhất ở MACV là Đ/úy Bernie bận tíu tít băng bó vết thương cho thương binh thì ngoài bờ sông đang có cuộc tuần tra để lập an ninh bãi đáp.

2

Với một chiến xa M-48 dẫn đầu TQLC Mỹ ra khỏi MACV tiến trên đường Trần Cao Vân để tuần tra khu vực chung quanh về hướng Tây. (Courtesy of USMC)

Thấy toán quân Đại Đội Golf 2/5 đang nối hàng ra cổng, tôi chạy ra xem họ đi đâu. Lập tức có tiếng súng nổ liên hồi, sau đó tôi bắt đầu thấy mấy người bị thương được đưa vào bằng băng ca. Tôi đứng cạnh cổng tay cầm M-16 ra dấu chỉ cho mấy người khiêng thương binh hướng để đi đến trạm xá. Ngày càng có nhiều người bị thương được mang về.

Một toán bốn TQLC mỗi người cầm một góc pông-sô đang tất tả khiêng một thương binh chạy vào, một người lên tiếng, “bác sĩ đâu, bác sĩ đâu?”

“Theo tôi.” Tôi đáp vừa dẫn họ đi vòng ra trạm xá ở phía sau. Phía ngoài phòng trạm xá có ít nhất hai chục người bị thương đang nằm ngồi la liệt. Người trợ y TQLC bảo họ để người bị thương xuống gần cửa, y sĩ sẽ ra xem ngay. Vừa hạ poncho xuống lập tức một vũng máu ọc ra làm ướt đôi bốt của một người lính tải thương. Người thương binh đã chết vì ra máu quá nhiều.

CHƯƠNG BỐN

Giải cứu (Phần hai)

 

Súng nổ ngày càng dữ dội hơn. Rõ ràng là tiếng AK-47 và lằn đạn xanh chứng tỏ đây là đại liên của khối Cộng. Địch đang tấn công với quân số đông đảo.

Những binh sĩ TQLC trông rất trẻ khi họ tiến ra cổng, đến khi trở lại trên các băng ca mới thấy họ trẻ hơn nhiều. Đúng vậy họ còn là trẻ nít mà. Phần nhiều toàn mới lớn cả, chỉ vừa mới xong trung học. Họ tự xưng mình là ‘snuffies’, kẻ đã khôn lớn. Ai không là TQLC thì không là ‘badge of distinction’ (biểu hiện thành phần ưu việt) coi như là ‘poges’, number ten, con gà chết.

Trẻ hay không, họ đổ máu không khác chi những chiến binh lão luyện. Tôi kinh ngạc vì thái độ khắc kỷ và tự kiêu của họ. Dù có người bị vết thương rất kinh hoàng nhưng tôi không thấy họ kêu than. Hình như họ cam chịu đau đớn trong thầm lặng ơ thờ. Điếu thuốc dính trên vành môi rướm máu, họ nhếch mép cười như vừa từ sân tập bắn trở về. Có người đưa ngón cái và ngón trỏ biểu tượng cho một thành tích mỹ mãn hoặc một ngón cái chĩa lên trời. Có người bị thương nặng quá không ra dấu gì cả.

Băng ca chất đầy trước bệnh xá. Ai rồi cũng sẽ được bác sĩ Bernie săn sóc nhưng ưu tiên cho những người bị thương quá nặng trước. Thỉnh thoảng có một trái cối rơi vào khuôn viên MACV, có trái rơi rất gần bệnh xá. Đến cả người chết lẫn bị thương vẫn còn chưa được yên thân.

Bên trong bệnh xá, vài xác chết bọc trong bao đựng xác được xếp dọc theo chân tường; ngày qua ngày con số ấy lại tăng dần lên. Có một xác là bạn thân của Đ/úy Williams là người tôi đã gác chung trạm canh. Chúng tôi vào thăm viếng. Williams quì xuống cạnh bên lấy can đảm mở bao đựng xác ra để nhìn mặt bạn rồi anh oà lên khóc tức tửi. Tôi không biết lấy lời gì an ủi để làm anh ngưng được.

Ấy là kinh nghiệm đầu đời của tôi về bao đựng xác, mà cũng không phải là lần sau cuối.

*

Về phần Tr/tá Gravel, ông đang mang một tâm trạng kinh tởm kỳ quái. Vừa mới đến MACV ông đụng độ ngay với Đ/tá Adkisson bằng trận cãi vã to tiếng. Là một sĩ quan TQLC, Gravel nhận thấy nơi Adkisson vị sĩ quan của Lục Quân, kẻ mang lon cao hơn nhưng thiếu tinh thần hợp tác.

Về sau Gravel kể với một phóng viên, “Adkisson có trữ thật nhiều đạn dược, vũ khí và quân dụng các thứ nhưng không muốn san xẻ, sau phải miễn cưỡng nhân nhượng vì sợ mất nồi gạo, ổng còn giữ được nồi gạo là nhờ chúng tôi, ổng phải biết điều với chúng tôi mới đúng.”

Bây giờ thì thượng cấp ở Phú Bài muốn Gravel dẫn toán quân TQLC mỏi mệt xác xơ vượt qua cầu Trường Tiền vào Thành Nội bắt liên lạc với Tướng Ngô Quang Trưởng. Không có một chút tin tình báo về tình hình địch quân ở Thành Nội mà lại phải bỏ cái MACV tạm yên ổn này để tấn công vào chốn không tên đầy bất trắc thật là phi lí. Nếu bên kia lực lượng địch cũng hùng hậu tương tự như vừa mới đụng độ thì quả là tự sát. Sau khi nêu lên quan điểm của mình Gravel vẫn được lệnh là ‘cứ thế mà tiến’.

Sợ cầu không chịu nỗi sức nặng của các chiến xa, Gravel quyết định để lại hết 5 chiếc cùng một trung đội ở bãi đáp trực thăng để yểm trợ tác xạ lúc tiến qua cầu đồng thời giữ an ninh cho việc tải thương binh và tiếp nhận đồ tiếp tế mà bây giờ thật tối cần thiết.

Cuộc hành quân suýt trở thành một thảm họa nếu sứ mạng ngu ngốc không được phép hủy bỏ. Trả giá cho lệnh lạc ngu ngốc này TQLC  Mỹ đã thiệt mất thêm 10 chết và 40 bị thương.

*

Th/úy Steve Hancock, Trung Đội 2, nhận nhiệm vụ dẫn lính vượt cây cầu (Trường Tiền) dài 400 m rồi rẽ trái dọc theo QL1 chừng 300 m rồi vào cửa Thượng Tứ là cửa gần nhất để vào Thành Nội. Vào bên trong rồi anh sẽ tiếp tục tiến thêm 2 km nữa theo hướng Bắc mới đến BTL SĐ1 NV.

 

7

Đại Đội Golf 2/5 TQLC Hoa Kỳ băng qua ngã tư Lê Lợi và Duy Tân để vượt qua cầu Tràng Tiền tiến vào Thành Nội. (DoD/MarineCorps)

 

Mới lên đến giữa cầu thì toán quân bị chận đứng vì đại liên địch bắn xối xả. Quân TQLC giạt ra hai bên cầu kiếm chỗ núp, có người lo chạy ra kéo đồng đội bị trúng đạn. Đạn bay vèo khắp nơi chạm thành cầu kêu leng keng; Th/úy Hancock liên lạc với đại đội trưởng của mình là Đ/úy Meadows bằng vô tuyến, hỏi ý kiến, “Bây giờ phải làm sao?”

Tr/tá Gravel từ chân cầu bên này quan sát thấy diễn tiến như vậy mới quyết định lo tải thương ra khỏi cầu trước đã. Ông gọi về MACV hỏi xin Adkisson gởi lên vài quân xa, ông này thẳng thừng từ chối, viện dẫn không có sẵn xe khiến Gravel lại nỗi thịnh nộ thêm hơn nữa với Adkisson rồi hăm sẽ rút hết quân của mình ra khỏi MACV.

Cuối cùng Th/tá Murphy, sĩ quan hành quân của Gravel đứng ra lo việc di tản thương binh, một sứ mạng đáng giá mạng sống của ông.

Đ/úy Coolican kể lại, “Hôm ấy Murphy là người lo điều động tổ chức cứu thương binh nhưng anh lại đi giành làm một việc đáng ra không phải của mình.”

Ở đầu cầu bên này Murphy đứng nhìn chiếc quân xa có trang bị đại liên 50 bốn nòng phóng qua cầu vừa chạy vừa xả súng vào phía hai bên, những nơi tình nghi có địch. Bỗng đâu xuất hiện hai tên địch chạy ra ôm trên tay bao gì giống như chất nổ rồi thẩy vào sau xe. Sức nổ làm tung bổng chiếc xe lên cao.

Murphy tức tốc chạy lên cầu về phía chiếc xe, lôi mấy người bị thương ra. Ngay Tr/úy Richard Lyons là cha tuyên úy cũng vội lên tiếp cứu nữa. Cả hai lại bị đốn ngã bằng một trái B40. Cha Lyons bị thương ở chân nhưng khập khiễng đứng dậy được, duy Murphy là nằm bất động, vết thương của ông rất trầm trọng. Hai người được đưa ngay về MACV, nơi đây Coolican liền vội lo liên lạc xin trực thăng.

Coolican nhớ lại: “Tôi lại bên Murphy trấn an ông rằng ông sẽ được lập tức đưa đi điều trị ở quân y viện. Ông nói thấy đau ở lưng nhưng chịu đựng được, rồi quay qua hỏi han người khác. Lúc tôi trở lại để mang ông đi thì ông đã chết vì mất máu.”

Cha tuyên úy Lyons nằm trên băng ca gần đó được khiêng đến bên cạnh Murphy trước khi chết để được làm phép rửa tội lần cuối.

Về sau, Murphy được trao tặng huy chương Ngôi Sao Bạc. Sự mất mát của Murphy quả là một cú sốc lớn. Coolican, Breth, và Swenson vốn là cộng sự viên của ông trước đây, họ rất kính phục tư cách lãnh đạo chỉ huy nơi ông. Riêng Gravel, ông thấy tan nát cõi lòng bởi lẽ Murphy không những là cánh tay mặt của mình mà còn là bạn chí thân nữa.

*

Cuộc hành quân tuy thế vẫn cứ tiến hành. Trung Đội 1 thuộc ĐĐ Alpha dưới quyền chỉ huy của Tr/úy Mike McNeil hạ được chốt giữ đầu cầu bên kia và tiếp tục tiến quân mà không gặp mấy kháng cự. Thành phần còn lại của đại đội lần lượt theo sau. Tiểu đội tiền đạo rẽ trái đi dọc theo đường Trần Hưng Đạo dưới bóng dáng đồ sộ của tường thành. Đoàn quân đi ngang qua một rạp chiếu bóng (rạp Hưng Đạo) nằm phía bên phải, trên có căng một tấm hình lớn quảng cáo phim Cuốn Theo Chiều Gió bấy giờ đang được trình chiếu.

Kế đó họ quành tay phải rồi tạm dừng chân một lát. Trước mặt họ sừng sững cổng thành có cửa vòm cung, xa hơn về bên trái là lá cờ của MTGP đang phất phơ trong gió trên kỳ đài. Tiểu đội tiền đạo vừa bước xuống lòng đường để thẳng tiến vào cổng thì gặp ngay hỏa lực đại liên dữ dội từ khắp mọi hướng khiến họ phải dừng lại.

Đây là lúc cần phải có một quyết định dứt khoát. Toán dẫn đạo nếu vẫn nằm yên đó ắt sẽ bị tiêu diệt — mà có rút lui thì không gì bảo đảm họ sẽ tránh được tổn thất nặng.

Gravel biết mình phải làm gì. Ông cho lệnh rút quân về. Dùng trái khói làm màn chắn đoàn quân từ từ kéo lui, mang theo những người bị thương. Đến đầu cầu họ được đại pháo của chiến xa và đạn cối từ bờ bên kia bắn qua yểm trợ. Đến 7 giờ tối, cả đại đội về đến bờ Nam. Họ đã mất 4 tiếng đồng hồ kể từ khi khởi hành.

*

Cuộc hành quân thiếu suy xét vừa qua chứng tỏ hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu vẫn cứ tiếp tục. Giá như địch quân để cho hai trung đội của ĐĐ Golf vào được bên trong Thành Nội một cách dễ dàng, ắt rồi họ sẽ bị đốn sạch; sự mất mát đó sẽ tạo một lỗ hổng lớn cho MACV vì thiếu quân trú phòng cần thiết.

Về sau Gravel phải công nhận: “Lực lượng chúng ta lúc ấy quả không sánh nổi với họ.”

Đại Đội Trưởng ĐĐ Golf cũng có lời bình phẩm tương tự về sứ mạng đi đón Tướng Trưởng. Ông chua chát nói:

“Duy mới có qua cầu rồi trở lại thôi mà tôi đã phải chịu thương vong hết 49 mạng.”

Tr/tá Gravel và binh sĩ của mình học được bài học nhớ đời. TQLC sẽ không bao giờ tiến chiếm một mục tiêu được cố thủ kiên cố như vậy mà không có chiến xa yểm trợ. Cuộc hành quân đánh tan được mọi hoài nghi trước đây, cho thấy rõ rằng địch đã vào Huế bằng đội quân thiện chiến có trang bị đầy đủ với quyết tâm bám tới cùng.

*

Cũng trong cùng ngày, vừa thoát cuộc thảm sát, TQLC lại nhận ngay sứ mạng khác. Lệnh từ Phú Bài yêu cầu họ phải giải cứu một số kiều dân Mỹ đang ẩn trốn trong một tòa nhà nằm cách MACV vài khu phố. Một tiểu đội của Alpha 1/1 và vài tình nguyện viên ở MACV có hai chiến xa đi kèm được giao một công tác mà rồi đây sẽ lập đi lập lại mãi đến đôi ba tuần lễ.

Toán quân tiến chưa được 100 mét thì bị cầm chân bởi hỏa lực quá mạnh của địch. Chưa cứu được người Mỹ nào nhưng cuộc hành quân lại hé cửa cho đám người tị nạn chạy thoát; nhờ quân Mỹ che chở họ chạy vào được MACV. Trong vài tuần tới, với dòng người tị nạn dồn về ngày càng đông đảo sẽ tạo thành cơn ác mộng cho lực lượng Mỹ ở Huế cả về mặt an ninh lẫn tiếp tế.

 

8

Quân Mỹ tái chiếm được tới đâu thì gặp dân tị nạn, bồng bế nhau tràn ra tới đó. (DoD/MarineCorps)

 

2

Lính Mỹ trên đường Trương Định, gần cổng vào Đại Học Khoa Học, khiêng phụ dân tị nạn gồng gánh tài sản của họ đến nơi an toàn. (DoD/MarineCorps)

 

Hoạt động cuối cùng của ngày đầu cuộc chiến là công tác tải thương diễn ra ở công viên Dốc Lão vào lúc nửa đêm. Tám TQLC dự trù sẽ được trực thăng vận về Phú Bài nhưng cuối cùng con số tăng lên thêm bốn nữa; họ là những người khiêng cáng bị tấn công trong lúc đang di chuyển ra bãi đáp.

Ngoài việc đoàn quân cứu viện đến được MACV ra, thành công to lớn nhất trong ngày là sự thiết lập được một bãi đáp tương đối an toàn bên bờ sông Hương. Công lao đó dành cho các cố vấn quân sự vì họ đã lo tổ chức trong khi TQLC đang bận hành quân qua bên kia sông.

Dầu bãi đáp nằm nơi trống trải dễ làm bia cho địch từ Thành Nội bắn qua nhưng ít ra vẫn là địa điểm thuận lợi gần với bệnh xá của MACV nhất. Chiều hôm đó các cố vấn thay phiên nhau khiêng thương binh ra trong khi Đ/úy Coolican lo liên lạc xin tải thương lẫn tiếp tế.

Thoạt đầu trực thăng thu hút hỏa lực mạnh của địch. Loại phi cơ lớn hai cánh quạt CH-46 Sea Knight phải quần xa tầm súng của địch chờ hiệu lệnh sẵn sàng mới đáp xuống. Loài chim tiền sử khổng lồ vụt xà xuống rồi cấp tốc trút sạch đồ tiếp tế và đạn dược trong khi toán khiêng cáng chờ xong là chuyển thương binh lên ngay. Ít khi công việc diễn ra lâu hơn 30 giây.

Nhược điểm của trực thăng là lúc cất và hạ cánh vì thân hình đồ sộ của nó nổi bật trên nền trời ngang tầm các ngọn cây hoặc nhà cửa. Để giảm bớt hiểm nguy trong giai đoạn này, hai giang đĩnh từ bến đậu gần đó sẽ hiện diện giữa sông và bắn vào vị trí địch ở hai bên bờ bằng hỏa lực đại liên 50 hai nòng.

Tải thương đêm đòi hỏi ít nhiều khéo léo, các cố vấn và TQLC phải biết phối hợp mọi thứ thật chu toàn. Đèn bấm được sử dụng để trợ thị cho trực thăng nhưng người cầm đèn phải cẩn thận làm sao để chiếu lên trời cho các phi công thấy được mà thôi.

*

Đêm trực gác thứ hai ở MACV ít đáng lo hơn đêm đầu vì lực lượng an ninh bây giờ trải dày thêm với 300 TQLC cùng bốn chiến xa; tuy vậy tôi vẫn ít ngủ được bao nhiêu vì sự có mặt của TQLC khiến địch gia tăng thêm cường độ pháo kích, cứ mỗi lần như vậy những người ngồi gần lại lao xao ầm lên.

Đám cố vấn tụ lại thành một cụm nhỏ lo tổ chức phòng thủ ở phía mình, chúng tôi thảo luận về sự thoát chết vừa trải qua. Cho tới bấy giờ vẫn chưa ai rõ quân số bên địch là bao nhiêu, thuộc đơn vị nào, nhưng ai cũng biết là rất đông, đủ để mở một cuộc tấn công đánh phủ đầu MACV. Cuối cùng họ đã không tấn công là một điều mà chúng tôi cho là phép lạ.

Nhiệt độ rớt xuống dưới 50 độ Fahrenheit (dưới 10 độ C). Co ro trong vọng gác ở tầng lầu hai, tôi nhìn qua phía Thành Nội nơi trái sáng đang loé lên trên bầu trời tối đen, đong đưa dưới cánh dù con, chúng trôi vật vờ xuống đất tạo nên những bóng đen kỳ quái trên nền trời. Tiếng đại liên lẫn tiếng pháo cối ì ầm suốt đêm như nhắc nhở một cách quái gở rằng địch đang hiện diện khắp nơi.

*

Trong khi ấy phía bên kia sông, ở Thành Nội, nhúm quân trú phòng nhỏ nhoi của Tướng Trưởng đang cầm cự chờ viện binh đến. Từ hướng Bắc quân tăng viện phải vất vả chiến đấu để có thể tiếp tục tiến xuôi theo QL1 và cuối cùng họ cách khu thành lũy chỉ còn vài mét. Họ nằm đợi đến mai mới tiến vào Thành Nội. Sự hiện diện của họ sẽ giúp Tướng Trưởng đủ sức mạnh để lật ngược cơn sóng triều.

Nhìn trở lại những ngày qua ta thấy phía đối phương đã phạm ba sai lầm quan trọng. Thứ nhất, họ không đánh úp được BCH của Tướng Trưởng, và thứ hai là họ đã không đồng thời tập trung tiến chiếm MACV dù rằng họ thừa quân số để lấy được cả hai. Thứ ba, không giật sập được cầu An Cựu khiến viện quân TQLC có thể thênh thang đến được MACV và quân Mỹ tiếp tục dùng QL1 không bị đứt đoạn để tiếp tế và gởi thêm viện binh trong nhiều ngày sau. Giá như cầu bị phá sập làm TQLC không tiến thêm được, biết MACV có đủ sức cầm cự lâu hơn trước khi được tiếp cứu.

Về sau người ta được biết, kế hoạch đánh úp MACV bị hỏng vì đơn vị nòng cốt của cuộc tấn công bị trận pháo đại bác của lực lượng Đồng Minh ở phía Nam làm chùn bước đã không đến kịp theo giờ hẹn. Đến khi họ tập hợp lại được rồi để tiếp tục tiến đến Huế thì đã trễ kế hoạch. Bởi thế, khi hiệu lệnh là một tràng hỏa tiễn bắn từ hướng Tây bắt đầu nổ, họ không có đó để phối hợp với cuộc tấn công bằng bộ binh. Ngoài ra thời gian để bắt đầu bắn pháo hiệu cũng trễ mất một giờ. Khi hiệu lệnh bằng hỏa tiễn khơi mào cuộc tổng tấn công thì đã 3 giờ 40 lúc trời gần sáng khiến quân địch không còn đủ thời giờ để nắm lấy ưu thế hoàn toàn của bóng tối.

*

Trước khi cố chợp mắt một tí, tôi lại lấy giấy bút ra viết tiếp dòng nhật ký:

‘Quả là một ngày bận rộn. Không rảnh để mà sợ nữa. Không thì giờ cho cả ăn uống lẫn vệ sinh. Dân TQLC ngầu thiệt, can đảm chưa từng thấy. Tôi không thể ngờ sao mà họ trẻ đến thế. Nhận lệnh là họ thi hành ngay, họ tỉnh bơ tiến thẳng vào sự chết. Hôm nay mọi thứ đều quá tệ. Tôi nghĩ cái xấu coi như đã qua hết rồi. Hy vọng là thế.’

CHƯƠNG NĂM

Cứu Nguy Thành Nội

Đ/úy Ty Cobb có một công tác quan trọng phải hoàn tất trong ngày 29 tháng Giêng, đó là đi xin thực phẩm về để cho lính VN của đơn vị mình vui ba ngày Tết. Anh quê ở Sparta, New Jersey, là cố vấn quân sự phục vụ cho SĐ1 BB hai, ba tháng trước khi được điều về làm với Tiểu Đoàn 2 Dù NV đang tạm thời đóng quân ở Quảng Điền, nằm về phía Bắc Huế, cách Cây Số 17 khoảng 15 km về hướng Đông. Anh đem theo một xe Jeep và một quân xa nhỏ men theo đường đất để đến Cây Số 17, từ đây anh dùng QL1 đi xuyên qua Huế rồi trực chỉ Phú Bài.

Huế tấp nập xe nhà binh và dân chúng đi sắm sửa chuẩn bị ăn Tết. Cobb say mê chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự yên bình của thành phố. Anh thấy nụ cười trên khuôn mặt những người mà anh bắt gặp trên đường. Sao họ không cười được, họ đang được về ăn Tết với gia đình mà.

Dù đã nhiều lần có dịp đến Huế qua công tác nhưng lần nào anh cũng trầm trồ trước cái vẻ đồ sộ của hoàng thành Huế. Càng tiến gần thành phố anh càng thấy cả tòa kiến trúc như muốn nhảy chồm về phía mình. Dãy tường thành nổi bật hẳn với nhà cửa chen chúc bên ngoài; nó vươn mình cao ngất như các thành lũy bên Âu Châu thời Trung Cổ.

Khi hai xe đến gần cầu Trường Tiền, anh chợt nhớ lại về cuộc hành quân tuần trước đây. Tiểu Đoàn 2 Dù NV được không vận đến một khu vực cách Huế 8 cây số để điều tra về một báo cáo hoạt động của CS ở đây. Nhiều năm sau Cobb kể lại:

“Chúng tôi khám phá được một hầm thật lớn chứa đầy vũ khí mới toanh còn nguyên trong thùng. Gồm có hằng chục cây đại liên, 6 súng cối 60 mm, 27 súng trường SKS có gắn lưỡi lê, dụng cụ giải phẫu và 3 tấn gạo. Đây đúng là cấp số thuộc một bộ chỉ huy cấp trung đoàn. Có điều họ không tìm thấy địch quân nào cả.

“May mắn là chúng tôi không đụng độ vì nếu có thì chắc họ đông hơn chúng tôi nhiều,” Cobb tiếp. “Bấy giờ có lẽ họ đã cải trang làm thường dân và đang dọ thám thành phố Huế.”

Số vũ khí được chuyển về BCH SĐ1, rồi ra vài tuần sau nữa chúng sẽ trở nên hữu dụng khi được đem dùng để chống lại các cuộc tấn công.

“Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy việc tịch thu được số lượng lớn vũ khí này đã giúp cho quân trú phòng ở Huế tiên liệu được một cuộc tấn công sẽ xảy đến,” Cobb nói. “Có thể chúng tôi đã góp phần giúp họ cầm cự được lâu hơn.”

Thế rồi Cobb mau mắn xua đuổi những suy nghĩ về số vũ khí bị tịch thu trong khi tiếp tục lái xe về phía Phú Bài, nơi anh đang có một sứ mạng quan trọng hôm nay phải thực hiện cho xong. Dù sao thì giới tình báo của BTL SĐ1 đã tỏ ra không lo lắng cho lắm và Cobb cũng không nghĩ là địch đang có kế hoạch mở một cuộc tấn công qui mô vào khu vực này.

Hai quân xa vào đến Phú Bài và Cobb chất đầy số thực phẩm anh xin được gồm 60 cân đường (người Việt rất hảo ngọt), 10 cân cà-phê, hai két đào lon, vài hộp corned beef (thịt ức bò đã nấu chín và được ướp muối), và ít hộp bánh ngọt. Chuyến trở về chậm hơn nhưng cũng không có chuyện gì xảy ra.

Hôm sau Cobb và Th/tá Thạch đến viếng bốn đại đội của tiểu đoàn để phân phát thức ăn. Buổi trưa có cuộc liên hoan tân niên tại bộ chỉ huy tiểu đoàn. Cuộc vui kéo dài đến khuya, lúc nửa đêm vài người xách M16 ra bắn lên trời, có người đốt pháo.

Sau đó thì lặng yên như tờ.

*

Hôm trước Tết, Đ/úy Jack Chase cũng có một công tác tương tự. Anh quê ở Jericho Center, Vermont, là cố vấn quân sự cho ĐĐ3, Tiểu Đoàn 7 (3/7) Kỵ Binh NV đóng tại Cây Số 17 ở Tây Bắc thành phố Huế. Chase kể:

“Tôi xin cho lính VN loại phụ trội của khẩu phần lương khô C vì họ thích ăn kẹo cao su và kẹo ngọt, có điều là đồ cạo râu thì họ không xài vì họ khoái dùng tay bứt từng sợi hơn.”

ĐĐ 3/7 vừa có một cuộc tống cựu nghinh tân; Tr/úy Trần Văn Minh mới thay thế cho Đ/úy Nguyễn Văn Thi hồi tháng trước, nay ông đang làm quen dần với đơn vị mới. Chase thuật lại:

“Anh em binh sĩ đều nễ phục Đ/úy Thi như thần thánh còn Tr/úy Minh vì mới về nên cần thời gian để tạo uy tín.”

Chiều Mồng Một, đơn vị ăn mừng năm mới với lễ nghi rình rang và trao đổi nhau quà cáp. Minh tặng Đ/úy Chase một album đựng ảnh có bìa tráng sơn mài mà đến giờ anh ta vẫn còn thích. Bàn dọn đầy thức ăn nấu theo truyền thống và một số món cầu kỳ khác nữa. Tiếng cười nổ rang trong tinh thần huynh đệ chi binh.

“Họ hạ một con trâu để làm tiệc,” Chase nhớ lại. “Suốt đời tôi chưa bao giờ được ăn qua một thứ thịt nào dai như thế.”

Đêm đó mọi người hả hê đi ngủ bụng đầy căng.

*

Một trong những nhiệm vụ Đ/úy Chuck Jackson phải làm để chuẩn bị đón Xuân với Tiểu Đoàn 7 Dù NV là kiếm đồ uống.

“Thứ ưng ý của chúng tôi là whisky Nhãn Đen (Black Label), kẹt lắm mới uống Nhãn Đỏ (Red Label).” Jackson nói. “Còn thứ hợp ‘gu’ khác nữa là rượu cognac Hennessy.”

Jackson, con dân của Macungie, Pennsylvania, vì lí do an ninh nên mới cùng đơn vị Dù này di chuyển về An Lỗ ở phía bắc Cây Số 17 vài ngày trước Tết, sau đó họ được rải đều khắp miền thôn quê. Anh cùng Th/tá Lê Văn Ngọc đi thăm hết 4 đại đội để chia xẻ niềm vui đầu năm. Về đồ ăn Việt, anh có ý kiến:

“Một số đồ ăn tôi thấy ngán quá nuốt không nổi, điển hình là thịt heo do làm chưa kỹ còn đầy cả lông. Duy chỉ có nem là tôi ăn được thôi. Phải công nhận là ngon. Về sau tôi mới biết họ bọc lá để thịt heo lên men cho chín tới.”

Đêm ấy Jackson cũng như Cobb và Chase ai cũng đi ngủ ngon lành không hay biết gì đến cuộc tổng tấn công đang sắp sửa diễn ra. Sáu giờ sau, định mệnh sẽ đưa ba đơn vị này lại gần nhau, trong trận đụng độ đẫm máu với lực lượng hùng hậu của địch, trong nỗ lực cố ngăn chận không cho địch tiến vào Huế; đồng thời họ được triệu về đây để cứu nguy cho BCH SĐ1 đang bị vây khốn.

*

Tướng Ngô Quang Trưởng gọi cứu viện lúc 4g30, ông kêu Trung Đoàn 3 đang tản mác bên ngoài Huế và Tiểu Đoàn 7 Kỵ Binh về tiếp ứng; đồng thời ông thỉnh cầu Trung Ương xin được phép chỉ huy trực tiếp Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù số 1 (gồm 3 Tiểu Đoàn 2, 7 và 9). Sau khi được chấp thuận, cả ba đơn vị này liền lập tức có lệnh kéo ngay về Huế. Riêng Tiểu đoàn 9 Dù và ĐĐ2, Tiểu Đoàn 7 Kỵ binh đang bận phải chống trả cuộc tấn công ác liệt của địch đánh vào căn cứ ở Quảng Trị cách Huế 50 km về phía Bắc nên không thi hành lệnh cứu viện được ngay.

2

Tình hình Huế hôm 31.1.68. Các mũi tên xanh lục là đường viện binh NV đến tiếp cứu BTL. Mũi tên xanh là của TQLC Mỹ từ Phú Bài lên giải vây cho MACV. Những chỗ kẻ sọc là nơi bị quân cs chiếm. Các đường kẻ đứt quãng là đường tiếp tế của Cộng quân. (FMFPac Headquarters)

Chase kể lại: “Chúng tôi nhận lệnh lúc 4 giờ 30, và vì chưa bị tấn công nên nghĩ là chuyện chắc không lấy gì làm ghê gớm lắm nên chỉ chuẩn bị đủ cho một cuộc hành quân 3 ngày.”

Trong khi ấy ở cách Cây Số 17 tám cây số về hướng Bắc quân Dù của Tiểu Đoàn 7 bị đánh thức vì địch pháo kích từng chặp. Một giờ rưỡi sau họ nhận lệnh nhập chung với đơn vị của Chase để lên Huế.

Hai đơn vị gặp nhau ở Cây Số 17, rồi cùng tiến dọc theo QL1 lúc 9g20. 12 xe thiết vận xa của Phân Đội 3/7 dẫn đầu dưới nắng mai rực rỡ. 375 binh sĩ Tiểu Đoàn 7 Dù tỏa ra hai bên đường, mỗi bên hai đại đội. Đường hỏa xa chạy song song với quốc lộ bên tay phải. Nhiều người cất nón sắt để đội bê-rê đỏ truyền thống của mình.

Khi cách Huế chỉ còn 5 km, đường sắt chạy gần sát với quốc lộ hơn và khoảng cách chỉ còn 100m khiến lính mủ đỏ phải đi lệch xa thêm về bên phải để dễ kiểm soát mặt kia của đường rầy.

Đến trưa lúc có thể thấy Hoàng Thành hiện rõ trong tầm mắt thì chiếc thiết giáp dẫn đầu bị ăn ngay một trái hỏa tiễn làm nổ luôn đạn chứa trong xe gây cho 8 người tử thương. Đoàn xe bị ngưng lại.

Chase thuật lại: “Từ khoảng đất nằm giữa Quốc Lộ và đường rầy, họ đặt súng B40 chờ xe đến gần chừng 5, 6 m mới khai hỏa, không ai ngờ họ dám nằm lộ liễu ra đó để phục kích, chỉ cần một bụi tre nhỏ họ có thể núp được rồi.”

Tất cả trong đoàn xe kinh hoàng trố mắt nhìn chiếc xe bị ăn đạn nổ tiếp đợt hai. Không ai dám đến gần cứu người bị kẹt bên trong vì sợ còn nổ nữa. Chiếc xe thứ hai lại gần để quan sát cho rõ hơn thì bị trúng một quả khác. Nhiều người liền nhảy xuống xe kiếm chổ núp. Những xe thiết giáp còn lại bắt đầu cày nát hai bên vệ đường bằng những tràng đại liên 30 và 50.

Chase kể tiếp, “Đến khi tới gần được để quan sát chiếc xe dẫn đầu mới thấy thịt xương của những người chết bị tan nát ước chừng hốt lại không đầy một nón sắt.”

*

Đại đội đi đầu của Tiểu Đoàn 7 Dù ở sườn trái bắt đầu bị ăn đạn từ phía một nghĩa địa lớn ở trước mặt bắn qua. Sau khi thảo luận vắn tắt với Tr/úy Minh, đại đội trưởng 3/7 Kỵ Binh, quyết định được đưa ra là Dù số 7 sẽ tấn công thẳng vào nghĩa địa trong khi những thiết xa còn lại bắn yểm trợ vì các xe này không hoạt động trong nghĩa địa được do có những mô đất và bia đá.

Địch chờ quân Dù tiến sâu được nửa đường rồi mới bắt đầu đốn ngã toán dẫn đầu bằng đại liên, trung liên, tiểu liên lẫn đạn cối.

“Một trăm năm mươi người chạy băng qua nghĩa địa, sau khi vượt được 300 m rồi thì không nhìn thấy ai còn đứng vững nữa,” Chase ngồi trên một chiến xa chứng kiến cuộc xung phong kể. “Tôi thấy từng người một ngã xuống. Cảnh tượng y như trong cuộc chiến tranh thời Nội Chiến Mỹ (Civil War)”

Đ/úy Jackson chết trân vì sửng sốt. Về sau, ở BCH tiểu đoàn, ông hồi tưởng lại:

“Quả là một ngày xui xẻo, quá sức xui xẻo!”

*

Trong khi đó Tiểu Đoàn 2 Dù được báo động từ lúc tinh mơ, chuẩn bị cho cuộc hành quân vào Huế. Gần Cây Số 17 họ phải dừng quân vì một cây cầu bị giật sập. Sau hai lần chạm súng với địch, tiểu đoàn 350 người đến được Cây Số 17 lúc buổi trưa; họ đã đi mất năm tiếng đồng hồ. Đ/úy Cobb nói:

“Không ai rõ chuyện gì đang xảy ra ở Huế và mức độ nghiêm trọng đến đâu. Trong ấy chỉ cho biết là cần viện binh vài ngày.”

Xin được quân xa để di chuyển rồi, đến 2 giờ trưa Tiểu Đoàn 2 Dù mới khởi hành từ Cây Số 17. Được biết chỉ hành quân ngắn ngày nên đơn vị để lại phần lớn quân cụ cho gọn nhẹ. Cobb tiếp: “Lúc đến gần Huế điều đầu tiên tôi thấy là một đống quân dụng bị bỏ lại bên vệ đường. Đó là đồ tháo ra từ những xác chết hoặc bị thương của đơn vị VN vừa mới đụng độ lúc sớm. Bao tử tôi thắt lại và linh cảm một ngày xấu sắp xảy ra. Tôi lượm một ít lựu đạn để rồi đây thế nào cũng cần đến.”

Lính mủ đỏ Dù số 2 bèn lập kế hoạch tấn công khu vực nghĩa địa, lần này vào mạn sườn chứ không trực diện. Phụ tá cố vấn trưởng của đơn vị là Đ/úy Donald C. Erbes đi theo đại đội tiền đạo cùng viên sĩ quan tiểu đoàn. Erbes nhớ lại:

“Tiến quân chưa được 100 m thì viên sĩ quan tiểu đoàn bị một loạt AK vào nón sắt chết ngay tại chỗ.”

Điếng người, Erbes lôi xác viên sĩ quan vào nằm cạnh một tấm mộ bia rồi ra hiệu tiếp tục tiến. Đại đội khác có Đ/úy Cobb và tiểu đoàn trưởng đi cùng, thấy vậy liền ào tới phụ lực tấn công địch.

Cobb kể: “Khi xông qua khu nghĩa địa có chuyện buồn cười xảy ra. Đang chạy cách sau toán quân dẫn đầu chừng 100 m thì tôi thấy một cụm khói trắng bốc lên rồi liền ngay khi đó một trái đạn cối rớt ngay giữa hai chân tôi, lúc đó tôi nghĩ cuộc đời của Đ/úy Cobb này đến đây coi như tàn rồi; may thay nhờ đất ở đó hơi mềm nên trái đạn đi xuyên sâu xuống đất, đồng thời tôi đánh lộn mèo một cái 360 độ. Kết quả tôi bị long đầu tí chút và một mảnh nhỏ cắt xém qua mũi. Tôi quay nhìn toán chỉ huy thì thấy họ đang khúc khích cười tôi. Đang giữa trận tiền người ta chết la liệt khắp nơi vậy mà họ có thể đem tôi ra mà cười khiến tôi cũng bật cười theo.”

Lúc ấy Đ/úy Erbes mới xin pháo binh tác xạ vào khu vực nghĩa địa nhưng rốt cục không liên lạc được ai. Anh quay qua xin SĐ1 Kỵ Binh cho gunship yểm trợ. Cuối cùng anh liên lạc được một chiếc đang bay gần đó. Erbes nói:

“Viên phi công bảo rằng anh sẽ lượn qua một vòng để xem rõ quân bạn đang nằm đâu trước khi tác xạ. Kế đó anh bị bắn hạ. Đó là chiếc trực thăng gunship cuối cùng tôi còn thấy trong thời gian ở Huế.”

*

Chúng tôi quyết định nằm lại đêm tại chỗ chờ đến mai sẽ vào Thành Nội. Binh sĩ được cắt đặt nhiệm vụ canh gác trong khi ba toán khác đi thu nhặt vũ khí cùng gom về những người chết và bị thương.

“Nhiều xác địch quân mặc thường phục khiến tôi nghĩ rằng nhờ vậy họ có thể xâm nhập vào Huế một cách dễ dàng,” Chase thuật lại. “Tôi nhận thấy địch không quan tâm đến việc thu lượm vũ khí đạn dược từ xác chết của đối phương, điều này khiến tôi tin tưởng rằng địch đã có đủ tất cả những gì họ cần. Họ vào Huế với trang bị đầy đủ đến tận răng, sợ không có sức mà mang.”

“Từ giờ đến nửa đêm không ai hi vọng mình có thể chợp mắt được một chút,” Cobb nói. “Lúc ấy trời lạnh lắm và chung quanh vẫn còn nghe đủ thứ âm thanh. Tôi tiếc đã để bớt đồ lại ở Cây Số 17, mà rút cuộc phải chịu run bần bật suốt đêm.”

Sau nửa đêm Jackson nói anh nghe như có ai đang tìm cách đề máy chiếc thiết giáp bị bắn hư bỏ lại trên đường Quốc Lộ. Anh tiếp:

“Chắc địch đang cố đoạt một chiếc để quay lại đánh chúng tôi.”

Đ/úy Erbes gốc ở Gainesville, Florida nói, anh nhớ có nghe hằng chục tiếng nổ từ Thành Nội vọng ra. Anh nghĩ có thể địch đang phá hủy những gì họ chiếm được.

*

Sáng hôm sau ngày 1 tháng Hai, tất cả khá yên tĩnh. Quân cứu viện tiếp xúc được với BTL SĐ1, nơi đây liền gởi một trung đội thuộc ĐĐ Hắc Báo ra đón. Họ đi vòng qua hướng Đông dọc theo bờ thành Tây Bắc mang theo cả người bị thương lẫn người chết. Đến lúc này thì toán quân chỉ còn gặp ít đụng độ với địch. Dọc đường, nhiều người gặp gì ăn nấy cho đỡ đói. Sau cùng đến trưa, 3 đơn vị vừa mới bị đánh tan tác vào đến bên trong an toàn.

Quân tăng viện báo cáo tổn thất có 40 chết và 90 bị thương hầu hết thuộc Tiểu Đoàn 7 Dù. Tuy vậy họ cho biết đã giết được 270 địch quân, bắt sống 5 tù binh, tịch thu 71 súng cá nhân và 25 súng cộng đồng. Đ/úy Cobb cũng báo cáo thiệt hại 4 thiết giáp trong tổng số 12 chiếc. Cobb nói, chỉ cần nhìn vẻ mặt của quân trú phòng ở BTL cũng thừa biết chuyện gì ghê gớm vừa xảy ra nơi đây. Anh tiếp:

“Trông người nào cũng lộ vẻ lo sợ; một cố vấn Mỹ nói với tôi họ vừa trải qua một cơn ác mộng kinh hoàng.”

Sau hai giờ báo cáo tình hình, cả ba đơn vị mới về liền được phân công tăng cường bảo vệ chu vi phòng thủ của Bộ Tư Lệnh.

*

Trong số các đơn vị kéo về tăng viện, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 3 (1/3) đã thực hiện một cuộc di hành kỳ công nhất. Họ bị địch chận đánh và bao vây cách Huế vài cây số về hướng Đông. Đơn vị trưởng, Đ/úy Phan Ngọc Lương, tốt nghiệp khoá 1960 Võ Bị Đà Lạt là một trong những sĩ quan tiên phong của Tướng Trưởng, một người có kỷ luật nghiêm minh. Ông ta chỉ huy lính bằng đôi tay sắt. Do không hài lòng với tác phong lè phè của một số thuộc cấp nên đêm 30 Tháng Giêng ông ra lệnh mở một cuộc hành quân càn quyét như là một hình thức phạt kỷ luật.

“Toán quân chúng tôi rơi ngay vào đám hậu quân của một tiểu đoàn đối phương và thế là đụng độ lớn,” Đ/úy Lương kể lại. “Không mấy chốc chúng tôi bị vây trong khi mỗi binh sĩ chỉ còn đủ ba băng đạn. Bấy giờ tôi nghĩ phải tìm cách thoát mới sống được.”

Viên cố vấn là Th/tá Lục Quân Gary Webb tìm cách liên lạc được vài chiếc gunship lúc trời sáng; nhờ các trực thăng xạ kích yểm trợ nên họ phá được vòng vây và chạy xa hơn về phía Đông, hướng về thị trấn duyên hải Ba Làng; đồng thời Webb gọi xin thêm tiếp liệu và tải thương. Lương tiếp:

“Chúng tôi hạ được hơn một trăm địch quân và lấy được vô số vũ khí không thể mang theo hết.” Về sau ông báo cáo bị thiệt mất 15 cùng 33 bị thương.

Nhận tiếp tế xong, ngày hôm sau họ đi vòng qua mấy chốt địch để vào Ba Làng. Ở đây họ theo ba thuyền máy của dân đi ngược dòng sông Hương lên đến Thành Nội lúc ba giờ chiều. Đơn vị này liền được bố trí giữ an ninh mặt Tây Bắc hoàng thành. Th/tá Webb, trong lần phục vụ ở VN trước đây từng làm cố vấn quân sự cho một đơn vị người Thượng, về sau được tưởng thưởng huân chương Distinguished Service Cross.

*

Cùng lúc ấy, hai đại đội thuộc Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 2 vừa được trực thăng vận từ căn cứ của họ ở Đông Hà, gần khu Phi Quân Sự, lúc 3 giờ trưa; họ lập tức được triển khai giữ an ninh mặt Đông Nam thành phố, dọc theo tường thành Đông Bắc. Thành phần còn lại của tiểu đoàn này cùng một đại đội của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1, ngày hôm sau cũng được chở đến bằng trực thăng. Cùng đến hôm 2 tháng Hai còn có Tiểu Đoàn 9 Dù, đơn vị này vừa mới ác chiến với địch ở Quảng Trị xong thì được trực thăng của TQLC Mỹ chở đến Huế; lập tức họ phối hợp với Tiểu Đoàn Dù 2 và Dù 7 tái chiếm lại phi trường Tây Lộc trong cùng ngày.

*

Tiểu Đoàn 9 Dù vừa mới dọn đến hôm 30 Tết và đang tạm đóng quân ở khu doanh trại ngay tại Quảng Trị. Hầu hết 650 binh sĩ của đơn vị này đều mang tâm trạng thất vọng như 2 đơn vị anh em, Dù 2 và Dù 7, là không được về Sài Gòn ăn Tết với gia đình. Nhưng rồi họ cũng phải cam chịu chấp nhận với hoàn cảnh. Đ/úy cố vấn Dick Blair nói:

“ Chúng tôi không được ăn Tết gì cả. Một số anh em ra đường múa lân giúp vui; ngoài ra thì không có tiệc tùng ăn uống mừng tân niên. Đêm giao thừa mọi người đều đi ngủ sớm.”

Một phần của Quảng Trị cũng có tường thành bao bọc như Huế nhưng nhỏ hơn. Thành phố này nằm chắn ngang QL1 trên đoạn cách Huế 50 km về hướng Tây Bắc; nơi đặt BCH của 2 đơn vị là Trung Đoàn 1 thuộc SĐ1 BB và Phân Đội 2, Trung Đoàn 7 Kỵ Binh. Đây cũng là nơi làm việc của Toán cố vấn quân sự MACV số 4.

Đại đội chỉ huy của Tiểu Đoàn 9 Dù cùng hai đại đội tiên phong của tiểu đoàn này đều nằm trong khu nội thành của Quảng Trị. Một đại đội thứ ba đóng ở bên ngoài về hướng Nam và một đại đội khác nữa ở hướng Bắc. Phân đội Kỵ Binh 2/7 thì nằm cách Quảng Trị 1 cây số về hướng Tây.

Đêm 30 tháng Giêng, hai cố vấn của Tiểu Đoàn 9 Dù là Tr/sĩ Mike Smith của Dahlonega, Georgia, cùng Tr/sĩ nhất John Church, là hai bạn cũ từ Tiểu Đoàn 82 Dù HK kéo nhau đến uống bia ở hội quán hạ sĩ quan tại Quảng Trị. Hai người ngồi nhắc lại kỷ niệm xưa hồi ở đơn vị trước, rồi cụng ly chúc mừng Tết. Đó là lần cuối cùng Smith gặp Church còn sống.

*

Ba giờ sáng ngày 31, Đ/úy Blair bị Th/tá Nguyễn Tế Nhã lay dữ dội, đánh thức anh dậy báo tin quân BV đang tấn công thị xã, phải nai nịt sẵn sàng. Blair kể lại:

“Điều đầu tiên là tôi gọi ngay cho Tr/sĩ nhất Church vì đại đội anh này đóng gần thành phố trên phía Bắc. Không nghe trả lời nên tôi biết ngay họ có sự chẳng lành.”

Lợi dụng đêm tối và sương xuống dày đặc quân BV lén được vào bên trong đại đội của Church và dứt đẹp. Quân Dù bị giết 40 người trong đó có Church, 65 người khác bị thương.

Đ/úy Blair thuộc Centerville, Virginia mở máy liên lạc vô tuyến lên và chỉ nghe lỏm bỏm được những mẫu điện đàm đứt quảng của đại đội này. Ông nghe vị đại đội trưởng ra lệnh binh sĩ không dùng súng nữa mà dùng lựu đạn để chiến đấu; ông này còn xin pháo binh tác xạ ngay trên đầu nhưng bị từ chối vì quá nguy hiểm.

Phân đội 2/7 Kỵ Binh cũng chịu chung số phận nhưng may mắn hơn vì khi địch lọt vào thì họ đã di chuyển ra nằm ngoài chu vi của căn cứ từ đêm trước. Cố vấn Mỹ, Đ/úy Jim Zimmerman, thì đang ở trong cơ quan MACV khi địch tấn công. Trong vòng một tiếng đồng hồ họ đưa một xe thiết giáp tới đón ông về sau đó cùng sát cánh đẩy lui địch.

1

Đường tiến của CSBV vào Quảng Trị hôm 31 Tháng Giêng năm 1968. (Photo courtesy army.mil)

Trong hai giờ đầu địch rót vào Quảng Trị 200 quả đạn cối buộc mọi người phải kiếm chỗ núp. Khi cường độ pháo thưa bớt, Đ/úy Blair và Th/tá Nhã leo lên nóc nhà ở nội thành để quan sát tình hình. Nhờ sương tan dần họ có thể thấy quân BV trong đồng phục ka-ki đang di chuyển về hướng thành phố. Blair quay sang hỏi Nhã bây giờ phải làm gì. Nhã đáp:

“Chúng ta sẽ phản công; Quân Dù không chết khi núp dưới hầm hố mà chỉ chết lúc đang xung phong.”

Tiểu Đoàn 9 Dù đã làm đúng y như vậy. Đại Đội của Smith dẫn đầu mũi phản công; mặc dù kém hẳn về quân số nhưng họ đã đẩy lui được cuộc tấn kích. Sau đó gunship thuộc Không Kỵ số 1 HK xuất hiện và tác xạ vào bất cứ vật gì trong tầm thấy không phân biệt bạn hay thù.

“Tôi đang quan sát hoạt động của các gunship, đột nhiên chúng quay về hướng chúng tôi, tôi liền la lên kêu mọi người tránh đạn,” Smith thuật lại. “Ớn thật, các binh sĩ đều bổ nhào xuống các hầm hố hoặc bờ đất để núp. Tôi liên lạc với Blair hỏi thử xem anh có bảo họ ngưng bắn được không… Nhưng vô ích, họ vẫn cứ tiếp tục.”

Tiểu Đoàn 9 Dù với sự trợ lực của 2/7 Kỵ Binh đẩy lui được tất cả mũi tấn công trong ngày 31 tháng Giêng. Đêm đó, ngoài hai trung đoàn được tung ra để mở màn cuộc tấn công, địch đưa thêm quân chi viện từ hướng Tây để tạo cú thốc cuối cùng. Trong khi họ biển người tràn vào thành phố từ một nghĩa địa lớn ở khu ngoại vi thì Blair liên lạc với một chiếc Douglas AC-47 gunship, một thứ máy giết người từ trên trời mà dân nhà binh quen gọi là ‘quỷ quái’ (Spooky) hay ‘Rồng phun lửa’ (Puff the Magic Dragon) vì nó được trang bị với những đại liên Vulcan có sức bắn nhanh ghê hồn.

“ ‘Con rồng’ khạc lửa suốt đêm,” Smith kể. “Sáng hôm sau nơi khu nghĩa địa xác chết nhiều đến độ không thấy đất. Tôi không biết con số là bao nhiêu. Tôi chưa đếm thử bao giờ.”

2

Các mũi phản công của quân đồng minh nhằm đẩy quân CS ra khỏi Quảng Trị trong hai ngày 31/1 và 1/2 năm ’68. (Photo courtesy of army.mil)

Qua ngày 2 Tháng Hai, khi tình hình có vẻ khả quan rồi, Dù 9 mới trao trọng trách bảo vệ Quảng Trị lại cho 2/7 Kỵ Binh rồi lo thu xếp để vào Huế. Họ được chuyển vận bằng hai lượt trực thăng Sea Knight của TQLC Mỹ. Trọn tiểu đoàn đến Thành Nội lúc chập tối và lập tức được gởi đến mặt Tây, nơi đây họ phụ lực để chiếm lại phi trường Tây Lộc.

Về phần 2/7 Kỵ Binh, họ phải mất thêm 4 ngày nữa mới có thể rời Quảng Trị để đi Huế. Sau một tuần lễ giao tranh ác liệt, nhiều nơi phải cận chiến để chiếm lại từng căn nhà, từng khu phố; cuối cùng Quảng Trị được tuyên bố là hoàn toàn an ninh. Quân trú phòng báo cáo tiêu diệt được 1.450 địch quân và tịch thu được 485 súng.

CHƯƠNG SÁU

 

Trực Diện Vô Tri

 

Sau ngày thứ nhất tình hình ở MACV có phần nào lắng dịu nhưng lực lượng địch vẫn kiểm soát hoàn toàn khu vực chung quanh.

Từ trạm gác ở tầng lầu hai của tòa nhà MACV mà bây giờ được TQLC đặt cho biệt danh ‘Alamo’ (Tên của khu nhà thờ ở San Antonio, Texas, nơi cố thủ của 180 dân quân Texas bị một lực lượng hằng ngàn quân Mexico do Tướng Santa Anna chỉ huy tấn công và bao vây vào Tháng 2 năm 1836. Họ bị tiêu diệt sau một tháng kháng cự.), tôi thấy toàn cảnh của vùng trời bên trên Thành Nội của đêm 31 tháng Giêng; dù trời có âm u nhưng trông vẫn tuyệt vời.

Phi cơ bay ở cao độ thấp thả trái sáng biến đêm đen thành ban ngày, và cứ thế suốt đêm. Trái sáng lặng lờ trôi xuống đất theo chuyển động hình trôn ốc cho đến khi tắt ngúm rồi lại tiếp nối bằng trái khác loé lên để rồi cũng bắt đầu xoáy dần vào nỗi chết không dứt. Những bóng đen in lên đám mây thấp vẽ nên những hình ảnh quái dị trên toàn cảnh của hai bờ sông Hương. Khi trái sáng đến gần mặt đất hơn những bóng đen ấy di chuyển giữa các tòa nhà khiến các xạ thủ đại liên đang giữ tay trên cò súng càng thấy ngứa ngáy thêm.

Đang mãi mê nhìn hỏa châu, tai tôi bỗng nghe âm thanh của đại liên, súng trường M-16 lẫn AK. Thỉnh thoảng có tiếng của đạn cối vừa ra khỏi nòng, tiếp đó là tiếng nổ chỉ cách vài mét. Có lần lúc ban ngày tôi  nhìn lên trời thì vừa thấy một trái đạn cối đang bay xuống nóc nhà kế cận. Các viên cố vấn lăng xăng chạy tới chạy lui chòi canh này đến chòi canh khác để trấn an mọi người. Họ thông báo tin tức, phát thêm đạn lẫn khẩu phần lương khô ration C. Tôi phải tập nuốt ration C nguội lạnh cho quen vì suốt trong một tháng sẽ không có đồ nóng mà ăn.

Trong khi dân cố vấn vẫn ở nguyên vị trí thì TQLC Mỹ từng nhóm 2 hoặc 3 người lo đóng chốt ở đầu đường và trên các cao ốc. Họ còn tăng cường phòng thủ cả trong khu vực cơ quan. Sự hiện diện của họ làm mọi người cảm thấy nhẹ nhỏm hơn. Nhưng không vì thế mà đạn cối ngưng rơi và cũng không lấy gì bảo đảm là địch sẽ không tấn công.

Trong khi ban tham mưu TQLC lo thảo kế hoạch hành quân cho ngày mai thì binh lính của họ lo tranh thủ ngủ được chút nào hay chút đó; họ ý thức được rằng khi ánh dương lên họ sẽ xông pha ra ngoài kia, một vùng đất không quen thuộc với họ. Lính TQLC chưa từng được huấn luyện tác chiến trong thành phố, lính Nam Việt ở trong Thành Nội cũng thế. Lần sau cùng TQLC nếm mùi này là trận ác chiến ở Hán Thành (Seoul) trong cuộc chiến Triều Tiên vào năm 1951. Trận chiến hồi đó là đối đầu với sự đánh tập hậu của địch, còn ở Huế thì khác, hoàn toàn khác. Lực lượng địch ở Huế cố thủ kiên cường, trang bị tối tân và đầy đủ, sẳn sàng bám trụ tới cùng.

*

Phía TQLC nhanh chóng nhận chân ra rằng cuộc hành quân mang tên ‘Operation Hue City’ như họ mệnh danh cho sứ mệnh giành lại Huế, sẽ kéo dài hơn dự liệu nhiều. Sẽ lâu hơn hai, ba ngày. Có thể một tuần hoặc lâu hơn nữa.

TQLC cần nhất trước mắt là nghỉ dưỡng vì họ cần lấy sức để sống còn trong những ngày sắp đến. Vậy mà hỏa châu và pháo cối vẫn không chịu buông tha khiến họ chỉ có những giấc ngủ chập chờn như giấc ngủ của mèo. Ngủ không được mà ngồi hút thuốc cũng không hay ho gì hơn vì những tay bắn lén của địch sẽ nhân đó mà làm họ toi mạng như chơi.

Quyết định tiên khởi của Bộ Chỉ Huy Quân Đội Đồng Minh là chia Huế ra làm hai vùng ảnh hưởng. Tái chiếm Thành Nội và những khu vực thuộc phía Bắc sông Hương là việc của quân đội Miền Nam; vùng phía Nam, còn gọi là khu Hữu Ngạn thì giao phó cho TQLC HK.

Thoạt đầu, chưa ai nghĩ đến việc sử dụng thêm những lực lượng quân Mỹ khác dù rằng thành phần của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh và Sư Đoàn 101 Dù đang hiện diện ở căn cứ Evans cách Huế 25 km về phía Bắc. Tướng Westmoreland miễn cưỡng không muốn dùng những đơn vị đó vì ông thấy không cần thiết. Ngoài ra họ mới dọn về chưa quen địa hình địa vật. Nếu có dùng chăng thì ông sẽ gởi ra tăng cường vùng Phi Quân Sự (DMZ), đặc biệt là Khe Sanh, vì ông vẫn tin đó mới là mục tiêu chính của địch.

TQLC sử dụng CLB SQ của MACV làm BCH hành quân. Họ hội ý với Đ/tá Lục Quân Adkisson và ban tham mưu của ông ta trong vấn đề hành quân truy quét địch chỉ là phép xã giao mà thôi chứ thật ra mọi quyết định về chiến thuật chiến lược là của họ hết. Sau này Adkisson nói:

“Khỏi phải thắc mắc mọi sự đều do TQLC lo hết, họ lo đánh nhau và chịu tổn thất nặng nề. Trận đánh Huế hoàn toàn của họ cả.”

*

Tr/sĩ Gonzalez gia nhập TQLC được khoảng 3 năm nhưng thăng cấp nhanh chóng vì anh vốn con nhà lính. Ai nhìn anh cũng đều nễ phục. Việc anh được đặc cách lên làm thường vụ trung đội trưởng trong cuộc hành quân tăng viện cho MACV không làm ai trong Trung Đội 3 ĐĐ Alpha 1/1 ngạc nhiên.

Dù chỉ mới 21 tuổi nhưng hành động của anh già trước tuổi mình. Những binh sĩ khác phần đông chưa tới độ đôi mươi cũng già dặn như thế; họ thành nhân trong một thời gian kỷ lục. Hằng tháng trời sống thao thức, mắt luôn nheo để lấy tầm nhắm, thường xuyên cảnh giác mìn bẩy, hầm chông, buộc họ phải già dặn nhanh nếu không thì khỏi sống để mà già thêm. Có điều chắc chắn là họ sẽ già nhiều hơn nữa trước khi chiến dịch này chấm dứt.

 

1

Sự bố trí của quân đội Đồng Minh trong trận đánh tái chiếm Huế suốt tháng 2 năm 1968. Khởi đầu quân Mỹ chịu trách nhiệm lấy lại vùng Hữu Ngạn còn Tả Ngạn giao cho quân Nam Việt. Về sau TQLC Mỹ kiêm nhiệm thêm khu vực B và D của Thành Nội, tức là vùng quanh cửa Đông Ba và cửa Thượng Tứ như thấy trên bản đồ. (Courtesy of army.mil)

 

Tr/tá TQLC Gravel nhận chỉ thị phải đẩy địch ra khỏi khu Nam sông Hương. Khu vực trách nhiệm của ông rộng 11 khu phố và bề sâu là 9. Để thực thi công tác này ông chỉ có 2 đại đội trừ (đại đội trừ là đại đội có có quân số dưới cấp số qui định.) Alpha 1/1 và Golf 2/5; một lực lượng gồm có 300 tay súng, 4 chiến xa M-48, 2 quân xa có trang bị đại liên 50 bốn nòng, và 2 chiến xa hạng nhẹ M-41 của quân đội Miền Nam để lại.

Tuy còn căm hận về vụ bắt Đại Đội Golf hành quân qua bên kia cầu ngày trước, Gravel vẫn là người biết tuân thượng lệnh tuy ông thuộc ‘týp’ sĩ quan hay cự nự và ưa nạt nộ ồn ào. Với tâm niệm ‘tôi làm được’ (can-do), ông đã cho lính của mình lao ra trận địa hôm 1 tháng Hai mà không hề biết tình hình ngoài ấy ra sao mà cứ thây kệ tới đâu hay tới đó, cứ nghĩ rồi ra mình sẽ vượt qua các chướng ngại.

2

Tr/tá Mark Gravel, TQLC Mỹ. Chú ý ông mang lon theo lối quân đội Nam Việt. (Marines.mil)

Gravel hội ý với ban tham mưu của ông gồm Th/tá Frank Breth và Wayne Swenson, Đ/úy Jim Coolican, cùng tất cả sĩ quan liên lạc và cố vấn TQLC. Sự thiếu vắng của Th/tá Murphy là nỗi xót xa cho ông. Trong suốt buổi họp hầu như chỉ mình ông phát biểu và la lối. Ông không cần phải giấu giếm sự khinh miệt ra mặt đối với sĩ quan cao cấp của MACV là Đ/tá Adkisson, người mà ông đã hai lần đụng độ nẩy lửa. Đường đường là TQLC thì không bao giờ xài đến con cái thuộc các binh chủng khác. Không phải bởi lý do cá nhân mà thường là như vậy.

Không những thế Tr/tá Gravel còn dám xỉ vả cả cấp trên của mình ở Phú Bài vì đã ban lệnh mà không dựa theo một nguồn tin tình báo đáng tin cậy nào. Hơn ai cả chỉ ông mới thấu hiểu tình huống của mình ở Huế: Ông vững tin rằng không có yểm trợ bằng pháo binh và phi cơ thì tấn công trực diện chỉ là tự sát. Điều duy nhất ông học được hôm qua khi cho quân xung phong qua cầu là lực lượng địch đông đảo và mạnh gấp bội khác với suy nghĩ của mọi người. Ông cần có thêm người, thêm vũ khí nặng, và ông cứ tiếp tục la lối đòi hỏi với các cấp chỉ huy cao hơn cho đến khi được các thỉnh cầu được thỏa mãn.

Giọng oang oang của ông người ta có thể nghe ở khắp cơ quan MACV.

“Bộ mấy người dưới đó không biết chuyện gì đang xảy ra trên này sao?” Gravel la om sòm đi tới đi lui trong phòng chỉ huy. “Trước tiên nhờ hên lắm tôi mới lên được tới đây. Bây giờ họ lại muốn tôi thanh toán cho xong trong hai ba ngày. Nếu tôi không có thêm quân và trang bị, địch sẽ thanh toán hết chúng tôi trước.”

BCH muốn Gravel phải đánh về hướng Tây để giải cứu một đơn vị quân chính phủ Miền Nam đang đồn trú ở nhà Lao Thừa Phủ; mục tiêu này cách MACV 1.200 mét hay 8 khu phố.

Với nghiệp dĩ TQLC, Gravel không chống thượng lệnh nhưng trong thâm tâm, ông dư biết sứ mệnh sẽ không thành. Ông ban lệnh xuống để rồi không mảy may ngạc nhiên khi biết quân của mình bị cầm chân cách MACV chỉ 50 mét.

TQLC không vượt qua nổi khu phố đầu tiên.

1

TQLC Mỹ Đại Đội A TĐ 1/1 hành quân ở khu vực trường Đại Học Huế đưa một đồng đội bị thương ở chân từ trên mái xuống. (DoD/MarineCorps)

“Mỗi cao ốc là một pháo đài; từng căn như thế đan kết với nhau thành một mạng lưới đạn,” một binh sĩ kể lại với tôi. “Anh chỉ cần chường mặt ra một tích tắc thôi là ăn đạn liền. Chúng tôi tiến từng chút một nhưng rồi đến tối thì buộc phải kéo về.”

Ưu tiên một là lấy cao ốc chính của trường Đại Học Huế nằm ở đầu cầu Trường Tiền trước; tòa nhà này chỉ cách MACV một khu phố về hướng Bắc, nó nhìn ra bãi đáp trực thăng và bãi đổ hàng của Hải Quân. Đến trưa mọi người thật sự cảm nhận được tình huống nghiêm trọng đến chừng nào. Cứ mỗi TQLC tiến tới lại một người được khiêng về bệnh xá với một vết thương kinh khiếp.

“Y hệt như mình chiến đấu với bầy ong vỡ tổ,” Một binh nhì kể cho một đặc phái viên. “Chúng tôi chịu hỏa lực từ mặt đường, từ cửa sổ, từ nóc nhà; phải bò lết mà tiến quân; có khi phải gọi chiến xa yểm trợ để kéo mấy người bị thương đến chỗ an toàn. Hình như địch được lệnh cố thủ vị trí của mình và giành lấy từng tất đất không để cho mất. Chắc họ có nhiều đạn lắm.”

*

Một số viên cố vấn cũng bị buộc phải ra chiến đấu. Lính ngành Jim Mueller, một thư ký văn phòng, cùng với đôi ba lính bộ binh nhập chung với tiểu đội TQLC để giải cứu một số thường dân đang bị kẹt trong một căn nhà gần bên MACV.

Sau này Muller viết thuật lại: “Tôi sợ té đái luôn. Suốt đời tôi chưa bao giờ làm chuyện đó. Viên trung sĩ nói với tôi địch sẽ bắn chỗ nào có màu sắc rực rỡ; thế là tôi phải loay hoay lo xé hết phù hiệu lon lá trên cầu vai xuống. Tôi nhét thêm vào bộ đồ trận vài băng đạn carbine và lựu đạn; kế đó phụ với TQLC chất lên chiến xa càng nhiều đạn càng tốt.”

Chiến xa với tiểu đội tùng thiết theo sau tiến ra khỏi cổng và từ từ rẽ lên QL1 men theo bờ tường bên phía đối diện cơ quan.

“Đột nhiên tôi lọt vô tầm đạn của một tên bắn lén nào đó núp trong căn nhà bên kia đường,” Mueller kể.

“Đạn bắn ra từ một khung cửa sổ có mành gỗ trên gác lửng. Tôi chưa bắn trả vì tôi phải xin phép viên trung sĩ trước, bởi thế tôi lên tiếng, “Trung sĩ à, có người ở trên kia mới bắn tôi đó.” Y hỏi lại, “Ở đâu?” Tôi chỉ tay rồi đáp, “Kia kìa.” Y liền nói, “Bây giờ thì chúng không có bắn anh đâu.” Tôi đáp lại, “Không phải vậy, à mà tôi có được bắn trả lại không?” Y trả lời, “Lần sau nếu hắn bắn anh nữa thì cho tôi biết rồi bắn.” Tôi ngẫm nghĩ: chiến tranh gì mà quái chiêu, một người lính muốn tự vệ cũng phải xin phép.

Một lát sau họ tiến vào một căn nhà giống như được dùng để làm bệnh xá.

“Trong phòng không có bao nhiêu giường nhưng chính giữa có đặt một chiếc có màn phủ chung quanh,” Mueller viết thêm.

‘Phận sự chúng tôi là đánh chiếm căn phòng; bởi thế chúng tôi phải bảo đảm là không có ai trong chiếc giường đó. Tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện mình sắp bắn một người khác. Mình bắn trước rồi hỏi sau hay sao đây? Hay chờ họ vén màn ra đã rồi trong khoảnh khắc đó mình sẽ quyết định là ai để bắn? Hay là mình cứ đừng bóp cò? Tất cả những ý nghĩ đó hiện ra trong đầu khi tôi đang tiến gần lại chiếc giường, trong tư thế sẵn sàng nhả đạn. Một người rón rén lại gần rồi bất thần giật mạnh chiếc màn. Không có ai cả. Tôi thở phào nhẹ nhỏm.’

*

Đến trưa ngày 1 tháng Hai thì trạm xá của Bác Sĩ Bernie đã quá đầy. Người chết bọc trong bao ny-lông nằm la liệt trên sàn, một hàng thương binh còn đứng vững đang chờ được gọi tên. Ngay bên ngoài có khoảng hơn hai chục binh sĩ với thương tích trầm trọng đang nằm sẵn trên băng ca chờ được không tải về quân y viện. Trợ y lăng xăng chạy vào chạy ra suốt ngày. Lâu lâu có một trái đạn cối rớt vào cơ quan MACV vậy mà ai cũng tĩnh queo.

Nói đến kẻ đã vượt quá giới hạn thì phải nói đến BS Bernie. Ông là bác sĩ chuyên khoa mắt, tốt nghiệp y khoa trường Ohio State University khóa 1966. Từ lúc đến phục vụ ở Huế vào mùa Thu năm 67 công việc thường nhật của ông chỉ là chủng ngừa và theo dõi các đơn phép xin nghỉ bệnh. Phòng trạm xá tí hon của ông không có trang bị đủ để thực hiện những ca giải phẫu quan trọng, không đủ tiện nghi cần thiết để điều trị cho người bị thương nặng. Chỉ mới vài ngày thôi ông đã bắt đầu cạn kiệt băng, chỉ, kim chích, mọt-phin, và bao đựng xác.

Đứng trên tiêu chuẩn vệ sinh và tinh thần thì tình trạng của bệnh xá coi như quá nghiêm trọng ngay từ ngày đầu.

Mueller người thư ký đánh máy vừa mới thử lửa với súng xong bây giờ được giao cho công tác phụ việc ở trạm xá. Ròng rã suốt ba tuần lễ anh ngồi ghi sổ bệnh nhân, phát thuốc lá cho thương binh hút và nói chuyện với họ để động viên tinh thần. Thì giờ còn lại anh viết hồi ký.

‘Tôi nhớ lúc đầu có một quân nhân TQLC bị trúng đạn AK được mang vào trạm xá. Vết thương trên đầu anh ta trông thật ghê rợn, máu cứ chảy mãi không ngưng. Bác sĩ tạm băng bó rồi làm thủ thuật thông khí quản (tracheotomy) cho anh, họ chỉ làm được có vậy thôi. Họ bảo tôi giữ chắc chân anh ta vì toàn thân anh bị co giật liên hồi.

‘Một hôm có một thường dân người Việt được mang vào với dương vật gần bị đứt lìa. Ông ta cũng được cứu chữa tận tình như bất kỳ ai. Bác sĩ giải phẫu may lại hoàn hảo với hứa hẹn sẽ phục hồi chức năng như xưa. Lần đó chưa hề thấy ai tỏ lòng biết ơn nhiệt thành như ông ấy.

‘Một chiều khác người ta khiêng vào một binh sĩ TQLC bị thương trầm trọng. Mảnh đạn cứa đứt gần hết bàn chân anh chỉ còn dính vào chỗ mắt cá bằng vài sợi dây chằng. Các bác sĩ tiêm mọt-phin rồi cắt lìa bàn chân còn nằm trong đôi giày trận, xong quăng vào túi đựng xác. Trong khi giải phẫu, anh ta được một cha tuyên úy ngồi cạnh bên. Sau khi xong rồi anh ngước nhìn ông cha hỏi: “Thưa cha làm cách nào Chúa vừa thương kẻ địch vừa thương chúng con được?” Vị tuyên ý không nói gì.’

*

ĐĐ Golf 2/5 vừa thoát chết khi tiến quân qua cầu nay phải lao vào một sứ mạng không hiện thực. Sáng ngày 1 tháng Hai họ xuất quân đi giải cứu một đơn vị lính Nam Việt người ta cho biết đang cầm cự trong khu nhà lao Thừa Phủ. TQLC băng qua con đường ở ngoài chu vi của MACV; vừa tiến được 15 mét thì bị chận đứng vì địch bắn sẻ; tất cả phải rút lui. Suốt một ngày họ tiến chỉ cách điểm xuất phát nửa khu phố.

 

2

Cuộc hành quân trên QL1, bên phía đối diện của MACV. (mca.marines.org)

 

4

Các binh sĩ thuộc Đại Đội Golf TQLC Hoa Kỳ vào những giờ phút huynh đệ thân ái bên nhau. Nào ai biết sau trận đánh Huế, ai mất ai còn. (USMC Photo)

 

Tr/tá Gravel ngồi trong phòng chỉ huy vừa theo dõi diễn tiến cuộc tiến quân trên máy vô tuyến vừa liên lạc với Phú Bài; ông không thể ngờ rằng TQLC chỉ tiến được vỏn vẹn có 15 mét. Ông la hét đông đổng nhưng cuối cùng phải chấp nhận sự kiện là mình đã đòi hỏi những người lính quá mệt mỏi phải làm một việc bất khả thi. Ông có thể nhận thấy sự bất khả thi đó qua mức độ thương vong tải về từ chiến địa; tuy nhiên, thượng cấp của Tr/tá Gravel ở Phú Bài lại không nghĩ vậy họ vẫn một mực hối thúc ông phải tiến tới.

Giá như Gravel có được phi pháo yểm trợ thì có gì phải nói. Đằng này cả phi cơ lẫn pháo binh đều bị từ chối vì nào là thời tiết âm u, mây thấp, nào là Phe Đồng Minh thỏa thuận tránh gây thiệt hại tối đa cho thành phố cổ kính và biểu trưng này.

Sau giờ ngọ, Phú Bài lại ra lệnh cho Gravel phải đem trả các quân xa dùng để chở quân từ dưới đó lên ngày hôm qua; họ cần có để gởi lên thêm quân và đạn dược. Biết QL1 vẫn chưa tái lập được an ninh ông thấy cần phải có quân bảo vệ đi kèm. Gravel giao cho Tr/úy Bill Rogers dẫn theo một trung đội để lo việc đó. Ngoài ra Rogers còn lãnh thêm một nhiệm vụ nữa đó là  khi về đến Phú Bài anh phải tả oán cho thật bi thảm với thượng cấp về tình hình ở trên này, sau đó theo về với đoàn xe để lo phòng thủ thành phố.

Chỉ mới 24 giờ chiến đấu, Tr/tá Gravel nhận thấy hiệu năng của 2 đại đội, Alpha 1/1 và Golf 2/5, đã bị giảm xuống còn phân nửa. 150 binh sĩ đã hoặc bị thương hoặc chết, nhiều người chỉ cần băng bó xong là có thể trở lại chiến đấu nhưng có chừng 75 người cần được tải thương lập tức vì vết thương trầm trọng, một số thì đã chết.

Tr/tá Gravel dặn dò với Tr/úy Rogers qua nỗi xúc động, rằng sinh mạng của mọi người ở trên này tùy thuộc vào ba tất lưỡi của anh ta trước thượng cấp, rằng thì là Huế đang ở trong tình trạng khẩn trương, tình trạng phải nói là tồi tệ gấp bội phần so với các báo cáo trong những cuộc họp báo quân sự.

Rogers cho chất lên xe những người bị thương nặng nhất và dặn dò các tài xế cứ xả ga mà chạy nhất định không dừng lại vì bất cứ lý do nào. Sự táo bạo cộng với vận tốc đã gây một bất ngờ cho địch quân. Đoàn công voa vượt qua cánh đồng dài 600m và cầu An Cựu mà chỉ bị bắn theo lẻ tẻ vài phát súng. Một chiếc bị chết máy nhưng họ nhanh chóng sang qua xe khác để rồi về đến Phú Bài mà không bị thương vong nào.

Đang mang nặng trọng trách, lại đứng chào nghiêm trước mặt Tướng LaHue, Rogers thấy lạnh cẳng. Anh đem hết khả năng ra để thuyết phục với thượng cấp TQLC của mình rằng Huế cần được quan tâm nhiều hơn vì sự hiện diện đông đảo của địch quân; đồng thời xin được tăng viện quân bị dồi dào hơn những gì họ đang có. Rogers được lệnh về báo với Tr/tá Gravel rằng từ rày về sau mọi sự sẽ khác.

*

Xế chiều hôm ấy Đại Đội F thuộc Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 5 (Fox 2/5) được không vận đến Huế bằng trực thăng CH-46 Sea Knight của TQLC. Ngày hôm sau, Đại Đội H thuộc 2/5 (Hotel 2/5) lên Huế trên đoàn xe 12 chiếc. Có đoạn đường họ phải chạy giữa hai lằn đạn. Đoàn quân xa còn chở theo 5 xe Onto, mỗi chiếc có gắn đại bác 106mm không giật sáu nòng. Đây là loại vũ khí phá cao ốc (building buster) mà TQLC đã yêu cầu đặc biệt với mục đích để tống khứ địch ra khỏi Huế.

Phải đợi đến ngày 3 Tháng Hai TQLC mới bắt đầu hoạt động ăn khớp với nhau vì hôm ấy Đ/tá Stanley Hughes, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 1 TQLC và Tr/tá Ernest C. Cheatham, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2/5 mới lên đến Huế. Đ/tá Hughes nắm chỉ huy tổng quát và thảo kế hoạch từ từ quét sạch địch quân khỏi vùng Nam sông Hương nội trong tuần tới.

Cùng tháp tùng đến Huế với ĐĐ Fox 2/5 chiều 1 Tháng Hai còn có đợt nhà báo đầu tiên. Trong số này có Gene Roberts của nhật báo New York Times, Skip Stroelstrup của tạp chí Time, George Syverste của đài truyền hình CBS. Ngày hôm sau có thêm Al Webb, Dick Oliver, và Dana Stone của hãng thông tấn United Press International (UPI), George McArthur và John Lengle của hãng thông tấn Associated Press (AP), Jack Lawrence và Don Webster của CBS, Bill Brannigan của đài truyền hình ABC, Wilson Hall của đài truyền hình NBC, và Bill Tuohy của nhật báo Los Angeles Times.

Lúc đoàn xe công-voa tiếp tế chuyến đầu tiên từ Phú Bài đến, những người mới đến đã có dịp được nghe kể những chuyện đẫm máu kinh hoàng xảy ra ở Huế rồi; trước đó họ đã có dịp tiếp xúc với những người bị thương được đưa về nằm ở trung tâm điều trị Phú Bài. Những gì họ nghe kể, những vết thương họ nhìn thấy khiến họ cảm thấy kinh khiếp.

Michael Herr đặc phái viên của nguyệt san Esquire, người đi theo chuyến xe đầu tiên từ Phú Bài lên Huế, đã ghi nhận đúng tâm trạng của người chiến binh TQLC trong cuốn sách được độc giả nồng nhiệt ca ngợi ‘Dispatches’ như sau: ‘Mấy người lính ngồi trên xe ai cũng luôn miệng huýt sáo nhưng không có đến hai người thổi cho ăn khớp cùng một điệu; hệt như thể trong phòng thay đồ trước giờ thi đấu mà không ai có vẻ muốn ra sân.’

Cơ quan MACV muốn nổ tung vì sự gia tăng dân số quá mức; nào là viện binh đổ thêm, nhà báo kéo tới, dân tị nạn tràn vào. Người ta thấy cần có chỗ tạm cư khác dành cho dân tị nạn trong đó có cả lính tráng quân đội Miền Nam bị kẹt ở nhà trong khi nghỉ phép Tết. Thế rồi cuối cùng cũng giải quyết tạm ổn bằng cách chuyển họ qua khuôn viên trường đại học Huế; duy còn đám nhà báo sau khi đăng ký tạm trú ở MACV họ túa ra khắp mọi nơi theo chân các cuộc hành quân của các đơn vị TQLC; phải nói là họ hoàn toàn tự do vào ra cơ quan bất kỳ khi nào.

Nhiều nhà báo trải lên nền nhà phòng ăn tập thể để ngủ. Chung chạ với họ cũng có nhiều quân nhân TQLC. Có một số khác kiếm tôi nhờ sắp xếp chỗ ngủ, tôi chỉ biết nhún vai. Đây quả là trường hợp điển hình khi mà ngòi bút phải chào thua cung kiếm.

*

Đ/úy Mike Downs chỉ huy đợt bổ xung cho Đại Đội Fox 2/5 bắt đầu đổ quân ở công viên Dốc Lão lúc 3 giờ chiều ngày 1 tháng Hai. Hai giờ sau trực thăng mới chuyển vận xong đủ quân số cho đại đội. Loại trực thăng lớn Sea Knight có khả năng vận tải 25 binh sĩ với đầy đủ trang bị chiến đấu hoặc 5.000 cân Anh hàng hóa. Phi cơ đáp xuống dưới hỏa lực bắn sẻ của địch khiến các TQLC phải khum mình chạy. Mặc dù thân máy bay bị trúng nhiều đạn nhưng cuộc đổ quân được coi như hoàn tất mỹ mãn vì không có một tổn thất nào được ghi nhận.

Ra khỏi phi cơ xong các TQLC lập tức chạy đi kiếm chỗ tránh đạn; có người ngoảnh lại nhìn cánh chim sắt bay lên, buồn lòng tự hỏi sao đành bỏ mặc mình ở chốn đây. Các trung đội trưởng ra hiệu cho các binh sĩ đứng lên chạy ra hướng chu vi phòng thủ. Đến MACV, Đ/úy Downs và ban tham mưu chào trình diện đại đội với Tr/tá Gravel; Họ được gởi qua khuôn viên đại học để tiếp sức với Đại Đội Golf 2/5. Golf 2/5 từng chịu 64 thương vong gồm 7 người chết lúc mới đến Huế trong 24 giờ đầu tiên, không bao lâu nữa những người mới đến sau rồi cũng sẽ ôm đầu máu như họ thôi.

Tiểu Đội 2 của Fox 2/5 vừa vượt qua trước Golf 2/5 thì lập tức người dẫn đường bị trúng đạn, trợ y James Gosselin 26 tuổi nguyên là lính mũ xanh (green beret) liền tức tốc xông ra để kéo người bị nạn vào nhưng anh này liền bị trúng đạn chết tươi. Năm phút sau đó có thêm hai người bị đốn ngã nữa.

Hai chiến xa được gọi đến yểm trợ để có thể cứu những người bị trúng đạn. Con quái thú 50 tấn khạc từng tràng đại liên 50 vào những cao ốc hai bên đường trong khi TQLC vội vàng phóng ra đường lôi mấy xác chết vào. Các xác người được kéo đi hoặc chất lên lưng chiếc chiến xa thứ nhì để chở về. Ngay lúc chiếc này bắt đầu chuyển động đi trở lui thì một trái B40 bay đến trúng hông xe làm tung hai thương binh xuống đất. Trợ y chạy đến chất họ lên cán khiêng về, thế là tất cả lại rút lui về điểm xuất phát.

Chỉ chưa đầy hai tiếng, Tiểu Đội 2 Fox 2/5 thiệt mất 4 chết , 16 bị thương, kể cả trung đội  trưởng là Th/úy Rich Horner.

Chào mừng quí khách đến Huế.

TQLC chưa kịp chấn chỉnh lại sau một ngày ròng rã chiến đấu thì nay phải thi hành lệnh khác. BCH ở Phú Bài rõ ràng là chưa thấu triệt tình hình bi đát ở đây mới đòi hỏi Tr/tá Gravel phải cử ĐĐ Fox mới tăng phái của Đ/úy Downs mở cuộc hành quân đêm tiến lên nhà lao Thừa Phủ. Gravel kinh ngạc trước một lệnh lạc như thế, ông liền nỗi cơn cuồng nộ. Làm sao cấp trên lại trông mong họ có thể vượt 1.200 mét lúc đêm tối trong khi họ chưa tiến được hơn 15 mét giữa ban ngày? Lời thỉnh cầu xin được cứu xét của ông được chấp thuận. Lệnh hành quân hủy bỏ nhưng chỉ đêm này thôi.

Hôm sau có thêm viện binh và đồ tiếp liệu tới do Đ/úy Ron Christmas dẫn ĐĐ Hotel từ Phú Bài lên bằng quân xa; trong số này có hai xe Duster và hai Onto. Quá giang theo đoàn công-voa còn có thành phần còn lại của ĐĐ Alpha 1/1, vốn bị kẹt ở Quảng Trị hai ngày trước đó rồi được trực thăng vận về Phú Bài. Đ/úy Christmas về sau được thăng cấp dần đến chức trung tướng trước khi giải ngủ.

Quân chi viện lên Huế với một tâm trạng tan thần hồn nát thần vía; số là họ đã được nghe truyền miệng về những nỗi kinh hoàng ở Huế, tệ hơn nữa họ từng chứng kiến tận mắt những đoàn xe chất đầy binh sĩ bị thương trầm trọng chuyển về từ ngày đầu tiên. Trung tâm điều trị ở Phú Bài chật ních người bị thương trong đó có bè bạn của họ. Lời truyền miệng lan nhanh rằng Huế là cửa vào địa ngục.

“Charlie (tiếng lóng ám chỉ quân CS) trên đó dán đít chặt vào nhau,” một thương binh cảnh cáo cho quân tăng phái biết. “Chúng ở khắp nơi và trang bị với mục đích cố thủ. Chôn chặt đít xuống đi đừng dại làm anh hùng.”

Những hoài nghi về lời cảnh cáo đó lập tức tan biến sau khi họ vượt qua cầu An Cựu và cánh đồng dài 600m; xác người và xe cộ để lại dọc đường đó đây, khói tỏa ra từ những căn nhà lỗ chỗ đầy vết đạn. Những cao ốc hai bên QL1 biến nó thành con hẻm chật hẹp và xạ trường lý tưởng cho những tên bắn sẻ. Quân tăng viện như đánh hơi được nỗi hiểm nguy đó; họ cảm thấy sự chết gần kề.

 

5

Đoạn đường 600 m qua đồng An Cựu đầy cạm bẫy. Một xe Onto đang giữ an ninh mạn sườn cho đoàn xe từ Phú Bài lên Huế. (USMC Photo)

 

6

Xác một người còn nằm trên QL1, gần một xe Jeep của cơ quan MACV bị hư hại vì lọt vào ổ phục kích trên đoạn đường đi qua đồng An Cựu. (USMC Photo)

 

Đoàn công-voa khởi hành khá trễ vì Đ/úy Christmas hy vọng sẽ có phi pháo yểm trợ. Tuy nhiên, trời mù và mây thấp vẫn không đổi nên họ phải lên đường lúc 2 giờ trưa; một giờ sau thì đến khu nhà ở giáp ranh thành phố, nơi đây họ bắt đầu thọ địch với hỏa lực mạnh.

Ở đoạn cách MACV 300 mét địch cho nổ mìn làm thành một hố lớn trên mặt đường; chiếc quân xa đầu tiên lọt vào đó làm cả đoàn xe phải đứng lại. Hàng loạt đại liên 50 và AK từ trên các cao ốc rót túa xuống, TQLC bắn trả không kém. Họ nhảy vội xuống xe; ý thức được rằng nếu không di chuyển lẹ thì chết nên họ chạy thẳng về MACV bằng bộ.

Cuối cùng thì đám con cái lạc đàn Alpha 1/1 lại nhập về với đơn vị mình và lần đầu tiên kể từ lúc đến thành phố này họ mới có một sĩ quan đến bổ xung. Th/úy Ray Smith nhận quyền chỉ huy đại đội thay cho Tr/sĩ Canley xạ thủ đại liên. Hai ngày trước đây trong cuộc tiếp cứu đầu tiên, Đ/úy Batcheller vì bị trọng thương nên đã giao phó chức vụ này cho anh đến bây giờ. Đại Đội Hotel của Đ/úy Christmas được lệnh thay thế Alpha 1/1 có phòng chỉ huy ở trường Đại Học Huế. Đến Huế chưa đầy nửa giờ, Hotel 2/5 liền bắt tay vào sứ mệnh càn quét địch dọc theo đường Lê Lợi.

*

Đối với binh nhì Peter Hogan, thành viên của Alpha 1/1 lạc loài, cuộc hành trình đến Huế xảy ra đúng như anh đã được cảnh giác trước. Hoban 19 tuổi con dân của Milton, Massachusetts, đến Việt Nam đã được hai tuần; anh kẹt lại ở Quảng Trị trong khi cả đại đội anh đã bay về Phú Bài từ hôm 30 tháng Giêng, sau đó họ triển khai tiếp lên Huế vào ngày hôm sau. Đến ngày 1 tháng Hai anh mới về tới Phú Bài, từ đó anh chỉ có vài giờ để chuẩn bị đi tái nhập với đơn vị.

“Trên đường lên Huế, tôi thấy có nhiều thường dân chết nằm bên vệ đuờng,” Hogan kể. “ Lần đầu tiên tôi được mục kích tổn thất của TQLC khi vào đến MACV. Có khoảng 30 đến 35 xác bọc trong túi đựng xác đặt ở ngoài sân. Họ nằm đó đôi ba ngày rồi vì người chết không được ưu tiên tải thương.”

Hogan và những người lạc bầy khác sau khi nhập lại với ĐĐ Alpha 1/1 thì được cử đi hành quân chung quanh cơ quan MACV, đồng thời yểm trợ cho ĐĐ Hotel 2/5. Anh đến Huế vỏn vẹn mới được một tiếng. Hogan kể tiếp:

“Bạn đứng không được đâu, bạn phải bò để mà tiến nếu bạn không muốn bị ăn đạn. Trong đơn vị tôi có một nhóc tì tóc đỏ mà tôi chưa biết tên, y có một cây súng phóng lựu M79. Y chết vì trúng một viên đạn vào giữa hai mắt và ông đại úy bảo tôi lấy cây súng đó mà dùng. Khi tôi cúi xuống lấy thì tay y cầm chặt cứng không thể gỡ ra được; tôi phải nạy từng ngón tay ra mới xong. Cho tới bây giờ không ngày nào tôi không nghĩ tới TQLC và Huế.”

Ngay sau 6 giờ chiều, con cái Hotel 2/5 có dịp thử lửa của Huế khi họ hợp sức đánh lại cuộc phản công ác liệt của địch có pháo từ Thành Nội bắn sang yểm trợ. Cuộc đọ súng làm rực sáng cả bầu trời như đêm hoa đăng mừng ngày Lễ Độc Lập 4 Tháng 7 và kéo dài suốt đêm, làm bà con lại thêm một đêm không ngủ.

Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray ở Phú Bài lại ra lệnh cho Fox 2/5 thi hành sứ mệnh khác là đi giải cứu ở Lao Thừa Phủ. Lại một lần nữa đơn vị này chỉ tiến được nửa góc phố. Cay đắng thay, cùng đêm ấy, quân BV tràn ngập nhà lao, thả hết 2.200 phạm nhân mà sau này một số sẽ cầm súng chống lại quân Đồng Minh.

*

Ba ngày đầu tiên TQLC đã vận dụng nhiều công sức để chiến đấu đồng thời cũng hoàn tất được khóa ‘vừa học vừa hành’ tác chiến trong thành phố. Thời tiết xấu – mây mù và lạnh – làm giảm tối đa sự yểm trợ bằng phi pháo; địch tự do mặc sức tải thương, nhận thêm tiếp tế và viện binh từ hướng Tây mà không bị cản trở. Thêm vào những bất lợi đó TQLC bị trói tay bởi những can thiệp chính trị là không được sử dụng vũ khí hạng nặng hầu giảm thiểu thiệt hại cho Cố Đô. TQLC tôn trọng cái chính sách mà về sau phải bị hủy bỏ bởi lẽ nếu cứ khư khư giữ lấy nó phe Đồng Minh ắt sẽ gánh những tổn thất không thể chấp nhận được đang ngày càng leo thang.

TQLC rất chậm trong việc lượng định tầm cỡ và mục tiêu của địch; tin tình báo chỉ toàn đoán mò; mãi cho đến khi thẩm vấn được nhiều tù binh rồi họ mới vỡ lẽ.

 

Tư lệnh Quân Đoàn 1 của Nam Việt Nam, Tướng Hoàng Xuân Lãm, sếp lớn của Tướng Trưởng, mở một cuộc họp báo đầu tiên để thông báo về tình hình tại Huế vào đêm 31 tháng Giêng. Hiển nhiên là ông chẳng có tin nào chính xác trong tay nên mới tuyên bố rằng địch đã bị đẩy ra khỏi tất cả các thành phố trong phạm vi trách nhiệm của ông, ngoại trừ Huế, nơi còn sót lại chừng một ‘trung đội’ đang cố thủ ở khu vực phi trường Tây Lộc. Thật là lời tuyên bố quái gở vì Lãm phát biểu ở Đà Nẵng cách xa Huế hơn 100 cây số về hướng Nam.

Sự thật hoàn toàn ngược lại, địch có đến hằng tiểu đoàn ở cả hai bên sông Hương và không thấy dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ chịu nhả những phần đất họ đã chiếm. Hơn nữa, hình như họ có quyết tâm phải ở lại càng lâu càng tốt và xuất hiện công khai càng nhiều càng hay.

Tướng LaHue thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray ở Phú Bài cũng không khá gì hơn Tướng Lãm trong những thông tin về phía địch. Trả lời một cuộc phỏng vấn của một đặc phái viên hãng thông tấn UPI, hỏi về tình trạng đánh nhau ở Huế, ông đáp: “Thật rõ rành rành là chúng ta vẫn giữ khu Hữu Ngạn. Tôi nghĩ là địch chịu không nỗi. Tôi biết họ không thể chống lại nỗi. Tôi không tin là họ có khả năng tiếp tế; khi nào họ xài hết đồ mang theo thì họ coi như tàn.”

Khi ngày 2 tháng Hai gần qua đi với sự giao tranh diễn ra suốt đêm khiến đạn lửa loé sáng rực cả bầu trời, ta thấy rõ là TQLC phải chiến đấu thật khó khăn để giành lấy từng tấc đất. Những báo cáo tình báo sơ khởi đã đánh giá quá thấp về sức mạnh lẫn quyết tâm của địch khi cho rằng chỉ cần ‘một đôi ngày’ là giải quyết xong ‘chuyện nhỏ’ ở Huế.

CHƯƠNG 7

 

Toàn Bộ Cuộc Chiến

 

Khi quân CS tràn vào Huế, họ mang theo chính trị viên với đầy đủ hình ảnh, hồ sơ về những tay đầu nậu chống cộng và những giới chức trong thành phố. Suốt 25 ngày đêm chiếm đóng, họ đi kiếm từng nhà như thần chết đến gõ cửa; họ truy lùng từng người một rồi sau đó đem đi thanh toán một cách có hệ thống lớp lang. Hằng trăm nạn nhân : trẻ có già có, gái có trai có, con nít cũng có; có người Việt có người nước ngoài; và thường thường là những kẻ bất hạnh bị bắt gặp không đúng lúc không đúng chỗ.

Đòn tấn công này giáng xuống trúng kẻ thấp miệng bé mồm, kẻ không có tóc nhiều hơn; bởi những người quyền thế hoặc sang giàu thường hoặc đã cao chạy xa bay hoặc tìm ẩn ở nơi an toàn rồi.

Nơi chịu đòn chính trị nhiều nhất xảy ra ở bờ Nam sông Hương và vùng Gia Hội, một ốc đảo nằm về phía Đông thành Huế, nơi có mật độ dân chúng đông đảo. Gia Hội là địa điểm mà chính quyền Cách Mạng Lâm Thời hoạt động và điều hành bởi một thị trưởng do họ dựng nên, kết hợp với hội đồng cách mạng địa phương. Kiểm soát trật tự có bộ đội CS miền Bắc lẫn miền Nam. Gia Hội hầu như được quân đội Đồng Minh để yên trong hơn 3 tuần lễ vì các lực lượng quân sự bận tập trung vào việc tái chiếm Thành Nội.

Người dân ở Gia Hội phải làm một bản tự khai về lý lịch, công ăn việc làm thường nhật cùng quan điểm chính trị. Ai có tư tưởng phù hợp thì được giao công tác vận động tuyên truyền, tổ chức các tổ chính trị, thành lập các toán tự vệ; ngược lại thì sẽ bị đem đi tra hỏi thêm. Họ có thể được cán bộ chính huấn đến nhà hướng dẫn thường xuyên hoặc phải đi học lớp cải tạo tư tưởng về lịch sử và mục đích của đấu tranh cách mạng. Có kẻ bị đối xử thô bạo hơn ngay cả trước mặt thân nhân hoặc bạn bè.

Ở Thành Nội, dân chúng được để yên hơn vì quân chiếm đóng bận lo chiến đấu tự vệ; tuy nhiên về sau người dân ở đây cũng phải hứng chịu tổn hại cùng với địch quân vì phía Đồng Minh ngày càng trút xuống đầu họ hỏa lực kinh khiếp để tiêu diệt quân địch đang cố thủ trên những bức tường thành kiên cố. Có người chết vì bị địch hành quyết trong khi có người chết vì bom đạn.

Nhiều nạn nhân của CS là những công chức, những người làm cảnh sát, an ninh mật vụ, những người làm sở Mỹ; tuy nhiên đa số là thường dân vô tội. Ngành giáo chức nằm trong mục tiêu của cuộc thanh trừng vì đối phương lý luận rằng thành phần này am tường sâu sắc về chính trị có thể gieo rắc tư tưởng độc hại lên đầu thế hệ trẻ. Họ bị xem như kẻ có khả năng đứng ra xách động chống lại cộng sản ở khu vực mình; bởi thế giáo chức bị gán cho là thành phần ‘cực kỳ nguy hiểm’ và liệt vào hàng ‘phản động’.

Các chính trị viên len lỏi vào từng khu phố với loa cầm tay, họ hô hào kêu gọi dân chúng nổi dậy chống lại cái gọi là chính quyền bù nhìn Sài Gòn và đế quốc Mỹ. Nếu phương pháp làm cho kẻ tình nghi tội phạm phải xuất đầu lộ diện không mang lại kết quả thì họ sẽ đi xét từng nhà và dẫn đi người nào trông giống như mô tả trong danh sách đang săn tìm.

Ròng rã trong suốt ba tuần những thành phần bị đem xử tử gồm có vô số những viên chức chánh phủ, công chức, sĩ quan và binh sĩ quân đội Miền Nam, chủ tịch phường xã, dân vệ địa phương, tu sĩ, người ngoại kiều như Đức, Phi, Đại Hàn, Mỹ cùng nhiều thường dân không có lập trường dứt khoát.

Ước lượng có khoảng 6.000 thường dân bị bắt đi trong những vụ ruồng ráp tại Huế, tuy nhiên về sau người ta chỉ đào thấy ở những mồ chôn tập thể với phân nửa số xác của những người bị mất tích mà thôi.

*

Theo phong tục của người Việt, trong ba ngày Tết người đạp đất đầu tiên sẽ mang lại vận hên hay xui cho gia đình đó suốt cả năm.

Ông Vinh ở cách cơ quan MACV vài con phố nghe có tiếng lay cổng dồn dập từ tờ mờ sáng mồng Một; ông ra xem thử ai thì hóa ra là một người bạn thuở xa xưa mà đã lâu ông không gặp lại. Người bạn cũ bây giờ là một cán binh, anh ta nói nhỏ với ông bằng một bộ điệu quan trọng, rằng chiến thắng đã gần kề, xong thì biến mất một cách đột ngột như khi vừa mới đến.

Đang thao thức vì không ngủ lại được, ông Vinh bỗng nghe có tiếng lao xao khác lạ; nhìn ra ngoài đường ông thấy bộ đội Miền Bắc và MTGP đang di chuyển trong khu vực bằng xe lẫn bộ. Họ đang thiết lập những ụ súng đại liên và súng cối, lăng xăng đi tới đi lui khệ nệ khiêng những thùng đạn. Ông nghe văng vẳng tiếng loa, đồng thời các bộ đội đi gõ cửa từng nhà kêu gọi dân chúng ra biểu tình chống chính quyền ‘bù nhìn’ và ‘đế quốc’ Mỹ.

Thật sự thì cán bộ CS đã thâm nhập vào Huế từ sáu tháng về trước để tổ chức các tổ chính trị và điều nghiên bản đồ phòng thủ các đồn bót của phe Đồng Minh. Ngoài ra họ còn thu góp danh sách của những thành phần ‘phản cách mạng’. Một giáo sư đại học Huế được chỉ định làm chủ tịch của Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình và một cựu chỉ huy trưởng cảnh sát Huế làm tân thị trưởng. Ông đương kim thị trưởng thì đã đi trốn từ ngày đầu, bỏ lại nhà bà vợ và sáu đứa con.

Dân chúng được lệnh tháo bỏ cờ của chế độ Miền Nam và thay bằng cờ của MTGP, ai không có thì sẽ được phát. Nhiều buổi họp chính trị được tổ chức để khuyến khích tham gia chính quyền cách mạng. Trong một buổi họp, một nhóm thanh niên nam nữ được giao vũ khí và được gọi là quân nổi dậy. Họ còn tổ chức một buổi văn nghệ do đoàn văn công Miền Bắc trình diễn mang chủ đề đả phá chế độ Miền Nam và quân xâm lược Mỹ.

Không bao lâu sau các cán bộ CS đi qua các con đường, kêu gọi quân nhân, công chức hoặc ai làm cho cơ quan Mỹ hãy lập tức ra trình diện tại những nơi chỉ định với lời hứa là tất cả sẽ được bảo đảm an toàn. Đa số đã chọn con đường lẩn trốn.

Những ngày sau quân CS gia tăng áp lực để truy tìm những kẻ vẫn chưa chịu trình diện bằng cách thường xuyên lui tới lùng kiếm những nhà bị tình nghi; họ cảnh cáo nếu tìm thấy sẽ bị bắn chết tại chỗ. Những người tuân theo lời kêu gọi thì bị trói dẫn đi đến một nơi tập trung.

Kẻ nào kháng cự bằng cách bắn lại họ sẽ được đáp trả một cách thô bạo. Thoạt đầu họ sẽ rút lui, một hai ngày sau trở lại đông hơn, đến lúc ấy thì khỏi năn nỉ.

*

Đến ngày chiếm đóng thứ năm, quân địch vào nhà thờ Phú Cam ở khu Hữu Ngạn bắt giữ hàng trăm giáo dân Ki Tô, tất cả là đàn ông và thanh niên trong lứa tuổi quân dịch. Khi dẫn đi họ trấn an những người ở lại rằng không việc gì phải lo lắng. Thanh niên được đưa đến một ngôi chùa gần đó để học tập chính trị. Hai ngày sau cán bộ CS trở lại bảo mấy người phụ nữ chuẩn bị đồ bới xách cho người thân của mình. Những người đàn ông ở Phú Cam từ đó không bao giờ trở lại.

Ở khu Gia Hội cuộc bố ráp diễn ra qui mô và ghê rợn hơn nhiều; các chính trị viên rảnh tay để thi hành mà không lo phải đối phó với lực lượng Đồng Minh. Gia Hội là khu tương đối mới và là nơi cư ngụ của giới trung lưu như giáo chức và thương gia. Như đã đề cập ở trên, CS cho dựng lên tại đây một chính quyền để điều hành cai trị.

Thoạt đầu, CS bắt dân ra trình diện để được hướng dẫn học tập về chính sách, họ không quên trấn an dân chúng chớ có e ngại. Một số được yêu cầu trở lại lần thứ hai cũng với lời bảo đảm tương tự. Các cán bộ còn khai thác tin tức của dân chúng về hàng xóm của mình.

Cũng như các nơi khác, nhiều người vẫn lẩn trốn chờ ngày CS bị đẩy ra khỏi thành phố. Một tuần rồi hai tuần trôi qua, thức ăn trở nên khan hiếm, họ đâm ra tuyệt vọng. Từng người rồi từng người chường mặt ra để rồi bị mang đi tra hỏi. Thái độ của người CS thật không lường trước được: có ngày họ xuất hiện với nụ cười trên môi nhưng ngày khác họ trở lại với vẻ dữ dằn, họ lôi người đi mất không thấy trở lại. Nỗi hoang mang gia tăng khi càng lúc người ta càng thấy thêm sự mất tích bí ẩn của những người được mời đi học tập. Tiếng súng nghe thường xuyên hơn, người ta tìm thấy thêm những khu mộ mới ở một nơi, chua chát thay lại mang cái tên mỹ miều ‘Bãi Dâu’ (dịch ra là strawberry field, một cái tên đẹp đối với người Mỹ vì từng có một bài hát rất được ưa chuộng mang cùng tên, của ban nhạc trẻ người Anh, The Beatles).

Gia Hội được xem như là nơi dừng chân cuối cùng của các thành phần ‘phản cách mạng’. Họ được chuyển từ Thành Nội ra hoặc từ các nơi khác thuộc khu vực Tả Ngạn đến; nơi đây cán bộ CS dựng lên một tòa án nhân dân, công lý thường được thi hành nghiêm khắc và chóng vánh; đặc biệt vào những tuần lễ cuối, khi họ biết họ sắp phải rút đi.

Một sân trường ở phía Bắc khu Gia Hội biến thành một nấm mồ vĩ đại, chôn đầy xác đàn ông, đàn bà và trẻ con. Tháng sau đó tôi được chứng kiến tận mắt những sự kinh hoàng gây ra bởi cơn sốt cách mạng. Một kinh nghiệm suốt đời không thể quên.

*

Jim Bullington, người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, được biệt phái làm việc cho Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế (Agency for International Development) đang công tác lần thứ hai ở Việt Nam và có nhiệm sở tại Quảng Trị. Chiều 30 tháng Giêng, anh lấy một chỗ trên máy bay Air America để vào Huế ăn Tết với vị hôn thê và gia đình nàng ở khu Hữu Ngạn sông Hương. Khi đến dự cơm tối ở nhà nàng anh dẫn theo một người bạn tên Steve Miller một nhân viên Sở Thông Tin Hoa Kỳ làm việc tại Huế.

Sau buổi cơm, Miller thả Bullington xuống một nhà trọ nằm cạnh Nhà Đèn Thành Phố cách sông Hương không xa, còn anh thì lái xe về chỗ ở gần đó.

Burlington giật mình tỉnh giấc khi nghe có tiếng súng nhưng rồi ngủ lại, anh đinh ninh rằng cảnh sát bắn kẻ gian nào đó. Anh thức giấc khi mặt trời đã lên và dự tính sẽ lái xe đến cơ quan MACV nằm cách đó chín khu phố về hướng Đông để xem có tin tình báo gì mới không. Vừa mới sắp sửa bước ra thì chủ nhà trọ liền chận lại bảo anh hãy đi trở vào và ở yên trong phòng vì có địch quân xuất hiện trong khu vực. Bullington đợi mãi đợi hoài đến 3 giờ trưa thì có tiếng gõ cửa rất khẽ, khó khăn lắm anh mới nghe được vì tiếng tim anh đập hình như còn lớn hơn. Thì ra là chủ nhà trọ, một người với hai dòng máu Pháp Việt; ông ta mang cho anh một miếng săng-uých kẹp thịt heo nguội và một chai bia không lạnh đồng thời cho anh biết tin tức nóng sốt là địch đã chiếm Nhà Đèn, và theo như ông ta biết có thể là cả thành phố nữa. Ông còn cam đoan không chóng thì chầy địch sẽ đến viếng nhà trọ này; sau cùng ông đề nghị Burlington nên qua xin tá túc bên khu nhà của hai cha cố Tây ở bên cạnh may ra có thể an toàn tánh mạng hơn.

Bullington làm theo lời và được các cha cố trao cho một bộ áo dòng để mặc; vì tiếng Pháp của anh quá sơ đẳng nên họ dặn dò nếu ai có hỏi thì sẽ giới thiệu anh là tu sĩ khách từ Canada sang thăm. Một vị nói với anh:

“Anh muốn lánh thân ở đây bao lâu cũng được, nhưng lo gì, chừng mai hoặc mốt TQLC nước anh sẽ chiếm lại thành phố.”

Bullington đâu có biết rằng đây chỉ mới là mào đầu của cơn binh lửa. Anh tránh mặt suốt ngày chỉ mong sao sớm được giải cứu. Suốt ngày anh chẳng làm một động thái nào để gây sự chú ý đến mình; từ tầng lầu hai anh thấy địch đang hoạt động ở bên ngoài. Anh nghe nhiều tiếng súng từ hai hướng sông, thỉnh thoảng có cả tiếng trực thăng. Không có máy thu thanh anh mù tịt không biết được lực lượng địch bên ngoài lớn nhỏ như thế nào.

Sáng ngày 3 tháng Hai, lần đầu tiên anh thấy một số bộ đội chính qui trong sân một tòa nhà cách đó hai khu phố. Họ mặc đồ ka-ki gọn gàng, trên tay áo trái có buộc miếng vải xanh đỏ; vũ khí của họ là AK-47 hoặc súng B-40. Chợt nghe tiếng xe tăng, Bullington hy vọng quân Mỹ đang tiến tới gần, hóa ra là một chiếc M-41 của quân đội Miền Nam do họ chiếm được.

Sau cùng đến ngày 8, anh nghe tiếng xe tăng khác và lần này cả tiếng Mỹ nữa. Anh bước ra, tay vẫy cờ trắng và lập tức được cứu không tốn một viên đạn. Kế đó Bullington được đưa thẳng vào Đà Nẵng trong tâm trạng áy náy không biết tin tức hôn thê và gia đình nàng ra sao. Mãi đến 14 tháng Hai anh mới trở lại Huế và hay tin tất cả đều an toàn.

Hai cha cố che chở cho anh suốt một tuần lễ được biết đã bị bắn chết hôm 10 tháng Hai. Họ đang trên đường về nhà sau một buổi dâng thánh lễ thì bị một số người mặc đồ bà ba đen phục kích bắn chết. Lí do có thể vì họ bị cho có tội đã dung túng che giấu cho một người Mỹ.

Bullington còn biết thêm tin chẳng lành nữa đó là Steve Miller bạn của anh, người đã theo anh đến dự tiệc đêm giao thừa ở nhà vị hôn thê cũng đã chết. Số là anh này không trốn đi đâu mà chỉ nằm nhà chờ yên giặc; dĩ nhiên là sau đó anh bị quân CS đến viếng. Người ta tìm thấy xác anh ở trước nhà, tay bị trói ra đằng sau, một viên đạn bắn vào gáy.

*

Tr/úy TQLC James V. DiBernardo may mắn còn sống để kể lại một câu chuyện mà những gì xảy ra cho anh cũng có thể xảy đến cho bất cứ người Mỹ nào đang phục vụ ở Huế trong thời gian Tết Mậu Thân.

Anh đăng lính được 14 năm trước khi nhận nhiệm sở làm cho đài Truyền Thanh và Truyền Hình Quân Đội Hoa Kỳ tại Huế từ tháng Mười năm ngoái. Anh làm nghề báo trước khi theo học và tốt nghiệp trường Thông Tin quân đội ở Fort Slocum, New York.

DiBernardo có nhà riêng ở cách MACV không quá hai con phố. Khu nhà anh ở gồm hai tòa nhà nhỏ có tường cao 2m bao bọc chung quanh. Phòng thâu và trạm phát sóng nằm cách nơi anh ở hai dãy phố là mục tiêu mà địch nhắm tới.

Nhân viên đồng sự cùng ở chung chỗ với anh gồm có 4 quân nhân và hai công chức; ngoài ra còn có thêm hai quân cảnh người Việt mà anh thường gọi là ‘chuột bạch’ vì họ nhỏ con và hay đội nón trắng. DiBernardo thích sống riêng biệt nhưng anh không thể có chọn lựa nào khác được. Ở cơ quan MACV thì quá đông không còn chỗ cho anh.

Anh liên lạc với MACV mỗi ngày và hay đến đó dự thính nghe tin tình báo và ăn uống; anh trở thành khuôn mặt quen thuộc tại CLB SQ và được cảm tình của nhiều người. Nhiều bạn bè TQLC cũng hay đến thăm anh và anh dẫn họ đi quanh để xem chỗ làm, chỗ ở; anh thường bị trêu chọc vì lối sống cô độc của mình.

Nhưng rồi Tết Mậu Thân đến và mọi sự đều đổi thay.

“Tôi nhớ được mời ghé qua MACV để nghe tường trình về tình hình địch hôm trước khi có cuộc tấn công,” nhiều năm sau DiBernardo kể lại. “Họ bảo tôi nên tăng cường gấp đôi quân số trực gác nhưng tôi báo cáo rằng ngoài hai ‘chuột bạch’ tôi không có lính gác nào khác.”

Khi tiếng rocket đầu tiên nổ vào sáng ngày 31 tháng Giêng anh mới thấy thấm thía lời khuyến cáo đó. DiBernardo tiếp:

“Điều tôi phát giác đầu tiên là hai ‘chuột bạch’ đã chuồn mất, tôi liền báo cáo với sĩ quan trực ở MACV; anh ta cho biết bên đó cũng đang bị tấn công cứ ráng cầm cự rồi hậu tính; sau đó thì mất liên lạc và từ đó im luôn.”

DiBernado và các nhân viên án binh bất động trong suốt ba ngày ba đêm trong khi bên ngoài đạn pháo nổ liên miên và địch chạy từ nhà này qua nhà khác.

“Thật không khác gì xem phim chiếu bóng.” Anh nói.

Cạnh khu nhà ở của DiBernado là tư thất của Tướng Ngô Quang Trưởng. Anh nhìn qua không thấy quân cảnh đứng gác nên anh mới lén qua hỏi phu nhân ông Tướng xem anh có thể giúp được gì chăng; bà ở nhà với hai con nhỏ, hai và bốn tuổi, nhưng bà cho biết bà có thể lo liệu một mình. Sau này mãi đến năm 1974 anh mới có dịp trở lại Việt Nam trong công tác tìm hiểu tình hình thực tế (fact-finding) anh mới hay mẹ con bà Tướng lúc đó đã tìm cách thoát được đến nơi an toàn; ấy cũng là cơ hội cho bà ta cảm tạ anh đã từng ngỏ lời giúp đỡ sáu năm về trước.

Trở lại câu chuyện, DiBernado y theo lệnh của MACV, anh vẫn ở yên trong nhà. Anh nghe tiếng nhiều trực thăng bay lượn trên đầu; thậm chí có chiếc xả súng bắn xuống khu anh ở nữa. Qua ngày 3 tháng Hai, anh nghe tiếng lính Mỹ ở cuối đường vẳng lại.

“Bấy giờ tôi tưởng giờ hoàng đạo đã điểm,” DiBernardo nói. “nhưng rốt cùng thì họ lại không xuất hiện.”

Sau đó địch kéo đến khu nhà anh và bao vây suốt 15 giờ liền; cuối cùng thì họ bắt đầu đốt mái nhà rồi một người ôm tạc đạn chạy vào cổng. DiBernardo lấy carbine ra bắn nhưng súng kẹt đạn không nổ. Sức nổ của tạc đạn làm anh bị thương bên cánh tay phải tuy vậy anh vẫn cùng mấy người khác hè nhau chạy ra khỏi nhà trước khi lửa làm mái sập xuống; họ vòng ra cửa sau, băng qua một khoảng đất trống phóng về hướng MACV.

Khi chỉ còn cách MACV chừng 100 mét họ bị khoảng 20 quân BV bắn chận lại. Lần này DiBernardo bị thương thêm một lần nữa bên tay trái, hai người khác trong nhóm bị trúng đạn chết. Anh và bốn người còn lại đành để bị bắt sống. Họ lập tức bị áp giải đi.

“Họ bắt chúng tôi chạy chừng một dặm đến một tòa nhà kiên cố rồi lại đi tiếp thêm hai tiếng nữa đến một ngôi chùa; nơi đây họ tập trung chúng tôi lại chung với nhiều người bị bắt khác.” DiBernardo kể.

Anh được mấy người trong hội Hồng Thập Tự Quốc Tế săn sóc vết thương, trong số đó có hai phụ nữ Mỹ thuộc cơ quan truyền giáo Quakers; một người là bác sĩ tên Marjorie Nelson, còn người kia tên Sandra Johnson vốn là một nhà giáo. DiBernardo còn thấy một cố vấn người Trung Hoa nữa; anh đoán là vậy vì trông anh ta bự con hơn người Việt.

Bộ đội CS bắt anh phải tháo giày; từ đó trở đi anh phải đi chân trần suốt hai ba tuần lễ di chuyển ra trại tù binh ở Miền Bắc. Anh kể:

“Họ gào thét, một hai cứ bảo tôi là nhân viên tình báo CIA nhưng tôi nhất mực phủ nhận bằng cách trưng cho họ xem giấy tờ tùy thân; có lẽ nhờ thế mà tôi thoát chết.”

Sau hai ngày lấy lời khai, DiBernardo cùng với 22 người khác được dẫn ra khỏi thành phố đi về vùng đồi núi ở hướng Tây rồi băng rừng trực chỉ ra Bắc. Họ bị trói tay ra sau lưng bằng dây điện thoại và từng người lại nối chung với nhau bằng dây thừng.

“Họ dẫn chúng tôi đi theo lối di hành của mọi da đỏ,” DiBernardo nói. “Ban ngày chúng tôi ngủ trong các miếu đền, di chuyển ban đêm. Ăn uống chỉ toàn cơm vắt. Sau này vết trói trên cánh tay phải mất một năm mới tan hết.”

Khác với những người kia, DiBernardo lặng lẽ cam chịu số phận nghiệt ngã.

“Nhờ được trui rèn trong quân trường đào tạo TQLC tôi thấy không còn gì phải sợ nữa cả,” anh tiếp tục. “cai tù đâu gian ác bằng huấn luyện viên.”

Óc khôi hài cũng phần nào giúp anh vượt qua nỗi khổ nhục của cuộc sống tù đày.

Trong số cai tù có một gã gầy gò xương xẩu, hàm răng hô hố lúc nào cũng nhăn nhở cười; bởi vậy mới có biệt danh là ‘Con đội xe biết cười’ (Smiling Jack). DiBernardo kể:

“Có lần thấy tôi đang đào rãnh giữa sân, gã dừng lại vặn hỏi tôi đang làm gì, tôi chỉ ngẫu nhiên đáp rằng tôi đang đào xuyên trái đất để qua đến Mỹ thế là từ đó trong suốt 6 tháng tôi không được phép đi ra ngoài trời. Tôi nghĩ chắc họ không có óc khôi hài.”

Ngày 5 tháng Hai tại Huế, khi quân Mỹ tiến được đến khu nhà DiBernardo ở, họ phát giác thấy xác của Tr/sĩ Tom Young nằm dưới hố ở phía cửa sau; anh chết vì bị đạn bắn sau đầu. Hai phóng viên chiến trường của binh chủng TQLC đặt anh nằm trên một cánh cửa rồi khiêng về MACV nơi mà họ chỉ là khách trọ qua đêm; nước mắt họ tuôn ròng ròng, tin rằng số mệnh của DiBernardo cũng như thế.

DiBernardo là một trong những người có vận may tuy nhiên trong thời gian bị tù đày nhiều lúc anh nghĩ mình sao mà quá bất hạnh.

Cùng với 590 tù binh khác, anh được phóng thích ngày 5 tháng Ba năm 1973 theo chương trình Operation Homecoming (Chiến Dịch Hồi Hương), (kết quả của Hiệp Định Paris ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973). Ngày 8 tháng Ba, phi cơ chở anh hạ cánh xuống Căn Cứ Không Quân Travis nằm ở bên ngoài thành phố San Francisco; tại đây anh được đoàn tụ với gia đình gồm hai cô bé song sinh đã chào đời sau khi anh bị bắt. Bây giờ anh đang sống ở Nam California. DiBernardo vẫn tiếp tục trong binh chủng TQLC cho đến khi giải ngũ vào năm 1978 với cấp bậc thiếu tá.

CHƯƠNG TÁM

 

SÓNG TRIỀU CHUYỂN HƯỚNG

 

Sau hai ngày giao tranh ác liệt mà không đạt mấy kết quả, người ta thấy cần phải vận dụng thêm sức mạnh mới đẩy được địch ra khỏi Huế. Theo lệ thường, quân TQLC bao vây địch quân để phi cơ và pháo binh oanh tạc rồi sau đó mới tiến vào thanh toán mục tiêu; cuộc hành quân Operation Hue City để giải vây Huế lại hoàn toàn khác, không thể thực hiện như vậy được, vì các lý do :

Mặt trận Tết Mậu Thân diễn ra trên khắp các tỉnh Miền Nam khiến quân Đồng Minh phải rải rộng ra để chống giữ và tái chiếm, không còn bao nhiêu để dồn cho việc giải cứu Huế, ít nhất là trong hai tuần lễ đầu tiên. Cũng bởi lí do tương tự quân Đồng Minh không đủ lực để đóng ‘cánh cửa sau’ của Huế ở mặt Tây lại hòng ngăn chận không cho địch tự do di chuyển vào ra để tải thương, bổ xung quân số, tăng viện lương thực và vũ khí như hiện nay.

Để giải quyết vấn đề, vào ngày 2 tháng Hai, Tiểu Đoàn 2/12 thuộc Lữ Đoàn 3 SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ, vừa mới dọn về Căn Cứ Evans bốn tuần, được giao trọng trách ấy. Theo kế hoạch, tiểu đoàn với 650 quân này sẽ mở cuộc hành quân lấy tên là ‘Operation Jeb Stuart’, họ sẽ di chuyển lên hướng Đông Nam dọc theo mé Tây QL1; đánh tan bộ chỉ huy trung đoàn địch đồng thời đóng ‘cánh cửa sau’ lại rồi bắt tay với quân Đồng Minh là xong.

Mở cuộc hành quân này người ta hy vọng sẽ gây lạc hướng cho địch quân đang chiến đấu ở Huế, kết quả sẽ giảm bớt áp lực lên phe Đồng Minh. Có điều không vui cho các binh sĩ của Tiểu Đoàn 2/12 Không Kỵ là đơn vị đang thời kỳ thiếu thốn về tiếp liệu nhất là đạn dược và xăng máy bay khiến họ sẽ phải chiến đấu như bộ binh vì không có trực thăng vũ trang để hành quân phối hợp. Buồn hơn nữa là họ phải tiến quân mà không có pháo binh bắn dọn đường trước để giảm tiềm lực địch; tin tức tình báo thì rời rạc không nắm được tình hình toàn diện. Tr/tá Dick Sweet Tiểu Đoàn Trưởng 2/12 vốn là huấn luyện viên trường Bộ Binh Fort Benning tuy vậy vẫn lạc quan thi hành mệnh lệnh. Về sau mới hay là thấy vậy mà không phải vậy như người ta vẫn tưởng. Muốn đóng ‘cánh cửa sau’ của Huế, rồi đây người ta sẽ cần thêm hai tiểu đoàn của SĐ1 Kỵ Binh, cộng thêm một tiểu đoàn từ SĐ 101 Dù Hoa Kỳ.

*

Thiết lập một bãi đáp mới ở phía nam Cây Số 17 xong, bốn đại đội bắt đầu tiến ra sa trường ngày 3 tháng Hai, họ hướng về phía Đông Nam theo như kế hoạch. QL1 chạy theo bên mạn sườn trái. Quân Kỵ Binh tiến quân nhẹ nhàng vì họ để lại bớt đồ kềnh càng và đạn dư ở căn cứ Evans, vì truyền thống binh chủng này là di chuyển càng nhẹ càng tốt, chỉ sau khi lấy xong mục tiêu, đồ của họ sẽ được trực thăng không tải đến sau.

Đại đội A đi tiên phong, đơn vị trưởng là Đ/úy Bob Helvey rất sành địa thế trong vùng vì trước đây đã từng làm cố vấn quân sự cho SĐ1 của quân đội Miền Nam. Tiến quân được hai giờ họ bắt đầu bị địch bắn sẻ, tiểu đoàn tạm dừng trong khi Đ/úy Helvey gọi xin pháo binh tác xạ nhưng không bắt liên lạc được với đơn vị đại bác 105 ly của phía VN. Tiếp tục tiến quân, khi cách Huế 6 km họ tiến xuyên qua một thôn làng có nhiều cây tên là Liêu Cốc Thượng. Trong thôn vắng lặng không thấy bóng dáng ai nhưng họ thấy có nhiều giao thông hào và công sự mới đào. Trong khi tảo thanh họ mới thấy một số dân đang chạy băng đồng qua làng Quế Chư ở lân cận; đồng thời họ cũng thấy quân CSBV lố nhố trong các giao thông hào nép sau các rặng cây.

Tiểu Đoàn 2/12 nằm yên chừng một giờ đợi Tr/tá Sweet gọi thử xin tác xạ vào vị trí địch. Vì ngôn ngữ bất đồng, việc xin yểm trợ pháo binh 105 mm từ phía Nam Việt ở Cây Số 17 không thành; mây mù và thấp khiến phi cơ chiến đấu không hoạt động được. Nhiều trực thăng gunships bay đến bắn phá nhưng không hề hấn gì vì các công sự quá kiên cố. Một phi cơ bắn trật mục tiêu gây tử thương cho một binh sĩ của Đại Đội A.

Tr/tá Sweet tuy chưa rõ tác dụng của đợt không kích có kết quả thế nào nhưng ông vẫn ra lệnh băng ruộng tấn công trực diện. Địch chờ đạo quân tiến được nửa đường thì bắt đầu bắn tỉa một cách chính xác, những binh sĩ chạy ra tiếp cứu đồng đội bị trúng đạn cũng mang vạ lây. Tiểu đoàn tập hợp lại rồi tìm cách tránh đạn dưới các giao thông hào. Sơ khởi họ bị thiệt mất 9 chết và 48 bị thương.

Đêm xuống, Tiểu Đoàn 2/12 phải đóng quân tại chỗ. Địch lợi dụng cơ hội lặng lẽ tiến lại gần để bao vây. Gần sáng, quân 2/12 chuẩn bị tấn công địch thì mới phát giác mình đang bị vây, địch nằm cách họ chỉ 30 mét đang bắn tỉa vào. Đến 10 giờ tình thế trở nên bi đát, quân Mỹ chịu tổn thất 20 người trong khi vẫn tiếp tục bị địch bắn rát đến nổi chỉ có một trực thăng duy nhất đáp xuống được để tải thương. Họ thực hiện đợt tải thương thứ hai lúc 1 gìờ 30, cũng như lần trước chỉ một chiếc xuống được và cũng chính chiếc đã đáp xuống thành công lúc ban sáng.

Đối với Tr/tá Sweet, ông phải quyết định một sự chọn lựa, hoặc là tiếp tục thử lửa với địch hoặc rút quân. Trong lúc quân số kém xa quân địch mà tổn thất thì càng lúc càng tiếp tục dâng cao nên ông phải chọn lựa và phải chọn ngay.

Tr/tá Sweet hội ý cùng các sĩ quan rồi quyết định thay vì quay trở lại đường cũ về hướng Cây Số 17, tiểu đoàn chờ đêm xuống sẽ tiến sâu vào lòng địch để lên một quả đồi cao cách đó 4 km. Nước cờ này quả là mưu lược vì địch vẫn đinh ninh họ sẽ phải nằm yên đó thêm một đêm nữa.

Lúc 4 giờ 51 chiều tất cả thương binh đều được di tản an toàn ngoại trừ 14 xác chết. Đó là một chọn lựa quan trọng khác nữa của Tr/tá Sweet. Ông nhận thấy khiêng theo các xác chết, cuộc dạ hành sẽ vừa chậm hơn lại vừa có cơ may dễ bị lộ nên ông chọn giải pháp để lại. Các tử thi sẽ được tạm chôn dưới một hố bom rồi sau này sẽ trở lại lấy đi. Để địch khỏi đào lên họ để lại mấy chữ bằng tiếng Việt cho biết nơi đây chỉ có xác của 11 binh sĩ ngoài ra thì không có đạn dược hoặc vũ khí.

*

Triệt thoái đêm quả là một cuộc hành quân với mưu mô và mánh lới. Thành phần Tiểu Đoàn 2/12 được phân thành từng tốp nhỏ và được dặn dò phải tuyệt đối im lặng khi di chuyển, không bắn trả nếu chỉ bị bắn sẻ lẻ tẻ nhưng nếu bị hỏa lực mạnh thì cứ tấn công thẳng vào đó mà thoát thân; bằng mọi giá phải tiến tới cho kỳ được tránh đừng để bị chôn chân một chỗ. Trước khi đi họ để lại người nộm để nghi binh và cạm bẫy trong các hố cá nhân.

Trời vừa tối họ bắt đầu chuyển quân dưới sự che chở thêm của màn khói do đơn vị hỏa lực 105 Kỵ Binh mới dọn đến Cây Số 17 bắn vào. Hai Đại Đội A và D rời vị trí đồng thời vượt lên trước hai Đại Đội B và C còn nằm yên để khởi hành tiên phong; đến 10 giờ 20 tối họ hoàn tất cuộc triệt thoái. Sau đó không lâu họ nghe tiếng súng từ vị trí đóng quân cũ vọng lại rồi tiếng nổ tiếp theo do cạm bẩy gài lại bị kích hỏa, họ thấy cả trái sáng tự động bùng loé lên. Tr/tá Sweet còn bồi thêm một màn đẹp mắt khác: một cuộc tác xạ bằng pháo binh vào vị trí cũ ba giờ sau khi họ khởi sự lui binh mà ông đã yêu cầu trước đây .

Đoàn quân đi vòng qua hướng Tây, vượt qua một con suối rồi quẹo về hướng Nam, băng qua một nhô đất dài 4 cây số. Đến 7 giờ 10 sáng hôm sau họ dừng lại trên một ngọn đồi khác. Họ đã di hành mất 11 tiếng. Ở vị trí mới họ có thể quan sát hoạt động của địch đang di chuyển ra vào thành phố Huế, từ đó họ có thể gọi hỏa lực phi pháo để quấy rối.

‘Cửa sau’ của Huế tuy chưa đóng được nhưng phe Đồng Minh bắt đầu có thể gây phiền toái cho địch vì sự hiện diện của họ ở trong vùng.

*

Cùng lúc ấy ở cơ quan MACV, viện binh đang được gởi thêm để phụ giúp cho đám quân TQLC nhỏ nhoi của Tr/tá Gravel bây giờ đã quá tơi tả. BCH TQLC ở Phú Bài hôm 3 tháng Hai quyết dấn thân sâu hơn với Huế nữa bằng cách gởi Đ/tá Hughes, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 1, lên Huế để làm cấp chỉ huy hành quân tại chỗ (on-site commander). Đi theo đoàn công-voa còn có đơn vị trưởng của 2/5 là Tr/tá Ernest C. Cheatham, Jr.; ba đại đội con cái ông là Fox, Golf và Hotel đang tham chiến tại Huế. Cho đến bây giờ Tr/tá Gravel đang là sĩ quan hành quân tại chỗ trong suốt ba ngày đầu tiên của trận chiến; ông vẫn còn nắm quyền chỉ huy Alpha 1/1 và nhờ bổ sung quân số ông dùng số thặng dư để thành lập thêm đại đội thứ hai đặt tên là Bravo 1/1. Tân đại đội hình thành từ nhóm chỉ huy của Bravo 1/1 thực thụ cộng thêm một số tình nguyện từ chỗ khác qua, cùng với bất kỳ ai đang cà nhỏng, ăn không ngồi rồi ở Phú Bài.

Đ/tá Hughes trong Thế Chiến Thứ Hai đã hai lần được trao tặng huân chương anh dũng; trận Gloucester mang lại cho ông một Huy Chương Chữ Thập (Navy Cross) của Hải Quân Hoa Kỳ, rồi năm sau là Ngôi Sao Bạc (Silver Star) nhờ lập chiến công trong trận đánh ở Peleliu. Bấy giờ ông chỉ mới là một trung đội trưởng trẻ tuổi. Ông quan niệm ở chiến trường phải để cho thuộc cấp được tự do tùy cơ ứng biến theo tình huống.

Đến Huế lúc 1 giờ trưa ông cho vời hai trung tá, Cheatham và Gravel, lại và dặn dò rằng họ có toàn quyền làm bất cứ quyết định nào họ tự cảm thấy phù hợp, miễn sao đẩy được địch quân lui; phần ông sẽ liên lạc xin cho họ những gì cần thiết. Ông còn hứa sẽ không để cấp trên thúc sau lưng trong khi họ đang làm việc.

Gravel vì lực lượng nhỏ hơn nên được chỉ định công tác yểm trợ cộng thêm sứ mạng khai quang QL1. Cheatham với ba đại đội (Fox, Golf, và Hotel) sẽ tấn công thọc lên hướng Tây dọc theo lằn ranh bờ Nam sông Hương.

“Tôi muốn anh đánh xuyên qua thành phố và dọn sạch quân Bắc Việt đi,” Đ/tá Huges ra lệnh cho Cheatham bằng một câu gọn lỏn như thế. Cheatham trong thế nghiêm vẫn trân mặt ra đó chờ xem xếp có nói gì nữa không.

“Nếu anh có ý chờ nghe thêm gì khác thì tôi bảo cho anh hay lệnh tôi chỉ có thế thôi. Đi ra.” Đ/tá Hughes sủa một tràng.

Trong khi Tr/tá Cheatham vừa xoay người để bước ra thì Đ/tá Hughes đặt tay lên vai ông nói khẽ: “Anh cứ việc thi hành phận sự theo ý anh, lỡ cấp trên có quạt lửa xuống đầu thì có tôi đỡ cho.”

*

Tr/tá Cheatham nhờ lập được chiến công ở Huế, sau này ông được thưởng Hải Quân huân chương Navy Cross rồi ông leo dần lên đến chức trung tướng. Với chiều cao quá cỡ 6 bộ 5 phân Anh, binh sĩ thường gọi ông là ‘Big Ernie’. Hai ngày vừa qua ông ngồi rầu rĩ ở Phú Bài vì cả ba đại đội của ông đang đánh nhau ở Huế mà không có ông.

Biết trước sớm muộn rồi cũng sẽ nhập chung lại với con cái mình, ông lợi dụng thời gian rảnh rang để nghiên cứu binh pháp về chiến thuật tác chiến trong thành phố; Tr/tá Cheatham lo tom góp súng phóng hỏa tiển 3.5 inch và đạn dược càng nhiều càng tốt. Theo đoàn công-voa lên Huế ông còn mang theo sáu xe ‘lừa’ chở đại bác 106 ly không giật (mule-mounted 106 mm recoilless rifle) cùng nhiều lựu đạn cay và mặt nạ.

Sau khi nhận lệnh xong, Tr/tá Cheatham bèn đặt BCH ở Trường Đại Học Huế rồi triệu các đại đội trưởng đến để cùng thảo một kế hoạch tấn công. Trong khi kế hoạch đang phác họa thì ông nhận được một nguồn tin được truyền đến qua Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray ở Phú Bài, rằng chính quyền Nam Việt Nam đã bãi bỏ lệnh hạn chế sử dụng hỏa lực mạnh ở khu vực Hữu Ngạn. Nghe tin đó Tr/tá Cheatham phấn chấn thấy rõ; bây giờ ông tha hồ xin bất cứ hỏa lực nào cần thiết để yểm trợ mà không còn sợ tạo nên một tai tiếng trước công luận quốc tế. Tuy nhiên vì thời tiết xấu, nhiều loại hỏa lực nặng chưa tận dụng được như hải pháo từ các chiến hạm, đại bác nòng lớn 8-in từ Phú Bài, và các loại phi cơ chiến thuật. Ít nhất hiện giờ ông có thể sử dụng hỏa pháo của chiến xa, đại bác không giật 106 ly, súng cối và luôn cả súng bazooka nòng 3.5 in.

Từ phòng chỉ huy ở lầu hai, Tr/tá Cheatham nhìn xuống địa thế bên dưới cố hình dung làm thế nào để sử dụng pháo binh được hữu hiệu nhất. Với cuộc hành quân dọc theo đường Lê Lợi đi về hướng Tây ông chỉ cần thật ít quân để giữ mặt bên phải vì bên đó là sông Hương, một ranh giới thiên nhiên, trong khi phía trái làm ông e ngại nhiều nhất. Ở mặt này từng  tòa cao ốc bê tông cốt sắt nối tiếp nhau chạy song song với con đường, mỗi cao ốc tự nó là một pháo đài kiên cố. Quân của ông phải đương đầu với từng cao ốc, một việc ông thấy không phải dễ.

 

3

TQLC Mỹ men sát theo mặt trước trường Đại Học Khoa Học, di chuyển về hướng Tây trên đường Lê Lợi. (mca.marines.org)

 

Sau 2 giờ trưa, đạo quân 700 người gồm ba đại đội của Tr/tá Cheatham khởi sự tiến quân. Đơn vị của Tr/tá Gravel đi theo song song để giữ an ninh bên mé trái trong khi một đại đội nhỏ gồm những binh sĩ NV bị lạc đơn vị đi theo sau để thanh toán nốt những chốt địch còn bỏ sót, đồng thời đối phó với làn sóng dân tị nạn.

2

Tòa nhà Ty Ngân Khố nhìn từ cửa sổ trường Đại Học. (mca.marines.org)

Ngay từ đầu mọi sự đã không trôi chảy êm xuôi. Cheatham bắt đầu phát giác ra sự khó khăn mà Gravel vẫn thường vấp phải suốt trong ba ngày qua. Từ trường đại học nhìn qua phía bên kia đường là tòa nhà Ngân Khố Tỉnh Thừa Thiên và tòa nhà Bưu Điện thành phố, mỗi nơi đều có quân chính qui BV bên trong, suốt mấy hôm địch đã chận đứng được mọi cuộc tiến quân của TQLC Hoa Kỳ. Đại bác 106 ly và hỏa pháo từ chiến xa được đem ra sử dụng nhưng không hề hấn gì đối với lớp tường kiên cố của hai tòa nhà. Suốt 18 giờ quân của Tr/tá Cheatham mở tổng cộng 6 đợt xung phong nhưng tất cả đều bị địch đẩy lui. Đ/úy Christmas, Đại Đội Trưởng ĐĐ Hotel cho rằng lực lượng của TQLC không đủ mạnh để cáng đáng việc này; một đại đội đã được sử dụng để giữ an ninh một dãy phố trước mặt, còn lại ba đại đội thì phải giữ lại một để làm quân trừ bị trong khi chỉ còn hai để chiến đấu; phối trí quân như vậy tạo nên một khoảng trống bên trái dễ làm mồi cho đại liên địch.

*

Ba ngày vừa qua Tr/tá Gravel đã liên tục cãi vã ồn ào với thượng cấp ở Phú Bài về cuộc tiến quân của mình vẫn dậm chân tại chỗ; bây giờ Tr/tá Cheatham cũng đang có vấn nạn tương tự. Mặc dù không muốn trù ẻo Cheatham nhưng ít ra ông cũng chứng tỏ cho thấy sự khó khăn mình đang vấp phải là xác đáng.

Đặc phái viên hãng thông tấn UPI, Al Webb, chuyên viên thu hình Kyoichi Sawada và tôi, theo chân Trung Đội Hai ĐĐ Fox khi họ vừa rời khuôn viên trường đại học để mở cuộc tấn công hai tòa nhà Kho Bạc và Bưu Điện. Nhìn quang cảnh, chúng tôi linh cảm sự hiện diện của thần chết nơi từng ô cửa sổ, từng mái nhà và từng góc phố. Đạn từ mọi hướng cùng lúc bay đến.

Trên đại lộ Lê Lợi có cây lớn viền hai bên, người lính đi tiền đạo thử bước ra mặt đường lập tức bị địch xả đạn bắn xối xả. Chiến xa hạng nặng 50 tấn liền chạy lên trước để che đạn cho bộ binh tiến quân; sự xuất hiện của xe tăng càng thu hút hỏa lực địch nhiều hơn. Sau trận đánh hôm đó Tr/tá Cheatham kể với một phóng viên rằng có xe bị trúng đạn đến 121 lần gây thương vong cho xa đoàn khiến họ phải thay người đến năm lần. Ông nói, “Nhân viên xa đoàn lúc cuối ngày kể lại họ thấy lâng lâng như người say rượu khi bước ra khỏi xe.” Xác người chết hoặc bị thương cũng thu hút hỏa lực địch không kém vì đó là mồi nhử người khác ra cứu. Hai bên đường người bị trúng đạn nằm la liệt, TQLC kéo họ đến chỗ an toàn rồi vẫn tiếp tục tiến. Trợ y lăng xăng chạy tới chạy lui băng bó vết thương hoặc khiêng người chết đi, chiến xa phải làm lá chắn để họ làm nhiệm vụ. Trong nửa giờ đầu tiên, Trung Đội 2 ĐĐ Fox bị tổn thất hai chết và 19 bị thương. Các Trung Đội khác của ĐĐ Fox cũng chia sẻ chung số phận hẩm hiu. Tối ngày 3 tháng Hai, TQLC một lần nữa phải công nhận là đã không đạt được một thành tích nào.

Tr/tá Cheatham cau có bực tức họp sĩ quan chỉ huy các đại đội lại chuẩn bị cho một ngày hành quân khác. Mỗi người góp ý về bài học đã rút tỉa được trong ngày đồng thời đề nghị những phương án mới.  Một điểm mà tất cả đều đồng ý là cần thêm vũ khí nặng, thiếu nó hỏa lực thường không có hiệu năng trong chiến thuật tác chiến trong thành phố. Mục tiêu chính là làm sao phải lọt vào được bên trong mới hòng tiêu diệt được địch. Cần phải dùng đến đại bác không giật 106 ly và súng bắn hỏa tiễn 3.5-in là loại ‘bazooka’ thông dụng thời Đệ Nhị Thế Chiến, vừa gọn nhẹ dễ di chuyển mà có hiệu năng nữa. TQLC được hướng dẫn phải phá vỡ một lỗ thủng tòa cao ốc rồi xông vào tiêu diệt địch ở từng phòng một, sau đó đặt vị trí để bắn sẻ qua tòa nhà khác. Nếu cần phải vượt qua ngã tư hoặc góc phố thì sử dụng trái khói để làm màn chắn đồng thời tác xạ yểm trợ tối đa.

Nhiều kỹ thuật tác chiến được đem ra thử nhưng ưng ý nhất là lập toán chiến đấu gồm tám người, trong đó bốn người khống chế lối ra vào, hai người xông vào ném lựu đạn còn hai người khác bắn yểm trợ; qua căn nhà khác tám người đó sẽ thay đổi nhiệm vụ lẫn nhau. Vấn đề tính toán thời gian làm sao cho thật ăn khớp mới thật quan trọng. Khi miêu tả về chiến thuật tác chiến này với một đặc phái viên, Tr/tá Cheatham đã so sánh lối hoạt động của toán tám người với môn chơi dã cầu (football) trong đó mỗi thành viên thực hành phần việc của mình nếu không sẽ thua.

“Chúng tôi hy vọng diệt được địch từ bên trong hoặc lùa họ chạy ra cửa sau để bốn tay súng khác đang mai phục sẵn tiêu diệt,” ông nói. “Xong rồi tiếp tục đánh tương tự như vậy ở cao ốc khác. Nghe thì đơn giản nhưng đánh hiệp đồng cho thật ăn khớp mới là khó, y hệt như chơi dã cầu vậy.”

Sự thành công lần này hoàn toàn không nhờ đến pháo binh như TQLC vẫn thường lệ thuộc vào khi hành quân ở các nơi trống trải trước đây; có chăng thì Phú Bài chỉ bắn lên để chặn địch thoát ra ở ngã hậu chứ không bắn tòa nhà. TQLC sẽ dùng đến pháo cối của mình bắn lên nóc nhà để tạo hiệu ứng ‘búa tạ’ lên đầu địch. Cheatham nói: “Khi anh dội đạn cối liên tục lên nóc cao ốc tới một mức độ nào đó thì mái sẽ sụm xuống. Chúng tôi chỉ làm vậy thôi.”

Trong một số trường hợp vì khoảng cách với địch quân quá ngắn khiến pháo bằng đạn cối không thể sử dụng được thì đó là lúc 106 ly không giật đem ra dùng. Bất tiện của súng không giật này là không có màn thép chắn nên nguy hiểm khi sử dụng; ngoài ra phải bắn chọn mục tiêu bằng đạn .50mm trước khi dùng nó; có nghĩa là toán sử dụng súng phải mất nhiều thời gian đứng ra ngoài khoảng trống hơn, dễ làm mồi cho địch.

 

1

Đại bác M-40 106 mm không giật được sử dụng để phá sập những cao ốc có tường dày kiên cố hoặc xuyên thủng lớp thép dày của chiến xa. Khi dùng đạn tổ ong súng có thể dùng để chống tấn công biển người vì đạn khi ra khỏi nòng sẽ tỏa ra chừng 8000 mũi tên thép. Súng có tầm bắn chính xác là 1,100 mét. (Marines.mil)

 

Có ba cách để sử dụng súng 106 ly, nếu sử dụng rời một mình thì hoặc được gắn trên xe Jeep hoặc xe ‘lừa’, hoặc khiêng đi bằng tay dù rằng nó nặng đến 350 cân. Hoặc sử dụng chung sáu khẩu gắn trên xe chạy xích tên gọi là Onto. Onto thoạt trông thật kinh sợ nhưng nó có khuyết điểm quan trọng. Vì xe phải vận hành bằng xăng nên dễ bốc cháy; xạ thủ thường phải đứng ra ngoài để nhắm hoặc nạp đạn khiến địch có dư thì giờ để bắn hủy xe hoặc giết chết xạ thủ. Sức phụt hậu của súng còn là nhược điểm khác nữa. Binh sĩ của Tr/tá Cheatham có lần đứng bắn từ tầng lầu hai, sức phụt hậu làm đổ bức tường phía sau. Trong mọi trường hợp, mỗi khi sử dụng nó thì phải hết sức cẩn thận vì một chút sơ ý có thể gây thương tích hoặc thiệt mạng cho xạ thủ, phụ xạ thủ hay bất cứ ai đang quanh quẩn phía sau.

 

6

Sáu khẩu M-50 106mm gắn trên xe chạy xích tên gọi là Onto. Xe này trông như một xe tăng tí hon, dùng diệt chiến xa hoặc các công thự đúc bê tông kiên cố. (commons.wikimedia.org)

 

Trong thời gian huấn luyện tôi đã từng bắn thử 106 ly nhưng hôm 3 tháng Hai tôi mới lần đầu tiên thấy chiếc Onto lăn bánh rầm rì ngang qua MACV rồi dừng lại khạc hết cả 6 nòng. Chiếc xe thì muốn lật ngược ra đằng sau còn khói bụi tung lên mịt mù. Sau khi khói tan dần tôi mới thấy hàng viết bằng sơn đằng sau xe: ‘Tôi Giận, Tôi Khà, Tôi Thổi Nhà Anh Xụm À Nhe.”

*

Ngày hôm sau, Chủ Nhật 4 tháng Hai, hai đại đội xác xơ của Tr/tá Gravel nhập cuộc để chia xẻ bớt gánh nặng cho quân của Tr/tá Cheatham. Gravel lãnh nhiệm vụ đánh chiếm trường nữ trung học Jeanne d’Arc và ngôi nhà thờ ở cạnh bên; địa điểm nằm cách MACV 100 mét về hướng Tây. Tôi đứng bên trong cơ quan nhìn ra trong khi toán quân của Cheatham bắt đầu bắn lựu đạn cay, hơi cay bị gió thổi ngược bay tạt qua toán quân Gravel làm họ phải tạm dừng.

Sau nửa giờ trì hoãn, đại đội Alpha bắt đầu chạy băng qua QL 1, địch từ trên nóc nhà thờ bắn xuống bằng đại liên. Gravel ra lệnh cho xe tăng làm im họng súng; chỉ một trái 90 mm tháp nhà thờ đổ sụm xuống sân. TQLC lập tức ập vào, ném lựu đạn và bắn bất cứ cái gì họ thấy ở bên trong. Trong số những người xung phong đầu tiên có Tr/sĩ Gonzalez và Hạ Sĩ Jackson.

 

2

Nhà thờ cạnh trường Jeanne d’Arc sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Đại Đội Alpha TQLC Mỹ. (Marines.mil)

 

Thanh toán nhà thờ xong họ quay qua trường học ở bên cạnh là một khu nhà chia thành nhiều cánh. Hai binh sĩ TQLC xông vào cánh bên này thì lập tức địch từ cánh bên kia bắn B-40 bay chéo qua sân trường. Gonzalez chạy chuyền cửa sổ này qua cửa sổ khác, anh bắn chừng 6 quả hỏa tiển LAAW khiến địch phải chường mặt ra để xạ thủ khác sẽ bắn tỉa. Trong khi đang nhắm để bắn vào một ô cửa sổ khác thì địch bắn qua một trái B40 trúng ngay bụng Gonzalez khiến anh chết ngay. Jackson sững sờ thấy bạn nằm sóng soài ra đó ruột gan đổ ra ngoài, anh và một binh sĩ khác lấy một cánh cửa đã bị bung lề làm cán khiêng anh ta qua trạm cấp cứu dã chiến ở bên nhà thờ. Tr/tá Gravel đứng đó há hốc miệng nhìn họ đặt Gonzalez xuống sàn.

Jackson cầm chặt tay Gonzalez khóc tức tửi. Một người trợ y đến nói với anh là không thể làm gì hơn được nữa vì Gonzalez đã chết rồi. Lúc ấy bỗng đâu xuất hiện hai phóng viên, họ bắt đầu bấm hình lia lịa, thấy vậy Jackson quạt liền một tràng :

“Cút ra khỏi đây đồ cà chớn,” Jackson hét lớn, anh vung khẩu M16 chĩa vô mặt một người. “ ‘Đ.M.’ cút đi ngay. Để cho tụi tao yên.”

Tr/sĩ Gonzalez làm trưởng toán ngay từ đầu cuộc chiến, từng đạt được nhiều cảm tình, về sau anh được trao tặng Huân Chương Danh Dự (the Medal of Honor) vì đã lập nhiều chiến công  ở Huế. Anh là TQLC duy nhất tham chiến tại Huế được nhận huy chương cao quí nhất của nước Mỹ.

 

3

Tr/sĩ Alfredo Gonzalez người Mỹ gốc Mễ, tử trận vì trúng một trái rocket của địch vào bụng trong khi đang giao chiến ở trường Jeanne d’Arc. Về sau anh được truy tặng Medal of Honor. Gonzalez được coi là TQLC duy nhất được tặng thưởng huy chương cao quí nhất nước Mỹ. Năm 1996 tên anh được đặt cho một chiếc khu trục hạm mới hạ thủy. (Marines.mil)

 

Sáng hôm 4 tháng Hai một đoàn công-voa từ Phú Bài lên Huế có chở theo hai hành khách mà những ngày sau họ sẽ đóng những vai trò quan yếu. Người thứ nhất là Tr/tá Robert Hamilton một bác sĩ Hải Quân; ông đến với bốn viên trợ y khác để san xẻ gánh nặng bớt cho Bs Stephen Bernie, người đã làm việc cật lực suốt bốn ngày cùng một số y tá người Việt.

Tr/tá Hamilton, 34 tuổi, tuần lễ trước đã lấy ngày nghỉ để viếng thăm Huế cùng với hai người bạn. Họ dùng bữa tại một quán ăn lộ thiên ở khu Tả Ngạn sông Hương và chụp một số hình lưu niệm. Sau đó họ đi xem Đại Nội nhưng một số lính gác không cho vào. Trên đường trở về họ ghé qua câu lạc bộ sĩ quan ở MACV để uống vài ly với Bs Bernie.

Khi trận đánh Huế mở màn, thì tại Phú Bài ông và một số ít y sĩ phải bận rộn trong trung tâm điều trị thương binh. Đến ngày 4 tháng Hai ông mới hơi rảnh tay để có thể được chấp thuận cho lên phụ giúp Huế. Trước đây, năm đại đội TQLC ở Huế không có bác sĩ riêng để săn sóc họ. Hamilton và 4 người trợ y là thành viên trong đoàn xe 30 chiếc từ Phú Bài lên Huế sáng hôm ấy; họ phải ép mình ngồi trên những quân xa chất đầy đạn dược. Giữ an ninh cho đoàn xe là vài thư ký văn phòng TQLC bị buộc cầm súng để nếu cần phải chiến đấu. Thực vậy, ở khoảng đường 500 mét trước khi đến MACV họ phải bắn để vượt qua.

Sau khi đến MACV, người cảm thấy nhẹ nhỏm nhất lúc bấy giờ là Bs Bernie. Trong khi hai bác sĩ đang hàn huyên thì một trái đạn cối rơi xuống nổ trên mái nhà bên cạnh làm bắn tung mảnh và vôi vữa xuống phía họ. Bernie chỉ bị một vết cắt nhỏ trên cánh tay còn Hamilton thì vô sự. Về sau Hamilton phải nực cười vì sự tương phản giữa hai lần viếng Huế.

*

Nhân vật quan trọng thứ hai vừa đến Huế trong cùng ngày là Th/tá John Salvati sĩ quan điều hành đắc lực của Tr/tá Cheatham, khả năng ứng biến của ông về sau sẽ rất hữu ích cho Tiểu Đoàn 2/5 khi hành quân đánh về phía Tây. Cheatham đặt ông làm sĩ quan chỉ huy lưu động. Salvati hướng dẫn lính sử dụng súng 106 ly và súng phóng hỏa tiển 3.5-in làm sao cho có nhiều hiệu năng hơn, ông còn bày ra cách sử dụng hơi cay làm vũ khí để buộc địch phải ra khỏi công sự chiến đấu hoặc bỏ lỗ châu mai mà chạy. TQLC có thử với trái khói ở Kho Bạc nhưng không mấy kết quả vì gió từ sông thổi vào làm khói tan nhanh. Salvati ưng ý nhất là súng bắn hơi cay E8 mà ông thấy chất đống sát tường trong doanh trại quân đội Nam Việt cạnh bên MACV. Súng cao hơn nửa thước, có thể bắn đi 64 quả hơi cay cỡ 35 mm xa đến 250m; mỗi lần bắn có 4 chu trình mà mỗi chu trình dài chỉ 5 giây và bung ra 16 quả. Khác với lựu đạn, E8 phủ ngập hoàn toàn một vùng khiến phòng nào, hầm nào hơi cay cũng len vô được cả. Theo như ông Salvati được biết thì quân BV vào đánh Huế nhưng không mang theo mặt nạ chống hơi ngạt.

Th/tá Salvati phóng xe đến một trại lính VN rồi sau vài lời ngon ngọt lẫn răn đe ông mang chất ra xe bốn dàn phóng lựu đạn cay E8. Nhưng khi trở lại vùng chiến địa và đem ra thử thì bắn không được. Không nản lòng, ông nghĩ chỉ cần một xung động điện để kích hỏa, súng sẽ hoạt động. Một trung sĩ liền mang đến một máy điện thoại dã chiến cổ lổ sỉ, loại quay tay để tự phát điện. Họ nối vào cây E8 và thử ngon lành. Không mấy chốc Ty Ngân Khố tràn ngập hơi cay.

 

1

Toán TQLC thuộc Tiểu Đoàn 2/5 có mang mặt nạ chuẩn bị tấn công qua tòa nhà Ty Ngân Khố và Bưu Điện Huế. (DoD/MarineCorps)

 

TQLC mang mặt nạ bắn một trái 106 ly làm vỡ nát cổng sắt; tiếp đó một trung đội của ĐĐ Fox xông vào qua lỗ hổng trên tường vừa chạy vừa ném lựu đạn và xả súng kẹp bên hông. Quân địch túa chạy ra để thở thì bị quân mai phục trên các nóc nhà bắn tỉa, nhưng đa số đều thoát được. Bên trong, TQLC hạ chừng chục mạng còn lại đang lăn lóc giữa sàn có lẽ bị choáng váng vì hơi cay.

Sau khi thanh toán Kho Bạc, tòa nhà Bưu Điện và Ty Y Tế cũng bị chiếm lại nhanh chóng không tốn một giọt máu.

Khuya hôm đó một trung đội thuộc ĐĐ Fox đang trấn giữ Ty Ngân Khố khám phá ở căn hầm dưới đất chừng hai chục xác quân cs; có thể họ chết vì thùng đạn phát nổ sau khi trúng quả đạn M-72 từ ngoài bắn vào.

Cùng hôm đó một trung đội khác thuộc ĐĐ Hotel 2/5 vì bị bắn quấy rối nên tấn công trả đũa vào hai cao ốc ở dọc bờ sông Hương, một trong hai là Trung Tâm Văn Hóa Pháp; nơi đây họ khám phá 175 dân tị nạn, trong đó có hai người Mỹ.

*

Đến hừng sáng thêm một đoàn công voa từ Phú Bài lên tới, đây cũng là chuyến cuối cùng vì sau đó đặc công địch đánh sập cầu An Cựu. Việc phá sập cầu vào ngày thứ năm từ khi cuộc chiến bắt đầu kể ra cũng khá muộn màng, không có giá trị gì mấy về mặt chiến thuật. Tiếp tế vẫn tiếp tục bằng trực thăng hoặc bằng đường thủy cho đến khi cầu được sửa lại một tuần sau đó.

 

5

Cầu An Cựu bị giật sập vào ngày thứ năm của cuộc giao tranh. Quân Mỹ xem đó là một hành động hơi quá muộn màng. (Marines.mil)

 

Sự thành công của TQLC trong ngày khiến người ta có thể tin tưởng rằng cơn sóng triều bây giờ đã bắt đầu chuyển hướng bên phía Nam của Huế. Cơ quan MACV bắt đầu nghĩ đến chuyện đánh chiếm lại Thành Nội vốn cho đến bây giờ vẫn còn bế tắc. Đợt cố vấn quân sự đầu tiên trong đó có Đ/úy Coolican của ĐĐ Hắc Báo và các sĩ quan tùy viên cho Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray là Th/tá Wayne Swenson, và Th/tá Joe Gunter của Sư Đoàn 1 Không Kỵ được trực thăng vận vào Thành Nội vào xế chiều ngày 4 tháng Hai. Cố vấn cao cấp là Đ/tá Adkisson ngày sau mới đến.

“Bay vào Thành Nội hôm đó phi cơ phải bay thật nhanh và thấp,” Coolican nói. “Cách mặt đất chỉ khoảng 4, 5 mét và lao qua những lưới đạn của địch. Nhưng cuối cùng cũng đến nơi. Được gặp lại Harry (Tr/úy Huế) thật vui quá.”

Dịp này hai người tha hồ mà hàn huyên tâm sự

CHƯƠNG CHÍN

 

Tường Trình Trực Tiếp Từ Huế

 

Tránh né rắc rối là cách hành xử hay nhất trong quan hệ giữa giới quân sự ở Việt Nam với báo chí. Mặc dầu không có luật lệ rõ ràng qui định về mối tương giao với nhà báo nhưng phe nhà binh ngầm chủ trương một câu trả lời nhất loạt khi bị phỏng vấn là ‘không có ý kiến’ (no comment). Cũng dễ hiểu thôi, phe nhà binh càng ngày càng thấy khó chịu về ngòi bút vặn vẹo của báo chí một khi họ đang phải đương đầu với cuộc chiến ngày càng khốc liệt hơn; những đoán già đoán non của nhà báo về các ý định của giới quân sự làm họ phải bị chùn bước. Các vị đơn vị trưởng chỉ vui lòng cho báo chí đi theo cuộc hành quân hay tham dự họp báo khi nào tình hình thuận tiện.

Với những cuộc chiến tranh trước đây, nhà báo và giới quân sự hay chính trị gia gần như là một. Sự chung sống hòa bình ấy không còn nữa trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì hồi này giới báo chí đến xứ sở này quá nhiều, cả thành phần uy tín lẫn thành phần nói láo ăn tiền. Giữ bí mật quân sự về một kế hoạch hành quân nào đó là điều khó thực hiện nếu không muốn nói là không thể làm được.

Không biết nhà báo trong những cuộc chiến tranh khác ra sao chứ ở Việt Nam, đặc phái viên, chuyên viên thu hình hay nhiếp ảnh gia đều rất trẻ. Tôi từng thấy một sĩ quan tuổi ngoài bốn mươi, cấp bậc đại tá mè nheo một phóng viên tóc dài, râu để bờm xờm tuổi chỉ mới hai mươi, rằng chừng nào anh ta mới chịu hớt cái ‘ổ quạ ấy đi’. Cái hố ngăn cách về cảm thông ấy quả là lớn nơi các sĩ quan cao cấp, nhưng ở các chiến binh trẻ thì không có.

Tuy còn trẻ nhưng các phái viên tuờng thuật trận đánh tại Huế rất xuất sắc. Mỗi ngày tin cập nhật đến với công chúng Hoa Kỳ nóng sốt không che giấu điều gì, khiến dư luận càng vững tin rằng quân Mỹ đang tham chiến không đúng nơi không đúng lúc. Giới làm báo len lỏi vào ra các nơi giao tranh đôi khi phe nhà binh cũng không ngờ có sự hiện diện của họ, đến độ các quân nhân phải ngạc nhiên rằng có những nơi họ chưa đến được mà nhà báo đã đến rồi.

Đến ngày 4 tháng Hai đã có ít nhất 50 nhà báo hiện diện khắp khu vực Hữu Ngạn cùng với TQLC Hoa Kỳ. Trước khi chiến dịch giải cứu Huế chấm dứt ba tuần sau đó, con số này đã lên đến 150; có nhiều người bay đến rồi đi trong ngày mang theo nhiều chuyện để viết, trong đó có Walter Cronkite bình luận gia đài truyền hình CBS. Nhiều người liều thân ở lại đến giờ phút cuối cùng để săn tin nóng sốt. Có nhiều trường hợp sự gan dạ của họ không thua gì ngưới lính. Làm báo cũng có hai hạng, hạng xông pha ra trận địa, có hạng nằm ở hậu tuyến nghe ngóng lấy tin (front-line and rear-echelon types). Hạng đi theo các cuộc hành quân cho đến khi chấm dứt trận đánh được hân hạnh mang danh thông tín viên tiền tuyến (combat correspondent); họ khinh nhờn hạng phóng viên chỉ biết ngồi trong phòng có máy lạnh tại thủ đô Sài Gòn để viết tin.

*

Thông tín viên kỳ cựu George McArthur vào nghề nhà báo từ cuộc chiến Triều Tiên, sau đó chuyển qua tường thuật về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt mười năm mãi cho đến ngày cuối cùng của Sài Gòn năm 1975. Ông bay đến Huế ngày 3 tháng Hai với tư cách là Trưởng Phòng Báo Chí cho Thông Tấn Xã AP và ở lại cho đến khi trận đánh Huế chấm dứt. McArthur người thẳng tính và nóng nảy, ông dễ nổi sùng với đám viết báo ngồi tại văn phòng, kể cả những nhà truyền thông nổi danh. Ông không nể nang một ai kể cả Cronkite là người tạo được sự tín nhiệm của khán thính giả Hoa Kỳ như là người tường thuật tin trung thực nhất. Trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, McArthur phát biểu như sau:

‘Tôi không coi Cronkite là người hùng. Khi thu hình tường thuật cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, ông đứng trên sân thượng cơ quan MACV đội nón sắt mặc áo giáp trong khi tôi đang đứng đó phơi áo quần đầu trần thân trụi.’

Cronkite từ Sài Gòn bay ra Huế hôm 10 tháng Hai, lúc ấy tôi đã vào Thành Nội rồi nên không có dịp thấy ông ta làm việc. Ông ta cho thu hình kỹ lưỡng rồi bay về Mỹ. Một tháng sau, Cronkite bước ra khỏi vị thế vô tư của nhà truyền thông để buông lời bình phẩm cho Hoa Kỳ là điên rồ khi dính líu đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông phát biểu trước một lượng khán giả truyền hình khoảng 9 triệu người, rằng Hoa Kỳ đã ‘sa vào ngỏ bí’ (mired in stalemate) ở Việt Nam, một cuộc chiến mà họ không thể nào chiến thắng được.

Lối dùng chữ trau chuốt điêu luyện của Cronkite làm công luận Mỹ vốn đã vỡ mộng và ngày càng chán ngán cuộc chiến, nay càng thêm xúc động.

“Chúng ta đã thất vọng quá nhiều về sự lạc quan của giới lãnh đạo Hoa Kỳ đến nỗi không thể còn tin vào chuyện trên mây của họ nữa,” Cronkite phát biểu như thế trước khán giả toàn quốc Hoa Kỳ trong đó có cả Tổng Thống Lyndon B. Johnson. “Bây giờ cách rút ra hợp lý nhất là thương thuyết, không phải với tư cách của kẻ chiến thắng mà với tư cách của con người danh dự đã từng sống chết với lời cam kết bảo vệ nền dân chủ, và đã làm hết sức mình rồi.”

Buổi truyền thanh ấy rồi ra cũng đạt được điểm son là đã thuyết phục được công luận Hoa Kỳ và nhất là TT Johnson chấp nhận từ bỏ cuộc chiến.

 

8

Bình luận gia Walter Cronkite trong studio đài truyền hình CBS. (academics.wellesley.edu)

 

Trong khi đó sự đánh giá của McArthur về lần xuất hiện của Cronkite ở Huế được giới truyền thông chia sẻ, coi nhẹ về sự trung thực của con người này. Cronkite từng là phái viên lừng danh của UPI hồi Đệ Nhị Thế Chiến khi cùng đổ bộ lên Bắc Phi và Normandy với quân đội Đồng Minh. Ông cũng từng nhảy vào Hòa Lan với quân Dù của SĐ 101. Ông tự cho mình là phóng viên nhà báo chỉ biết xông pha để lượm tin chứ không ngồi một chỗ để làm tin. Trong chiến tranh Việt Nam mặc dù Cronkite không hiện diện ở đó thường xuyên bằng các đồng nghiệp khác nhưng ông cũng xoay sở để có bài tường thuật đều đặn.

2

Walter Cronkite phỏng vấn Tr/tá Mark Gravel qua chương trình tường trình trực tiếp trận Mậu Thân tại Huế. (USNA&RA)

 

Ở Huế giới truyền thông được tự do tuyệt đối muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết. Và vì họ quá đông nên không thể nào có thể giám sát họ được. Họ như ma cà bông hết quá giang quân xa lại xin đi nhờ trực thăng để đi đó đi đây. Thường xuyên xuất hiện nơi gió cát sa trường, họ ăn đồ lính ăn, ngủ chỗ lính ngủ và cũng chịu đựng gian khổ như người lính.

Nhiều lúc ở Huế sự hiện diện của họ chỉ gây thêm phiền toái.

*

“Trời đất ơi tụi dân sự này là ai thế?” Cố Vấn Trưởng Đ/tá Adkisson gầm gừ lúc mới thấy họ ngày đầu tiên.

“Họ là nhà báo đó Đại Tá.” Tôi đáp.

“Được rồi bảo với họ tránh đi nơi khác. Anh lấy tên của họ cho tôi,” Adkisson ra lệnh. “Tôi muốn biết tất cả bọn họ là ai với ai và để xem họ có nên ở nán lại đây không.”

Tôi mang sổ tay ra đưa cho họ ghi tên vào. Nào là nhà văn, nhiếp ảnh gia, người làm truyền thanh truyền hình ôi thôi thì đủ loại, dĩ nhiên là tôi vẫn để sót rất nhiều.

Cạnh tranh nghề nghiệp trong giới săn tin săn hình cũng rất mãnh liệt và nhiều người tỏ ra thật can đảm. Có lúc họ lăn xả ra làm công việc khiêng tải thương binh hoặc làm cả sứ giả đưa tin nữa. Có người phụ khiêng đạn tiếp tế ra nơi chiến địa, có người cũng cầm súng bắn bừa vào địch quân.

Một trong những thông tín viên tôi ngưỡng mộ nhất là Mike Morrow. Anh là nhà báo độc lập (freelancer) vì tò mò đã bỏ ngang lớp ở Đại Học Dartmouth để sang Việt Nam xem cuộc chiến nó ra làm sao. Anh có bộ râu quai màu đỏ, di chuyển không ngừng khắp đất nước, nhảy từ đơn vị này sang đơn vị khác. Anh đến Huế từ sớm và ở lại đến khi tàn trận đánh. Một con người trẻ tuổi với cảm quan lạ thường. Không bao giờ anh công khai tỏ thái độ bất kính với quân đội, ngược lại nữa là khác. Cũng như đa số đồng nghiệp khác, anh không thể không kinh ngạc trước sự quả cảm của các binh sĩ Hoa Kỳ và Miền Nam trong cuộc chiến dã man này. Anh ta và tôi từng thảo luận hằng đêm về những lập luận chống đối hay tán đồng về sự tham chiến của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh phức tạp và gây nhiều tranh cãi nhất này.

Nhiều cây viết ví von chiến tranh VN là ‘chiến tranh phòng khách’ (living room war) mà đúng vậy. Ba hệ thống truyền hình Mỹ đều có mặt ở Huế từ ngày 2 tháng Hai, những hình ảnh thu được lập tức được phát hình ngay tại Hoa Kỳ trong cùng ngày đó; ngồi tại phòng khách nhà mình dân chúng Mỹ có thể nhìn thấy được những gì đang xảy ra ở bên kia trái đất mà phần lớn nội dung đều có tính cách bất lợi cho cuộc chiến.

Một số đơn vị chiến đấu đôi khi bị chậm trễ về tiếp liệu và viện binh, nhưng bên báo chí họ không bị trở ngại trong việc chuyển tin và đưa phim ảnh ra khỏi vùng chiến địa. Tiềm lực năng động của họ thực đáng phục.

Trong mới vài hôm đầu tiên, CBS đã có 3 toán thu hình đến Huế, trong khi NBC và ABC mỗi đài có một toán. Cuộc chiến càng khốc liệt họ càng đến nhiều hơn; cuối cùng tin chiến sự ở Huế chiếm địa vị độc tôn, lấn át các bản tin chiến sự khác về chiến tranh VN. Về báo chí có Charles Mohr của nhật báo the New York Times, Peter Braestrup của the Washington Post, Don Sider của tuần báo Time, Don Kirk của the Washington Star, và John Carroll của the Baltimore Sun.

 

Ngoài ra còn có hai nữ đặc phái viên xuất hiện ở MACV hôm 2 tháng Hai là Isabelle von Green, cây bút của một tạp chí Đức ngữ, và Cathy Leroy một phóng viên kiêm nhiếp ảnh gia có tiếng tăm của Pháp.

9

Catherine Leroy, 20 tuổi, cao 1m52, phóng viên độc lập Pháp, luôn đi theo các toán quân Mỹ để săn hình. (HistoricalFirearms.Info)

Leroy đã trở nên một nhân vật truyền kỳ ở Việt Nam mặc dù đồng nghiệp của cô có ít nhiều hoài nghi. Cô cao chỉ 5 feet, nặng 85 cân anh và tóc bím đuôi sam. Sinh trưởng ở Paris, nơi đây cô theo học khóa huấn luyện nhào lộn trên không trung; một vài năm trước đây Leroy từng nhảy với quân dù Mỹ xuống chiến trường và có lần bị thương ở mặt trận Khe Sanh. Có lúc cô bị cấm lai vãng ra Vùng Một Chiến Thuật 6 tháng về tội nhạo báng một sĩ quan cao cấp của TQLC Mỹ, nhưng vụ này lại được đồng nghiệp của cô ca tụng.

Từ ngày đầu vụ Tết Mậu Thân Leroy và một đồng nghiệp người Pháp khác tên Francois Mazure đã có mặt ở Phú Bài. Hai người quá giang theo một đoàn công-voa TQLC lên Huế, nhưng thay vì đi thẳng đến MACV họ nhảy xuống xe ở gần Huế để đi hướng khác. Bỏ lại đồ nhà binh và thay bằng áo quần dân sự rồi nhảy lên xe đạp loại hai người cỡi mà họ đã thuê sẵn. Bài tường thuật về chuyến đi này sau đó được đăng trên tạp chí Life số ngày 16 tháng Hai năm 1968; trên trang bìa là hình màu của hai binh sĩ CSBV, bên trong là bảy trang phóng sự cùng các hình ảnh khác.

“Lúc này thì ngoài đường hoàn toàn vắng hoe, dân chúng trốn chui trong nhà cả,” Leroy mô tả trong bài báo cảnh vật họ nhìn thấy sau khi từ giả đoàn xe nhà binh. “Dần dần chúng tôi cảm thấy lo sợ hơn; hễ thấy ai đó hé cửa nhìn ra ngoài là chúng tôi cất tiếng chào thân mật thật lớn ‘bon jour, bon jour’ để tỏ cho họ biết chúng tôi là người Pháp chứ không phải Mỹ.”

Đến gần một khu chợ có lẽ không xa MACV lắm thì họ nghe tiếng súng; lập tức họ xuống xe. Có mấy người mặc thường phục xuất hiện rồi dẫn họ đến một ngôi nhà thờ gần đó.

“Francois luôn mồm nói ‘báo chí Pháp, báo chí Pháp’ nhưng họ vẫn thờ ơ tỏ vẻ không ưa sự hiện diện của chúng tôi,” Leroy viết.

Một linh mục người Việt nói với hai người rằng họ có thể ngủ lại qua đêm. Leroy ước lượng ở cả trong lẫn ngoài nhà thờ lúc ấy có khoảng 4000 dân tị nạn.

Ngày hôm sau vị linh mục nói với hai ký giả rằng sự hiện diện của họ làm nhiều người tị nạn sợ quân CS biết sẽ trả thù về tội dung dưỡng người ngoại quốc. Một em nhỏ tình nguyện dẫn hai người ra khỏi khu vực CS kiểm soát để tới một cơ quan của Mỹ; ông linh mục còn đưa họ một bức thư giới thiệu hy vọng sẽ được an toàn hơn. Vừa đi ra được vài phút thì họ bị quân lính BV bắt, cả hai bị trói tay ra sau lưng bằng giây dù, máy ảnh bị lấy mất. Mấy người CS chẳng thèm quan tâm đến bức thư giới thiệu.

“Để tỏ vẻ mình không sợ hay mặc cảm có tội, Francois vùng vằng như thể đang bị xúc phạm và giận dữ vì bị sỉ nhục,” Leroy viết tiếp trong bài báo. “Trên trời xuất hiện một máy bay định vị mục tiêu của Mỹ và một oanh tạc cơ của quân lực Miền Nam đang bay đảo vòng quanh. Mỗi lần phi cơ trở lại là tôi và Francois bổ nhào xuống hố tìm chổ núp trong khi mấy người lính bộ đội không màng đến, họ không hề nhúc nhích.”

Trong lúc bị cầm giữ, hai ký giả có gặp một người Pháp làm quản lý Nhà Đèn thành phố. Ông này trạc độ 50, người to lớn; họ được nghe kể một chuyện lạ lùng.

Một năm về trước trong khi lái xe ban đêm ở ngoại thành ông ta bị VC phục kích, một viên đạn làm mất đi hai ngón tay. Khi VC chạy ập tới tính kết liễu đời ông thì ông la lên ‘tôi là người Pháp.’ Người trưởng toán nghe vậy liền băng bó vết thương cho ông rồi giúp ông đề máy xe đi về.

Một năm sau quân BV tấn công vào Huế dịp Tết, một đoàn quân xung phong vượt qua cánh đồng vào chiếm nhà của người Pháp này. Sau đó có nhiều chính trị viên đến và nói chuyện với mấy người bộ đội; lạ lùng thay người trưởng toán cũng là người phục kích ông năm trước. Quân CS đối xử với ông thân thiện đặc biệt; từ đó ông Tây, người vợ Việt và hai đứa con gái tuy là tù nhân ngay trong nhà mình nhưng được đối xử tử tế.

Trong khi Leroy chuyện trò với người Pháp thì cửa phòng chợt mở và một sĩ quan bộ đội bước vào.

“Người này trạc độ 25, có mang cây súng ngắn nòng .38, dáng vẻ thật bảnh bao như một số sinh viên VN thường thấy ở Paris,” Leroy viết. “Sau khi vợ người Pháp cho anh ta biết chúng tôi là ai anh liền ra lệnh cởi trói và hỏi chúng tôi có mang theo máy ảnh hay không.”

Nhận lại đồ nghề rồi, Leroy và Francois quyết định phải nương theo chiều gió mới, phải hành động như nhà báo thường làm.

10

Bài tường thuật của Leroy đăng trên tạp chí Life số ngày 16 tháng Hai năm 1968; trang bìa là hình màu của hai binh sĩ CSBV. (DigitalJournalist.org)

“Khi chúng tôi xin phép được chụp hình thì người sĩ quan BV đồng ý ngay, anh dẫn chúng tôi ra ngoài,” Leroy viết tiếp. “Mấy người bộ đội nghe được chụp hình đều có vẻ khoái chí. Rắc rối một điều là họ chỉ muốn sửa điệu bộ như thường thấy ở các hình ảnh trong tài liệu tuyên truyền của CS Miền Bắc. Đến khi trở lại vào bên trong Francois hứng chí nói,

“Xong rồi chúng tôi cần trở lại Paris để viết bài tường thuật.

“Rõ ràng người sĩ quan CS không hề cản ngăn chúng tôi, không những thế anh ta còn giúp đỡ chúng tôi những gì anh ta có thể làm được.

“Ông Tây đem xì gà ra mời Francois và người sĩ quan, mọi người cùng đốt thuốc. Sau đó chúng tôi bắt tay một vòng, ngỏ lời từ giả và cầu chúc may mắn,” Leroy viết.

Vài giờ sau hai phái viên này đến cơ quan MACV với câu chuyện vừa mới bị quân CS bắt rồi lại được thả ra, tất cả đều có thâu hình. Một số người biết rõ Leroy từ trước tỏ ra hoài nghi về tính trung thực của câu chuyện; họ cho rằng Leroy chỉ nói thế cho thỏa mãn tự ngã kiêu kỳ của mình chứ thực ra cô ta và Francois đã bị người CS tống khứ đi cho khuất mắt họ.

Francois Mazure làm việc cho hãng thông tấn AFP (Agence France-Presse) cũng thu hút sự chú ý về bài viết của riêng mình khi tường thuật lại việc bị cầm giữ. Trong bản văn gởi đến cho cơ quan này hôm 2 tháng Hai, anh viết:

‘Lúc rạng đông những ông chủ mới của thành phố đi từng nhóm mười người. Mỗi trưởng nhóm dùng loa cầm tay để nhắn nhủ với dân chúng…trong khi những người khác thì phân phát truyền đơn. Bộ đội đi ngoài đường đùa giởn với nhau, họ không tỏ vẻ gì là sợ hãi cả…Họ tạo cho kẻ bàng quan cảm thấy nơi họ là những kẻ có tinh thần kỷ luật và được huấn luyện tốt…Rất đông dân chúng mang thật nhiều thức ăn ra mời; không có dấu hiệu gì cho thấy hành động này là do bị cưỡng ép.’

Vài ngày sau Sài Gòn tống khứ Mazure ra khỏi xứ về hành động ‘phổ biến tuyên truyền có lợi cho Cộng Sản’

*

Ở Huế nơi những cuộc phỏng vấn thường diễn ra là ở bãi đáp trực thăng cạnh bờ sông. Nơi đây ngoài những xác chết bọc sẵn trong bao xếp thành từng dãy ra, các ký giả được thoải mái và an toàn đi tới đi lui phỏng vấn các thương binh đang nằm chờ được di tản về Phú Bài.

Tôi từng tháp tùng thông tín viên hãng thông tấn UPI Dana Stone ra đó đôi ba lần. Anh thường hỏi thương binh tên gì, quê nhà ở đâu, bị thương trong trường hợp nào. Đa số mấy anh chàng TQLC đều ưa được phỏng vấn, họ sẵn sàng cung cấp đầy đủ dữ kiện; nhiều khi thêm mắm thêm muối chút chút và trau chuốt lời văn cho bóng bẩy. Stone thích phỏng vấn TQLC vì họ năng lực sung mãn và có óc hiếu kỳ. Sinh quán ở Vermont, Stone có mái tóc màu hơi đỏ, anh mang kính gọng sắt, tuổi đời chỉ mới 26 nên dễ hòa đồng nhanh với lính. Anh ưa bông đùa và hoàn toàn bất phục thành phần sĩ quan cao cấp trong quân đội, đặc điểm này làm hàng binh sĩ ngưởng mộ anh thêm . Ở khắp Quân Khu 1 anh được biết đến qua biệt danh ‘gã ngông cuồng’ (crazy dude). Năm 1970 anh cùng bạn là Sean Flynn con trai của tài tử Errol Flynn đi săn tin ở Căm Bốt; Stone bị mất tích từ đó, về sau không ai còn nghe nhắc đến anh nữa.

5

Các mũi tên chỉ đường tiến phản công của quân Mỹ (xanh) ở Hữu Ngạn và Nam Việt (lục) bên Tả Ngạn, từ ngày 1 đến 6 tháng Hai, 1968. Các đường gạch ngắn đứt quãng là đường tiếp tế của Cộng quân. (DoD.MarineCorps)

 

Ngày 5 và 6 tháng Hai, TQLC đánh mạnh về hướng Tây, đi theo họ có Don Webster và toán thu hình đài CBS. Ba đại đội thuộc Tiểu Đoàn 2/5 tiến qua được một khu phố mà không gặp sức kháng cự nào, đến khu vực Bệnh Viện Trung Ương Huế địch bắt đầu chống trả dữ dội khiến họ phải dừng quân; vì trời tối nên họ quyết định nghỉ đêm tại chỗ, hôm sau sẽ tiếp tục.

Đêm ấy một xà-lang Hải Quân cập bến ở bãi đổ hàng để tiếp tế thêm những quân bị cần thiết lẫn viện binh. Được bổ xung đầy đủ, 7 giờ sáng hôm sau họ hành quân tiếp tục và lần này có tiến triển tốt đẹp. Chiếm được Bệnh Viện T.Ư. xong đến nhà lao Thừa Phủ, và sau cùng là Tòa Hành Chánh Tỉnh; đặc biệt ở đây CBS thu hình TQLC hạ cờ của địch xuống và kéo cờ sao sọc lên, lá cờ Mỹ này do một anh chàng TQLC chôm ở cơ quan MACV, anh này tên gì vẫn còn là một bí ẩn.

 

6

Lính Mỹ phụ khiêng một bà mẹ quê chân còn bó bột, tìm thấy đang bơ vơ trong bệnh viện vừa mới tái chiếm. (Archives.MarineCorps)

 

“Không có đội kèn đồng và nhiều TQLC khác vì quá bận nên không chào cờ đủ hết được. Ít có dịp cờ được kéo lên một cách đáng tự hào như vậy.” Webster tường thuật giọng đầy xúc động trong khi đang thu hình.

DoD-MarineCorps_9

(DoD.MarinesCorps)

Tr/tá Cheatham, mà binh sĩ của ông đã đổ máu để lấy được Toà Tỉnh này, hiểu rằng kéo cờ Mỹ lên trong một cơ sở của Việt Nam là vi phạm nguyên tắc nghi lễ nhưng vẫn ra hiệu cho binh sĩ cứ tiếp tục.

“Chúng ta không được phép kéo cờ của chúng ta lên ở đây,” Cheatham nói với người Trung Sĩ Xạ Thủ Frank A. Thomas, “nhưng thây kệ cứ kéo lên đi đến bao giờ có người yêu cầu hạ xuống rồi hẳn hay. Chúng ta đang chiến đấu, cờ chúng ta phải được tưởng thưởng công trạng chứ. Tôi muốn tụi Cộng ở bên kia cầu nhìn thấy.”

Khi toán thu hình đài CBS và một vài nhiếp ảnh gia với dụng cụ sẵn sàng rồi thì xạ thủ Thomas chạy bổ ra phía cột cờ; với sự phụ giúp của hai người nữa họ kéo lá cờ của địch xuống rồi bắt đầu thượng cờ của tổ quốc mình lên. Binh sĩ TQLC reo hò tán thưởng, một số đã ví von hành động này với cuộc dựng cờ ở Iwo Jima thời Thế Chiến Thứ Hai. Tr/tá Cheatham gọi về báo cáo với thượng cấp là Đ/tá Hughes lúc này đang ở trạm chỉ huy (command post):

“Xin cho chỉ thị, chúng tôi vừa chiếm được Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên, và hiện tại vừa kéo cờ Mỹ lên ở đây.”

Việc tái chiếm được Tòa Hành Chánh Tỉnh, nơi mà địch dùng làm bộ chỉ huy và việc treo lá cờ Hoa Kỳ lên được xem như là một biểu tượng của sự chiến thắng. Hai hành động này là một dấu hiệu cho thấy khởi đầu của một sự chấm dứt những kháng cự mãnh liệt của quân CS ở bờ Nam sông Hương.

Tr/tá Cheatham thích đối đầu với báo chí, ông phát biểu với đám phóng viên và truyền hình một câu ngắn ngủi, “Chiếm được trung tâm đầu não của tỉnh rồi thì xem như chúng ta đã đập gãy lưng chúng.”

 

7

Xe nhà báo kéo theo quân TQLC sau khi họ khai quang vừa xong đoạn đường Lê Lợi, qua khỏi trường Quốc Học. (USMC Archives)

 

Phải mất thêm bốn ngày càn quyét nữa TQLC mới chính thức tuyên bố là vùng Hữu Ngạn đã hoàn toàn an ninh. Vào lúc ấy các đơn vị TQLC khác đang chuẩn bị để vượt sông sang thử thời vận ở Thành Nội.

5

Dân tị nạn ở Huế. (USMC Archives)

Mặc dù giao tranh đã giảm cường độ ở khu Hữu Ngạn nhưng điều quan ngại khác lại bùng lên. Vấn đề dân tị nạn nay càng trở nên khá trầm trọng. Mỗi vùng vừa tái chiếm mang đến một làn sóng tị nạn mới. Những gia đình này sống sót nhờ ẩn trốn trong các hầm hố làm ngay trong nhà. Nơi nào quân đội tiến qua nơi ấy xuất hiện từ trong đống đổ nát ông già bà lão tay phe phẩy cây gậy có buộc miếng vải trắng, theo sau họ là trẻ con và thanh thiếu niên. Nhiều gia đình mang theo cả hành lý đủ loại đủ cỡ như thể họ đã cụ bị sẵn sàng cho giây phút này từ trước.

Công việc thanh lọc được giao phó cho các viên chức chính quyền Nam Việt. Nơi tạm cư là một cao ốc gần bên MACV và khuôn viên trường đại học mà dân tị nạn ở đây lên tới con số 22.000 người. Đa số họ là dân lành vô tội nhưng len lỏi trong đó có binh đội CS hoặc cảm tình viên, và nhiều người là quân lính Miền Nam bị kẹt lúc đang nghỉ phép, thành phần này được sử dụng giúp TQLC và các cố vấn trong vấn đề người tị nạn; sau đó họ tái nhập với đơn vị hiện đang chiến đấu ở Thành Nội.

Công việc vất vả nhất là thu dọn các xác chết ở ngoài đường hay trong những khu đổ nát. Tìm kiếm là điều dễ dàng nhờ mùi hôi của xác đã thối rửa; những tử thi đã trương sình thu hút chuột bọ và những bầy chó hoang. Vì vấn đề vệ sinh công cộng người ta phải cố gắng tìm để đem chôn càng sớm càng tốt.

Một vấn nạn khác nữa là hôi của mà cả hai phe đều phạm phải. Trong những ngày đầu, binh sĩ TQLC phạm tội lấy tiền bạc và rượu ở bất kỳ đâu họ thấy nhưng chỉ giới hạn ở mức họ mang theo được thôi. Lính Miền Nam thì ở mức độ trầm trọng hơn; nhờ được giao nhiệm vụ càn quyét tàn dư sau khi TQLC đánh xong rút đi, một số đã dã tâm bòn rút ngay cả của dân mình. Họ lấy từ TV, tủ lạnh đến xe hơi đem thu giấu ở nơi an toàn rồi sau này sẽ trở lại lấy về nhà hoặc đem bán. Hành động hôi của của chính dân mình bởi một số binh sĩ Miền Nam khiến TQLC Mỹ nhìn đó để khinh nhờn đồng minh của mình.

Người Mỹ nắm chủ động việc thanh lọc và tái lập an ninh ở khu vực Hữu Ngạn vì người Việt hoặc không thiết tha đến hoặc không đủ sức cán đáng trách nhiệm. Kết quả là các cố vấn quân sự bị buộc phải làm công việc cảnh sát để ngăn ngừa các vụ hôi của, đồng thời thanh tra việc thu dọn xác chết. Tôi từng được cắt cử làm việc này ở một số địa điểm bắt đầu từ ngày 6 tháng Hai. Các TQLC cũng phụ giúp việc đào bới tìm xác ở nơi đổ nát cũng do chính tay họ gây ra. Có lần họ lôi ra được một xác lính BV, một TQLC không kềm được lòng, nói: “Này đồng chí đi chơi Huế có vui không?”

CHƯƠNG MƯỜI

 

Thành Nội

 

Ngày 7 tháng Hai bắt đầu bằng một tiếng nổ lớn. Đêm hôm trước đặc công và người nhái địch đã đặt một khối lượng lớn chất nổ để giật sập cầu Trường Tiền. Một đoạn cầu dài 100 mét bị đứt lìa, chìm xuống nước, khiến giao thông bằng xe cộ hoàn toàn bị gián đoạn; về sau chỗ này được tạm sửa chỉ để có thể đi bộ.

 

2

Sau khi quân Đồng Minh tái chiếm xong khu Hữu Ngạn, CS giật sập hai vài của cầu Tràng Tiền đêm 7 tháng Hai hòng làm gián đoạn đà tiến đánh của quân Mỹ qua Tả Ngạn sau đó. (DoD.MarineCorps)

 

Sức nổ làm chọc thủng màn sương và cơn mưa bụi của buổi tinh mơ lúc 5 giờ sáng. Tiếng nổ cũng tạo cơn chấn động như đợt hỏa tiễn mở màn trận đánh 8 ngày trước đây. Tôi bị giật bắn người trong khi đang trực gác ở MACV.

Quyết định giật sập cầu là thái độ dứt khoát của địch đối với khu Hữu Ngạn. Thành Nội mới là trọng điểm họ cần bám giữ. Quân CS đã gởi một tín hiệu cho thấy bây giờ họ đang dồn hết nỗ lực cho khu Tả Ngạn. Sứ mệnh của họ là cố thủ Thành Nội càng lâu càng hay, càng giữ lâu họ càng có lợi thế về mặt chính trị, cái giá mà họ phải đạt được trước dư luận quốc tế. Trong khi phe Đồng Minh muốn đẩy họ ra cần phải sử dụng nhiều sức mạnh, hành động này đưa đến sự tàn phá một thắng tích lịch sử tôn nghiêm mà hậu quả sẽ coi như trút lên đầu quân đội Hoa Kỳ.

 

3

Không ảnh một phần sông Hương và khu Tả Ngạn, sau khi cầu Trường Tiền bị giật sập. (DoD.MarineCorps)

 

Việc đánh sập cây cầu chính bắc qua hai khu vực, người CS đã tỏ rõ cho thấy sức mạnh và quyết tâm của mình. Họ muốn bắn tiếng rằng trận đánh này còn lâu mới xong; mà sự thật sau này diễn tiến sẽ đưa dần đến như vậy.

*

Phe Đồng Minh cũng vậy, cùng hôm ấy họ biểu dương sức mạnh bằng cuộc dội bom của Không Quân Nam Việt. Một oanh tạc cơ A1 Skyraider thả 20 trái bom 500 cân anh xuống dãy tường thành; cuộc oanh tạc được xem như lớn nhất kể từ khi trận đánh bắt đầu. Thoạt đầu một phi cơ quan sát nhỏ bay vào để đánh dấu mục tiêu, sau đó oanh tạc cơ cánh quạt từ từ đâm bổ xuống để trút bom, chiếc này vần vũ lên xuống từ Tây sang Đông và Đông sang Tây ở cao độ chỉ có 100 mét. Tiếng nổ vang dội dưới tầng trời mây thấp trong khi vôi gạch bắn xa lên không trung hằng chục mét.

 

4

Một máy bay trinh sát lấy tọa độ cho Skyraider thả bom ở cửa Đông Ba, vừa trong Thành Nội bay ra phía sông Hương. (USMC Archives)

 

Hai phía coi như đã nhe nanh múa vuốt chuẩn bị cho màn ngoạn mục sẽ diễn ra.

Vì tình trạng mây thấp kéo dài suốt hai tuần lễ đầu, phi cơ cánh quạt một động cơ trở nên thích hợp hơn phi cơ phản lực cao tốc. Mỗi chiếc có thể mang được 12 trái bom 500 cân, tương đương với trọng tải tổng cọng 6000 cân.

*

Vào đầu tháng Hai lực lượng địch ở Thành Nội hầu như đã ngang ngửa hoặc hơn hẳn quân đội Miền Nam. Nhưng kể từ đó quân Miền Nam chỉ nhận được tiếp tế nhỏ giọt và nay đang cạn kiệt dần, họ chỉ đủ khả năng từ Bộ Tư Lệnh SĐ 1 đánh thọc ra được 1000 mét để tái chiếm phi trường Tây Lộc rồi dậm chân tại chỗ. Trong khi đó địch quân vẫn chiếm giữ được 60% diện tích Thành Nội và tiếp tục được chi viện đều đặn từ quân cho đến vũ khí đạn dược, lương thực. Quân CS đang đóng chốt vững vàng và có vẻ quyết bám tới cùng.

“Trên cương vị cá nhân tôi rất lấy làm phẫn uất và thất vọng vì người Mỹ trong suốt 10 ngày đã không cung cấp được cho chúng tôi thực phẩm cũng như đồ tiếp liệu,” Đ/úy Jack Chase cố vấn cho Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 7 Kỵ Binh Nam Việt nói. “Việc này người Việt không lo mấy vì nguồn tiếp tế của họ cũng khá dồi dào; dân chúng ở Huế rất vui vẻ san sẻ thực phẩm với chúng tôi đó là nhờ nhà nào cũng dự trữ nhiều đồ ăn để vui chơi dịp Tết. Nhưng có lúc thiếu thốn phải ném lựu đạn xuống hồ để kiếm cá ăn; bởi vậy hậu quả là tôi bị viêm gan là thế.”

Tuy nhiên việc tiếp tế đạn dược là vấn đề khác. Đơn vị của Đ/úy Chase thì hoàn toàn thoải mái vì họ trang bị toàn súng Carbine mà đạn dược thì có sẵn trong luồng tiếp tế của quân đội Miền Nam. Riêng quân Dù vì họ được trang bị bằng M-16 nên họ phải trông vào Mỹ tiếp tế đạn dược. Tuy nhiên các thiết vận xa trong đơn vị của Đ/úy Chase phải chịu sự thiếu thốn đạn đại liên 30 và 50. Giải pháp của nhiều đơn vị VN là sử dụng lại vũ khí đạn dược tịch thu được của địch. Trong đa số trường hợp, đó chỉ là cách chọn lựa duy nhất của họ.

“Carbine là loại súng bắn chậm nhất, gần như tôi có thể thấy được đạn bay ra khỏi nòng,” Chase nói. “Nó trở nên vô dụng khi đem ra dùng tác chiến trong thành phố.”

Yếu tố khác khiến quân Miền Nam tiến quân chậm chạp là thiếu vũ khí nặng và phi pháo yểm trợ. Đ/úy Chase tiếp, “tôi biết thời tiết xấu thật nhưng sự thật là hoàn toàn không hề có một yểm trợ nào.”

Rồi ra thì đơn vị của Đ/úy Chase cũng được một tác nhân bất ngờ làm nức lòng chiến sĩ, đó là khi Đ/úy Thi đơn vị trưởng cũ bỗng nhiên tìm đến rồi tái nhập cùng đơn vị hôm 3 tháng Hai. Số là nhiều tuần trước đó Đ/úy Thi được điều về làm việc ở BCH Tiểu Đoàn 7 Kỵ Binh tại An Cựu; hôm Tết ông bị kẹt trong khi đang nghỉ phép với gia đình ở Thành Nội. Ông phải trốn trên gác lửng dưới mái nhà, nằm chờ cơ hội trong nhiều ngày mới trốn về được với đơn vị cũ. Ba tuần lễ tiếp sau này chính sự trở lại của Đ/úy Thi đã mang lại tinh thần chiến đấu cho binh sĩ biết chừng nào.

*

Ba Tiểu Đoàn Dù báo cáo diệt được 200 quân CS trong hai ngày 2 và 3 tháng Hai ở khu vực chung quanh phi trường Tây Lộc. Qua ngày 4, Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 3 tái chiếm được một cổng thành ở hướng Tây Bắc. Về hướng Đông Nam, Tiểu Đoàn 4 Trung Đoàn 2 lập được một phòng tuyến nằm cách BTL SĐ1 chừng 6 khu phố và họ đã giữ vững được hơn một tuần lễ.

Tuy nhiên trong tuần đầu mọi tin tức liên quan đến Thành Nội chỉ toàn là tin xấu. Th/tá Lê Văn Ngọc Tiểu Đoàn Trưởng Dù 7 và Đ/úy Chuck Jackson cố vấn của đơn vị này bị thương nặng phải tải đi cấp cứu hôm 2 tháng Hai.

“Thật là trúng độc đắc,” Đ/úy Jackson kể lại về quả đạn cối đã làm hai người bị thương và gây tử vong cho người chuyên viên truyền tin. “Chúng tôi vừa thiết lập xong trạm chỉ huy tiểu đoàn và đang đứng coi bản đồ thì bỗng nhiên trái cối từ đâu rơi tòm vào giữa 3 chúng tôi. Đúng là trúng số độc đắc.”

*

Sang đến ngày 4 tháng Hai, tiềm năng chiến đấu của đơn vị 3/7 Kỵ Binh khi quân số giảm xuống còn 40 và chỉ 3 thiết vận xa là còn sử dụng được. Ba đơn vị Dù cũng suy yếu trầm trọng. Tiểu Đoàn 7 và 9 cũng như 1/3, mỗi đơn vị bị thiệt mất một đại đội trong trận giao tranh ác liệt ngày 31 tháng Mười Hai trước khi về đến Thành Nội. Riêng Tiểu Đoàn 2 Dù mới về đến Thành Nội trong cùng ngày, lực lượng tương đối còn nguyên vẹn, họ dự liệu sẽ mở một cuộc tấn công bất ngờ ngay đêm ấy vào dãy tường thành Tây Nam phía bên kia phi trường Tây Lộc, một phần để khai thông cuộc tiến quân của quân lực Nam Việt nói chung.

“Người chiến hữu VN tìm gặp tôi và dặn dò tôi hãy gắng giữ kín miệng về kế hoạch tấn công đêm. Ngay cả Tướng Trưởng, anh ta cũng chưa tiết lộ ý định của mình, sợ rằng truyền miệng cuối cùng sẽ đến tai địch quân,” Đ/úy Cobb cố vấn quân sự của Dù 2 nói. “Cuộc hành quân dự liệu sẽ khởi diễn lúc nửa đêm. Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng kế hoạch kín đáo và bất ngờ như thế ắt phải thành công và cảm thấy hãnh diện về họ vô cùng. Thế rồi lúc 11 giờ chúng tôi được lệnh phải rút về BCH SĐ. Tôi đoán bên đó có thể họ đang có gì bất an cần được tăng cường bảo vệ.”

Hóa ra Tướng Trưởng muốn ba tiểu đoàn Dù qua giữ an ninh mặt Đông Nam thay thế cho Tiểu Đoàn 4 Trung Đoàn 2 về giữ trách nhiệm khu vực phi trường. Nhiều cuộc chuyển quân khác đồng thời cũng đang diễn ra. Tướng Trưởng ra lệnh cho Phân Đội 2 Tiểu Đoàn 7 Kỵ Binh di chuyển từ Quảng Trị vào Huế hôm 3 tháng Hai nhưng phải ba ngày sau họ mới chuyển quân được vì đang đụng độ với địch. Đến ngày 6 họ rời Quảng Trị với lực lượng bổ sung gồm 15 thiết vận xa. Cùng tháp tùng đoàn xe có Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 1 Bộ binh. Sau khi dừng quân nghỉ đêm ở căn cứ Evans họ thận trọng tiến xuôi về Nam theo QL 1. Khi cách Huế chừng 12 cây số, đoàn xe rời QL1, chạy băng đồng để về Huế. Họ đến Thành Nội lúc 5 giờ chiều mà không gặp mấy đụng độ.

“Trong khi đang di chuyển mọi người đều mang tâm trạng hoang mang lo lắng,” Đ/úy cố vấn Jim Zimmerman nói. “Lí do là nhiều binh sĩ, kể cả Tr/úy Đại Đội Trưởng Nguyễn Hòa đều có thân nhân đang ở Huế.”

Phân Đội 2/7 Kỵ Binh lập tức thay thế cho 3/7 ở khu vực gần phi trường. Như đã đề cập ở trên, Phân Đội 3/7 quân số chỉ còn 40 người cùng 3 thiết vận xa được coi như bất khiển dụng nên cần rút về để tái tổ chức, bổ sung quân số, sửa chữa quân cụ đồng thời lo giữ an ninh cho BCH SĐ1.

Thành phần còn lại của Trung Đoàn 3 của Tướng Trưởng là ba Tiểu Đoàn 2, 3, và 4 cũng về đến Thành Nội bằng thuyền máy hôm 7 tháng Hai. Mỗi Tiểu Đoàn đã từng đánh vào Thành Nội từ hướng Nam sau khi đánh tan được áp lực của địch vào thời gian đầu cuộc chiến. Hai Tiểu Đoàn 2 và 3 tiến chậm dọc theo khu Tả Ngạn về hướng Đông nhưng thất bại không vào Thành Nội được. Còn Tiểu Đoàn 4/3 hôm 31 tháng Giêng vì đang hành quân cách MACV vài cây số về hướng Đông Nam nên cuộc hành trình vào Thành Nội của họ gay go hơn cả. Cũng như đơn vị chị em 1/3, 4/3 phải chiến đấu để thoát vòng vây của địch. Cuộc đụng độ ác liệt đến nỗi sĩ quan cố vấn Mỹ bị thương trầm trọng phải tải thương bằng trực thăng. Đến khi phá được vòng vây và về đến MACV vào ngày 4 tháng Hai thì lực lượng chỉ còn vỏn vẹn 170 binh sĩ.

Ngày 8 tháng Hai, cả 4 tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 được chỉ định đóng chốt gần phi trường Tây Lộc thay thế cho Tiểu Đoàn 4 Trung Đoàn 2, trong khi tiểu đoàn này nhận nhiệm vụ mới là giữ an ninh bãi đậu giang đĩnh ở ven sông góc phía Bắc của bộ tư lệnh.

*

Tôi tái ngộ với các cố vấn quân sự khác ở Thành Nội hôm 8 tháng Hai sau khi theo chuyến tàu đổ bộ LCU đi dọc theo sông Hương, một lộ trình đầy bất trắc. Loại tàu đáy bằng mà TQLC gọi tên là ‘whiskey boat’ này chất đầy đạn dược, đồ tiếp tế, binh lính Miền Nam về tái nhập với đơn vị và cả đám nhà báo. Xạ thủ địch quân ở khoảng cách 600 mét từ trên dãy tường thành phía bên kia sông có thể quan sát bãi đổ bộ thật rõ ràng, chúng tôi có thể bị bắn ngay cả trước khi tàu rời bến.

Nhiều hầm trú ẩn được làm sẵn ở bãi đáp để khi bị pháo kích có chỗ để tránh, nhưng một khi đã lên boong tàu rồi hoặc lúc ở ngoài sông thì chỉ biết phó mạng cho trời.

Chúng tôi chen chúc lên tàu, ngồi khum mình nép sát thành khi tàu bắt đầu rời bến. Khoảng cách theo đường chim bay đến nơi đổ quân ở góc phía bắc của BTL SĐ1 là 3 cây số nhưng vì con sông lượn khúc nên đoạn đường trở thành dài gấp đôi. Lộ trình con tàu đi xuôi dòng về hướng Bắc qua một kênh nước sâu vòng theo cồn đất ở giữa sông (Cồn Hến), cuối cùng thì quẹo thật gắt về hướng Tây để đến bến tàu. Toàn bộ cuộc hành trình là đi xuyên qua vùng địch kiểm soát.

 

6

TQLC Mỹ ngồi trên tàu đổ bộ chĩa súng vào bờ sông, nơi hoàn toàn do địch kiểm soát, khi đang được chuyển vận vào BTL SĐ1 NV. (DoD.MarineCorps)

 

Địch từ hai bên bờ bắn ra, đạn trúng thành tàu kêu leng keng, hoặc bay rít ngang qua đầu nghe thật ghê rợn. Nhất là khi nghe tiếng đạn cối rời khỏi nòng, bạn chỉ còn biết nín thở chờ chết vì chỉ trúng một quả thôi là con tàu chở đầy đạn sẽ nổ tung. Ai nấy đều thở phào khi trái đạn rơi xuống nước ở ngay phía trước hoặc sau thân tàu. Chúng tôi chỉ biết cúi gập đầu xuống trong khi các xạ thủ đại liên xả tới tấp hàng loạt đạn 50 vào bờ, một vài người bắn cả M-16. Tôi nhìn lại thì thấy mình đang chen vào giữa hai dãy thùng đựng lựu đạn, tôi không dám nghĩ chuyện gì xảy ra nếu địch pháo trúng vào đây.

Kim giờ trên đồng hồ chỉ cho thấy chúng tôi đi chỉ mất chưa đầy nửa tiếng nhưng rõ ràng không ai nghĩ như vậy cả. Cuối cùng thì tôi sung sướng được trở lại bờ an toàn, bến đậu chỉ cách cửa Hậu có 100 mét. Cửa này là cửa duy nhất trong mười cửa vào Thành Nội an toàn nhất.

*

Tôi xúc động mạnh thấy lại được BCH SĐ1.

Vào một buổi mai nắng đẹp chỉ mới mười ngày trước đây tôi đã đứng trong đội ngũ ở sân diễn hành này để chào cờ; ngước nhìn lá cờ VNCH được từ từ kéo lên trong khi ban quân nhạc trỗi bài quốc ca Miền Nam (tôi nghe có âm hưởng giống bài quốc ca Pháp La Marseillaise). Tướng Trưởng cùng ban tham mưu và các cố vấn quân sự trong bộ binh phục ủi hồ thẳng nếp đứng chào nghiêm trong khi lá cờ vàng với những sọc đỏ được kéo lên.

Trở lại lần này tôi thấy có nhiều thay đổi. Tướng Trưởng trông hốc hác hẳn đi. Áo quần mọi người không còn ủi hồ nữa. Ngoài sân cờ bây giờ có nhiều hố đạn và công sự bằng bao cát thì hiện diện khắp nơi. Hai tòa nhà lớn bây giờ lỗ chỗ đầy vết đạn và có nơi hư hại vì đạn cối. Các cửa sổ thì hoặc mất hoặc còn dính lủng lẳng, xe cộ bị trúng đạn hư nằm trơ ra đó, vỏ đạn đủ loại nằm vung vãi khắp nơi. Chỉ nhìn ngần đó cũng dư hiểu được chuyện gì đã xảy ra ở đây và quân của Tướng Trưởng đã suýt bị tràn ngập như thế nào.

Trên mặt giấy tờ thì có vẻ như Tướng Trưởng có nhiều quân hơn địch đang hiện diện ở Thành Nội, phỏng chừng ông có khoảng từ ba đến bốn tiểu đoàn. Sự thật thì vì thoải mái vấn đề phép tắc dành cho thuộc cấp trong dịp Tết nên trước khi địch tấn công, phần lớn đang ở nhà với gia đình; lại thêm lực lượng bị tiêu hao qua những trận giao tranh lớn trong tuần lễ đầu tiên. Ba tiểu đoàn của Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù số 1 (các tiểu đoàn 2, 7, và 9) thực lực chỉ còn phân nửa. Bốn tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 thuộc SĐ1, Tiểu Đoàn 4 thuộc Trung Đoàn 2, và hai Phân Đội của Tiểu Đoàn 7 Kỵ Binh trực thuộc Sư Đoàn 1 cũng đang lâm vào tình trạng tiêu hào quân số tương tự. Hai đại đội Hắc Báo và Thám Báo cũng yếu hẳn đi. Những tổn thất do tử trận hoặc bị thương làm hao hụt mất những chiến sĩ giàu kinh nghiệm và ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu không ít. Nhiều người đi phép đã tìm về được với đơn vị nhưng một số khác hoặc đã bị giết hoặc bị địch bắt làm tù binh.

Binh sĩ quân đội Miền Nam lại đang lâm vào tình trạng đói khát, mệt mỏi và mất nhuệ khí. Họ đang bị thiếu hụt trầm trọng về đạn dược, thuốc men, áo quần và lương thực. Tinh thần chiến đấu xuống thấp. Họ không còn khả năng tấn công mà chỉ rút về thế phòng thủ bị động. Tướng Trưởng nhờ tài lãnh đạo khéo léo mới giữ được binh sĩ chiến đấu trong khi ông không ngớt kêu gọi xin bổ sung quân số và gia tăng tiếp liệu. Ngay chính ông cũng đang ở mức gần kiệt lực.

Ba tiểu đoàn Dù mà quân số bây giờ gom lại chưa bằng một vậy mà bây giờ lại lâm vào ngỏ bí nữa, đó là họ đang bị thiếu hụt tất cả mọi thứ.

“Vấn đề tiếp liệu nay trở nên trầm kha,” Th/tá Milton Bertrand cố vấn cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù viết trong biên bản hành quân. “Tất cả đồ quân cụ trong kho vũ khí của BTL SĐ1 đã được đem phân phát hết trong khi chưa hề nhận thêm bổ sung từ bên ngoài.”

*

Lực Lượng Đặc Nhiệm nhanh chóng nhận thức được rằng họ không đủ quân và vũ khí nặng hòng có thể bứng được địch ra khỏi các trọng điểm kiên cố. Đang hành quân gần mé Bắc đường Mai Thúc Loan ở phía nam BTL, Tiểu Đoàn 9 Dù tiến theo mạn trái còn TĐ 2 bên mạn phải trong khi TĐ7 yếu hơn chỉ đi theo làm trừ bị, tiểu đoàn này có tân cố vấn là Đ/úy James K. Redding về thay thế cho Đ/úy Chuck Jackson bị thương nặng. Các đơn vị tiên phong thường xuyên chịu hỏa lực nặng từ cả chính diện lẫn hai mạn sườn, đặc biệt là từ thượng thành gần cửa Đông Ba và khu vực Đại Nội.

“Rõ ràng là nếu cứ tiến sâu thêm nữa thì Dù sẽ bị bao vây,” Bertrand tiếp. “Địch chốt rất kỹ trong khu vực, cần có phi pháo trước để dọn sạch bớt chướng ngại mới lấy mục tiêu được. Do vậy ở đây các đơn vị có vẻ tương đối thụ động hơn; họ chỉ mở những cuộc tuần tra, phục kích lẻ tẻ và giữ an ninh cho đơn vị.”

Dù sao thì sao tinh thần chiến đấu của binh chủng Dù vẫn cao.

“Chúng tôi ai nấy đều bẩn thỉu, tả tơi như xơ mướp, ống quần rách thấy luôn cả đầu gối,” Tr/sĩ Mike Smith cố vấn của TĐ 9 nói. “Khi bàn giao vị trí chiến đấu với Trung Đoàn 3, lính Dù nhái tiếng gà kêu để nhạo lính bộ binh, chuyện không khác chi chuyện SĐ 101 Dù Hoa Kỳ khi họ đỡ gánh nặng cho một đơn vị bộ binh ở Bastogne thời Đệ Nhị Thế Chiến.”

Smith còn nhớ lại đợt dội bom của phi cơ Skyraider lên thượng thành gần cửa Đông Ba hôm 7 tháng Hai.

“Lúc ấy chúng tôi ở cách nơi dội bom chỉ khoảng 100 mét, mặt đất rung chuyển mạnh dưới chân,” Smith kể. “Phi cơ trút bom xong vừa bay lên thì quân BV lại đứng dậy bắn theo phía sau. Họ không chết mới lạ chứ; vậy thì họ độn thổ đi đâu? Thành phố này kinh khủng thật.”

*

Tiếng súng dịu bớt không gian trở lại yên lặng đến chết người.

“Có lúc không nghe cả tiếng mèo kêu lẫn tiếng chó sủa. Suốt thời gian ở đây tôi chưa hề thấy bóng dáng của người dân nào.´ Đ/úy Ty Cobb, cố vấn của TĐ2 Dù, nói. “Cả người và vật chắc quá sợ nên trốn biệt hết.”

Đối với Đ/uý Donald Erbes phụ tá của Cobb thì người thường dân anh thấy có chăng chỉ toàn là người chết. Erbes nói:

“Ở một số nhà, khi đi vào chúng tôi thấy xác chết của đàn ông, đàn bà và trẻ con. Tôi cam đoan họ đã bị xử tử, không thể lầm vào đâu được.”

Quân Dù thuộc Lực Lượng Trừ Bị Quốc Gia, căn cứ gốc ở Sài Gòn nên việc tiếp tế đến với họ phải theo một dây chuyền dài nhất so với các binh chủng khác; bởi vậy khi họ bị thiếu hụt về đạn dược và thực phẩm thì họ là đơn vị cuối cùng sẽ được nhận tiếp tế.

“Nhiều lúc chúng tôi sống nhờ thức ăn kiếm được ở nhà dân,” Erbes tiếp. “Có hôm tôi nhớ là đã ăn toàn chuối và bánh lạt. Dầu sao chúng tôi cũng không sợ chết đói vì người Việt thường trữ nhiều thức ăn ở nhà.”

Tướng Trưởng vốn từng ở binh chủng Dù thời gian 12 năm đầu tiên lúc mới vào quân ngũ đã cố gắng hết sức mình san sẻ hết kho thực phẩm khiêm nhường với các đơn vị thuộc quyền nhưng cũng không có bao nhiêu để mà phân phối.

Hằng ngày tôi lo việc giám sát đám nhà báo đang ngày càng đổ vào Thành Nội đông thêm, ngoài ra còn lo ghi chép dữ kiện để báo cáo và luôn luôn trong tư thế sẵn sàng, nơi nào cần thì tôi có ngay để giải quyết; mà thường thì người ta tìm tôi không ngớt.

Giường ngủ của tôi là nền xi măng trong phòng có mái tôn. Cạnh bên là công sự chiến đấu và nhà vệ sinh. Đạn dược chất đầy hai bên công sự. BCH SĐ1 thường xuyên bị pháo kích bằng súng cối cả ngày lẫn đêm, phần lớn do địch pháo từ Đại Nội ở cách đó 1500 mét. Tuy bị pháo nhưng phe Đồng Minh không được phép phản pháo vào khu vực Đại Nội ngoại trừ bắn trả bằng vũ khí nhẹ vì sợ gây thiệt hại cho di tích lịch sử.

Thời tiết vẫn tiếp tục xấu: mưa và mây mù làm giới hạn công cuộc tiếp tế bằng trực thăng cũng như hoạt động của các chiến đấu cơ chiến thuật. Mặc dù có sự hiện diện của một tiểu đoàn đã suy yếu thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ ở cách Huế 5 cây số về phía Tây, lực lượng địch ở Thành Nội vẫn được tiếp tế đều đặn và bổ sung thêm quân mà không hề bị cản trở. Ngày nào đường tiếp tế của địch còn hoạt động êm xuôi ngày ấy việc tái chiếm Thành Nội vẫn còn bị trở ngại.

Đang bị khó khăn, nay Tướng Trưởng gặp thêm khó khăn khác vì thượng cấp ở Sài Gòn muốn ba tiểu đoàn Dù trở về thủ đô vì họ thuộc lực lượng trừ bị quốc gia. Tướng Trưởng được biết 3 tiểu đoàn TQLC Nam Việt sẽ lấp vào khoảng trống này vì họ thuộc lực lượng trừ bị của Quân Khu 1. Tướng Trưởng đáp lại rằng ông cần thi hành ngay lập tức, khó có thể chờ lâu hơn được.

Ngày 9 tháng Hai Tướng Trưởng có một quyết định quan trọng khác đó là cần có vũ khí nặng để tái chiếm Thành Nội mà nhu cầu này thì ông thỉnh cầu ở đồng minh Hoa Kỳ.

Theo kế hoạch, phe Đồng Minh đã thỏa thuận rằng Mỹ sẽ chịu trách nhiệm lấy lại khu Hữu Ngạn còn khu Thành Nội giao cho quân đội Miền Nam. Chính quyền Sài Gòn và Tướng Trưởng vẫn muốn thi hành đúng như đã thỏa thuận nhưng vì tình thế lúc bấy giờ đòi hỏi một vài thay đổi. Đó là hôm 10 tháng Hai, chính quyền Sài Gòn miễn cưỡng yêu cầu TQLC Hoa Kỳ giúp khai mào cuộc tái chiếm Thành Nội.

*

Thoạt đầu Tr/tướng Robert E. Cushman Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Thủy Bộ TQLC Đệ Tam Hoa Kỳ không muốn phải rây máu của TQLC Mỹ thêm thay cho binh sĩ Miền Nam ở Thành Nội. Tướng Westmoreland phải đích thân thuyết phục Cushman suy nghĩ lại.

Tướng Westmoreland luôn tuôn có vẻ khó chịu về tư thế ‘độc lập’ của binh chủng TQLC ở Vùng 1, và đặc biệt thất vọng về cách hành xử của Tướng Cushman. Để có thể kiểm soát hữu hiệu hơn về các hoạt động ở Vùng 1, đặc biệt là hai tỉnh cực bắc Quảng Trị và Thừa Thiên, Tướng Westmoreland đã công bố hôm 27 tháng Giêng về sự thành lập một BCH MACV Tiền  Phương tạm thời ở Phú Bài gồm một ban tham mưu hỗn hợp của cả TQLC lẫn Lục Quân. Tân BCH này còn đòi hỏi được giám sát luôn hai sư đoàn Lục Quân mới dọn đến là SĐ1 Kỵ Binh và SĐ 101 Dù. Quyết định này thoạt đầu đã gây thắc mắc cho binh chủng TQLC vì họ vẫn thường xem Vùng 1 là khu vực hoạt động của mình.

Tướng Westmoreland do bị áp lực nặng từ Washington phải giải quyết cho xong vụ binh biến ở Huế càng sớm càng hay, riêng ông thì lại rất bực mình cách thức Tướng Cushman giải quyết vụ Tết Mậu Thân nên ngày 7 tháng Hai ông phải bay ra Đà Nẵng để gặp vị tư lệnh TQLC này. Về sau ông viết rằng ông nhận thấy Cushman và ban tham mưu ‘có vẻ quá tự mãn mới miễn cưởng nhận trách nhiệm thêm các lực lượng Lục Quân do tôi cài vào.’

Cả giới quân sự lẫn báo chí đều có nhận định, rằng TQLC có khuynh hướng thích thống trị hơn là hợp tác.

Sau cuộc gặp gỡ, Tướng Westmoreland càng quyết tâm muốn biến MACV Tiền Phương trở nên Trung Tâm Chỉ Huy, vững vàng và hữu hiệu, bất chấp sự phản kháng của phía TQLC. Để thực thi ý định, ông giao trọng trách cho phụ tá của ông là Tướng Creighton W. Abrams. Mặc dù quyết định này tạo nên phần nào khó chịu trong mối tương giao ở cấp chỉ huy, nhưng rốt cục nó cũng không đến nỗi làm lung lay đường lối lãnh đạo ở khu vực miền Bắc Trung Phần mà phía TQLC vẫn hằng quan ngại.

Tướng Cushman là người to lớn đẩy đà mang kiếng cận, ông thường giải quyết những cơn rắc rối phong ba theo lối nhà nghề. Về sau ông kiếm thêm được ngôi sao thứ tư và được phong làm Tư Lệnh Binh Chủng TQLC.

Khi lời thỉnh cầu Hoa Kỳ giúp khai mào cuộc tái chiếm Thành Nội bay đến hôm 10 tháng Hai, TQLC do sự thúc giục của Tướng Westmoreland đồng ý đưa Tiểu Đoàn 1/5 đi chiến đấu, tiểu đoàn này vừa mới hành quân tác chiến gần Phú Bài trở về. Westmoreland điện cho Washington báo cáo quyết định về việc đưa quân Mỹ đi tham chiến, điện văn nói rằng ‘địch quân có chừng ba đại đội ở khu Thành Nội’ nên chỉ một tiểu đoàn cũng đủ để đối phó.

9 giờ 30 sáng hôm sau hai trung đội của Đại Đội Bravo vào đến BTL SĐ1 bằng trực thăng. Trung đội thứ ba phải quay về Phú Bài vì phi cơ bị phát hỏa làm viên phi công bị thương. Hai giờ sau khi đến Thành Nội địch dàn chào TQLC Mỹ bằng khoảng 10 trái hỏa tiễn 122mm.

*

Vài giờ sau Th/tá Tiểu Đoàn Trưởng 1/5 TQLC Robert Thompson cùng trung đội còn lại của Bravo và ba đại đội khác đi theo đoàn quân xa lên Huế. Th/tá Thompson trú quán ở Corinth, Mississipi là Sĩ Quan Tiếp Liệu của Sư Đoàn. Ông nhận trách nhiệm Tiểu Đoàn 1/5 hôm 2 tháng Hai sau khi tiểu đoàn trưởng bị thương trầm trọng phải đưa đi điều trị. Dù chỉ là sĩ quan cấp nhỏ nhưng ông được thượng cấp trong binh chủng đặc biệt quan tâm. Sau khi trình diện và báo cáo với Đại Tá Hughes ở cơ quan MACV, ông được cho biết tin tình báo về địch tình ở Thành Nội rằng hiện có rất ít, tuy nhiên vấn đề ở Thành Nội chỉ cần ‘vài ngày’ là giải quyết xong.

Tiểu đoàn của Thompson nằm dưới quyền chỉ huy hành quân trực tiếp của Đ/tá Hughes, ông này thẳng thừng bảo với Th/tá Thompson rằng chỉ nhận lệnh trực tiếp từ ông mà thôi chứ không được nghe theo lệnh của Tướng Trưởng. ĐĐ Delta tạm thời thuộc quyền Đ/tá Hughes ở khu vực Hữu Ngạn.

Sáng hôm sau (12 tháng Hai) Th/tá Thompson dẫn hai đại đội Alpha và Charlie cùng trung đội còn lại của ĐĐ Bravo theo tàu LCU vào Thành Nội.

Cùng vào Thành Nội còn có một người trẻ tuổi tên là Alexander Wells mà trong hai tuần sắp tới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phác họa kế hoạch hành quân ở Thành Nội. Tr/úy TQLC Wells chỉ còn ở VN một tuần lễ nữa trước khi về nước nhưng theo sự tình nguyện của thượng cấp anh phải vào Thành Nội để thiết lập một trạm tiền sát pháo binh. Người ta bảo công tác này chỉ đòi hỏi 24 tiếng là cùng. Wells bay vào Thành Nội hôm 11 tháng Hai ngay lúc địch đang pháo kích; anh tạm ở chung trong nhà lều được đặt tên là ‘Quonset hut’, ở đây anh báo  cáo là ‘đầy nhóc cả lính Úc và rằng họ đánh bài và uống rượu scotch suốt ngày.’

Rồi ra Tr/úy Wells phải ở lại hai tuần lễ làm tiền sát viên gọi hỏa lực yểm trợ của pháo binh và chiến hạm cho cả TQLC Mỹ lẫn quân đội Nam Việt.

*

Cùng đến Huế hôm 11 tháng Hai có một trung đội TQLC với 5 chiến xa hạng nặng M48 do Tr/úy Ron Morrison chỉ huy. Họ từ Đà Nẳng đến Huế bằng tàu đổ bộ đi dọc theo biển Đông, sau đó ngược dòng sông Hương để vào Huế. Đến bãi đổ bộ gần BCH SĐ1 thì trời vừa tối. Bấy giờ người ta cần có người ra gặp họ để dẫn đường vào. Đ/tá Lục Quân Adkisson đảo mắt quanh phòng một vòng rồi mới chỉ tôi.

Được giao một xe Jeep tôi kiểm soát lại đạn trong hai cây M16 và Colt 45 rồi bảo người tài xế Việt Nam lái ra bãi đổ tàu. Thấy còn ngần ngừ tôi liền tháo cây Colt ra khỏi bao rồi nhét vào ngực anh ta. Làm thế, ngôn ngữ dù bất đồng cỡ nào cũng có thể hiểu nhau ngay, chúng tôi ra khỏi cổng rồi phóng tới nơi trong thời gian kỷ lục.

Khu vực bến tàu do thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 4/2 NV giữ an ninh, họ đến Huế từ đầu tháng Hai. Mới đầu họ hành quân ở khu vực Đông Nam trước khi quân Dù đến thay thế, kế đó họ qua đánh địch ở khu vực quanh phi trường Tây Lộc. Bây giờ đang bị thiếu hụt quân số trầm trọng không còn sử dụng để chiến đấu nữa nên nhận nhiệm vụ mới này từ ngày 8 tháng Hai.

Trong khi chờ đoàn tàu đến, tôi đứng nói chuyện với viên cố vấn của TĐ 4/2 là Đ/úy David Shepard. David quê ở Cincinnati, anh ta người to lớn, đã từng tham dự chiến tranh Triều Tiên. Hỏi về hoạt động của đơn vị anh trong suốt 10 ngày qua thì anh cho biết trước khi được đưa đến Huế anh hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra ở đây.

“Đang đóng quân ở Đông Hà thì có lệnh phải di chuyển vào Huế, chúng tôi được biết thời gian cuộc hành quân ở đây sẽ lâu chừng 4 ngày,” Shepard nói. “Một nửa tiểu đoàn chúng tôi vào trước bằng trực thăng hôm 1 tháng Hai, ngày sau thì đến lượt số còn lại trong đó một ít đi vào bằng thuyền. Lúc mới đến, quân số chỉ có phân nửa vì nửa kia bị kẹt vì đang lấy phép nghỉ Tết.”

Sau 7 ngày giao tranh ở Huế mà không có tiếp tế và viện binh, Tiểu Đoàn bị tổn thất hết phân nửa của tổng số 250 người.

Đêm nay ở khu bến tàu trời tối đen không có ánh trăng và mát lạnh, cảnh vật yên lặng, vẻ chết chóc thê lương nhưng rồi thì chúng tôi nghe tiếng đoàn tàu LCU đến, từng chiếc cập vào bến, các chiến xa nhanh chóng chạy lên bờ. Đ/úy Shepard báo cho BCH SĐ1 biết tàu đã đến, rồi trao cho Tr/úy trưởng đoàn Morrison tấm bản đồ chỉ nơi có cổng để vào doanh trại, đồng thời bảo anh ta chạy theo tôi. Morrison hỏi tôi:

“Anh có chắc cổng đủ lớn để xe tôi vào lọt không?” Tôi chỉ biết đáp là cứ tới đó rồi hay.

Các chiến xa nối đuôi theo xe tôi thẳng đến cổng thành Mang Cá, tất cả đều qua lọt vừa sít sao. Morrison được tiếp đón như một người hùng đi chinh phục miền đất mới; sau đó những chiến xa được bố trí ở các nơi quanh doanh trại.

Không đầy một giờ sau ĐĐ Alpha lại khởi hành để vào Mang Cá bằng LCU, nhờ đêm đen họ di hành đến nơi an toàn.

Tất cả chỉ có 5 chiến xa và một đại đội TQLC nhưng đối với Tướng Trưởng như vậy cũng như quăng cho người sắp chết đuối một cái phao. Tôi nhận thấy ông ta thở ra nhẹ nhỏm và hình như nơi ông có thoáng một nụ cười.

Nhìn vào bản đồ, Tướng Trưởng có đủ lí lẽ để tin tưởng rằng điều ông đang lo ngại nay đã qua. Gần hai đại đội TQLC Mỹ (Alpha 1/5 và 2 trung đội của ĐĐ Bravo 1/5) đã đến để thay thế cho 3 tiểu đoàn Dù NV ở mặt Nam, và 3 đơn vị TQLC NV đang trên đường đến để giải tỏa bớt gánh nặng ở hướng Tây cho Trung Đoàn 3 của ông đã quá mệt mỏi. Phân Đội 2/7 Kỵ Binh NV đến Thành Nội từ hôm 7 tháng Hai với 15 xe thiết giáp và 87 binh sĩ nay đang hoạt động ở khu vực quanh phi trường Tây Lộc, thay thế cho đơn vị chị em Phân Đội 3/7 mà tiềm năng suy giảm xuống chỉ còn 34 quân nhân và 3 thiết vận xa.

*

Mặc dầu hầu hết hoạt động ở vùng nam sông Hương đã giảm thiểu, hai tiểu đoàn TQLC Hoa Kỳ (1/1 và 2/5) vẫn còn bận rộn công tác tảo thanh và tuần tra khu vực. Hai đại đội của 1/1 (Alpha và Bravo) đã tái lập an ninh chung quanh MACV và bãi đổ hàng, họ còn giữ an ninh cho đoạn QL1 thẳng đến cầu An Cựu; cầu này bị địch phá sập hôm 4 tháng Hai nay đang được một đại đội công binh Mỹ sửa chữa. Địch ở vùng phụ cận thỉnh thoảng bắn qua quấy rối.

Đồng thời ba đại đội của Tiểu Đoàn 2/5 (Fox, Golf and Hotel) tiến quân về hướng Tây dọc theo hữu ngạn sông Hương lên sông đào An Cựu. Ngày 10 tháng Hai, tiểu đoàn được lệnh quay xuống hướng Nam và phá hủy hết bốn cây cầu bắc qua sông An Cựu để chận không cho địch đưa thêm viện binh vào thành phố từ mặt Tây Nam.

Công việc tuần tra và sửa chữa hai cây cầu còn lại ở sông An Cựu vẫn tiếp tục nhưng vùng Hữu Ngạn nói chung được chính thức tuyên bố là hoàn toàn an ninh.

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

 

Khơi mào (Phần 1)

 

Từ sớm ngày 12, Th/tá Thompson và Tiểu Đoàn 1/5 vẫn còn dậm chân tại chỗ ở vùng Hữu Ngạn mà lẽ ra họ phải đang trên đường vào Mang Cá; đến nơi trước họ có ĐĐ Alpha và hai trung đội của ĐĐ Bravo. Riêng ĐĐ Delta không còn thuộc quyền chỉ huy của ông nữa mà tạm thời kết hợp với Tiểu Đoàn 2/5 để hành quân ở vùng Nam sông Hương.

Một lần nữa hoạt động của TQLC chỉ có tính cách lẻ lẻ từng phần.

3

Th/tá TQLC Mỹ Bob Thompson. (DOD/USMC)

Kiên nhẫn vốn không phải là đức tính của Thompson, nay lại là dịp để thử thách ông thêm vì ông cùng đại đội chỉ huy Charlie và trung đội còn lại của ĐĐ Bravo vẫn còn đợi ở bến tàu bên Nam sông Hương chưa thể khởi hành vào Mang Cá được vì hỏa lực rất nặng của địch bắn ra từ Thành Nội. Th/tá Thompson và Th/tá Len Wunderlich, sĩ quan hành quân kiêm sĩ quan điều hành của ông, lợi dụng thời gian trễ nải để huấn luyện thêm cho binh sĩ, những chiến binh đã từng tác chiến trong thành phố suốt hai tuần qua. Những thông tin và lời nhắn nhủ tỏ ra rất hữu ích cho những ngày sắp đến. Đến xế chiều họ mới khởi hành được, tuy nhiên Thompson lại gặp thử thách  khác. Số là sau khi đổ bộ xuống bến tàu bên ngoài Mang Cá, Thompson và nhóm chỉ huy dẫn đạo đi lố qua khỏi ngã rẽ vào Mang Cá và suýt lọt vào vùng địch kiểm soát. Sau khi đi quành trở lại đúng chỗ rồi thì vì bất đồng ngôn ngữ, lính canh không cho vào thành. Cuối cùng khi Th/tá Thompson dọa sẽ dùng đến võ lực thì mọi sự mới êm xuôi.

*

Chiều tối, thêm hai tiểu đoàn TQLC NV đến, mang theo 5 khẩu đại bác 105mm; họ từ Sài Gòn ra sau khi vừa giao tranh với địch vào những ngày đầu Tết xong. Bốn ngày sau một tiểu đoàn khác sẽ cùng đến nhập cuộc.

12 tháng Hai cũng là ngày chuyển quân của 3 tiểu đoàn Dù VN rời Thành Nội để về căn cứ gốc ở Sài Gòn. BCH Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù (The Airborne Task Force HQ) cùng TĐ9 được không vận về Phú Bài trước 4g50 chiều, hai tiểu đoàn khác di chuyển bằng LCU qua bến sông ở Nam sông Hương, sau đó được đưa về Phú Bài bằng quân xa. Thời tiết vẫn tiếp tục lạnh và mây thấp khiến cuộc đổi quân càng thêm chậm chạp.

Sang ngày hôm sau toàn bộ quân Dù hoàn tất cuộc di chuyển vào Sài Gòn bằng máy bay .

Theo báo cáo của Th/tá Milton Bertrand cố vấn trưởng của Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù trong cuộc hành quân tại Huế, đơn vị này đã thiệt mất 119 chết và 396 bị thương, địch có 910 chết. Riêng Tiểu Đoàn 9 Dù có 55 chết, 125 bị thương, hầu hết trong cuộc giao tranh ở Quảng Trị trong hai ngày 31 tháng Giêng và 1 tháng Hai. Tiểu Đoàn 7 Dù có 47 chết, 156 bị thương đa số từ cuộc tấn công vào khu nghĩa địa bên ngoài khu thành Tây Bắc Huế hôm 31 tháng Giêng. Còn lại Tiểu Đoàn 2 Dù thì số chết là 17 và 115 bị thương. Nói chung quân Dù sau những trận giao tranh đẫm máu bây giờ đã mệt mỏi và què quặt, họ dồn chút tàn sức còn lại để hoàn tất cuộc triệt thoái.

“Khi lên máy bay để về Sài Gòn chúng tôi chỉ còn 169 người kể cả những thương binh còn đi đứng được.” Đ/úy Blair cố vấn của Dù 7 nói.

2

Lược đồ các đường tấn công của quân Mỹ và Nam Việt từ ngày 1 đến 12 tháng Hai, 1968. (DoD/MarineCorps)

 

Kế hoạch đề ra là tiểu đoàn của Th/tá Thompson sẽ từ BCH SĐ1 tức thành Mang Cá, với ba đại đội tiến về hướng Đông Nam để chiếm vị trí trước đây do Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù NV trấn giữ ở mạn Bắc đường Mai Thúc Loan, nơi đây được gọi tên là ‘Lằn Tuyến Xanh’ (Phase Line Green). Lực Lượng TQLC NV mới đến được giao nhiệm vụ yểm trợ các đơn vị Nam Việt khác đang trấn giữ ở khu vực Tây của Thành Nội. Sau khi mới vào Thành Nội đêm 12, Th/tá Thompson liền được Tướng Trưởng và Đ/tá Adkisson tóm lược tình hình tại chỗ. Tướng Trưởng biệt phái cho Thompson Tiểu Đoàn 2/3 đi theo giữ an ninh mạn sườn phải và phía sau, đơn vị này kiêm thêm việc giải quyết vấn đề dân tị nạn và lấy cung tù binh.

*

Sáng 13 tháng Hai là ngày hiếm hoi có nắng nhưng tiếc thay đây không phải là dấu hiệu của một ngày tốt.

Đạo binh của Thompson xuất quân lúc 8 giờ sáng tiến về phía ‘Lằn Tuyến Xanh’ là tuyến đầu mà Thompson lầm tưởng vẫn còn do 3 tiểu đoàn Dù NV trấn giữ. Lúc gần đến mục tiêu đại đội tiên phong Alpha lọt ngay vào hàng rào lửa của địch khiến họ bị tổn thất nặng nề, đồng thời nguyên tiểu đoàn phải dừng lại.

TQLC Mỹ không biết quân Dù NV đã rút khỏi khu ‘Lằn Tuyến Xanh’ là chuyện thật khó tin bởi vì ngày hôm trước quân Dù rầm rộ cuốn gói ra khỏi Mang Cá ngay trước mặt tiểu đoàn TQLC mới đến này, thế mà Thompson vẫn cứ thề là không ai nói gì cho ông ta hay cả.

“Tướng Trưởng hay một sĩ quan nào đó của ông, tên gì tôi không nhớ, có nói với tôi rằng tiểu đoàn Dù NV đang án ngự ở đó,” Vài năm sau Thompson nhắc lại. “Tôi dự tính cho quân vượt lên trước họ rồi thế chỗ luôn. Ai ngờ có ma nào đâu và thế là ĐĐ A của tôi dẫm phải lửa.”

Sự mập mờ về chuyện các đơn vị Dù có đó hay không, nguyên nhân có thể vì tiểu đoàn của Th/tá Thompson chuyển quân vào Mang Cá trễ gần một ngày; lúc họ đến nơi thì trời đã tối mịt. Lại nữa Thompson vào thành mà không có một ý niệm tình báo nào cả, một phần, đơn vị khá lộn xộn trong khi vận chuyển, không còn thì giờ để thăm dò trận địa trước. Tiểu đoàn của Thompson như vậy đã học được bài học về tác chiến trong thành phố với một giá khá đắc.

Lúc 8g15 ngày 12 Th/tá Thompson gọi cho Đ/tá Hughes ở MACV thông báo về kế hoạch hành quân của mình cho ngày hôm sau, ông có đề cập đến việc hai tiểu đoàn TQLC NV đáng ra sẽ yểm trợ bên mạn sườn phải nhưng đã không đến, mặc dù họ có đến nhưng Thompson không biết. Trong cuộc điện đàm Thompson không đá động gì đến quân Dù NV mặc dầu họ rút quân khỏi Mang Cá trong cùng ngày.

“Chuyện nhầm lẫn nếu có là do vấn đề thông tin liên lạc,” Tướng Trưởng về sau nói. “Tôi thường xuyên liên lạc với chỉ huy trưởng của Lực Lượng Đặc Nhiệm Dù. Ông ấy là bạn thân của tôi. Còn TQLC Hoa Kỳ tôi đã thông báo với họ đầy đủ tất cả tin tức.”

 

2

Bản đồ hành quân tái chiếm Huế sau này do Th/tá Thompson vẽ lại cho cuốn sách “The Battle for Hue” của Nolan. Những chú thích cho thấy mặc dù đã trên 15 năm sau Thompson vẫn còn hằn học vì tổn thất trong ngày đầu tiên của con cái mình. Ông ta vẫn đổ thừa cho quân Dù NV đã rút ra khỏi vị trí mà không thông báo trước,, ngoài ra ông ta vẫn giữ lập trường ác cảm đối với TQLC quân đội Nam Việt. (DOD/USMC)

 

Căn cứ theo một bài tường trình về trận đánh Huế, TQLC Mỹ đã không ngớt chỉ trích quân đội Miền Nam về biến cố này, họ mạnh mẽ ngụ ý rằng do thiếu thông tin về sự triệt thoái ra khỏi vị trí của quân Dù NV đã đưa đến sự thương vong không cần thiết cho TQLC Hoa Kỳ.

Ba mươi năm sau Thompson còn nói: “Hồi đó nếu tôi biết quân Dù NV không còn đó thì tôi đã có kế hoạch hành quân khác rồi.”

Các cố vấn Mỹ của các đơn vị Dù NV thì cho rằng TQLC đáng ra phải biết về việc rút quân của quân Dù vì việc đó diễn ra trước mặt họ.

“Bình thường phải có một cuộc bàn giao tại chỗ nhưng đằng này chúng tôi được lệnh phải rút lui và xuống tàu đổ bộ ngay,” Đ/úy Cobb cố vấn cho Tiểu Đoàn 2 Dù NV nói. “Tôi thật bực mình vì TQLC HK cho rằng chúng tôi bỏ đi trước khi họ đến khiến họ bị ăn quả tạ. Chúng tôi vì được lệnh rút nên phải thi hành chứ các binh sĩ đơn vị tôi không  bao giờ trốn tránh ai hay tránh né chuyện gì cả.”

Đ/úy Blair cố vấn của TĐ9 Dù nhớ đã có gặp một trong những đại đội trưởng TQLC Mỹ để thông tin về việc triệt thoái của tiểu đoàn này.

“Theo dự liệu trực thăng sẽ đến đón đi nên sáng đó chúng tôi tập trung đầy đủ ở Mang Cá nhưng cuối cùng thì không chiếc nào đến cả,” Blair kể. “Tôi có nói chuyện với viên đại úy này rồi trở về vị trí. Mãi lâu sau đó chúng tôi trở lại bãi đáp để lên trực thăng về Phú Bài.”

5

Hình do nữ phóng viên Pháp Catherine Leroy chụp cảnh trợ y đang băng bó vết thương cho một binh sĩ TQLC. (icp.org)

 

Dầu sao thì sao, TQLC Mỹ cũng đã bị một phen bất ngờ khi họ vừa xuất quân sáng ngày 13 tháng Hai. Trong giờ đầu của trận đánh, ĐĐ Alpha dẫn đầu bị tổn thất 2 chết, 33 bị thương. Trong số bị thương có Đ/úy Đại Đội Trưởng J. J. Bowe, và viên sĩ quan điều hành. Vốn đã hao hụt quân số từ trước, sau lần thương vong này ĐĐ Alpha phải rút về để tái tổ chức và về sau không còn tác chiến ở Huế nữa. Đến trưa, Th/tá Thompson phải xin lại ĐĐ Delta đang tạm bị trưng dụng để càn quyét ở vùng Nam sông Hương. ĐĐ Charlie được điều động lên tiền đạo thay thế cho ĐĐ Alpha, không mấy chốc đơn vị này liền rơi vào hỏa lực ác liệt của địch từ thượng thành, nóc nhà và cửa sổ ở các tầng lầu bắn xuống. Quân TQLC vốn không quen tác chiến trong thành phố đâm ra bối rối và ngập ngừng không biết phải tiến thối ra làm sao hệt như những đơn vị chị em Tiểu Đoàn 1/1 và 2/5 đã vừa vấp phải khi giao tranh ở khu Hữu Ngạn. Phải mất một hai ngày sau họ mới học được cách chiến đấu trong thành phố hữu hiệu hơn. Trong thời gian đầu, quân TQLC bị dẫm chân lên một số đơn vị lính Miền Nam mà họ cho là toán quân Dù hậu vệ của NV; sự thật họ có thể là binh sĩ của Trung Đoàn 3 SĐ 1 BB được tạm thời phái đi giữ các vị trí quân Dù bỏ lại.

 

4

Phóng viên đài CBS quây cảnh TQLC Mỹ xúm lại cứu một đồng đội bị trúng đạn. (GlobalResearch.CA)

 

Nhiều năm sau, Th/úy Nicholas Warr, trung đội trưởng của một trung đội thuộc ĐĐ Charlie đã cay đắng viết lại rằng, TQLC là nạn nhân của trò chính trị thấp hèn trong thảm kịch ở Thành Nội ngày 13 tháng Hai năm Mậu thân. Trong cuốn sách do anh viết nhan đề ‘Phase Line Green, the Battle for Hue, 1968’ (Lằn Tuyến Xanh, Trận Đánh Huế năm 1968), Warr kể rằng không ai cho đơn vị anh biết họ đến để thay thế cho đơn vị Dù Nam Việt nào cả. Đại đội trưởng của anh là Tr/úy Scott Nelson bảo anh tiến quân lên mặt Bắc đường Mai Thúc Loan (Lằn Tuyến Xanh) nằm chờ để phối hợp làm cuộc tấn công vượt qua ngã tư. Anh cũng được biết sẽ không có tiền pháo mở đường cho cuộc xung phong vì sợ thiệt hại cho các thắng tích lịch sử của Việt Nam. Đây là một quyết định hoàn toàn có tính cách chính trị, điều mà Th/tá Thompson không thể có ý kiến gì được. Đúng là một cuộc đổi chát giữa sinh mạng của TQLC và đền đài.

 

8

Toán lính Mỹ khiêng bàn ra đường làm chỗ kê cho cây đại liên M-60. (DoD/MarineCorps)

 

6

Tác xạ bằng cối 60mm trên một con đường ở nội thành. (newseumed.org)

 

Warr viết một cách chua chát:

‘Sự điên rồ này, những qui ước về giao chiến khốn nạn này đã trói tay trói chân người chiến binh Hoa Kỳ, không cho phép họ được sử dụng những vũ khí chiến thuật cần thiết hầu giúp họ đạt được ưu thế trong chiến đấu — cả một hỏa lực hùng hậu như tác xạ bằng pháo binh, phi pháo, hải pháo để yểm trợ cho bộ binh trước khi tấn công đều không được sử dụng — lệnh cấm sử dụng vô lí này vẫn duy trì cho đến ngày thứ tư của trận giao chiến ở Thành Nội khiến cho biết bao chiến binh của 1/5 bị thương vong.

 

7

Đội pháo thủ cối 81 ly hoạt động trong sân một tư gia. (HistoricaFirearms.Info / Catherine Leroy)

 

‘Thực ra sau khi lệnh này được hủy bỏ và sự thống thiết yêu cầu của 1/5 xin được yểm trợ bằng hỏa lực nặng được chấp thuận rồi thì cũng phải mất thêm ba ngày ác chiến đẫm máu nữa mới giành được khu phố đầu tiên ở ngay phía bên kia Lằn Tuyến Xanh. Hỏa lực nặng giúp giành lại phần đất ấy gồm tác xạ của pháo binh, đại bác 90mm của chiến xa, luôn cả của 106mm không giật gắn trên các xe Onto, nhiều phi tuần dội bom lửa napalm, bom 250 cân và bom 500 cân có sức công phá cực mạnh thả từ các chiến đấu cơ F-4, kể cả hải pháo từ các chiến hạm cộng với hỏa lực súng nhỏ và súng phóng lựu M-79 của hai Đại Đội Alpha và Bravo. Trong tiến trình cuộc giao tranh này, tất cả nhà lầu hai tầng nằm viền theo mặt Nam của Lằn Tuyến Xanh do địch kiểm soát đều bị san bằng thành bình địa. Chẳng còn chi để mà bảo vệ di sản quí giá nữa.’

 

9

(USMC.Archives)

 

9

Cuộc tiến quân dọc theo thượng thành về hướng cửa Đông Ba, có chiến xa M-48 dẫn đầu. (history.army.mil)

 

Warr, cậu thanh niên nhà nông ở miệt Tây Nam Tiểu Bang Oregon, có đủ lí lẽ để mà cay đắng như thế. Trung Đội 1 thuộc ĐĐ Charlie của anh trong ngày đầu tiên đã chịu tổn thất 7 chết 20 bị thương trong tổng số 51 người. Kể từ đó trung đội của anh bị giải tán và những kẻ sống sót bị phân đều qua các trung đội khác. Khi chiến dịch tái chiếm Thành Nội chấm dứt, những thành viên trong trung đội nguyên thủy của Warr chỉ còn vỏn vẹn 13 người.

11

Cha tuyên úy Th/tá Aloysius S McGonigal theo Tiểu Đoàn 1/5 vào Thành Nội  một ngày trước ngày tấn công chiếm lại cửa Đông Ba. Ông làm lễ rửa tội cho một binh sĩ đang hấp hối. Một lát sau ông cũng bị giết. (Newseumed.org)

 

Trở lại cuộc tiến quân đến Lằn Tuyến Xanh, hôm ấy quân TQLC 1/5 phải mất 7 tiếng mới đến được mục tiêu; lúc 3 giờ chiều họ được lệnh dừng quân, củng cố vị trí và chuẩn bị cho cuộc tiến quân ngày hôm sau.

 

18

Một xạ thủ đại liên có con bài xì bích gắn trên nón, có nghĩa mang lại điềm xui xẻo cho phe địch. Một hình thức chiến tranh tâm lý, lá bài xì bích thường được đặt cạnh xác địch, hoặc được máy bay rãi xuống bãi chiến địa. (Newseumed.org)

 

Ngày đầu của cuộc giao tranh đối với Tiểu Đoàn 1/5 cũng là ngày bề bộn ở thành Mang Cá. Thương binh TQLC Hoa Kỳ liên tục được đưa về để chờ di tản bằng trực thăng. Vì thời tiết xấu và hỏa lực địch bắn lên từ ba phía, các máy bay phải lên xuống Thành Nội thật nhanh theo một hành lang nhất định được định trước, phi cơ nào đi trật ra ngoài dễ có nguy cơ bị bắn rơi. Sau chiến dịch giải vây Thành Nội có tất cả 60 trực thăng hoặc bị bắn hạ hoặc bị hư hại vì trúng đạn.

 

17

Trước giờ phút lâm chung trong một căn nhà rường ở Thành Nội. (Newseumed.org)

 

16

Cứu đồng đội bị trọng thương lúc đang giao tranh gần Chợ Xép, cửa Đông Ba. (Neweumed.org)

 

Những thương binh được đưa về trong đợt đầu tiên trông rất bàng hoàng, họ quen chiến đấu nơi các đồng ruộng trống trải, tác chiến trong thành phố với họ là điều hoàn toàn xa lạ. Xe Jeep và xe không mui, còn gọi là ‘xe lừa’ (mules) liên tục chạy ra vào Mang Cá chở theo lính tử trận hoặc bị thương. Có người vết thương thật ghê rợn, có người đang trong cơn hấp hối.

 

10

Ngày 17 tháng 2, nhiếp ảnh gia John Olson chụp cảnh lúc các binh sĩ Mỹ bị thương được chất trên một chiến xa. Về sau bức ảnh trở thành hình biểu tượng của chiến tranh VN, được đăng trên tạp chí Life số 8.3.1968. (Newseumed.org)

 

Tất cả chúng tôi đều chạy ra để săn sóc thuốc men, hoặc ngồi bên băng ca để vỗ về an ủi, mời họ hút thuốc hoặc lắng nghe họ tâm sự. Người chết được trùm bằng poncho xếp thành hàng gần bãi đáp; dĩ nhiên người bị thương vẫn ưu tiên hơn.

Những gì đang chứng kiến tôi đã chứng kiến rồi ở bên khu Hữu Ngạn. Các binh sĩ TQLC này cũng rất trẻ như những người tôi đã gặp bên kia sông; họ cũng tỏ ra tự kỷ không kêu la rên rỉ mà chỉ nghiến răng chịu đựng đau đớn. Máu cũng đỏ. Cái chết bên nào cũng như bên nào.

Ngay trong ngày đầu tiên, hết thảy 5 chiến xa của Tr/úy Morrison đều bị trúng đạn, một chiếc tạm bị loại ra khỏi vòng chiến. Đường xá ở nội thành chật hẹp và mỗi nhà đều có tường bao bọc chung quanh khiến các chiến xa khó bề xoay trở dễ làm bia cho địch bắn, trong khi đại bác 90mm gắn trên pháo tháp không được khai hỏa chỉ thêm kềnh càng vô ích. Nhiều thành viên xa đoàn than phiền bị long đầu khi địch bắn B-40 trúng thành xe, có người bị chấn động não (concussion) phải đưa đi cấp cứu. Sau ngày đầu tiên, cả 5 chiến xa phải đưa về Mang Cá sửa chữa và những ngày giao tranh sau đó cũng tương tự.

 

19

Đường xá ở nội thành chật hẹp, khó bề cho chiến xa xoay trở, dễ làm bia cho địch bắn. (Newseumed.org)

 

Morrison bước quanh một chiếc, anh nhìn những chỗ lõm vào và cháy nám trên thành xe mà lắc đầu.

“Trung Úy ơi lại đây coi nè,” Một binh sĩ của Morrison lên tiếng. Một vết nám lớn vừa ngay mé trái lỗ khoét cho tài xế nhìn, sờ vào vẫn còn thấy nóng. “Chỉ cần nhích qua phải một tí là tôi đi đong. Chiến tranh chó má thật.”

Anh chàng châm điếu thuốc hút nhưng tay vẫn còn run, và nói chuyện thật lớn giọng như người bị lảng tai. Đêm đến anh phải nhờ bạn bè mở dùm đồ hộp vì tay run quá không tự mở được và rồi anh ta cũng không thể đưa đồ ăn vào miệng.

Có mấy người nhà báo đi lại chỗ xa đoàn thiết giáp hỏi chuyện với họ; vốn là thanh niên trai trẻ nên trước ống kính mấy anh chàng tha hồ nổ.

“Chúng tôi bắn bay tầng trên một nhà lầu, thế là có thằng địch văng xuống và rơi bịch như cứt rớt từ đít con bò cao cẳng xuống đất.” Một người bắt đầu hoa trong khi mấy người khác ôm miệng cười ở phía sau.

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

 

Khơi mào (Phần 2)

 

Mike Morrow, một người bạn của tôi ghé vào chơi sau khi đi theo cuộc hành quân của một tiểu đoàn quân đội Miền Nam từ hôm trước Tết về. Hôm mở màn trận Tết Mậu Thân anh cùng với Tiểu Đoàn 4 Trung Đoàn 3 bị địch vây khốn và suýt bị tiêu diệt. Kinh nghiệm xương máu ấy đến giờ thỉnh thoảng làm anh giật mình. Suốt đêm chúng tôi ngồi trao đổi kinh nghiệm chiến đấu và cảm tưởng về chiến tranh. Bên ngoài địch đang pháo kích bằng súng cối, tiếng mảnh đạn rơi nghe leng keng trên mái tôn.

Cũng như nhiều đồng nghiệp trong ngành báo chí, Morrow hoàn toàn chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam. Không phải anh chống lại quân đội hay đất nước mình nhưng anh không tin rằng quyền lợi của nước Mỹ ở Việt Nam đang bị đe dọa. Anh tin rằng đất nước mình đã lãng phí thế hệ thanh niên bằng cách đẩy họ vào một cuộc phiêu lưu không những điên rồ mà còn không thể chiến thắng được. Cái giá phải trả bằng mạng sống mà anh đã nhiều lần chứng kiến tận mắt làm anh cũng như bất kỳ ai khác phải bực tức. Anh lý luận rằng quân đội đã bị bọn hoạt đầu chính trị bịt mắt, họ đang lừa dối cả công chúng.

Chúng tôi tranh cãi nhiều đề tài có tính cách xây dựng, càng nêu ra chúng tôi càng thấy dễ chịu hơn.

“Morrow à, vấn đề rắc rối nơi anh là anh chưa bao giờ khoác áo chiến binh nên anh không có cái suy nghĩ như người quân nhân được,” Tôi phân bua. “Bộ anh tưởng bây giờ quân đội Hoa Kỳ thu lượm vũ khí rồi cuốn gói về nước thì chém giết chấm dứt chăng? Rất nhiều người quan niệm nếu chúng ta ra đi thì tình trạng sẽ rất bi đát. Một khi Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản rồi, thì ai sẽ đến lượt?”

Trình bày của tôi làm anh ta trở nên nóng tiết thêm. “Việc đó có mắc mớ gì đến chúng ta đâu?” Morrow cáu tiết quạt lại.

Hai chúng tôi lục lọi trong mấy thùng lương khô ration C kiếm gì lót lòng. Khổ nổi là không có gì để uống. Máy nước toàn thành phố không còn hoạt động, ngoài ra nước kiếm được đâu đó thì lại không dám uống nếu không có viên thuốc khử trùng.

Nhà vệ sinh thì hôi nồng nặc vì không ai có thì giờ để chùi dọn. Người nào cũng chỉ biết lo làm cách nào để đừng chết.

“Nếu chúng ta không đứng ra quyết liệt một phen thì vô tình khuyến khích Cộng Sản nổi lên ở nơi khác. Vậy chứ phải chận sự bành trướng này ở đâu bây giờ?” Tôi múc đào, vừa ngồm ngoàm ăn vừa nói.

Morrow lấy tay phủi vụn bánh mì dính trên râu phản pháo lại. “Thuyết Domino là đồ sọt rác. Nó có đáng để đánh đổi lấy những tàn phá và chết chóc như thế này không? Tôi nghĩ là không.”

Tháng 11 năm 1970 Morrow bị mất tín nhiệm đối với chính quyền Nam Việt Nam vì đã lên diễn đàn nói chuyện trong một buổi mít-tinh chống Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày hôm sau chúng tôi đi ra ngoài để xem quân Đồng Minh tiến được tới đâu trong cuộc giao tranh ở Thành Nội, thật ra không cần phải đi xa tôi cũng đã tới ngay tuyến đầu rồi.

*

Đối với Tướng Westmoreland, tiến triển của cuộc giải tỏa Thành Nội có vẻ quá chậm trong khi những cuộc tấn công của địch ở các nơi khác đã được dẹp yên. Ông đang bị áp lực nặng nề từ Hoa Thịnh Đốn, làm sao phải sớm cho Huế không còn là tin hàng đầu trên các tờ báo nữa, hầu quân Đồng Minh có thể tiến tới giành lấy chiến thắng cuộc chiến tranh Việt Nam. Tướng Westmoreland đã đưa phụ tá của mình là Tướng Creighton Abrams ra nằm túc trực tại BCH MACV Tiền Phương ở Phú Bài hôm 13 tháng Hai để có thể báo cáo trực tiếp cho ông mọi tiến triển ở Huế.

*

Sang ngày 14, ai cũng thấy rõ là phải lấy cho được dãy tường thành ngay cửa Đông Ba thì mới có tiến triển khả quan được. Nơi đây bề dày của thành thay đổi từ 7 đến 14 mét, cửa Đông Ba đứng sừng sững nhìn bao quát được cả một vùng rộng lớn. Quân TQLC Mỹ tiến lên đánh chiếm thành nhiều lần nhưng phải dội lui vì hỏa lực quá gắt và địch từ vị trí cao ném lựu đạn xuống tới tấp. Nếu biết phối trí súng ở những vị trí kiên cố trên thành, chỉ vài tay súng có thể cầm chân cả một đại đội, vậy mà ở đây họ chôn chân được đến cả một tiểu đoàn.

Chiến xa không bắn hữu hiệu được vì nhà lầu san sát ở mọi hướng, đường xá chật chội khiến loại xe này chỉ vừa chen vào chứ không có chỗ để xoay trở. Các xe Onto có gắn đại bác không giật 106 mm cũng bị trở ngại tương tự. Đường chật còn tạo nên tiếng dội gây khó khăn trong việc phân biệt hướng đạn địch từ đâu bắng tới. Nguy hiểm khác nữa là đạn lạc, những đạn sau khi bắn ra đụng vật cứng dội ra ngoài đan chéo đi đủ các hướng. Nhiều binh sĩ còn bị thương vì mảnh vôi vửa hoặc bị chấn động não.

Địch bắn sẻ rất gắt khiến quân Mỹ không tài nào chạy băng qua đường Mai Thúc Loan được. Ngày nào địch còn án ngữ các cao điểm, có thể quan sát được mọi chuyển động của quân Mỹ thì việc tiến quân băng qua các nơi trống trải chỉ là tự sát. Lệnh hạn chế sử dụng hỏa lực hạng nặng làm việc giải tỏa Thành Nội càng khó khăn hơn so với khu Hữu Ngạn nơi mà nhà cửa trống trải hơn. Vật liệu xây cất các cao ốc ở đây có vẻ cứng cát; chung quanh khu nhà ở thường được bao bọc bằng tường cao phía trên có gắn miểng chai hoặc hàng dậu có rào thêm dây kẽm gai. Đường xá chật hẹp thuận tiện cho địch lật xe cộ hoặc dùng bàn tủ để làm vật chướng ngại. Dọc đường tiến quân toàn là gạch vụn, vôi vữa, và ngay cả mìn bẩy nữa khiến TQLC phải luôn để ý dưới chân, khó nhìn thấy vị trí ẩn núp của những tay bắn lén.

Quân BV có hai tuần lễ để thong thả bố trí hệ thống phòng thủ chống lại một cuộc phản công của quân Đồng Minh; họ ngụy trang khôn khéo các vị trí đặt súng trong các cao ốc, trên nóc nhà và cả trong các hầm hố bố trí ngang mặt đường. Nhờ những hàng dậu rậm rạp làm ranh giới giữa các nhà nên rất khó nhìn thấy chỗ ẩn nấp. Nhà cửa đủ kích cỡ chen chúc càng làm quân Mỹ thêm rối trí. Hơn nữa nhiều nhà có đào sẵn hầm trú ẩn vô tình biến chúng thành những công sự phòng thủ riêng biệt. Quân Mỹ chỉ còn cách là tiến quân chậm và thận trọng không để sót chỗ nào vì nếu không thì sau khi họ đi qua rồi địch sẽ từ chỗ nấp nhảy lên và tấn công từ phía sau.

“Khó mà thấy rõ cả bốn phía, ở đâu có được một khoảng trống là coi như hên lắm,” Th/tá Thompson nói. “Đánh nhau ở Thành Nội hoàn toàn khác lạ, tôi chưa hề thấy nơi nào như thế. Mình luôn luôn phải tiếp cận thật gần địch quân, nhiều khi không có đủ khoảng cách để bắn hoặc xoay trở. Giao chiến ở đây chủ yếu là tiêu diệt các ổ kháng cự mà thôi.”

*

Quân Nam Việt ở mặt Tây Thành Nội cũng gặp khó khăn tương tự nhưng còn tệ hơn nữa vì họ thiếu trang bị chiến xa và súng không giật 106mm. Còn về ưu tiên để được hỏa lực yểm trợ và tiếp tế thì quân Nam Việt bị xếp vào hàng ưu tiên chót. Hai tiểu đoàn TQLC NV đáng ra sẽ mở một cuộc tấn công phối hợp vào hướng Đông Nam Thành Nội phải bị hoãn lại. Quân địch vẫn còn khống chế mặt sau lưng họ. Thực ra thì một số đơn vị thuộc Trung Đoàn 3 của Tướng Trưởng đã bị địch cắt đứt từ hôm 13 tháng Hai, và bị bao vây. Họ phải kháng cự suốt hai ngày trời đồng thời nhờ nỗ lực anh dũng của ĐĐ Hắc Báo mới phá vỡ được vòng vây. Trong khi cuộc giải vây đang diễn tiến, quân TQLC chỉ biết ngồi chờ không mở cuộc tấn công như đã định trước.

*

Về phía Mỹ, quân của Th/tá Thompson sau hai ngày dậm chân tại chỗ ở Lằn Tuyến Xanh và chịu tổn thất ngày mỗi cao, cuối cùng được chấp thuận cho sử dụng vũ khí nặng. Quân Mỹ  không còn phải đánh nhau kiểu lưng chừng đồi như trước nữa mà là tối đa hỏa lực, từ đại bác 105 mm và nòng lớn 8 in từ Phú Bài bắn lên cho đến phi cơ dội bom, hỏa pháo từ chiến hạm.

Vào xế chiều 14 tháng Hai, sau khi Tiểu Đoàn 1/5 rút lui bớt 200 m thì cuộc oanh tạc ồ ạt bắt đầu và kéo dài suốt đêm. Bản tấu khúc của âm thanh và cuồng nộ thật hết sức ngoạn mục, đặc biệt là các tấu khúc kinh hồn của đại bác từ tàu chiến bắn vào. Đậu cách bờ chừng 2 dặm ngoài khơi biển Nam Hải, chiếc khu trục hạm USS Manley nã 50 trái loại nòng 5-in và 150 quả loại nòng 6-in từ tuần dương hạm USS Providence vào khu vực quanh cửa Đông Ba. Hầu hết là loại đạn nổ chậm với mục đích công phá sâu hơn vào lòng đất.

Nơi đứng thưởng ngoạn lý tưởng nhất là trên nóc các cao ốc ở Mang Cá vì nơi đây tương đối ít nguy hiểm. Tôi thấy rõ những chiếc Skyraider từ từ đâm bổ xuống bỏ bom từ hướng Đông rồi cất cao lên về phía Tây, nhưng có điều đứng coi như vậy dễ bị địch bắn sẻ; tuy nhiên lo vậy cũng hơi xa vì địch đều lo chui thật sâu để tránh bom hết rồi. Địa đìểm tôi đứng cũng là nơi quan sát lý tưởng của các tiền sát viên pháo binh để hướng dẫn mục tiêu và điều chỉnh tọa độ; ngoài ra còn có cả các sĩ quan tham mưu lẫn báo chí.

Mục kích cuộc dội bom không khác gì xem trời giông tố. Tôi thấy ánh chớp lóe đi trước tiếng nổ rì rầm của bom trong một khoảnh khắc nhỏ. Vôi vửa tung cao hằng chục thước sau khi ngòi nổ chậm kích hỏa quả bom và kế đó là mặt đất rung chuyển khắp mọi hướng. Hướng ống nhòm ra phía biển Đông tôi thấy những ánh chớp liên hồi từ trọng pháo của các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội. Tiếng trọng pháo này nghe như âm thanh của đoàn tàu hàng chạy qua bình nguyên miền Trung Tây Hoa Kỳ. Lần đầu tôi được nghe âm thanh này là lúc ở bên khu Hữu Ngạn hôm 3 tháng Hai. Trong thời gian trận chiến thành phố Huế, Hải Quân Mỹ đã bắn khoảng 4700 quả đạn vào Huế và vùng phụ cận; nghe thì nhiều nhưng phần lớn là bắn yểm trợ cho các đơn vị chiến đấu ở phía Tây Huế và trái đạn phải bay qua trên thành phố trước khi rớt xuống mục tiêu.

 

5

Một chiếc F-8 Crusader bay dọc theo thượng thành về hướng cửa Đông Ba. Nhìn từ phía Hữu Ngạn sang phía đường Trần Hưng Đạo. (USMC Archives)

 

6

(USMC Archives)

 

Khi thời tiết cho phép phi tuần oanh tạc bắt đầu với các phản lực cơ Siêu Lưỡi Kiếm F-100 (Super Sabre), Dragonfly A-37, và chiến đấu cơ hai chỗ ngồi Con Ma F-4 (Phantom). Những phi cơ này cất cánh từ Đà Nẵng, Tuy Hòa, và Pleiku. Tuy nhiên chủ lực phần lớn vẫn là loại oanh tạc cơ cánh quạt Skyraider do phi công Việt Nam và Hoa Kỳ lái.

7

Skyraider, loại máy bay chong chóng có thể xà xuống cao độ thấp trong thời tiết xấu để thả bom. Ở cửa Đông Ba, phi cơ do phi công NV hoặc Mỹ điều khiển. (cgaviationhistory.org)

Khi Hải Quân ngưng bắn, Skyraider và các phản lực cơ lại bổ nhào xuống trút bom công phá, bom xăng đặc napalm và bom hơi cay. Thật không thể tưởng tượng nổi làm sao ai có thể sống sót được qua cơn bão lửa liên tục như vậy, thế mà địch quân vẫn không chết. Thực vậy một số đã thách thức đứng lên bắn theo máy bay sau khi vừa trút bom xong. Đây là bằng chứng hùng hồn không những về sức chịu đựng kiên cường của địch mà còn cả tài năng xây dựng tường thành thật kiên cố của tiền nhân thế kỷ thứ mười chín.

Trận oanh tạc bằng pháo binh từ Phú Bài vào Thành Nội kể ra cũng khá nguy hiểm cho quân Đồng Minh đang chiến đấu ở đây vì họ phải chịu pháo ngay trên đầu mình; vì lí do đó việc sử dụng trọng pháo bắn vào Thành Nội phải chịu phần nào sự hạn chế. Để bù lại TQLC Mỹ lệ thuộc nhiều hơn vào pháo yểm trợ bằn súng cối 4.2 in từ công viên Dốc Lão ở Nam sông Hương bắn qua. Việc điều động phối hợp hỏa lực yểm trợ một cách nhịp nhàng quả là một công tác phức tạp do công lao của Đ/tá Adkisson. Một trong những điều đầu tiên ông đã thực hiện ngay khi vừa mới vào Thành Nội mười ngày trước đây là thiết lập một trạm trung ương đặt ở Mang Cá để chuyên lo phối hợp và kiểm soát tác xạ của pháo binh, phi cơ và tàu chiến. Điều hành bởi các cố vấn quân sự, hôm 14 và 15 tháng Hai đôi khi hỏa lực của phi cơ và pháo binh cùng tác xạ một lúc.

Trung tâm điều khiển hỏa lực ở Mang Cá thật bận rộn với các nhân viên vào ra tấp nập; mỗi cuộc tác xạ yểm trợ đều được xác định tọa độ càng chính xác càng tốt. Công việc điều chỉnh tác xạ, xác định tọa độ, và yêu cầu yểm trợ hỏa lực khiến ban điều hành phải lăng xăng như cóc ngồi phải lửa. Lấy tọa độ cho máy bay oanh kích vào những khu vực hạn hẹp là một việc đòi hỏi sự khéo léo toàn hão. Thông thường một cuộc oanh tạc phải cách đơn vị bạn một khoảng cách an toàn cho phép là 2000 mét, nhưng tại Thành Nội khoảng cách ấy bị thu hẹp lại chỉ còn 500 mét, và có nơi lại còn ít hơn nữa. Góc độ đường bay của các cuộc không tập vào dãy tường thành được dự liệu với một góc độ thấp (30 độ hoặc ít hơn) và tránh không bay ngang trên đầu quân bạn. Phi cơ đâm bổ vào để trút bom lên dãy tường thành theo hướng từ bên trong rồi bay vọt lên ra phía ngoài Thành Nội để tránh sức tàn phá lan đi theo chiều dài; nguy hiểm hơn nữa là chỉ có bom 750 cân anh được đem ra thả thay vì 250 cân như yêu cầu. Bom xăng đặc Napalm được sử dụng nhiều hơn cả.

“Bom thường chỉ gây nhiều vôi vữa gạch đá đổ nát rồi sau đó địch lại đào hầm trở lại,” Một sĩ quan tiền sát của không quân chuyên chấm tọa độ cho phi cơ oanh kích cho biết. “Nhưng bom Napalm thì lại khác, nếu không thiêu sống địch quân thì cũng hút hết dưỡng khí khiến địch ở dưới hầm sâu bị chết ngạt. Bom Napalm dùng để chống các công sự kiên cố lý tưởng nhất.”

*

ĐĐ Delta được trả về cho Tr/tá Thompson từ khu Hữu Ngạn đang tìm phương tiện để vào Thành Nội trong khi cuộc oanh tạc ở đây vẫn đang tiếp diễn. Đ/úy Đại Đội Trưởng Myron Harrington thuộc nhóm chỉ huy, cùng tiểu đội súng dài hôm 14 tháng Hai tìm cách xin quá giang tàu tiếp tế LCU để vào Thành Nội nhưng vị chỉ huy giang đoàn từ chối vì lí do địch ở hai bên bờ sông bắn quá gắt. Con đường sông từ bến đổ hàng bờ Nam sông Hương đến cửa Hậu ở Thành Nội vẫn còn hoàn toàn nằm trong khu vực địch kiểm soát.

Đ/úy Harrington phải mất hằng giờ mở máy vô tuyến liên lạc để xin phương tiện cho thành phần còn lại của đại đội mình được vào Thành Nội. Sau cùng thì Hải Quân Việt Nam đáp lời giúp đỡ bằng cách đưa đến ba tàu tuần có gắn máy. Họ đến bến tàu gần Mang Cá lúc hoàng hôn vừa lúc một phản lực cơ Con Ma F-4B thuộc TQLC HK thả nhiều trái bom cay lên dãy tường thành; gặp lúc gió đổi chiều làm tạt hơi cay xuống đoàn tàu khiến 100 TQLC vì không trang bị mặt nạ phải nhảy đại xuống nước, may mắn, không có ai bị thương vong.

Gần trưa sáng hôm sau, khi cuộc oanh kích đã ngưng, Th/tá Thompson chỉ định cho ĐĐ Alpha của Đ/úy Harrington đến điểm nóng của Thành Nội là khu vực bên mé trái dọc theo dãy tường thành gần cửa Đông Ba. Khi vào Thành Nội đại đội này đã để lại một trung đội bên khu Hữu Ngạn để làm nhiệm vụ giữ an ninh cho các đoàn xe công-voa trên QL1. Một lần nữa TQLC lại phải chiến đấu theo lối bị cắt thành từng mảng nhỏ.

 

2

Trong cuộc đánh chiếm tháp cửa Đông Ba, TQLC Mỹ vất vả tiến từng tất dưới hỏa lực hùng mạnh của địch. (newseumed.org)

 

Đại Đội ‘trừ’ của Harrington lập tức đụng phải sức đề kháng ác liệt của địch ở khu vực cửa Đông Ba. Cách tháp Đông Ba 150 mét một tiểu đội thuộc Trung Đội 1 bò lên thành, rồi chầm chậm tiến chiếm thành dưới hỏa lực yểm trợ. Đến gần tháp một tiểu đội khác lại xông lên tiếp sức. Trước hoàng hôn đêm 15 tháng Hai mục tiêu được dứt điểm. Kết quả là ĐĐ Delta bị tổn thất 6 chết và 50 bị thương. Đến đêm do bị áp lực địch, quân Mỹ tạm lui quân nhưng lập tức phản công và tái chiếm. Ngày hôm sau đơn vị quân Mỹ củng cố lại các vị trí vừa chiếm được ngày hôm trước và tiến thêm được một chút. Đến trước nửa đêm, sau hai ngày vào hành quân ở Thành Nội, tổn thất của ĐĐ Delta đã lên đến 13 tử trận và 80 bị thương, ngoại trừ 15 binh sĩ khác trở lại chiến đấu sau khi được băng bó.

 

8

Trợ y băng bó cho một TQLC bị thương ở chân khi đang tấn công lên cửa Đông Ba. (newseumed.org)

 

3

TQLC Mỹ đóng chốt trên cửa Đông Ba, nhìn xuống đường Mai Thúc Loan phía trong Thành Nội. (wiki2.org/AP)

 

Tướng Ngô Quang Trưởng lợi dụng lúc tình thế hơi lắng dịu để bay xuống Phú Bài hôm 16 tháng Hai để hội kiến với Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. Tướng Trưởng báo cáo với ông Kỳ rằng quân đội Đồng Minh đã làm giảm bớt được áp lực địch và địch quân đang dần dần bị đánh tan. PTT Kỳ hứa sẽ yểm trợ thêm và tỏ vẻ tin tưởng vào sự chiến thắng; ông ta còn nói thêm rằng ông sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hư hại và tàn phá đối với các trường học, bệnh viện cũng như các cơ sở tôn giáo nếu thấy cần thiết phải dùng thêm sức mạnh để đẩy địch ra khỏi thành phố. Cũng như một số chức quyền khác, PTT Kỳ cũng bị áp lực phải giải quyết cho xong cuộc giải vây ở Huế.

Vào cuối ngày, tiểu đoàn TQLC thứ ba của quân đội Miền Nam đến Thành Nội. Qua ngày hôm sau đơn vị 700 quân này được đưa ngay vào hoạt động cùng các đơn vị chị em gần góc phía Tây Thành Nội.

Người đứng ra thuyết trình về tình hình Thành Nội cho các đơn vị mới đến là Tr/úy Huế. Đại đội của ông lo việc hướng dẫn các đơn vị này đến địa điểm trách nhiệm, đồng thời cùng góp sức đẩy địch ra khỏi khu vực dọc theo khu tường thành ở hướng Tây Bắc. Họ cũng giúp giảm bớt áp lực cho Tiểu Đoàn 1/3 vừa mới chiến đấu để thoát được vòng vây của địch vào ngày hôm trước.

Quân số của ĐĐ Hắc Báo bây giờ lên đến 150 người; một số binh sĩ trước đây đang công tác ở khu Hữu Ngạn trước Tết hoặc mắc kẹt ở Thành Nội nay đã trở về với đại đội mình. Một người kể lại rằng anh bị bắt ở vùng Hữu Ngạn cùng với 50 người khác, họ bị sai đào rãnh và được cho biết đào như vậy để tránh bom; về sau mới hay là để chôn chính mình. Quân CS bắt 50 người đứng quây mặt trước hố rồi bắt đầu bắn vào sau ót từng người. Khi tên đao phủ đến bên người lính Hắc Báo thì anh quay phắt lại và đâm một dao vào bụng y rồi chạy thoát.

Tr/úy Huế có bắt được một số tù binh, họ khai rằng tinh thần cán binh đang xuống thấp và phần đông bị chấn động vì bom. Một đơn vị TQLC NV báo cáo rằng khi đánh chiếm một cao ốc họ bắt gặp ba quân địch chân xiềng vào khẩu súng đại liên. Những tù binh khác cho biết họ được lệnh phải tử thủ trong khi nhiều sĩ quan đã rút ra khỏi Thành Nội. Một lính bộ đội bị quân Hắc Báo giết có xâm trên cánh tay phải hàng chữ ‘Sinh Bắc Tử Nam’.

 

3

Đường tiến quân đánh bật quân CS ra khỏi Thành Nội từ ngày 16 đến 25 tháng 2, 1968. (DoD/MarineCorps)

 

Đêm 16 tháng Hai địch quân bị lãnh một đòn nặng sau khi một lực lượng cấp tiểu đoàn của họ cố xâm nhập vào Thành Nội ở mặt Tây Nam bị hỏa pháo của quân Đồng Minh tiêu diệt gần sạch. Theo lời của Tr/úy Alexander Wells, TQLC Mỹ làm tiền sát viên pháo binh cho TQLC NV, quân Nam Việt đã bắt được cuộc điện đàm của địch đang chỉ thị gởi thêm viện binh vào Thành Nội vào một giờ giấc được định trước. Tr/úy Wells lập tức sắp đặt một cuộc tác xạ bằng trọng pháo vào nơi địch sẽ xâm nhập vào đúng ngay giờ đã được định đó.

“Trên liên lạc vô tuyến chúng tôi nghe họ la ơi ới. Họ bị ăn trọng pháo ngay chóc và trong số thương vong có một viên tướng bị tử trận.” Wells sau đó báo cáo lại như vậy và viên tướng tử trận chính là trung đoàn trưởng địch chỉ huy mặt trận ở Thành Nội. Lúc nửa đêm người sĩ quan CS thay thế đã gọi điện báo cáo với cấp trên về cái chết của viên tướng đồng thời xin phép được rút quân. Bộ chỉ huy của địch không những không chấp thuận lời thỉnh cầu ấy mà còn ra lệnh phải tiếp tục cố thủ.

*

Lục Quân Mỹ được tăng cường nhiều hơn để chận đường thoát của địch về hướng Tây. Sư Đoàn 1 Kỵ Binh từ hôm 2 tháng Hai đã đề cử Tiểu Đoàn 2/12 thi hành sứ mạng, ba ngày sau lại tăng cường thêm Tiểu Đoàn 5/7, và đến trước ngày 18 lại gởi thêm Tiểu Đoàn 1/7. Cùng tham gia chiến dịch này còn có Tiểu Đoàn 2 và 501 thuộc SĐ 101 Dù Hoa Kỳ, các đơn vị Dù này đã có mặt ở khu vực từ cuối tháng Giêng.

Mục tiêu chính của quân Mỹ là khu rừng có đặt bản doanh trung đoàn địch gần La Chữ ở cách Huế 5 cây số về hướng Tây Bắc, phía Tây quốc lộ 1. Khu vực này là nơi xuất phát của cuộc đánh chiếm Huế và cũng là nơi tiếp tế cho đạo quân đang cố thủ. Vừa từ vùng II dọn về, đây là trận thử lửa đầu tiên của các đơn vị Kỵ Binh Hoa Kỳ. Hôm 4 và 5 tháng Hai, đơn vị đầu tiên của Sư Đoàn Kỵ Binh đụng độ với lực lượng bảo vệ bản doanh trung đoàn địch ở La Chữ là Tiểu Đoàn 2/12 của Tr/tá Dick Sweet, vì thua kém về quân số nên bị địch giáng cho một trận tơi bời. Để khỏi bị tổn thất nặng nề họ phải thực hiện một cuộc rút quân trong đêm tối lên một vùng đồi núi rồi trấn giữ tại đây gần một tuần lễ. (Đã đề cập phần này chi tiết hơn ở các kỳ trước).

Đơn vị Kỵ Binh khác được phái tới đây là Tiểu Đoàn 5/7 của Tr/tá Jim Vaught, ông này vừa mới về nhận chức vụ chỉ huy từ vài ngày trước. Cùng ngày mà đơn vị của Tr/tá Sweet triệt thoái thành công, thì Tr/tá Vaught lại dẫn tiểu đoàn của ông vào mật khu này. Cũng như Sweet, Vaught phải cho đơn vị hành quân bằng bộ vì thiếu phương tiện chuyển vận bằng trực thăng. Thời tiết thì lạnh lẽo, mưa gió và âm u. Hai hôm đầu tiên họ chỉ gặp kháng cự lẻ tẻ cho đến khi họ tiến vào khu rừng gần La Chữ hôm 8 tháng Hai. Trung đội tiền đạo bị phục kích từ ba mặt khiến tất cả binh sĩ của tiểu đội dẫn đầu đều bị tổn thất, hoặc chết hoặc bị thương. Vì ở những khoảng đất trống có thể dùng làm bãi đáp để tải thương bị địch bố trí đại liên chung quanh nên trực thăng phải chờ đến đêm mới xuống được. Khi trực thăng đến, thời tiết xấu đến nỗi phi công không nhìn thấy đèn đánh dấu địa điểm bãi đáp khiến họ phải mở đèn đáp trên phi cơ với hy vọng các nhân viên ở dưới đất có thể thấy mà hướng dẫn.

Những ngày giao tranh sau đó, mật khu địch được lính Mỹ ban cho biệt danh là ‘T-T Woods’ (Rừng T-T). T-T viết tắt từ chữ tough titty (vú săn cứng).

Vào ngày 9 tháng Hai, Tiểu Đoàn 2/12 của Tr/tá Sweet rời vị trí đóng quân ở vùng đồi núi cách Huế 5 cây số về phía Tây để nhập chiến trở lại; họ tiến vào một ngôi làng nằm cách La Chữ 2 cây số về phía Nam. Ngày 12, hai tiểu đoàn dự tính sẽ hợp lực tấn công vào làng La Chữ nhưng Tiểu Đoàn 2/12 bị địch cầm chân không tiến được, còn tiểu đoàn của Tr/tá Vaught thì phải hoãn cuộc tiến quân đến chiều vì chờ pháo binh yểm trợ. Không bao lâu, quân của Vaught bị chôn chân không tiến hơn được vì hỏa lực địch quá mạnh. Mặc dù thời tiết xấu, bốn phi vụ oanh tạc được thực hiện vào cứ điểm địch nhưng tiếc rằng kết quả không có là bao.

Cũng như hơn một tuần trước đây, Cộng quân nhử cho quân Mỹ đi sâu vào khoảng đất có viền hàng cây mới bắt đầu nổ súng từ hai phía. Bị lọt bất ngờ vào ổ phục kích, ba đại đội phải bị chôn chân và 15 phút sau họ tháo lui được với tổn thất 9 chết và 35 bị thương. Thất vọng nhưng không thất chí, Th/tướng Jack Tolson Sư Đoàn Trưởng SĐ Kỵ Binh đích thân bay đến mặt trận để gặp Tr/tá Vaught hôm 13 tháng Hai. Tolson cho Vaught biết rằng ông hy vọng sẽ mở cuộc tấn công vào cứ điểm của địch với lực lượng ba tiểu đoàn một khi ông gộp đủ xong quân số. Ông cũng hy vọng sẽ sử dụng Tiểu Đoàn 1/7 hiện làm lính gác hoàng gia (palace guard) ở căn cứ Evans vì sự di chuyển chậm trễ của Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh từ Quân Đoàn II. Cùng tham dự cuộc hành quân có  thành phần của SĐ 101 Dù Hoa Kỳ đang trấn giữ một căn cứ quân NV ở Cây Số 17. Tolson còn lạc quan là sẽ có chiến xa yểm trợ cho cuộc hành quân nữa.

Ngày 15 tháng Hai Tiểu Đoàn Kỵ binh 2/12 của Tr/tá Sweet cùng Đại Đội D thuộc Tiểu Đoàn 2/501 Dù phối hợp để mở một cuộc tấn công khác vào La Chữ. ĐĐ D được kết hợp với Tiểu Đoàn Kỵ Binh 5/7 của Tr/tá Vaught cho tiện việc chỉ huy hành quân.

Sang ngày 16, toàn khu vực La Chữ bị cày nát vì hỏa lực nặng nề của quân Mỹ, mở màn cho cuộc tấn công vào BCH trung đoàn địch. Trận pháo khốc liệt gồm 1000 trái đạn pháo binh có sức công phá cực mạnh và 4000 đạn cực mạnh khác do đại bác của tàu chiến bắn vào từ biển. Ngoài ra còn thêm một loạt 35 tấn bom cực mạnh và bom lửa Napalm do các phi cơ Mỹ và Nam Việt dội xuống.

Ngày 17 tháng Hai Th/tá Charles R. Baker sĩ quan hành quân của Tr/tá Vaught bay trinh sát bằng phi cơ O-1 trên khu vực T-T Woods nhưng không xác định được các vị trí phòng thủ của địch. Đến gần để quan sát rõ hơn phi công xà xuống ở cao độ 100 bộ. Qua vòng thứ tư phi cơ mới bị địch xả súng bắn.

Trong những ngày kế tiếp bốn tiểu đoàn bộ binh Mỹ xông xáo càn quét theo hướng Đông Nam ở phía tây QL1 về phía khu rừng cạnh làng La Chữ. Khu vực hành quân trải rộng thêm về phía nam cho tới giáp ranh sông Hương, theo kế hoạch của một cuộc hành quân phối hợp của bốn tiểu đoàn sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng Hai, hòng cắt đứt đường tiếp liệu chính cũng như đầu não của địch. Bên phía địch quân họ cũng không kém phần hoạt động, để thử sức bền chí và tinh thần quân Mỹ ban đêm họ thổi kèn và tu huýt để cho quân Mỹ luôn bị căng thẳng và mất ngủ.

Ngày tấn công được chọn là ngày 21 tháng Hai; quân Mỹ sẽ tấn công từ nhiều phía. Bắc có Tiểu Đoàn 5/7 Kỵ Binh, còn 2/12 Kỵ Binh từ phía Nam, và Tây có 2/501 Dù; trong khi 1/7 sẽ yểm trợ 5/7 từ hướng Bắc. Riêng hai đại đội của 2/12 sẽ được giữ làm trừ bị. Chiến xa yểm trợ không có nhưng Tướng Tolson cũng xoay sở được một xe thiết giáp M-42 Duster có gắn đại bác 40 mm hai nòng.

 

4

Tiểu Đoàn 5/7 Kỵ Binh Hoa Kỳ lúc đang tấn công vào BCH trung đoàn CS ở La Chữ, cách Huế 5 cây số về hướng Tây Bắc. (Wiki2.org)

 

Kế hoạch tấn công xem ra khá phức tạp mà một số quân Mỹ của 5/7 vẫn chưa nắm vững. Một số khác rõ ràng đã bị địch làm nao núng tinh thần bắng cách gây đủ thứ âm thanh từ những đêm trước, nay dọa sẽ không tham dự hành quân. Kế hoạch đề ra là hai đại đội sẽ xông lên chiếm lấy vài mục tiêu lúc trời tối, rồi lúc rạng đông sau một loạt đại bác ngắn ngủi nhưng không kém phần khốc liệt bắn từ đất liền lẫn ngoài khơi, họ sẽ phối hợp với thành phần còn lại của tiểu đoàn để tấn công về phía Nam xuyên qua khu rừng T-T Woods; với hy vọng sẽ thẳng luôn qua La Chữ đến tận công sự chỉ huy của quân BV. Công sự này trước đây do Mỹ thiết kế và chi ra để xây; nó là một kiến trúc đồ sộ bằng bê tông cốt sắt cao 3 tầng, sâu 2 tầng.

Thoạt đầu mọi sự đều diễn ra song suốt với các mục tiêu dự trù đánh chiếm trong đêm đều lấy được dễ dàng mà không gặp kháng cự, tinh thần kỷ luật của binh sĩ đều cao. Thế rồi sau khi Đại đội B thuộc Tiểu Đoàn 5/7 đi tiền đạo qua khu rừng tre thì Đại Đội Trưởng của đơn vị này là Đ/úy Howard Prince bị thương nặng vì trúng một trái đạn cối khiến ĐĐ B chỉ còn một sĩ quan duy nhất. Nghe tin này Tr/tá Vaught tức tốc cử Th/tá Baker là sĩ quan hành quân của ông nhận lãnh trách nhiệm chỉ huy ĐĐ B. Khi đến nơi thì Đ/úy Prince đang trong tình trạng hôn mê trong khi các binh sĩ đều sửng sờ kiếm nơi an toàn để nằm chờ lệnh mới. Ở phía sau, ĐĐ D cũng đang nằm yên chờ ĐĐ B cùng mở cuộc tấn công hiệp đồng. Tình huống lúc bấy giờ thật hỗn độn.

Sau này mới biết ĐĐ B đã đi lọt vào khu phòng thủ địch với công sự kiên cố mới xây để bảo vệ vòng đai; tại đây họ bị tấn công bởi hỏa lực nặng nề. Nhận thấy những chướng ngại kể trên cần phải san bằng thì cuộc hành quân mới có cơ may tiến xa hơn được nên Th/tá Baker liền kêu gọi người tình nguyện lãnh nhiệm vụ thanh toán công sự này. Với hỏa lực yểm trợ của đại bác 40 mm hai nòng gắn trên chiếc xe thiết giáp độc nhất, Binh Nhất Albert Rocha bò lên mục tiêu mang theo ống chất nổ. Từ trong lô cốt địch bắn ra bằng súng trường, đạn trúng báng súng M16 của Rocha nhưng anh vẫn tiếp tục tiến. Xông ra tiếp sức có Tr/úy Frederick Krupa người của ĐĐ D. Thế rồi trong khi Rocha bắn yểm trợ, Krupa cố chuồi cây thuốc nổ vào lổ châu mai và giữ chặt, bên trong quân địch tìm cách đẩy trở ra. Trước khi lô cốt bị nổ tung một binh sĩ địch tháo chạy ra bằng cửa sau liền bị Rocha bắn hạ.

Sự phá hủy thành công pháo đài của địch gây phấn chấn cho quân Kỵ Binh Mỹ và cũng mở đầu cho ngày tàn của địch quân ở khu rừng T-T Woods. Sau cùng, khi quân Đồng Minh tiến được đến tòa công sự cao 3 tầng lầu dùng làm BCH trung đoàn của địch thì mới hay địch đã rút đi hết rồi. Quân của 2/12 kết hợp với đơn vị 5/7 Kỵ Binh hướng dẫn toán hậu sự đến vị trí có hố chôn tạm thời của 11 xác lính Mỹ mà đơn vị Kỵ Binh đêm 4 tháng Hai đã tạm vùi lại đó để triệt thoái khỏi vòng vây của địch.

*

Cùng ngày, quân Dù Mỹ 2/501 cũng có một cuộc giao tranh đẫm máu. Hai tiểu đội trưởng của ĐĐ Alpha tiền đạo là Th/sĩ Joe R. Hooper và Tr/sĩ Clifford C. Sims được ân thưởng Huy Chương Danh Dự của Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressional Medal of Honor). Tr/sĩ Sims đã tử trận trong khi chiến đấu ở khu rừng La Chữ.

Th/sĩ Hooper có công trạng dẫn một tiểu đội 8 người vượt qua cùng dòng suối mà hai tuần trước đây Tiểu Đoàn 2/12 Kỵ Binh đã vượt qua trong cuộc triệt thoái đêm, ở đây họ bố trí một dàn đại liên ngay trong khu rừng kế cận. Vừa lúc đó Th/sĩ Hooper bị vướng bẩy gài bằng hai quả lựu đạn và bị thương ở bụng và chân. Dù bị thương Th/sĩ Hooper vẫn dẫn quân vượt suối tiến vào rừng và giúp phá hủy được 5 vị trí phòng thủ của địch lúc giao chiến xáp lá cà; kể cả giết được một sĩ quan địch bằng lưỡi lê. Tuy bị thương nặng Hooper vẫn tiếp tục chỉ huy đánh vào rừng. Mặc dù quy luật bất thành văn không cho phép người được thưởng Huy Chương Danh Dự của Quốc Hội được trở lại phục vụ trong đơn vị tác chiến nhưng hai năm sau một lần nữa Hooper trở lại phục vụ cho Sư Đoàn 101 Dù. Ngày 6 tháng Năm năm 1979 Hooper chết trong một cơn bịnh bất ngờ.

Tr/sĩ Sims là người đã dẫn một tiểu đội đánh lại lực lượng địch đang cầm chân một trung đội Mỹ thuộc ĐĐ Alpha. Trong khi đang tiến quân họ vô tình bước vào một hầm đạn đang cháy; sức nổ khiến hai binh sĩ bị thương, Sims phải cho quân rút lui. Sau đó họ trở lại cánh rừng, trong khi đang tiến quân họ chợt nghe một tiếng tách, tiếng của ngòi nổ khởi động một mìn bẩy. Sims lập tức la lên báo động rồi lao mình lên khối chất nổ lấy thân che cho đồng đội; sức nổ làm anh chết ngay lập tức. Nhờ tiểu đội trưởng mình cứu thoát đơn vị tiếp tục tiến sâu hơn vào khu rừng.

Lúc cuối ngày, sau khi cuộc giao tranh chấm dứt, tất cả ngoại trừ 8 binh sĩ của ĐĐ Delta, 190 người đều bị thương vong.

Chiều tối ngày 21 tháng Hai, bốn tiểu đoàn tiến chiếm được các mục tiêu dự liệu và chỉ còn cách Thành Nội 5 cây số. Ngày hôm sau khoảng cách thu ngắn còn lại phân nửa khiến địch phải gấp rút thực hiện kế hoạch rút lui khỏi Thành Nội.

Trước hỏa lực hùng hậu và tấn công phối hợp nhịp nhàng của quân đội Đồng Minh, địch quân chọn con đường tẩu thoát khỏi La Chữ hơn là để bị bắt hoặc bị tiêu diệt. Khi quân BV bị buộc phải bỏ bộ chỉ huy trung đoàn ở La Chữ mà chạy, họ đã bỏ mặc số mệnh cho bộ đội CS còn lại ở Thành Nội.

Một khi sự kiện trên xảy ra, trận đánh ở thành phố Huế về mặt chiến lược kể như chấm dứt.

CHƯƠNG MƯỜI HAI

 

Khởi đầu của sự kết thúc

 

Hành động gây áp lực thường xuyên của địch bắt đầu cho thấy có hiệu quả. Lực lượng của quân bạn mà tiêu biểu nhất là tiểu đoàn TQLC của Th/tá Thompson đang lâm vào tình trạng thiếu thốn nhiên liệu, chưa nói đến quân số, đạn dược và lương thực.

Thời tiết âm u và khả năng địch bắn sẻ thật chính xác làm giới hạn mọi sự tiếp tế và tải thương bằng trực thăng. Bãi đáp ở trong sân BTL SĐ1 BB NV đầy những thương binh và tù binh chờ được chở ra khỏi Thành Nội. Xe cộ xếp hàng chờ nhận đồ chuyển ra trận tiền. Ưu tiên dành cho những người bị thương nặng, còn những người ở cấp độ nhẹ hơn và những xác chết tạm để dọc theo bãi đáp. Hình ảnh ghê rợn nhất là mỗi khi trực thăng lên hoặc xuống, sức gió làm bật tung các tấm poncho lộ ra khuôn mặt của những xác chết.

US Marine with a Captured North Vietnamese Soldier, The Battle of Hue 1968, printed 2013 by Don McCullin born 1935

Một chiến binh BV bị bắt làm tù binh. (tate.org.uk)

Trong sân BTL cũng đông đảo dân tị nạn và tù binh địch, cả hai đều phải trải qua một quá trình thẩm vấn thanh lọc. Sau đó người tị nạn được dồn vào hai trường học gần Mang Cá và họ tự túc lo dựng lều tạm trú mà sống trong khi tù binh thì bị bịt mắt, trói gô vào nhau và ngồi chồm hổm gần bãi đáp chờ được bốc đi đến nơi thẩm quyền cao hơn. Thỉnh thoảng binh sĩ quân đội Miền Nam đi ngang qua hoặc nhổ nước bọt hoặc chĩa súng hăm dọa hoặc gõ vào đầu các tù binh địch. Đám tù binh chỉ nín thinh không kêu ca, cam chịu những nhục hình và lời nguyền rủa, không than khóc, mà chỉ biểu tỏ một sự chai lì khiến binh sĩ Nam Việt lẫn Hoa Kỳ phải nguôi ngoai.

Một số tù binh che đầu bằng miếng vải bố. Họ mặc những chiếc áo thun rách bươm với quần cộc, chân thì hoặc mang dép râu hoặc đi chân đất. Tôi không thấy ai mặc binh phục, giầy trận hoặc nón cối. Họ như đám ma-cà-bông dơ dáy không có vẻ gì là một chiến binh thực thụ.

Nơi thẩm vấn là một tòa nhà nằm bên ngoài cao ốc chính; tôi có nghe kể ít nhiều câu chuyện về những gì xảy ra trong đó, thỉnh thoảng tôi có nghe tiếng la hét từ bên trong vọng ra nhưng tận mắt thì tôi chưa hề chứng kiến gì cả.

*

Mãi cho đến ngày 17 tháng Hai Tướng Westmoreland cảm thấy mình đã từng mục kích và nghe quá đủ về Huế rồi. Ông đáp phi cơ đến Phú Bài để dự một phiên họp hội đồng chiến tranh với Tướng Cushman, tư lệnh TQLC. Vị tướng này hồi Đệ Nhị Thế Chiến từng được thưởng Huy Chương Chữ Thập của Hải Quân (Navy Cross) nhờ công trạng ở đảo Guam; nay đang nắm trong tay 100.000 quân gồm TQLC, lính bộ binh và hải quân ở Quân Khu I (I Corps), vậy mà cuộc giao tranh ở Huế vẫn chưa ngã ngũ. Tướng Westmoreland không ngớt chất vấn ông tướng Cushman mập phì với đôi kính dày cộm, rằng tại sao không tung ra một lực lượng đáng kể nào đó để dứt cho xong cái nợ Huế đi để bây giờ mới ra nông nổi.

Westmoreland, một lý thuyết gia của ngành Bộ Binh từ thời còn ở Trường Võ Bị Westpoint cho đến nay, không hề tỏ ra thông cảm hay hiểu tâm trạng của TQLC. Binh chủng này được tôi luyện với truyền thống tự hào hầu như tuyệt đối, đã phấn đấu thật vất vả để giữ được tính chất độc lập của mình so với các binh chủng khác. Cái gì kẻ khác làm được họ làm được khá hơn mà không cần một trợ lực nào từ bên ngoài. Đó là lí do tại sao một vài TQLC nòng cốt đã chống lại việc hai sư đoàn bộ binh di chuyển đến khu vực trách nhiệm của họ, kể cả sự thiết lập một MACV Tiền Phương.

TQLC tin tưởng sâu xa rằng điều gì do chính họ khởi sự thì sẽ do chính họ kết thúc. Chưa bao giờ có ai dám chỉ trích rằng một lực lượng TQLC nào đó đã không hoàn tất được hoặc sẽ không kết thúc được một công tác do chính họ khởi động. Làm khác đi tức là chấp nhận mình thất bại, mà từ ngữ này thì không có trong bộ từ vựng của binh chủng TQLC. Chính trạng thái tâm lý này đã khiến cho Tướng Westmoreland và các sĩ quan cao cấp khác của Lục Quân phải lắc đầu chán ngán.

Tướng Westmoreland lập tức chỉ định một tiểu đoàn thứ ba (1/7) thuộc SĐ1 Kỵ Binh và một tiểu đoàn (2/501) thuộc SĐ 101 Dù giúp sức để đóng ‘cánh cửa sau’ của Huế lại. Phải mất thêm bốn ngày nữa TQLC mới gom đủ quân để tăng viện cho lực lượng tơi tả của Th/tá Thompson ở Thành Nội.

*

Tướng Abrams thì không ngần ngại gì mà không đưa ra ý kiến của mình. Hôm 20 tháng Hai ông gọi điện cho Tướng Cushman cho hay rằng ông nhận thấy cái ‘giải pháp mà Cushman đang áp dụng ở Thành Nội là không thích hợp’. Ông cũng tỏ ra bất mãn về thành tích hoạt động của TQLC NV ở Thành Nội; lực lượng 2000 quân này không thực hiện được việc gì khả quan khiến Tướng Abrams phải đề nghị với Tổng Tham Mưu của quân đội Nam Việt phải thay thế họ bằng lực lượng nào chịu chiến đấu chứ không ù lì như vậy. Đồng thời quân TQLC Mỹ của Th/tá Thompson ở Thành Nội vẫn chậm chạp tiến quân với ĐĐ Delta bên tả, Bravo đi giữa và Charlie bên hữu, còn 1/5 thì đang tiến xuống dãy tường thành Đông Nam của Đại Nội, còn cách mục tiêu 3 khu phố. Oái oăm cho 1/5 là càng tiến gần đến nơi khu vực để càn quét địch quân họ lại càng không dám kêu tác xạ yểm trợ vì sợ trúng quân bạn. Rõ ràng là địch quân đang rút dần nhưng không có dấu hiệu cho thấy họ có ý định muốn đầu hàng mà chỉ dùng chiến thuật đánh cầm chừng và thủ hậu. Đơn vị của Th/tá Thompson có vẻ muốn kiệt quệ vì cho đến ngày 17, TQLC đã cạn hết đạn cho xe tăng và đại bác không giật 106 mm; trong khi khẩu phần lương khô ration C chỉ còn đủ dùng cho một ngày nữa.

Qua ngày 18, Tướng Trưởng nhận thấy tình trạng khốn đốn của TQLC Mỹ 1/5 nên liền cử Tr/úy Huế cùng Đại Đội Hắc Báo giúp Th/tá Thompson giữ an ninh cánh phải dọc theo bờ tường Đại Nội. Tr/úy Huế còn được Tướng Trưởng bật đèn xanh cho phép đánh ập vào Đại Nội mỗi khi tình hình cho phép.

“Tôi yêu cầu Th/tá Thompson giúp phá một lỗ nơi bức tường để binh sĩ của tôi có thể xông vào tiêu diệt địch,” Tr/úy Huế nói. Sau đó Th/tá Thompson hội ý với Đ/tá Hughes nhưng ông này không chấp thuận lời thỉnh cầu của Tr/úy Huế.

“Tôi cho Th/tá Thompson biết là quân của tôi đã sẵn sàng hết rồi, chúng tôi sẽ lo hết mọi sự miễn sao ông ta giúp phá một lỗ tường để chúng tôi xông vào,” Tr/úy Huế nhiều năm sau kể lại. “Ông ta trả lời không thể làm được. Nhìn thấy lính của ông ta quá mệt mỏi nên tôi đề nghị tạm để chúng tôi đảm nhận trách nhiệm đánh tiên phong, điều này thì Th/tá Thompson đồng ý.”

Th/tá Thompson được lệnh phải nắm hết mọi cuộc hành quân trong khu vực trách nhiệm; có nghĩa là không cho phép một đơn vị nào khác dù là Mỹ hay Nam Việt cướp mất niềm vinh quang của binh chủng TQLC, đặc biệt là hiện có rất nhiều nhà báo đi theo tiểu đoàn để tường thuật về cuộc hành quân này.

TQLC Mỹ giao cho Tr/úy Huế thẩm vấn một tù binh họ bắt được, tuổi chỉ mới 16. Cậu nhóc tù binh cho Tr/úy Huế biết cậu bị quân CS bắt và giao cho một cây AK-47 từ ngày họ mới vào Huế. Đến ngày 13 tháng Hai cậu bị sai đi kiếm thực phẩm, nhưng thay vì làm theo lời, cậu lại đến trình diện thẳng với TQLC Mỹ để xin đầu hàng. Khi ĐĐ Hắc Báo chuyển hướng qua mặt thành Tây Bắc để phụ lực cho quân của Trung Đoàn 3 VN, Huế mang theo người tù binh trẻ. Cậu nhóc tì nói với một trung sĩ trung đội trưởng giao cho cậu hai quả lựu đạn cậu sẽ một mình tấn công địch để chứng minh cậu ta không phải là quân CS. Trước khi thực hiện ý định cậu bé nói với người trung sĩ rằng nếu không may mà cậu bị giết thì xin Tr/úy Huế cho mang xác cậu về với gia đình để chứng tỏ cậu không phải là quân địch. Cuối cùng thì ngược lại, cậu ta sống sót trở về không trầy da tróc vảy chút nào. Dẫu sao thì sao Tr/úy Huế vẫn không giao súng cho cậu ta mà chỉ giữ đó để sai vặt; tuy vậy vài ngày sau rồi ra Tr/úy Huế cũng trao cho cậu một cây súng trường M-16 và cậu tỏ ra là một tay súng cừ khôi.

*

Tr/sĩ Steve Berntson đúng ra là một văn sĩ hơn là một chiến sĩ mới phải. Trong chức vụ đặc phái viên cho TQLC anh đã có mặt tại Huế từ ngày đầu của cuộc giao tranh. Anh cùng bạn đồng sự là Tr/sĩ Dale Dye theo chân TQLC Mỹ 1/1 và 2/5 suốt một tuần rưỡi đi khắp các ngõ đường tang thương của vùng Hữu Ngạn sông Hương trước khi vào Thành Nội.

Nhờ được thụ huấn đào tạo thành quân nhân binh chủng TQLC nên khi hữu sự cả Dye lẫn Berntson đều sẵn sàng xếp bút nghiên để lo việc binh đao. Họ cũng như những nhà báo dân sự khác đã giúp tải thương các thương binh, chạy tới chạy lui trận tiền để tiếp tế đạn dược và thực phẩm. Nhiều lần họ chạy vào ngay cả vùng đang giao tranh ác liệt tên đạn tơi bời. Hôm 19 tháng Hai Berntson thoát lưỡi hái tử thần trong đường tơ kẻ tóc. Số là sau khi phụ giúp kéo được một binh sĩ TQLC bị thương trầm trọng ra khỏi nơi lửa đạn nguy hiểm anh bị trúng ngay một quả B40 và ngã lăn ra bất tỉnh. Đến khi tỉnh lại anh nếm thấy mùi máu đang ọc từ trên trán xuống; tứ chi bại liệt, anh cố sức cử động nhưng vẫn không nhúc nhích được; tuy bất khả động đậy nhưng anh vẫn nhìn thấy chung quanh. Anh nhận ra được những phóng viên nhà báo hiện diện lúc đó như Al Webb của hãng thông tấn UPI, David Greenway của tờ báo Time, và Charles Mohr của nhật báo New York Times. Cả ba đều đang xông xáo phụ giúp tải thương thì cũng bị nạn luôn; Webb bị mảnh đạn ghim vào cẳng và mắt cá chân; còn Berntson thì bị ở ngực và cả hai chân. Berntson vẫn tỉnh táo trong suốt thời gian được tải về trạm xá ở Mang Cá nhưng sau đó anh lại hôn mê. Anh hồi tỉnh khi các trợ y đang chuyển anh ra bãi đáp. Khi phi cơ trực thăng Sea Knight đáp xuống, gió mạnh của cánh quạt hất tấm poncho phủ lên che lấy mặt Berntson làm anh kinh hoảng vì sợ người ta sẽ lầm anh với những xác chết nằm chung quanh; khổ nỗi là anh không thể nhúc nhích được. Sau khi ngất đi lần thứ ba anh tỉnh dậy thấy mình đang nằm ở Phú Bài.

Mười hai năm sau Webb, Greenway, và Mohr được binh chủng TQLC trao tặng huy chương Ngôi Sao Đồng (Bronze Star), trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam họ là những người dân sự duy nhất nhận được vinh dự này của binh chủng TQLC. Berntson và Dye cũng được vinh dự tương tự.

*

Tính đến cuối ngày 20, sau sáu ngày kịch chiến, đơn vị 1/5 chịu tổn thất 47 chết và 240 bị thương, cộng thêm 60 nữa chỉ được băng bó rồi trở lại chiến đấu. Bốn đại đội mà quân số chỉ còn chưa đến 100 người trong mỗi đại đội. Chỉ riêng Đại Đội Alpha là đại đội duy nhất còn sĩ quan đó là Đ/úy đại đội trưởng Harrington. Ba trung đội của đại đội Bravo có cấp chỉ huy là hạ sĩ. Quân Mỹ phải ăn uống thiếu thốn trong suốt bốn ngày và tinh thần rất sa sút. Họ không có ai để trút bầu tâm sự. Thiếu tá Lục Quân Aloysius P. McGonigal vốn là cha tuyên úy Công Giáo của MACV đã tình nguyện đi theo tiểu đoàn của Th/tá Thompson khi đơn vị này được vận chuyển bằng đường sông vào Thành Nội hôm 12 tháng Hai. Ông bị mất tích hôm 17 và xác được tìm thấy ngày hôm sau trong một cao ốc gần trận tiền. Ông bị tử thương vì một mảnh đạn trúng sau gáy. Trong thời gian ngắn ngủi với TQLC ông đã kết bạn với nhiều người nên sự ra đi của ông để lại không ít niềm thương xót.

Có hơn hai chục nhà báo theo gót đơn vị 1/5 trong suốt thời kỳ này, cùng căng chiếu giữa trời, ngủ cạnh TQLC Mỹ ở trận tiền và được nghe kể lại nhiều chuyện hãi hùng. Vì nhiều nỗi niềm chồng chất nên lính Mỹ có dịp là tuôn ra hết làm mấy anh nhà báo tha hồ hí hoáy ghi chép và máy thu hình bấm lia lịa. Thật đáng kinh ngạc, cảnh đổ nát tang thương và hình ảnh chết chóc chung quanh không phải là nỗi niềm để than thở của họ. Lum khum sau đám nhà báo để lượm lặt những câu chuyện kể, tôi đã gom góp đầy được hơn hai cuốn tập. Một người lính phong trần tâm tình với một nhà báo như sau:

‘Bị bắn sẻ hay bị pháo kích tôi đều không ngán, nhưng đôi khi tôi cần một đôi phút yên tĩnh để đại tiện một cách thoải mái. Làm gì tôi có được một bữa ăn ngon lành. Khẩu phần sáng trưa chiều tối vẫn là lương khô ration C, ration C nguội lạnh. Thì giờ đâu mà hâm; mà có đốt lửa lên hâm là bị phê bình liền. Anh thích đậu lima lạnh hả, đây tôi đổi cho. Tôi mà được ra khỏi cái chỗ hắc ám này tôi sẽ tắm nước nóng, rước về một em thật hấp dẫn và ăn một miếng bít-tết dày cộm cho đã cơn thèm.’

Có người triết lý hơn:

‘Khác với lúc được huấn luyện, thực tế có bao giờ chúng tôi có cơ hội để tiêu diệt một mục tiêu. Địch đánh giặc theo kiểu vừa đánh vừa chạy trốn. Dĩ nhiên pháo binh yểm trợ có giết được một số nhưng vẫn còn bỏ sót nhiều. Có lúc chúng tôi dụ địch ra rồi bắn nhưng hầu hết chỉ bắn trúng nhà cửa hoặc các ô cửa sổ mà thôi, không thể nào biết được mình có giết được tên nào không. Chắc anh hiểu chúng tôi đang nghĩ thế nào trong trường hợp như vậy chứ? Chúng tôi được dạy để giết nhưng nào có dịp thấy họ sờ sờ trước mắt đâu. Quả tình tôi ganh tị với mấy người lính chuyên bắn sẻ. Có người tôi biết thuộc một đơn vị khác đã đạt thành tích hạ được năm mạng, phát nào phát nấy đều trúng ngay đầu cả. Trời ơi chắc hắn hả dạ lắm.’

Một người khác lại góp ý:

‘Anh có thể tưởng tượng địa ngục có khác hơn như vầy không? Không bao giờ có thể có một giấc ngủ ngon lành. Ban đêm chúng tôi tụ lại với nhau rồi tuần tự từng hai tên gát để cho đám còn lại ngủ; nhưng giấc ngủ đó chỉ là phù du thôi. Anh không thể không quên rằng anh đang nằm ở đâu mà có thể yên lòng để ngủ cho ngon lành được và anh dư biết bất cứ giờ phút nào địch cũng có thể tặng anh một trái cối vào bụng.’

Đúng như lời nhắc nhở, chúng tôi nghe tiếng súng cối ‘đề-pa’ từ  hướng Đại Nội; lập tức mọi người giạt ra kiếm chổ núp. Chỉ một trái duy nhất rồi thôi. Chúng tôi đoán rằng địch chắc cũng đang đói đạn như mình.

*

Cổng thành và dãy tường gạch của Thành Nội sừng sững lạnh lùng in trên nền trời xám xịt và mù sương, gợi lại trong tâm trí người chiến binh hình ảnh ngôi pháo đài thời Trung Cổ. Một số người lính mắt đã quầng sâu trông như những bóng ma. Râu tóc họ đã lâu không xén tỉa, mặt mày bê bết bụi bặm, vôi vữa. Áo quần loang lổ mồ hôi lẫn vệt máu khô. Cũng với một bộ đồ đã mặc từ hai tuần lễ, đầu gối và cùi chỏ nay đều lộ ra ngoài.

Đây không phải chuyện kể về ma quái mà là chuyện của người thật.

1

Người lính TQLC Mỹ ngồi nép đạn ở một bờ tường trong cuộc hành quân hôm 18 tháng 2 ở nội thành. (USMarineCorps)

Quân TQLC được huấn luyện thành một lực lượng lưu động, lưỡng cư vừa ở trên cạn vừa ở nước; vậy mà nay thành con chuột chũi trốn chui trốn rúc. Họ trở nên thụ động, bất động như bầy chuột chui rúc trong đống đổ nát, vây quanh là những bức tường lỗ chỗ những lỗ đạn to oằm, những xe cộ cháy đen, những cây gãy cùng những cột đèn ngã nghiêng. Thần chết đến vỗ vào vai họ bất cứ lúc nào và không ai biết từ đâu đến mà đề phòng. Sự căng thẳng đến mức độ chẳng ai còn thèm màng tới nữa.

Các nhà báo và phóng viên truyền hình từng nhóm hai hoặc ba người lăng xăng di chuyển từ vị trí chiến đấu này qua vị trí khác để ghi nhận những câu chuyện kể và họ thu thập được vô vàn. Theo một cách nào đó sự hiện diện của báo chí là một điều tốt cho các chiến binh TQLC Hoa Kỳ vì đã giúp cho tâm trí họ trút đi được cơn ác mộng kinh hoàng đến mức không còn chịu đựng nỗi nữa. Nhà báo còn giúp làm cho nỗi căng thẳng thành những câu chuyện khôi hài khiến họ thấy nhẹ nhỏm hẳn đi. Để trả lời câu hỏi của một ký giả, một người lính đáp,

“Anh hỏi tôi đã từng thấy cái gì ghê rợn nhất hả? À, tôi thấy một tên địch bị đạn chém ngọt mất chiếc đầu. Chúng tôi đi tìm mãi mà vẫn không thấy cái đầu đâu cả. Làm sao mà anh lại để cho mất đầu của mình được chứ? Còn nữa tôi thấy một gã bị trúng đạn cối văng cao đến 6 thước. Khi trợ y đến khiêng anh đi tải thương thì chân anh đong đưa chỉ còn dính với thân mình bằng một tí thịt. Người trợ y móc ra cây kéo cắt rời miếng thịt đi rồi đặt bàn chân lên bụng của anh chàng. Anh ta không nói năng gì cả, chắc đã ngất đi rồi.”

2

Sắp tới ngày mãn hạn tham chiến ở VN nên phải bộc lộ nỗi niềm ra trên nón sắt: ‘Khoan đừng bắn, tôi sắp được về rồi.’ (USMC Archives)

Mùi hơi người là vấn đề điên đầu nhất đối với các chiến binh TQLC. Từ hôm vào Thành Nội họ chưa hề được tắm gội và cạo râu, cũng không ai có thừa một đôi vớ sạch để thay. Áo giáp bên ngoài làm áo trận dính sát vào người khiến mùi mồ hôi càng bí thêm.

“Thà chịu hôi chứ ở đây chúng tôi không thể rời áo giáp được,” một người lính tỉ tê với một nhà báo. “Thằng bạn của tôi bị trúng một mảnh pháo ngay ngực làm hắn bắn xa hơn 2 mét, kết quả hắn chỉ bị xây xát thôi, nếu không có áo giáp thì bộ ngực hắn chắc không còn.”

Nhiều binh sĩ viết tên hoặc khẩu hiệu lên nón sắt. Có người đeo dấu hiệu hòa bình hoặc những thứ trang sức linh tinh khác trên áo trận hoặc áo giáp. Bên trong nón sắt là nơi ưng ý nhất để giữ đồ riêng tư như thư từ, lịch ngày tháng kèm với mẩu bút chì để đánh dấu những ngày còn lại trước khi được về nước. Họ không quên đánh dấu mỗi ngày, có khi đến cả hai ba lần.

Những khẩu hiệu viết trên nón thịnh hành nhất như ‘Cầu nguyện cho Chiến Tranh’ (Pray for War), ‘Sinh ra để Giết’ (Born to Kill), ‘Say Cuộc Chiến’ (High on War), và ‘Cu tòn ten’ (Swinging Dick). Có câu có vẻ triết lý như ‘Sinh ra để mà Chết’ (Born to Die), ‘Sao lại Tôi?’ (Why Me?), hoặc là ‘Tôi tới Số rồi’ (Time Is on My Side). Có người diễn đạt ý tưởng theo lối chữ viết thường thấy kẽ trên tường như ‘Địa ngục Khốn Nạn’ (Hell Sucks). Một số tiêu cực với ‘Tầm nhìn chỉ 1000 mét’ (1000-yard stare), thấy việc ra khỏi Huế mà sống sót là điều vô vọng.

 

1

Mới qua VN chưa nóng đít đã ngồi đếm ngày về. Bây giờ tháng Hai, cuối tháng chín mới hy vọng được về nước. (Photo courtesy of USMC)

 

“Mày biết không, muốn ra khỏi đây chỉ có hai cách: một là trên băng ca hai là trong lớp poncho,” một người lính tâm sự với đồng đội. “bằng băng ca có lý hơn phải không mày.”

Một số quá mệt mỏi và chán ngấy mới ngồi nghĩ đến chỗ nào trên người thích hợp nhất để hủy hoại thân thể. Một vết thương không cần nặng lắm cũng đủ là giấy thông hành tốt để ra khỏi nơi hắc ám này, nhưng phải đủ trầm trọng một chút mới được tải thương bằng trực thăng. Nếu hơi nhẹ thì chỉ có băng bó qua loa rồi vẫn phải trở lại trận tiền.

“Cái giò coi bộ có lí nhất, không phải ở bàn chân mà có thể là bắp chân thì hơn.” Một gã đưa ý kiến. Bấy giờ có người ký giả nghe lóm được bèn lên tiếng:

“Tôi biết ở Khe Sanh có một anh chàng TQLC cũng từng làm như thế. Hắn tự bắn vào bàn chân; sau khi nghe người trợ y báo cáo về việc xảy ra lão già đại đội trưởng nổi giận bảo anh trợ y chỉ cho hắn một viên aspirin thôi. Bấy giờ vết thương mới bắt đầu hành hắn ta biến sang chứng thối hoại (gangrene), ăn lang dần đến đầu gối. Cuối cùng thì chân hắn bị cắt tới tận háng. Bây giờ hắn được về nước trên chiếc xe lăn, không ngớt chửi thề đã lỡ dại gia nhập binh chủng.”

Các anh chàng TQLC phần đông đều tuổi mới lớn nên há hốc ngồi nghe kể mà không biết chuyện có đáng tin hay không. Họ chưa kịp hỏi một lời thì mấy người ký giả đã dọt đi nơi khác.

Tuy nhiên hiếm mà có lời nào về các TQLC để có thể làm ngã lòng họ cả.

“Anh có biết tại sao tôi không sợ bị trúng đạn không? Tại vì trợ y của chúng tôi thuộc loại chiến nhất,” một người lính cho biết. “Họ làm đủ mọi cách để bạn không chết; TQLC cũng không bao giờ buông xuôi. Ngay hồi ở quân trường huấn luyện viên có nói TQLC mà chết là coi như vi phạm nội qui.”

Một số còn có cảm tưởng tích cực về sự tác chiến trong thành phố.

“Đánh ở thành phố được cái khô ráo hơn ở đồng ruộng,” một trung sĩ nói. “Mấy cao ốc che đạn được nhiều hơn, khi nào cần ngủ thì cứ kiếm nhà nào đó rồi vô ngủ đâu cần phải đào hố như  ngoài ruộng.”

*

Thiếu tá Thompson suốt tuần lễ không chợp mắt được bao nhiêu, đang tới thời điểm suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần. Ông ta và cả tiểu đoàn kiệt quệ lắm rồi và có tin đồn ông sắp bị thuyên chuyển nhưng ông ta không mấy bận tâm.

Thật sự Tướng Cushman hôm 20 tháng Hai đã chính thức công bố tin bãi nhiệm này với báo chí. Tướng Cushman đã ra lệnh cho Đ/tá Hughes phải thải hồi Th/tá Thompson nhưng Đ/tá Hughes đáp lại rằng nếu làm vậy thì ông sẽ từ chức trước. Trước sự quyết liệt đó Tướng Cushman đành phải ôm hận nuốt lại lời. Thoạt đầu Thompson biết tin về sự  sắp ra đi của mình qua bức thư của vợ, bà biết được qua báo chí địa phương.

Đ/tá Hughes từng nói với Th/tá Thompson ông sẽ can thiệp nếu có trở ngại gì với thượng cấp, và ông đã giữ lời.

“Điều đáng khâm phục về Đ/tá Hughes là ông đã làm vơi được áp lực đè lên tôi. Ông luôn luôn quan tâm đến từng chiến binh một, điều này không thấy nơi những sĩ quan khác trong binh chủng TQLC,” Th/tá Thompson nói.

Cuối cùng thì Thompson lại có thêm viện binh, đó là ĐĐ Lima thuộc Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 5. TQLC quả quyết rằng lịch sử sẽ cho thấy Thành Nội được giải phóng khỏi tay địch là do công lao của thành phần thuộc Trung Đoàn 5 chứ không ai khác. Sau khi Lima đến, ĐĐ Bravo 1/5 bây giờ chỉ còn 61 mạng, được rút ra khỏi Thành Nội để dưỡng quân.

Được khích lệ về sự thay thế này, Th/tá Thompson ra lệnh mở một cuộc đột kích đêm vào ngày 20 tháng Hai; kết quả là lấy được nhiều tòa nhà cao tầng nằm hai bên lối ra vào cửa Thượng Tứ. Họ chỉ còn cách Kỳ Đài vỏn vẹn có 100 mét. Qua ngày hôm sau Th/tá Thompson bắt đầu đẩy mạnh cuộc tấn công cho quân tiến qua mặt hữu về hướng Đại Nội. Cùng lúc đó ở phía Tây thành phố ba tiểu đoàn Mỹ thuộc Trung Đoàn 1 Kỵ Binh và 1 tiểu đoàn khác thuộc SĐ 101 Dù quét sạch qua vùng BCH trung đoàn và tiếp tế của CSBV, từ từ bóp nghẽn đường thoát của địch. Hai ngày sau, tư lệnh quân CS ở Thành Nội nhận được lệnh cho phép lui quân khỏi thành phố.

Cùng tham gia vào cuộc hành quân ngày 21 còn có 2 tiểu đoàn BĐQ quân đội Miền Nam, họ được giao công tác quét sạch địch quân ở vùng Gia Hội nơi mà lâu nay vẫn được để yên. Hành động này giúp chấm dứt được sự quấy nhiễu của địch vào các chuyến vận chuyển bằng đường sông từ bãi đổ hàng ở khu Hữu Ngạn vào đến cửa sau thành Mang Cá.

Địch quân đang trên đà tháo chạy.

 

3

Hôm 21 tháng 2, các đơn vị Công Binh Chiến Đấu bắt đầu làm cầu phao đi bộ để tạm nối liền hai bờ, trong khi giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở Thành Nội. (USMC Archives)

 

Về mặt chiến lược cuộc giao tranh ở Huế coi như đã kết thúc nhưng địch vẫn chưa muốn rút vội nếu không lưu lại những đổ nát, đau thương và chết chóc. Bộ phận an ninh của CS tăng cường nỗ lực lùa ra ngoài những công cán chính và quân nhân của chính quyền Miền Nam vẫn còn ẩn mình trong thành phố suốt cuộc giao tranh. Hằng trăm dân chúng đủ mọi lứa tuổi bị đưa đi học tập và không bao giờ trở về. Nhiều người khác bị hành quyết tại chỗ.

Sự kháng cự của địch hôm 22 vẫn ác liệt khi những thành phần còn lại đang dần dần rút ra khỏi khu vực bên trong và chung quanh Đại Nội, chuẩn bị cho một cuộc sống mái cuối cùng. Quân Đồng Minh đã có lương tâm tránh sử dụng vũ khí nặng bắn vào vùng Đại Nội, thế nhưng sau khi 3 xe tăng bị nốc-ao bởi B-40 từ trong Đại Nội bắn ra, luật chơi phải thay đổi.

Đối với chiến xa đại khí Ed Scott, ngày 22 tháng Hai là ngày dài nhất của cuộc chiến. Scott, con dân của New Milford, Connecticut, bắt đầu vòng công vụ thứ nhì ở Việt Nam tại Đà Nẵng từ hôm 31 tháng Giêng. Hôm 11 tháng Hai anh theo đoàn công voa 5 chiến xa được vận chuyển đến Thành Nội bằng tàu đổ bộ LCU. Cả 5 chiếc đã hoạt động liên tục trong suốt 2 tuần lễ. Cũng như mọi binh sĩ TQLC khác, anh quan tâm đến tiện ích cá nhân hơn kẻ thù.

“Họ chỉ lo cung cấp đầy đủ đạn dược mà quên nghĩ đến thực phẩm. Nhiều ngày chiến đấu tôi không có gì để lót lòng,” Sau này Scott kể lại. Rồi đến hôm 22 tháng Hai, chiến xa của anh bị trúng đạn trong khi đang hoạt động gần Đại Nội và anh được đưa đi bệnh viện. “Bất ngờ chúng tôi bị bắn trúng. Mãi tới bây giờ tôi cũng không biết địch bắn xe chúng tôi bằng vũ khí gì,” Scott tiếp.

“Tôi cam đoan đây không phải là loại vũ khí cầm tay. Loại đạn này đi xuyên qua hơn một tấc thép. Phát đạn trúng vào pháo tháp rồi xuyên vào xe ở chỗ trợ thủ nạp đạn; người này và xa trưởng bị thiệt mạng, còn tôi thì bị thương. Mảnh đạn bắn ra tứ tung gây hư hại toàn thể bộ phận liên lạc vô tuyến và phát hỏa. Khói dày đặc không thể nhìn thấy được gì cả. Tôi bị mấy xác chết đè lên không thoát ra khỏi vị trí được vì trong khoang xe rất chật hẹp. Tài xế xe không hề hấn gì vì anh ta ngồi trong phòng lái riêng biệt. Anh ta liền đưa chúng tôi ra khỏi vùng nguy hiểm thẳng đến trạm cấp cứu.”

Thế rồi lần đầu tiên trong trận giao tranh giành lại Huế phi cơ được gọi đến oanh kích vùng Đại Nội. Trong lần thả bom này một phi cơ Skyraider bị bắn rơi nhưng viên phi công được cứu thoát.

ĐĐ Lima mới đến sau một ngày làm quen với tác chiến trong thành phố nay bắt đầu mở mũi tiến công, họ chỉ còn cách Hoàng Cung một khu nhà. Ở phần phía tây Thành Nội, TQLC NV thọc mạnh đến gần cửa Hữu một con phố, đây là cửa ngỏ quan trọng địch dùng để ra vào Thành Nội kể từ ngày đầu cuộc chiến.

Ngày 23 tháng Hai với chiến thắng đã gần kề thì Th/tá Thompson và sĩ quan điều hành của ông suýt mất mạng để không được nhìn thấy niềm kiêu hãnh đó. Một chiến xa M-48 trong khi mất định hướng đã vô tình bắn một trái tạc đạn vào bộ chỉ huy tiểu đoàn. May mắn thay cả hai đều thoát hiểm nhưng phải ăn một trận mưa vôi vữa no nê.

Đó không phải là lần đầu tiên mà quân TQLC bị ăn đạn của phe mình bắn nhầm phe ta. Vào thời gian đầu của trận đánh ở Thành Nội một chiếc Ontos đã bắn một loạt 106 mm vào một tòa nhà hai tầng do quân Mỹ chiếm giữ, căn nhà sụp đổ hoàn toàn nhưng may là không ai bị mất mạng.

 

2

Một đơn vị Dù NV vừa được trực thăng Chinook CH-46 của TQLC Mỹ thả xuống BTL SĐ 1 hôm 23 tháng 2. (wiki2.org)

 

Cuộc kháng cự cuối cùng của địch xảy ra hôm 23 tháng Hai khi quân BV tấn công bằng hỏa tiễn và súng cối vào Trung Đoàn 3 quân đội Miền Nam gần khu thành Tây Bắc. BCH trung đoàn bị trúng ngay một quả đạn cối nhưng không bị thương vong nào. Cuộc tấn công tỏ ra là một cử chỉ chia tay đồng thời để che chở cho một cuộc triệt thoái của địch quân.

*

Lời truyền miệng lan nhanh về kế hoạch một cuộc tấn công vào Kỳ Đài và Đại Nội dự trù diễn ra trong ngày hôm sau. Như đã dự tính trước, quân NV sẽ đảm nhiệm công tác chiếm lại hai di tích lịch sử này. Tướng Trưởng mời tôi đi theo cuộc tấn công đánh chiếm Kỳ Đài nhưng vì một lí do nào đó tôi đã từ chối để rồi sau này tôi cứ ân hận mãi.

Hai đơn vị NV trong suốt hai tuần lễ vốn chịu sự phàn nàn của Th/tá Thompson là Tiểu Đoàn 2 Dù và Trung Đoàn 3 Bộ Binh nay được cho cơ hội đánh chiếm địa điểm Kỳ Đài ít phòng thủ vào lúc 5 giờ sáng ngày 24 tháng Hai. Lá cờ khổng lồ của MTGP từng bay phất phới trong suốt 25 ngày cuối cùng bị hạ xuống, cờ vàng với những sọc đỏ được kéo lên thay thế. Binh sĩ Miền Nam tụ tập dưới chân cột reo hò chiến thắng.

 

marines.mil

Binh sĩ thuộc Đại Đội 212 Trung Đoàn 3 Miền Nam đang chuẩn bị kéo lá cờ Nam Việt lên kỳ đài Phu Văn Lâu sau khi mới tái chiếm lại lúc rạng sáng ngày 24 tháng Hai. (Photo courtesy of Col. Talman C Binlcl II, USMC (Ret))

 

Việc tái chiếm Đại Nội được giao cho viên sĩ quan mới được thăng chức Đ/úy Huế và Đại Đội Hắc Báo của anh. Sau một loạt trọng pháo ngắn ngủi, quân Hắc Báo tràn vào Đại Nội và chỉ gặp một vài kháng cự lẻ tẻ. Họ tìm thấy 64 xác địch quân có thể bị thiệt mạng do trọng pháo. Địch để lại một két súng trường cùng đạn dược, ngoài ra còn thấy một phần xác ngựa và chó có lẽ bị giết để lấy thịt.

Đến 6 giờ chiều mọi cuộc kháng cự của địch ở Thành Nội kể như chấm dứt.

 

6

Quân NV thượng cờ trên tháp cửa Thượng Tứ sau ngày mới tái chiếm. (ArchivesBranch.MarineCorps)

 

3

Cửa Thượng Tứ vào giờ phút tuyên bố chiến dịch giải vây Huế chính thức hoàn tất. (Photo by Pfc John Walker, US Army)

 

5

Xạ thủ Roger Yagle vác cây đại liên M-60 từ cửa Thượng Tứ đi ra trên đường Trần Hưng Đạo, về hướng cầu Tràng Tiền hôm đầu tháng 3.68. (MarineCorps.Archives)

 

7

Dân chúng đi trên cầu Gia Hội về hướng chợ Đông Ba, né qua một xác chết nằm giữa đường. (ArchivesBranch.MarineCorps)

 

9

Đường Trần Hưng Đạo đoạn gần chân cầu Gia Hội. (ArchivesBranch.MarineCorps)

 

10

Đường Phan Bội Châu gạch ngói ngổn ngang, chỉ có thể tạm đi bằng bộ. (USMC)

 

Bên ngoài Thành Nội về hướng Tây, thành phần của Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ tiếp tục phá hủy các bộ chỉ huy thuộc trung đoàn địch ở La Chữ. Trong khi đơn vị 1/7 Kỵ Binh ở lại để thu lượm xác chết và tiêu diệt các ổ kháng cự nhỏ thì ba tiểu đoàn 5/7 và 2/12 Kỵ Binh cùng 2/501 Dù tiếp tục tiến quân về phía Đông hướng thành phố Huế và phía Nam của sông Hương. Họ gặp sự đụng độ ác liệt với địch quân đang trên đường tháo lui.

Trong khi quân của SĐ1 Kỵ Binh tiến quân về hướng Huế từ phía Tây và giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Thành Nội, việc định vị chính xác cho pháo binh trở nên đáng lưu tâm đặc biệt.

Ngày 21 tháng Hai, Chuẩn Tướng Oscar E. Davis một trong hai phụ tá cao cấp cho Sư Đoàn Trưởng SĐ1 Kỵ Binh đã bay vào Thành Nội để trở thành điều hợp viên hỏa lực tác xạ cho chiến trường ở khu vực này. Ông còn kiêm nhiệm quyền chỉ huy hành quân tổng quát, quả là một quyết định được đưa ra quá ư muộn màng. Trước khi Chuẩn Tướng Davis đến nhận quyền chỉ huy, các lực lượng Đồng Minh đều hành động riêng lẽ. TQLC Mỹ nhận lệnh từ Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray (X-Ray Task Force), quân đội Miền Nam nhận lệnh của Tướng Trưởng, trong khi Lục Quân Mỹ hành quân ở phía Tây Huế tự hoạt động theo ý mình.

Sự thiếu vắng một vị tướng chỉ huy tổng quát có nghĩa là không có một kế hoạch chung để tái chiếm Huế, không có ai để định đoạt quyền ưu tiên cho một đơn vị nào, và không ai nhận trách nhiệm lỡ khi bị một thất bại nào đó. Cũng không có một hệ thống tổng quát để bảo đảm việc phân phối tiếp liệu được hợp tình hợp lý. TQLC lẫn Lục Quân phải tự lo cho chính đơn vị mình, kế đến là quân đội Miền Nam thì không được gì cả.

Oái oăm thay, đến lúc Tướng Davis vào Huế để nắm quyền chỉ huy thì chẳng còn gì cần để mà điều phối.

*

Ngày 22 tháng Hai, hai Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân VN trong tổng số 2/3 lực lượng phản công của Quân Đoàn I đến Huế và được điều đến vùng Gia Hội thuộc mặt Đông thành phố. BĐQ mở cuộc hành quân càn quyét trong ba ngày và chỉ gặp kháng cự lẻ tẻ.

Ở phía Tây ngoài thành phố Huế, giao tranh vẫn còn ác liệt, ĐĐ B thuộc Tiểu Đoàn 5/7 Kỵ Binh được tăng cường bởi một trung đội Thiết Kỵ hôm 23 tháng Hai đã mở một cuộc càn quét ở khu vực ngay phía bắc Huế và ngày hôm sau họ tiếp cận với Thành Nội. Các đơn vị Kỵ Binh khác cùng đơn vị 2/501 Dù đẩy mạnh về phía Nam rồi xoay qua hướng Đông. Riêng 2/501 Dù đã chiếm được một cây cầu quan trọng bắc qua sông Sau (?) cách thành phố Huế 3 cây số về hướng Tây; còn 2/12 thì khám phá được một cơ sở bệnh viện quan trọng nằm gần cây cầu.

Lữ Đoàn 1 thuộc SĐ 101 Dù Hoa Kỳ được tung ra để mở cuộc hành quân vào những ngày cuối cùng hầu chặn đường thoát của địch từ thành phố về phía Nam. Trong hai tuần kế tiếp quân Dù phối hợp với thành phần còn lại của TQLC để càn quét địch vùng phía Nam thành phố. Đến bấy giờ ngoại trừ một số ít lẻ tẻ thì hầu hết quân CS đã cao chạy xa bay từ lâu.

Cuộc hành quân Operation Hue City được chính thức chấm dứt lúc nửa đêm ngày 2 tháng Ba.

 

4

Bản đồ tham khảo về những trận đánh tái chiếm cố đô. (1) Quốc Lộ số 1, Phú Bài cách điểm này chừng 12 km. (2) & (3) Hai đầu cầu An Cựu nơi một trung đội TQLC phải đi vòng sau khi cầu này bị giật sập. (4) Đoạn đường 600 m băng qua đồng Ông Cộ. (5) Cơ quan MACV. (6) Sân Vận Động Tự Do. (7) Bãi trực thăng và bãi tàu đổ bộ. (8) Eo Bãi Dâu nơi tìm thấy mồ chôn tập thể và nơi tàu LCU thường hay bị tấn công. (9) Nơi tàu LCU ghé để vào Mang Cá tức BTL SĐ1. (10) Cửa Hậu. (11) Mang Cá Lớn hay BTL SĐ 1 BB. (12) Nơi ĐĐ Alpha lần đầu tiên đụng độ địch tại Thành Nội. (13) Lằn Tuyến Xanh (Phase Line Green) tức đường Mai Thúc Loan nơi giao tranh bắt đầu diễn ra vào ngày 13 tháng 2. (14) Cửa Đông Ba. (15) Đại Nội. (16) Cửa Thượng Tứ, sau khi chiếm được Tiểu Đoàn 1/5 TQLC Mỹ rút ra khỏi Thành Nội ở cửa này. (17) Ngày 27 tháng 2, đây là nơi quân Mỹ rút về bên kia sông bằng tàu LCU. (Cầu Trường Tiền lúc ấy đã sập rồi.) (Map copied from the book)

CHƯƠNG MƯỜI BA

 

Điểm son cho quân đội Miền Nam

Hầu hết các sử gia đương thời đều muốn dành trọn công lao tái chiếm Huế cho TQLC Hoa Kỳ, trong khi chỉ ghi nhận thành tích nhỏ nhoi cho các đơn vị Mỹ khác như SĐ1 Kỵ Binh, SĐ101 Dù, và đặc biệt hơn nữa là quân đội Miền Nam. Sự thật cho thấy nhận định như thế không những quá sơ sài mà còn hoàn toàn sai lạc nữa.

Hiển nhiên là hai Tiểu Đoàn 1 và 5 TQLC Hoa Kỳ với đầy đủ trang bị vũ khí nặng đã có khả năng khởi động một cuộc tấn công vốn đã bị trì trệ kể từ khi họ bắt đầu đặt chân vào Thành Nội hôm 11 tháng Hai. Tuy thế trong một bối cảnh chung của cuộc giao tranh kéo dài 26 ngày đó, sự thành công của TQLC Mỹ sẽ không thể thực hiện được nếu không có công sức đóng góp của lực lượng Kỵ Binh và Dù 101 Hoa Kỳ cũng như quân đội Nam Việt Nam. Hai đơn vị Mỹ này đã giúp làm vơi áp lực đè nặng lên quân TQLC tuy rằng không là bao, trong khi quân Nam Việt có công diệt địch nhiều nhất và cũng phải chịu tổn thất nặng nề nhất ở một số khu vực gay go nhất trong Thành Nội.

Theo lời Đ/úy TQLC Jim Coolican cố vấn quân sự cho Đại Đội Hắc Báo tinh nhuệ thì sự đóng góp của quân đội Miền Nam đã hoàn toàn không được nhắc đến trong khi đa số chỉ nhắm vào hoạt động của TQLC Mỹ mà thôi.

“Tường thuật và sách vở viết về trận chiến này đã phóng đại quá đáng về vai trò của quân TQLC Mỹ trong khi đã đánh giá thấp công lao của quân đội Nam Việt,” Coolican phát biểu, anh là người đã được trao tặng huân chương Chữ Thập của Hải Quân Hoa Kỳ do đã góp công cho công cuộc tái chiếm Huế.

Trước khi TQLC Mỹ vào Thành Nội hôm 11 tháng Hai, có rất ít nhà báo bỏ công vào đây để chứng kiến những gì đã và đang xảy ra. Một số ít ỏi đã từng mạo hiểm vào đó chỉ chụp qua loa vài tấm hình rồi rút về ngay. Rõ ràng là báo chí không hề theo chân một đơn vị quân đội Miền Nam đang hành quân nào cả và cũng không hề phỏng vấn một cố vấn quân sự Mỹ nào đi theo cùng những đơn vị ấy. Các tác giả viết sách hoặc bài ký sự sau cuộc hành quân (follow-up stories) đều dựa theo các bản báo cáo tường trình hành quân do binh chủng TQLC Hoa Kỳ biên soạn.

“Vào tuần đầu tiên ở Thành Nội, lần đầu tiên tôi thấy sự hiện diện của một nhà báo là khi chúng tôi vừa tái chiếm xong phi trường Tây Lộc,” Đ/úy Jack Chase cố vấn cho Tiểu Đoàn 3/7 Kỵ Binh quân đội Miền Nam kể. “Một xe quân sự tới để thu dọn xác các quân nhân phe bạn thì tôi thấy một phóng viên Thông Tấn Xã AP ngồi ở phía sau. Anh ta ngồi trên xe và chỉ vội vàng chụp vài tấm chứ chưa hề nhảy xuống đất. Không lạ gì người Mỹ cứ tưởng TQLC Hoa Kỳ chiến đấu một mình.”

*

Thành thật mà nói binh sĩ Miền Nam VN khi được lãnh đạo đúng mức họ có thể hơn cả TQLC Mỹ về tác chiến trong thành phố, ở Thành Nội là một thí dụ cụ thể. Nhờ nhỏ con họ ít dễ làm mục tiêu cho địch hơn và dễ chui rúc kiếm chổ ẩn nấp từ các đống đổ nát. Lính NV di chuyển nhanh hơn vì họ trang bị ít. Tinh thần chiến đấu họ cao vì đối với đa số binh sĩ, Huế là nhà của họ.

1

Hình ảnh một quân nhân Nam Việt chết trong hố cá nhân. Số vỏ đạn vung vãi trên miệng hố và dưới đất cao đến đầu gốI là một minh chứng hùng hồn cho thấy người lính này đã liên tục chiến đấu cho đến khi bị bắn gục. FOUGHT TILL THE END – A Vietnamese machine gunner lies dead in his foxhole with hundreds of shells surrounding him. The knee-deep spent shells are silent proof that he fought to his death when Viet Cong overran his position at the Michelin Rubber Plantation, 45 miles northwest of Saigon. The battleground was retaken today and over a hundred corpses recovered. (AP Wire Photo Nov 1965)

Quân Nam Việt hiểu rành địa thế và tâm lý địch quân hơn lính Mỹ. Một khi được lãnh đạo tốt họ sẵn sàng đương đầu và chết cho những gì họ rất trân quí. Họ được thêm điểm tốt là dày dạn kinh nghiệm vì họ đã từng chiến đấu lâu năm. Trong khi quân Mỹ đếm từng ngày chờ lúc mãn công vụ để về nước thì quân NV ngầm hiểu rằng họ sẽ còn ở lại quân ngũ suốt đời.

“Người đại đội trưởng của đơn vị tôi đang cố vấn có thừa khả năng để nắm chỉ huy một đại đội Mỹ không kém gì chúng ta. Anh ta và các binh sĩ trong đơn vị đều là những quân nhân cừ khôi,” phát biểu của Đ/úy Ty Cobb cố vấn cho Tiểu Đoàn 2 Dù quân đội VN.

Đ/úy James Zimmerman cố vấn cho Tiểu Đoàn 2/7 Kỵ Binh NV cho rằng đơn vị anh cừ đến nổi họ có thể đối đầu với bất cứ đơn vị của bất cứ quốc gia nào. Được thành lập từ tháng Giêng 1965, Tiểu Đoàn 2/7 trong ba năm đã sáu lần được trao tặng huy chương Anh Dũng Bội Tinh dành cho toàn đơn vị khiến họ trở thành đơn vị có nhiều chiến công nhất nước.

“Trước Tết đơn vị chúng tôi không hề có lệnh báo động mà thực sự chúng tôi cần gì có lệnh đó,” Zimmerman nói. “Chỉ cần thông báo lần thứ hai là chúng tôi đã lăn bánh rồi.”

Vậy mà quân nhân NV đặc biệt là hàng sĩ quan cao cấp vẫn thường xuyên bị quân Mỹ cũng như báo chí bôi nhọ. Đ/tá Lục Quân David Hackworth một trong những quân nhân Mỹ được trao tặng huy chương cao quí nhất, cũng là tác giả của cuốn sách được hoan nghênh About Face, thay mặt cho đồng đội, đã phát biểu trong một bức thư gởi cho người bạn vào năm 1970. Hackworth, người từng tham chiến ở Việt Nam trong hai đợt công vụ, cho rằng quân lực Miền Nam không thể nào tự mình bảo vệ xứ sở được.

“Từng cá nhân mà nói thì binh sĩ Miền Nam có năng suất chiến đấu cao tuyệt. Nhưng để có được đức tính đó họ cần người lãnh đạo tốt, đó mới là điều khó kiếm,” Hackworth viết. “Người Việt Nam không chịu sản xuất ra người lãnh đạo. Đó là bản chất xã hội (sociological makeup) của họ nó như vậy. Khi còn là cấp sĩ quan trẻ, họ rụt rè không dám quyết định; đến khi già hơn, phẩm trật cao hơn, bắt đầu đòi hỏi lạc thú trong thụ hưởng như nhà cao cửa rộng, đồng hồ Rolex, nhiều bà, kiếm xe gắn máy Honda cho các quí tử con, xe hơi Toyota cho quí tử lớn hơn. Để có những thứ xa hoa này họ phải chạy cho có. Bằng cách nào? Ăn cắp. Đầu óc chỉ lo nghĩ đến chuyện ăn cắp làm sao mà có thì giờ lo chiến tranh. Một người sau khi đã tích lũy tương đối đầy đủ những nhu cầu vật chất mong cầu rồi thì hỏi thử xem còn ai thật sự muốn chiến đấu?”

Trong trận đánh Tết Mậu Thân Đ/tá Hackworth không hề đến Huế mà cũng chưa bao giờ có kinh nghiệm nào đối với SĐ1 Bộ Binh. Mặc dù lời bình phẩm của ông có thể đúng với các đơn vị khác của quân đội Miền Nam nhưng chưa hẳn là thích hợp với những lực lượng chiến đấu Nam Việt ở Huế.

Bất hạnh thay TQLC Mỹ chiến đấu ở Huế vẫn mang ý nghĩ rập khuôn đó dành cho tất cả lực lượng quân đội Miền Nam, đã vơ đũa cả nắm khi coi SĐ1 BB với các đơn vị khác như cá mè một lứa. Một trong những lời kết tội sơ đẳng nhất phát ra từ cửa miệng của Th/tá Thompson, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1/5 TQLC Hoa Kỳ, có lẽ do quá mệt mỏi vì chiến đấu nên sau cuộc giao tranh đã có lời bình phẩm như sau với báo chí.

“Các báo cáo của Cơ Quan Cố Vấn Quân Sự MACV sẽ ghi nhận rằng quân đội Miền Nam nhờ sự giúp sức của TĐ 1/5 TQLC Hoa Kỳ mới tái chiếm được Thành Nội,” Thompson phát biểu trong buổi họp báo đầu tiên và duy nhất sau khi chiến dịch Huế chấm dứt. “Chính Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 5 TQLC là đơn vị duy nhất đã lấy lại được Thành Nội, quân đội Miền Nam chỉ là kẻ bàng quang không hơn không kém.”

Nhiều cố vấn Mỹ của các đơn vị VN ở Huế đã mạnh mẽ phản đối Th/tá Thompson thái độ ôm trọn gói một mình và công khai chỉ trích sự thiếu công bằng khi phủ nhận công lao của quân đội Miền Nam ở nhiều nơi trong nước. Ví dụ như người Mỹ ưa mỉa mai rằng nếu anh đi đâu mà thấy có lính Miền Nam thì anh cứ yên tâm là ở đó an ninh không có Việt Cộng vì ai cũng biết là lính Miền Nam thấy VC đâu là chạy đó.

“Tôi không nói thay cho những đơn vị khác nhưng chính tôi, tôi chưa hề thấy một người lính nào hay một đơn vị nào bỏ hàng ngũ mà chạy trừ khi cố vấn của họ chạy trước,” Đ/úy Chase nói. “Tôi nói cho các anh biết là tôi đã học nhiều nơi họ cách thức chiến đấu hơn là họ đã học được từ tôi.”

Lời đánh giá kể trên của Đ/úy Chase về tinh thần chiến đấu của quân đội Miền Nam cũng phản ảnh y hệt như các cố vấn Mỹ khác mà tôi từng được tiếp xúc. Hầu hết các cố vấn quân sự làm việc với các đơn vị thuộc SĐ1 NV, thật ra họ chỉ hiện diện cho có danh mà thôi.

“Chúng tôi chỉ hiện diện như là những sĩ quan chuyên lo định vị tọa độ cho hỏa lực tác xạ yểm trợ và phụ trách liên lạc giữa các ngành,” Đ/úy Chuck Jackson cố vấn trưởng cho Tiểu Đoàn 7 Dù VN nói. Các cố vấn chỉ lo nhiệm vụ xin tiếp liệu một cách ‘không chính thức’ vì quân đội NV gặp khó khăn trong hệ thống phân phối của họ. Trong nhiều trường hợp chứ không hẳn là mọi khi, người cố vấn chỉ cùng hợp tác thảo luận vấn đề chiến thuật chứ không phải là người quyết định.

“Nếu anh gây được ấn tượng tốt với kẻ đồng sự thì anh sẽ thành cộng sự viên tin cẩn của họ,” Jackson nói. “Khi đã đánh mất niềm tin hay không biết tạo nên niềm tin ấy anh sẽ trở nên thụ động, không hơn không kém anh chỉ còn là một chuyên viên liên lạc vô tuyến hay chỉ là một trung tâm để người ta đến nhờ gọi xin yểm trợ tác xạ.”

Đã từng chứng kiến những cuộc giao tranh ở hai bên bờ sông Hương, theo tôi địch ở Thành Nội kháng cự ác liệt hơn cả, đặc biệt là ở khu vực Tây và Tây Nam của Thành Nội nơi quân đội NV được giao phó trách nhiệm. Khu vực hành quân đó gần với đường tiếp tế và tổng hành dinh của địch. Các đơn vị quân đội Miền Nam khác với TQLC Mỹ, không có những trang bị vũ khí nặng đặc biệt là chiến xa và đại bác không giật 106 ly, lại phải luôn đương đầu với viện quân của địch đều đặn trong suốt 3 tuần lễ. Tất cả bốn tiểu đoàn tăng viện của địch từ Khe Sanh và Vùng Phi Quân Sự thâm nhập vào Huế đều qua khu vực phía Tây Thành Nội để thay thế cho những đơn vị đã bị đánh tơi tả, hoặc hiện diện với tính cách trừ bị. Một tiểu đoàn trừ bị thứ năm được dùng để bổ sung cho các lực lượng hoạt động trong Đại Nội.

Trong khi có thể có vài đơn vị quân Miền Nam, đặc biệt là TQLC không thể so sánh được với tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ nhưng không thể đánh giá họ thấp như lời của Th/tá Thompson đã phát biểu bừa bãi, rằng trong trận đánh Huế quân đội NV chỉ là kẻ bàng quang. Sự thật ngược lại là khác.

Trong một cuộc phỏng vấn 29 năm sau Thompson vẫn khư khư giữ lời tuyên bố cho rằng quân đội NV chỉ là ‘kẻ bàng quang’ trong cuộc tái chiếm Thành Nội, trừ một vài ngoại lệ.

“Đầu tiên tôi muốn nói Tướng Trưởng là một cấp chỉ huy tuyệt vời. Ông thỏa mãn mọi yêu cầu của tôi,” Thompson nói. “Ông là người giỏi và tôi rất khâm phục ông ta. Nhưng ông ta không thuyết phục được các tiểu đoàn trưởng của ông phải chiến đấu.”

Thompson chưa hề thấy quân Dù của quân đội Miền Nam chiến đấu như thế nào bởi vì khi TQLC Mỹ đến thì họ đã rút đi rồi.

Về những đơn vị quân Nam Việt ông ta từng liên hệ trực tiếp thì ông ngợi khen Đại Đội Hắc Báo của Đ/úy Huế và Đại Đội Thám Báo của Tr/úy Tân nhưng không có lời khen về các đơn vị nào khác.

“Đại Úy Huế là một quân nhân tuyệt diệu kể cả cố vấn của anh ta là Đ/úy Coolican. Cả hai đều hết sẩy,” Thompson nói. Nhưng về các đơn vị NV khác như TQLC, Tiểu Đoàn 2 Dù thuộc Trung Đoàn 3 là những đơn vị được giao nhiệm vụ giữ an ninh mạn sườn và hậu vệ cho đơn vị của ông thì ông ta bình phẩm thật lỗ mãng và cay độc.

“TQLC NV chả đánh đấm gì ráo, còn Dù 2/3 thì hoàn toàn vô dụng. Tiểu Đoàn Trưởng Dù là một tên vô tích sự,” Thompson tiếp.

*

Thật ra nhiều đơn vị NV đã chiến đấu rất ngoạn mục nhưng nổi bật nhất vẫn là lực lượng xung kích của SĐ1: Đại Đội Hắc Báo, quân trú phòng bảo vệ Thành Nội. Cấp chỉ huy của nó là Đ/úy Huế, một nhân vật truyền kỳ, đã trở thành quân nhân được trao tặng nhiều huy chương nhất trong lịch sử Việt Nam. Nếu cần tìm một người đáng được khen thưởng công lao đã ngăn cản địch quân khỏi tràn ngập toàn bộ Thành Nội thì phải nói đó là Huế, người thanh niên 26 tuổi năng động và quả cảm.

Huế được cha mẹ ban cho cái tên của thành phố nơi anh chào đời. (Theo truyền thống của người Việt Nam, họ đi trước, tên theo sau).  Anh được gắn cấp bậc thiếu úy sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Đà Lạt năm 1963 và về phục vụ đơn vị Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 3 thuộc SĐ 1 Bộ Binh. Năm 1967 anh nắm quyền chỉ huy đại đội lừng danh Hắc Báo 250 người.  Cao to hơn mọi người Việt khác, anh có một khuôn mặt tròn trịa khiến nụ cười của anh càng nổi bật thêm. Đằng sau nụ cười của khuôn mặt nhi đồng ấy lại bẩm sinh là một nhà chỉ huy quân sự. Được các cố vấn gọi tên là ‘Harry’, Huế là khuôn mặt quen thuộc đối với TQLC Mỹ ở cả vùng Phi Quân Sự lẫn Phú Bài. Với tính tình cởi mở và óc khôi hài nên anh dễ dàng chinh phục được cảm tình của quân nhân binh chủng TQLC Hoa Kỳ.

Chỉ vài hôm trước Tết, trong bộ đồ beo và nón bê-rê, Huế lái xe Jeep xuống Phú Bài để thu góp quân dụng như súng M-72, áo giáp, mìn chống biển người Claymore. Vũ khí ưng ý của anh là súng trường SKS 7,62 mm thu được của địch. Huế nói. “TQLC Mỹ không cần đến AK-47 vì họ mang theo về nước không được.”

Chỉ đôi ba tháng trước Tết, đại đội anh vừa được cấp phát M-16, nhưng anh thực sự cần thứ vũ khí có thể chống lại súng bắn hỏa tiển B-40 mà quân CSBV được trang bị. Khẩu LAAWs tức M-72 chính là thứ vũ khí mà anh đang cần, anh cũng biết TQLC Mỹ cũng săn lùng vũ khí và đồ linh tinh thu được của CS.

4

Trần Ngọc Huế và đồng đội thuộc Đại Đội Hắc Báo. (LowellMilkenCenter.org)

Quân Hắc Báo có phù hiệu riêng là hình một con báo đang nhe nanh mà họ mang trên túi trái của bộ đồ beo và cả trên nón bê-rê. Họ là chuyên viên về hành quân lưu động bằng không vận và được huấn luyện để có thể xuất quân cấp thời. Đơn vị trưởng họ chính là Huế, một thanh niên nhanh nhẹn và đầy nhiệt huyết. Anh không có lòng trắc ẩn đối với quân thù và nếu có lầm lỡ anh cũng không hề nao núng. Đối với anh các thuộc cấp không bao giờ từ nan mà không làm theo lời anh yêu cầu.

5

James Coolican lúc nghỉ hưu ở cấp bậc đại tá. Ông từng là cố vấn cho Huế ở Đại Đội Hắc Báo năm Mậu Thân. (LowellMilkenCenter.org)

“Vừa mới tiếp xúc với họ lập tức tôi muốn là một thành viên của họ ngay,” Coolican nói. Ông về sau giải ngũ khỏi TQLC với cấp bậc Đại Tá. “Tôi phải vận động hết sức để được về với đơn vị này vì tôi muốn phục vụ nơi nào người ta thực sự chiến đấu. Trong thời gian làm cố vấn bên cạnh họ tôi vẫn luôn nghĩ mình được ở bên cạnh những con người cừ khôi bậc nhất. Harry và tôi cùng sát cánh làm việc chung với nhau mọi thứ. Nhìn lại đời binh nghiệp, tôi chưa thấy nơi đâu tôi mới thực sự là một phần gắn bó với đơn vị như hồi tôi sống với Hắc Báo.

Có những khi năng lực vô biên của Huế khiến anh có trục trặc với các cố vấn khác là những người không có phẩm chất như anh.

“Khi tôi đến cơ quan MACV ở Huế, mọi người đều cảnh cáo với tôi hãy coi chừng anh chàng Harry nhiều rắc rối cuộc đời. Nào là tên to đầu khó bảo, nào là tên tổ sư ghét các cố vấn Mỹ nếu không muốn nói là ghét Mỹ, nào là hắn ưa đòi hỏi các cố vấn phải theo với hắn bất kỳ nơi đâu hắn đi,” Th/tá TQLC David L. Wiseman nói, ông về sau làm cố vấn cho Huế vào năm 1970. “Kẻ nào trong chúng ta tỏ ra giúp đỡ cho Harry sẽ nhận thấy nơi anh ta một con người cực kỳ biết lo lắng bảo vệ cho chúng ta. Harry quả là một chiến binh vừa là một con người hết lòng tận tụy lo cho gia đình, ai có quan niện tương tự sẽ ăn rơ dễ dàng với anh ta.”

Tiếng tăm của Huế trên chiến trường thì không ai bì kịp. “Trên chiến địa anh có vẻ lớn hơn con người thật của mình,” Đ/úy Coolican nói. Các cố vấn khác thấy anh là một con người ‘tuyệt đối không biết sợ hãi’ khi chiến đấu. Anh ta có thể vẫn bước đi bình thường khi đột nhiên bị pháo kích mà không hề nao núng hay nhảy xuống hố tìm chỗ núp. Hình như anh ta là kẻ say mê hương vị của chiến trường. Chưa có ai đã từng trông thấy anh tỏ ra hốt hoảng trước súng đạn.

Đại Đội Hắc Báo vì phải phân tán lực lượng đi khắp thành phố vào ngày đầu năm, nên chỉ còn 50 người để đương đầu với cuộc tấn công của hai tiểu đoàn địch đánh vào phi trường Tây Lộc lúc sáng sớm ngày 31 tháng Giêng. Tuy quân số ít ỏi nhưng Huế đã biết điều động để làm lệch đường tiến của Cộng quân khiến họ mất cơ hội chiếm trọn Thành Nội trong ngày đầu tiên. Trong khi phản công lại đợt xung phong đầu tiên của địch vào phi trường, Hắc Báo đã tiêu diệt được hơn 50 quân BV đồng thời cứu được hai TQLC Mỹ. Vài tháng sau Huế được đích thân Tướng Creighton Abrams gắn lên áo huy chương Ngôi Sao Bạc (Silver Star) và Ngôi Sao Đồng (Bronze Star). Silver Star là huy chương anh dũng cao quí nhất của Hoa Kỳ dành để tặng cho một chiến sĩ Đồng Minh. Về sau Huế lại được tặng một Silver Star khác nữa về chiến công bên cạnh quân 101 Dù Hoa Kỳ nhưng chưa có dịp để nhận.

6

Trần Ngọc Huế được Tướng Creighton Abrams tặng huy chương Silver Star và Bronze Star khi còn ở cấp bậc đại úy. Th/tá Phạm Văn Đính đứng bên phải, người về sau đem cả trung đoàn bảo vệ căn cứ Carroll đầu hàng CS năm 1972. (LowellMilkenCenter.org)

“Về huy chương thì tôi giàu lắm,” Huế đáp khi có người hỏi anh có được bao nhiêu cái. Anh được một Bảo Quốc Huân Chương (the National Order) là huy chương cao quí nhất của Nam Việt Nam, cùng khoảng 50 Anh Dũng Bội Tinh (Cross of Gallantry).

Huế và ĐĐ Hắc Báo trở thành lực lượng bảo vệ cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Tướng Trưởng từ ngày đầu cuộc giao tranh, một công tác anh phải miễn cưỡng chấp nhận. Bấy giờ mặc dầu chỉ mới là một trung úy nhưng Huế nắm chỉ huy toàn bộ nhiệm vụ phòng vệ Mang Cá và đã đánh bật nhiều đợt tấn công của địch nhằm tràn ngập căn cứ chỉ huy này.

Sau đó Tướng Trưởng cử Hắc Báo đến những nơi nào cam go nhất trong Thành Nội để gây phấn khởi thêm cho tinh thần binh sĩ các nơi ấy. Sự hiện diện của Huế và quân Hắc Báo, tuy cấp số chỉ một đại đội nhưng có giá trị tương đương một tiểu đoàn quân sự. Tuy đôi lúc phải kềm hãm con người của Huế đầy năng lực nhưng Tướng Trưởng và Tr/úy Huế quả là một cặp bài trùng.

“Tôi vẫn luôn luôn nói với Tướng Trưởng tôi muốn ra chiến đấu. Tôi không muốn ngồi yên một chỗ. Tôi muốn chạy,” Huế nói. “Tôi luôn kính trọng ông ta và ông ta cũng nể tôi không kém. Nhiều sĩ quan sợ ông đến té đái nhưng Harry này thì không.”

Hôm 1 tháng Hai, một trung đội của Hắc Báo đã dẫn đường cho những lực lượng tăng phái đầu tiên vào đến Thành Nội rồi sau đó giúp họ đặt vị trí canh phòng cho Mang Cá. Ngày hôm sau toán quân đầy kinh nghiệm của Huế đã đưa quân tăng viện đi lấy lại phi trường Tây Lộc. Trong vài ngày sau đó họ lại được gọi đi phản công cuộc tiến công của địch và trám vào chỗ trống nơi chu vi phòng thủ. Điều quan trọng là Huế đã trở thành cố vấn sáng giá của Tướng Trưởng và cũng là người chỉ huy hành quân nhờ am hiểu địa hình thành phố nhất.

Sự am tường từ các con phố đến các ngõ hẻm nơi thành phố sinh trưởng của mình, Huế tỏ ra hữu hiệu gấp bội khi anh có thể gom về được những quân nhân Nam Việt đang ẩn nấp sau cuộc tấn công bất thần của địch. Anh hình dung ra được đâu có thể là nơi ẩn nấp của họ để rồi giúp hằng trăm binh sĩ về lại được với đơn vị mình để cùng chung sức đẩy địch ra khỏi thành phố.

Hôm 14 tháng Hai, Hắc Báo kéo đến khu tường thành phía Tây Bắc để giải cứu Tiểu Đoàn 1/3 đang bị bao vây. Sau đó trong một sứ mạng tương tự Huế giành lại được căn nhà của mình vốn đã bị quân BV chiếm đóng từ ngày đầu của cuộc giao tranh, cứu được cha, mẹ, vợ và đứa con gái sơ sinh.

Bốn ngày sau Hắc Báo đã hà hơi tiếp sức cho TQLC Mỹ 1/5 của Th/tá Thompson đã quá mệt mỏi bằng cách giữ an ninh mạn phải cho họ, dọc theo khu Đại Nội.

Hôm 22 tháng Hai họ lại được gởi trở lại khu tường thành Tây Bắc vừa đúng lúc để đẩy lui một cuộc tấn công của một lực lượng địch vừa mới từ Khe Sanh tăng phái vào cho chiến trường Huế. Hắc Báo tiêu diệt một đại đội mới được tung thêm vào để đánh một cú thốc cuối cùng với hy vọng chiếm lại thành phố.

“Họ mặc quân phục còn mới ken với đầy đủ lon lá là những ngôi sao trên cổ áo. Họ khai với tôi rằng họ vào Huế để diễn hành chiến thắng,” Huế nói. “Chúng tôi giết được cả trăm địch quân và tịch thu được rất nhiều súng lục K-54 và K-58. Về sau những chiến lợi phẩm này trở nên món hàng giá trị để trao đổi vũ khí với quân TQLC Hoa Kỳ.”

Cuối ngày hôm đó Tướng Trưởng ra tận mặt trận và thăng cấp đại úy cho Huế. Tuy nhiên, trước khi Huế nhận lon mới từ tay Tướng Trưởng thì anh đã mang trên áo giáp lon cầu vai lấy từ một sĩ quan địch mới bị giết, kèm với lon đại úy khác của TQLC Mỹ hình sọc khối do viên cố vấn là Đ/úy Coolican tặng.

Ngày hôm sau Huế cùng đơn vị được báo trước chuẩn bị một cuộc tấn công vào Đại Nội. Quân của Tiểu Đoàn 2/3 được chỉ định hạ cờ MTGP trên Kỳ Đài xuống, còn ĐĐ Hắc Báo thì được vinh hạnh đánh chiếm lại Đại Nội.

“Thật quả là một giây phút xúc động,” Huế hồi tưởng lại. “Có nhiều xác địch khắp đó đây và cũng có nhiều hoang tàn do đại bác gây nên. Nhưng bộ đội còn sống thì không thấy ai cả.”

Khoảng một tuần sau khi trận đánh kết thúc, tôi có dịp gặp Huế. Lần đó tôi dẫn theo một đặc phái viên Mỹ đến gặp anh ở văn phòng chỉ huy gần phi trường Tây Lộc. Lúc ấy Huế đang nằm nghỉ xả hơi trên võng căng trước cổng.

“Đại Úy Smith à,” anh ta la ầm lên rồi kéo tôi qua một bên và tỉ tê. “Anh phải gọi báo cho tôi biết trước rằng anh sẽ đến. Coi không được tí nào thấy không. Ít ra phải cho tôi chút thì giờ để ăn bận binh phục cho nó chỉnh tề chứ.”

7

Đ/úy Huế ở nhà riêng bên ngoài bộ chỉ huy Đại Đội Hắc Báo. (Hình chụp lại từ video của LowellMilkenCenter.org)

Anh ta nói đúng và tôi đã thành thật xin lỗi. Sau đó khi đã mặc xong bộ đồ trận kẽn nhất, Huế mới dẫn nhà báo trẻ tuổi đi xem một vòng doanh trại và dành cho anh chàng một cuộc phỏng vấn đặc biệt mà sau đó bài phóng sự này đã được đăng trên tờ nhật báo Sao và Sọc (Stars and Stripes) của quân đội Mỹ. Nhan đề câu chuyện là ‘Hue’s Panthers Fight Like Tigers.’ (Bầy Báo của Huế Chiến Đấu Như Hổ). Vài tháng sau, anh chàng Huế nay tiếng tăm lẫy lừng được mời ra tham dự một buổi lễ trên một con tàu của Đệ Thất Hạm Đội đậu ngoài khơi biển Đông.

“Họ đưa một trực thăng vào đón tôi ra tàu. Chưa bao giờ tôi được bước chân lên một chiến hạm,” Huế cười toe kể lại câu chuyện. “Rắc rối một điều là tôi quên chưa báo cáo với Tướng Trưởng. Khi ông ta đến tìm tôi tại đơn vị, người của tôi mới cho ông hay rằng tôi đã bay ra ngoài tàu Mỹ chiều mới trở về. Về sau cả hai chúng tôi đều bật cười mỗi khi nhắc đến kỷ niệm đó.”

1

Huế với cấp bậc thiếu tá. (LowellMilkenCenter.org)

Năm 1969, Huế được thăng cấp Thiếu Tá và nắm chức Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 2 thuộc SĐ1 BB. Trung Đoàn 2 mệnh danh là Trung Đoàn Sói Đen (Black Wolf Regiment), cùng một đơn vị mà cha anh đã chỉ huy hồi thập niên 50. Hai năm sau lúc vừa mới được thăng cấp trung tá, Huế bị địch bắt sống trong một cuộc Hành Quân 719 ở trên đất Lào. Trong sứ mạng cuối cùng của Huế vào đất Lào vào tháng Ba năm 1971, các cố vấn Mỹ không được phép tháp tùng theo. Cuộc hành quân được coi như hoàn toàn do quân đội Miền Nam chủ động và cố vấn Mỹ được cảnh cáo trước sẽ bị truy tố ra tòa án binh nếu ai đi theo họ. Sau khi hoàn tất công tác, tiểu đoàn của Huế sẽ bảo vệ cho cuộc triệt thoái của quân đội Nam Việt bằng phi cơ trực thăng. Đơn vị của anh bị phục kích và sau nhiều giờ cận chiến với địch quân Huế bị thương và bị bắt. Trong cuộc giao chiến này anh mất hết bốn ngón bên tay trái. Đây là lần thứ năm Huế bị thương trong khi đánh nhau.

Sau khi bị bắt, quân BV cho phép tất cả sĩ quan được phép nói đôi lời nhắn nhủ về gia đình trên làn sóng phát thanh của quân địch đặt ở ngay phía Bắc vùng Phi Quân Sự. Huế nhắn với Cam, vợ anh, rằng anh được bình yên và nhắc nhở nàng hãy lo nuôi nấng ba đứa con gái nhỏ.

Anh phải sống hết 13 năm trong lao tù CS, luôn luôn từ chối mọi lời dụ dỗ anh đứng về với phía họ. Bốn năm đầu tiên anh bị biệt giam trong nhà tù Hỏa Lò (Hanoi Hilton) nổi tiếng, hơn tám năm sau đó anh bị cầm giữ trong các trại cải tạo; trong thời gian này anh cải đạo thành một tín đồ đạo Cơ Đốc. Những lúc gian khổ anh hướng về ơn trên và nghĩ tới vợ và các con.

Người CS biết rõ anh là một chiến sĩ xuất sắc và một nhà chỉ huy lỗi lạc. Đây là đức tính quí báu mà họ cần cho quân đội họ vì họ đã hao hụt mất nhiều sĩ quan giỏi sau nhiều năm dài chiến tranh. Họ lý luận rằng nếu anh quay về với họ tức là anh theo với phe chiến thắng.

“Họ hứa hẹn sẽ phong cho tôi làm tướng nếu tôi ưng thuận nhưng tôi vẫn nhất mực từ chối,” Huế kể lại.

Chua chát thay kẻ thẩm vấn anh lại là Phạm Văn Đính người trước đây từng là một đồng đội ở Sư Đoàn 1 BB. Đại đội của Đính từng được vinh dự hạ chiếc cờ của CS xuống khỏi Kỳ Đài vào những ngày cuối cùng của trận đánh Huế Tết 68.

Tháng Tư 1972 Đính trong cấp bậc trung tá của quân đội Miền Nam đã làm sững sốt các cố vấn Mỹ khi giao nạp đơn vị là cả một trung đoàn và bộ chỉ huy ở căn cứ Carroll cho địch bằng hành động đầu hàng. Ngày hôm sau Đính xuất hiện trên đài phát thanh Hà Nội tuyên bố rằng anh được đối xử tử tế và kêu gọi binh sĩ Miền Nam hãy buông súng và đừng chiến đấu chống lại BV. Ngày nay Đính nắm chức vụ cao trong chính quyền CS ở Huế.

Trong thời gian có cái gọi là hòa bình giả tạo năm 1973, vợ của Huế đã tìm đến nơi mà người ta đồn sẽ có một cuộc trao trả tù binh, sau đó mới hay chỉ là tin đồn nhảm.

Sau cùng Huế được thả về vào năm 1984 rồi sống chui rúc ở Sài Gòn không dám ra Huế vì sợ bị trả thù. Một năm sau vợ con anh mới tìm đến được với anh, kể từ đó anh coi như bị quản thúc tại gia. Anh được giao cho công việc săn nhặt vàng và quí kim từ những máy thu thanh cũ của Mỹ và được trả đủ để nuôi sống gia đình. Dẫu sao thì cũng còn hơn là chết rục xương ở trong tù.

8

Tấm hình cựu Tr/tá David Wiseman chụp cho Huế hồi làm cố vấn năm 1970, dùng  để dọ hỏi tin tức về Huế. (LowellMilkenCenter.org)

Cùng lúc ấy một trong những cựu cố vấn của Huế là Th/tá TQLC David Wiseman bắt đầu truy tìm người đồng đội cũ của mình.  “Năm 76 tôi được một cựu tướng quân đội Miền Nam cho biết Harry đã chết ở trong tù nhưng tôi đâu có dễ tin như vậy được,” Wiseman nói. “Anh ta không bao giờ chết được ngoại trừ bị họ giết.”

Ông bắt đầu đem tấm hình ông đã chụp cho Huế trước đây đi khắp cộng đồng đông đảo người Việt ở Virginia để dọ hỏi, hi vọng có ai đó nhận ra anh và cho biết anh còn sống hay đã chết. Sau cùng, đến năm 1990, sau khi Wiseman đã thăng lên trung tá, ông gặp một di dân ở Nam Việt Nam mới sang, cô ta nhận ra anh trong hình và cho biết cô có thấy anh ở Sài Gòn. Wiseman lập tức viết thư cho Huế và bắt đầu gởi về cho Huế mỗi tháng 100 đô la để giúp anh nuôi sống gia đình. Đồng thời ông nộp đơn với Bộ Ngoại Giao xin được phép giúp bạn ông cùng gia đình sang Mỹ.

Bây giờ đang sống ở Bắc Virginia, Huế cùng vợ là Cam và ba con gái đã tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ hôm tháng Mười Một 1996.

Với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè, Huế đã lo được cho ba con theo học đại học. Để có đủ tài chánh cho một đời sống sung túc hơn anh phải làm hai việc ở hai nơi và rất tích cực hoạt động với cộng đồng người Việt vùng thủ đô Washington DC. Mỗi tuần anh mua một vé số hy vọng ngày nào đó cơ may đến anh sẽ bảo lãnh cho hai người chị em đang sống túng thiếu ở Huế được qua Mỹ để cùng anh chia xẻ sự may mắn.

Có hôm Huế ước ao được về lại nơi thành phố nơi anh sinh trưởng.

“Bây giờ chưa phải lúc,” Huế nói. “Chế độ CS đang suy tàn ở VN, và vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sứ mạng của tôi trên trần gian này vẫn chưa hoàn tất, tôi sẽ làm những gì có thể làm được để cứu dân tôi.”

*

Người anh hùng khác của quân đội Miền Nam dĩ nhiên phải nói đến Tướng Ngô Quang Trưởng. Ông ta bây giờ trên 70 và đã về hưu sống ở Bắc Virginia chỉ cách chỗ ở của Huế có vài dặm. Ông chọn cuộc sống ẩn dật xa hẳn ánh đèn sân khấu của chính trường mà ông đã từng một thời nắm lấy trong suốt 21 năm binh nghiệp huy hoàng. Ông sống trong một căn nhà gạch khiêm tốn trên một con phố yên tĩnh ở vùng ngoại ô Washington. Trên tường căn phòng khách ông treo bức ảnh ghi lại giây phút thượng cờ ở Kỳ Đài sau khi tái chiếm hôm 24 tháng Hai năm 1968. Ngoài ra có một khung kiếng khác với phù hiệu của bốn đơn vị ông đã từng phục vụ: Sư Đoàn Dù, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Quân Đoàn IV, và Quân Đoàn I. Đó là hai món quà do bạn bè và đồng đội trao tặng ông trong một buổi lễ ở trại Fort Leavenworth, Kansas, năm 1975, không lâu sau khi ông vừa đến Mỹ.

Ông hết sức tự hào thời gian làm tư lệnh SĐ1 BB, đặc biệt là trong thời gian Tết Mậu Thân. Một trong những tấm hình ưng ý nhất của ông là hình chụp lúc cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird gắn thêm lá cờ đuôi nheo xanh lên trên cờ hiệu Sư Đoàn 1 Bộ Binh khi đơn vị này được Hoa Kỳ tặng huy chương Khen Thưởng Đơn Vị Xuất Sắc của Tổng Thống Hoa Kỳ (the U.S. Presidential Unit Citation). Sư Đoàn 1 Bộ Binh là sư đoàn quân đội Nam Việt duy nhất nhận được vinh dự đó.

9

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng hồi nắm tư lệnh Quân Khu 1, thời gian có trận “Mùa Hè đỏ lửa 1972”. (RVNHS)

Tướng Trưởng nhận thêm ngôi sao thứ nhì vào thời gian tháng Sáu 1968 để rồi lại được thăng lên cấp trung tướng hai năm sau đó khi ông được trao quyền Tư Lệnh Quân Khu IV. Hai năm sau, do sự thúc bách của các cố vấn Mỹ ông được TT Thiệu đề cử ra nắm chức Tư Lệnh Quân Khu 1 thay thế cựu xếp lớn của ông là Tướng Hoàng Xuân Lãm. Với sự giúp sức của Hoa Kỳ bằng hỏa lực hùng hậu Tướng Trưởng đã chận đứng được cuộc tổng tấn công ‘Mùa Hè Đỏ Lửa’ (Người Mỹ gọi trận này là ‘the Easter Offensive’: Cuộc Tấn Công Lễ Phục Sinh vì nó xảy ra trong thời gian có lễ này của họ), theo đó quân CSBV suýt chiếm trọn Vùng 1 trong âm mưu cắt Miền Nam thành hai phần.

Sự chiến thắng này đã nâng Tướng Trưởng lên đầu danh sách của vài ứng viên tuyển chọn tương lai sẽ thay thế Tổng Thống Thiệu. Dưới nhãn quan của người Mỹ thì Tướng Trưởng có nhiều khả năng được chọn hơn cả. TT Thiệu nhận thấy điều này nên liên hệ giữa hai người có vẻ trở nên không mấy tốt đẹp.

Ba năm sau, khi Cộng Quân xua quân để chiếm trọn Miền Nam, do ngờ vực Tướng Trưởng là đối thủ được Mỹ tích cực ủng hộ, TT Thiệu cho rằng quân CS chiến thắng quá nhanh phần lớn do lỗi Tướng Trưởng. TT Thiệu vì e sợ thế lực Tướng Trưởng quá mạnh đã ra lệnh Sư Đoàn Dù bỏ Vùng 1 rút về Sài Gòn, một nước cờ mà Tướng Trưởng cho là của kẻ điên. Con người của Tướng Trưởng vốn điềm đạm mà cũng phải trở nên mất tự chế, theo một báo cáo cho biết ông đã từng nghĩ đến chuyện từ chức hoặc có thể gây nên một cuộc đảo chánh. Cuối cùng thì ông đã không chọn một quyết định nào, thay vào đó ông quyết định vẫn giữ vai trò của một quân nhân chuyên nghiệp chỉ biết thi hành nhiệm vụ, không phải là một kẻ có mưu đồ chính trị.

Khi Đà Nẳng bị thất thủ vào cuối tháng Ba năm 1975 chính Tướng Trưởng phải bơi ra biển để mà tìm cái sống. Vốn là một tay bơi lội thuộc hạng tồi nhưng nhờ sự trợ giúp của một người phụ tá ông đã từ một căn cứ cũ của TQLC Mỹ chèo ra được đến một tàu tuần của NV đang chờ sẵn. Lúc sớm hơn ngày hôm ấy, Tướng Trưởng trong tinh thần suy nhược và mất định hướng, nhận được điện thoại của TT Thiệu ra lệnh ông phải lập một đầu cầu trên một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi để khơi mào cho một cuộc tái chiếm lại Vùng I. Nghe vậy Trưởng phải rán nín hết sức để khỏi phì cười.

Vài ngày sau về đến Sài Gòn, ông xin vào nằm ở một bịnh viện dã chiến. Ông bị chứng suy nhược tinh thần và viêm màng kết (conjunctivitis). Sau vài ngày nghỉ dưỡng, Tướng Trưởng được giao làm phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng chỉ huy việc phác họa kế hoạch phòng thủ Sài Gòn. Ông dự tính sẽ ở lại đến phút cuối nên lo đưa cho vợ con bay ra khỏi nước trước.

Ngày 30 tháng Tư, PTT Nguyễn Cao Kỳ chạy vào Bộ Tổng Tham Mưu tìm gặp Tướng Trưởng. Tướng Trưởng lúc ấy đang trong tâm trạng đau đớn xót xa, ông như kẻ mê muội đang bước lang thang qua các hành lang trong Bộ Tổng Tham Mưu. Gặp Tướng Trưởng, ông Kỳ hỏi ông đang làm gì thì Tướng Trưởng cho biết đang chờ lệnh của cấp trên. Nghe vậy ông Kỳ liền ra lệnh cho ông đi theo lên một chiếc trực thăng cùng với 10 người khác bay ra hàng không mẫu hạm USS Midway đang thả neo ngoài khơi biển Đông.

10

Hình chụp bài viết mới nhất về Tướng Trưởng đăng trên HistoryNet năm 2017. Bài của Tướng James H Willbanks, trưởng Trung Tâm Quân Sử Lục Quân George C Marshall, kiêm giám đốc phòng quân sử tại Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth, Kansas.

Tháng Ba 1997, tôi đến thăm ông Trưởng, dẫn theo Huế người Đại Đội Trưởng Hắc Báo ngày nào. Chúng tôi uống trà và chuyện trò thân mật. Trưởng và Huế mỗi người ngậm một điếu thuốc.

“Anh bỏ thuốc rồi sao?” ông tướng hỏi tôi, nhớ lại những ngày ở Huế khi hai chúng tôi còn hút với nhau.

“Phải, tôi bỏ lâu lắm rồi,” tôi đáp.

“Vậy thì tốt cho anh,” ông Trưởng cười và nói.

Huế vẫn còn gọi Trưởng là ‘sếp’. Khi còn ở ngoài xe Huế đã cho tôi biết trước là ông tướng không thích được phỏng vấn vì ông không ưa nhắc đến dĩ vãng. Tuy nhiên ông rất muốn gặp lại tôi.

Ông Trưởng nhận ra tôi ngay và chúng tôi nói chuyện về trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế một cách vui vẻ. Được hỏi khi đọc lại những sách hoặc chuyện kể, nói về trận đánh, ông có thấy chỗ nào thiếu chính xác không thì ông cho biết là tất cả khá chính xác.

Tôi nói với ông tôi vẫn thấy kỳ diệu khi quân số của ông nhỏ nhoi như thế mà có thể ngăn địch không chiếm trọn được Thành Nội.

“Đây là người đã cứu Thành Nội và cũng là người đã cứu mạng tôi,” ông Trưởng nói, chỉ tay về phía Huế. Cả hai cùng trao nhau nụ cười. Ông Trưởng hãnh diện chỉ tấm hình thượng cờ ở Thành Nội và đứng dậy để hạ khung hình có phù hiệu bốn đơn vị xuống.

“Trong đời binh nghiệp tôi đã chỉ huy bốn đơn vị này, đơn vị nào cũng xuất sắc cả,” ông nói với vẻ kiêu hãnh ra mặt.

Chúng tôi lại nói về ngày thượng kỳ ở Kỳ Đài Phu Văn Lâu. Tôi nói với ông đúng ra tôi có thể đi theo để tham dự cuộc tái chiếm đó mà tôi đã không đi, một quyết định mà tôi cứ ân hận mãi. Ông đứng dậy để đi tìm thêm những tấm ảnh khác cho tôi xem.

Trong khi ông tướng đi qua căn phòng khác, Huế cho tôi biết ông ta nghèo lắm. Ông và gia đình rời khỏi Việt Nam chỉ với bộ đồ mặc trên người. Sau một thời gian viết một số binh thư nghiên cứu giá trị cho Lục Quân Mỹ ở Fort Leavenworth, ông Trưởng bắt đầu làm nghề viết lập trình cho máy điện toán và phân tích dữ kiện cho the American Railroad Association (Hiệp Hội Hỏa Xa Hoa Kỳ). Năm 1995 ông về hưu và sống bằng số tiền hưu nhỏ nhoi.

Sau vài phút, ông Trưởng trở lại với một xấp hình khổ 3X5, không hình nào có ông trong đó cả nhưng có một bức thư Tướng Norman Schwarzkopf đã viết gởi ông vào tháng Hai năm 1991, tức chỉ vài tuần sau cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh (Gulf War). Nghĩ là thư riêng tư nên tôi không đọc ngay. Thấy vậy Trưởng nói với Huế bằng tiếng Việt rồi anh liền quay qua dịch lại cho tôi.

“Ông Tướng muốn anh hãy đọc bức thư này”

Thư chỉ có 3 đoạn, được đánh máy trên giấy có in chìm 4 ngôi sao của vị Tổng Tư Lệnh cuộc Hành Quân Bão Sa Mạc (Operation Desert Storm). Trong thư, Tướng Schwarzkopf đã cám ơn Tướng Trưởng vì ông Trưởng đã tỏ niềm hãnh diện khi từng được ông ta làm cố vấn quân sự một thời. Schwarzkopf đáp lại bằng cách nói rằng Tướng Trưởng là một trong những vị thầy lỗi lạc nhất của ông ta, ông còn nói rằng nhiều chiến lược ông dùng trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh (Gulf War) đều áp dụng từ những gì ông học được qua Tướng Trưởng. Ông Trưởng mĩm cười trong khi tôi đang đọc bức thư.

“Ông Tướng, tôi có thể copy lại bức thư này để in trong cuốn sách sắp xuất bản của tôi được không?” Tôi hỏi.

“Không, đừng nên thì hơn. Cái này rất là riêng tư,” ông ta trả lời.

Tôi đổi đề tài trở lại câu hỏi làm sao một lực lượng nhỏ của ông mà có thể cầm chân được hai tiểu đoàn quân BV ở Thành Nội năm 68.

Ông nhìn sang phía Huế đang ngồi cạnh tôi.

“Nhờ anh này,” ông nói. “Anh ta sinh trưởng ở đó nên anh ta thuộc hết từng căn nhà, từng con phố.”

Huế cười rồi đáp với một câu mà mọi người đều cười òa.

“Tôi nói với những người bạn Việt của tôi ở đây rằng nếu quân BV mà đến đây tôi sẽ cho họ đi xe mướn chạy vòng mãi trên vòng đai xa lộ quanh thủ đô Washington, D.C.” Huế nói.

Trước khi chia tay tôi hỏi ông Tướng có điều gì trong đời binh nghiệp của ông mà người ta đã bỏ sót không nhắc đến chăng. Ông trả lời rằng không có và nhân cơ hội này để tự chế diễu chính mình.

“Nghĩ thật nực cười, đời binh nghiệp tôi đã chấm dứt bằng một màn bơi trên biển Đông.” Ông vừa nói vừa nhoẻn miệng cười toe.

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

 

Kết quả của trận chiến

 

Mặt trời chiếu sáng rực rỡ khi chiếc trực thăng chở Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Miền Nam VN đáp xuống bãi đáp ở Mang Cá lúc xế trưa ngày 25 tháng Hai.

TT Thiệu trong bộ đồ trận mới ủi hồ chào tay đáp lại Tướng Trưởng rồi đưa tay ra bắt thật niềm nở. Kế đó ông duyệt qua hàng quân danh dự trong đó có ĐĐ Hắc Báo trong khi ban quân nhạc sư đoàn trỗi khúc quân hành, rồi bắt đầu gắn huy chương cho khoảng vài chục quân nhân Việt và cố vấn Mỹ.

TT Thiệu người từng làm tư lệnh SĐ1 (?) hồi đầu thập niên 60 đã không ngớt tươi cười và cũng ban cho Tướng Trưởng cái nụ cười hiếm xảy ra giữa họ. Cảm giác nhẹ nhỏm cả hai đều cảm thấy lướt qua sân diễn hành như cơn gió thoảng mát mẻ.

Sau bữa ăn trưa ngắn ngủi ông Thiệu lên trực thăng bay trở về trong Nam. Từ trên không TT Thiệu nhìn xuống, thấy cảnh chiến tranh tàn khốc đã biến một thành phố đẹp nhất nước trở nên tan hoang điêu tàn như thế nào. Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương giờ đây là một vết sẹo quăng queo xấu xí. Những vài cầu rỉ sét lộ ra trên mặt sông trông như khúc xương của loài rắn biển. Dãy tường thành của Thành Nội sau ba tuần lễ liên tục bị cày nát bởi bom, đại bác và hải pháo, nay lỗ chỗ những hố to tướng, nhiều nơi đổ sụm xuống chỉ còn là một đống gạch vụn. Ngoại trừ một vài nơi trên đường Lê Lợi, Khu Hữu Ngạn kể ra cũng còn ít hư hại hơn.

 

1

Đường Trần Hưng Đạo chỗ chân cầu Gia Hội, góc Phan Bội Châu, nhìn từ đồn cảnh sát Đông Ba. (MarineCorpsArchives)

 

23

Đường Mai Thúc Loan bên trong Thành Nội, mệnh danh là Lằn Tuyến Xanh, nhìn từ cửa Đông Ba. Nơi đây diễn ra những trận ác chiến kéo dài suốt nhiều ngày. (newseumed.org)

 

17

Cảnh hoang tàn của một con đường trong nội thành lúc đang còn giao tranh. (Catherine Leroy/Mạnh Hải)

 

21

Nhiều nơi ở Đại Nội đến nay vẫn còn giữ nét hư hại do trận Mậu Thân. (dandlwandering10.blogspot.com)

 

Tình trạng của dân tị nạn thật cấp bách. Có phỏng chừng 116.000 trong tổng số 140.000 dân đã không có nơi ăn chốn ở. Nhu cầu khẩn cấp chính là thực phẩm, áo quần và thuốc men. Điều đáng lo ngại nhất là bệnh dịch có thể xảy ra nếu không giải quyết vấn đề vệ sinh kịp thời. Hệ thống điện và nước đều hư hỏng cả. Các xác chết tràn lan trên các đường phố, cống rãnh và trong các ngôi nhà đổ nát. Ưu tiên hàng đầu là phải đem chôn ngay lập tức.

 

16

TQLC Mỹ thu dọn chiến trường, bước gần xác một người lính BV nằm chết trên một đường nhỏ của Thành Nội. (Catherine Leroy/Mạnh Hải)

 

6

Cứu một mệ già tìm thấy còn sống sót trong mấy căn nhà đổ nát. (Tarih Turdu/Twitter)

 

11

… một bé gái gầy ốm và bơ vơ giữa hoang tàn. (LowellMilkenCenter.org)

 

18

Một người mẹ đau lòng với vết thương trên đầu của đứa con nhỏ, sau khi em vừa được lính Mỹ băng bó tạm. (CatherineLeroy/MạnhHải)

 

22

Khiêng giúp một người dân bị thương ra khỏi vùng chiến sự. (CatherineLeroy/MạnhHải)

 

Nhiều người trong số dân tị nạn là những quân nhân đi phép Tết và bị kẹt không trở lại với đơn vị được. Thay vì bỏ hàng ngũ theo địch như CSBV vẫn hằng mong đợi thì họ đã tìm mọi cách để ẩn trốn, họ núp dưới hầm sâu đào dưới đất hay ép mình nằm trên gác lững dưới mái nhà chờ dịp được giải cứu để chạy về với đơn vị. Ba ngày sau khi trận đánh kết thúc tôi tìm gặp anh tài xế riêng bị nhốt trong lao Thừa Phủ cùng một số dân tị nạn. Khi thấy tôi anh ta cười mừng rồi chạy ào về phía tôi, quì xuống hôn tới tấp lên tay tôi. Anh và những người bị địch nhốt ở đây cứ tưởng là địch đã giết hết người Mỹ rồi.

 

10

Mấy bé gái nô đùa cạnh người lính Mỹ đứng gát trước Ty Kiến Thiết Thừa Thiên Huế. Nơi đây nay trở thành ngã sáu sầm uất nhất ở khu Hữu Ngạn với nhiều nhà cao tầng như VinPearl Hotel …(MarineCorpsArchives)

 

Một trong những ưu tiên cấp thời là sửa chữa cây cầu hỏa xa (cầu Bạch Hổ) nằm ở phía Tây của sông Hương để xe cộ hai bờ có thể lưu thông qua lại. Cầu Trường Tiền thì đã được chắp nối nhanh chóng khiến bây giờ có thể tạm đi bộ; nhưng phải mất thêm sáu tháng nữa may ra mới tạm sửa xong cho xe cộ qua lại.

 

24

Công Binh Mỹ làm cầu phao qua đoạn cầu Trường Tiền bị sập, để dân chúng có thể tạm qua lại bằng bộ, kể cả dẫn theo xe đạp. (vietnamnet.vn)

 

25

Một cây cầu nổi khác, xe gắn máy và xe hơi nhỏ có thể qua được, do Đại Đội Cầu Nổi Công Binh Mỹ bắt gần cầu Trường Tiền. (forums.bohemia.net)

 

Bay trên cao nhìn xuống thấy cảnh tượng thật thê lương nhưng đi trên mặt đất mới thấy ghê rợn hơn vì dưới này người ta có thể nghe và ngửi được nữa.

Quá nhiều nhà cửa bị tàn phá, không còn nơi cho dân tị nạn trú ngụ và ăn ngủ. Trại tạm cư bằng tôn được mang đến Huế bằng máy bay hoặc quân xa. Chỉ trong vài ngày gạo trồng ở Tiểu Bang Louisiana đựng trong những bao 45 kg được không vận đến Huế.

Từng gia đình quây quần bên đống lửa để đun nước nấu cơm. Rau quả rất hiếm còn thịt thì hoàn toàn không có. Những vườn rau trong khắp thành phố nay hoặc đã bị hư hại hoặc đã trở thành nghĩa địa, còn gà vịt và heo thì đã làm mồi cho binh sĩ quân đội của cả hai bên trong suốt cuộc chiến rồi.

Quân nhân NV được giảm quân vụ để giúp tái thiết lại thành phố. Nhiều người còn phải tự lo sửa chữa nhà cửa của mình nữa. Bác sĩ quân y được biệt phái làm việc ở các trại tị nạn để lo vấn đề chủng ngừa cho dân chúng phòng dịch tả, dịch hạch và thử độ an toàn vệ sinh nước uống. Thuốc chủng ngừa do Hoa kỳ cung cấp.

Mùi xác chết vẫn phảng phất trong không khí suốt mấy tuần lễ vì nhiều xác ở các hào nước, sông hồ, ruộng vườn vẫn chưa thu gom hết được.

*

Chừng một tuần lễ sau khi cuộc giao tranh xem như đã chính thức chấm dứt, tôi nhận được một cú điện thoại từ một bạn đồng sự cho hay người ta vừa phát giác một mồ chôn tập thể ở Bãi Dâu thuộc khu Gia Hội. Tôi lái xe đến nơi và kinh hoàng đứng nhìn bạn bè, thân nhân của nạn nhân đang vừa đào lên được hằng trăm xác chết. Nhiều xác tay bị trói quặt ra phía sau bằng dây kẽm. Những người khác bị chôn khi đang còn sống.

Một năm rưỡi sau, bộ đội hồi chánh dẫn quân Mỹ đến địa điểm một con suối nằm sâu trong rừng cách Huế chừng mười dặm về phía Tây. Rải đều suốt một chiều dài chừng 100 mét dọc theo khe núi là xương cốt của chừng bốn trăm xác đã được dòng suối rửa sạch trắng hếu. Quan sát xương đầu cho thấy họ đã bị bắn hoặc bị đập vỡ sọ. Chính quyền địa phương sau đó công bố danh sách 428 nạn nhân này gồm các binh sĩ quân đội Miền Nam, sinh viên học sinh, công chức hành chánh, viên chức xã ấp, và luôn cả thường dân. Tính chung các nơi thì số nạn nhân bị hành quyết có khoảng 3000 người.

Năm 1970, Tổng Thống Mỹ Richard M. Nixon trưng ra ý kiến rằng cuộc tàn sát ở Huế như là một chứng cớ sẽ xảy đến cho người dân Nam Việt Nam nếu Hoa Kỳ bất thần rút quân ra khỏi nơi này. Nixon cho rằng thời gian chiếm đóng ngắn ngủi ở Huế của quân CS là ‘một thời kỳ khủng bố đẫm máu khiến 3000 thường dân đã bị bắn hoặc bị đập vỡ sọ chết.’

Giới lãnh đạo BV thẳng thừng từ chối về vụ tàn sát. Một trong những lãnh đạo cao cấp BV trực tiếp tham gia vào cuộc tấn công Tết Mậu Thân tại Huế là Tướng Trần Độ tuyên bố rằng những khúc phim và hình ảnh về cuộc thảm sát do quân đội Đồng Minh trưng ra là hoàn toàn ‘ngụy tạo’. Tuy nhiên vài năm sau giới lãnh đạo BV lại xác nhận vụ này có xảy ra thật nhưng đổ thừa cho chiến tranh.

Trương Như Tảng, người sáng lập Mặt Trận Giải Phóng kiêm Bộ Trưởng Tư Pháp Chính Quyền Cách Mạng Lâm Thời viết: ‘Nhiều người bị xử tử vì họ đã hợp tác với chính quyền Ngụy hoặc có tinh thần phản cách mạng.’

‘Một số đông khác cũng bị giết gồm lính Mỹ bị bắt, kiều dân nước ngoài. Tôi có hỏi riêng vụ này với Chủ Tịch MTGP Huỳnh Tấn Phát. Chủ Tịch có tỏ vẻ hối tiếc và thất vọng về vụ việc đã xảy ra như thế và giải thích do bộ đội ở Huế đã không giữ kỷ luật nghiêm chỉnh. Bộ đội vì quá nhiệt tình với cách mạng nên đã bắn người bừa bãi, còn bà con ở địa phương theo với Cách Mạng vì do lòng quá căm thù Mỹ Ngụy nên đã tự mình cầm cán cân công lý.’ Theo ông Phát thì MTGP không hề có chính sách hay lệnh tàn sát kể trên. Trong chiến tranh việc như thế không thể tránh khỏi được.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc tàn sát này là hoàn toàn do chủ ý với động thái để lại niềm sỉ nhục đối với gia đình nạn nhân. Truyền thống người Việt Nam vốn nặng với gia đình kể cả tổ tiên đã khuất bóng. Nghi thức tống táng và chăm sóc mộ phần đều rất tôn nghiêm. Người nông dân khi còn sống thường lo dành dụm tiền sắm hòm trước để lúc chết được chôn cất tử tế. Ngay chính người CS họ cũng quan niện tương tự. Người Mỹ cho rằng địch thường cố gắng thu hồi xác đồng đội trong khi lâm trận để che giấu tổn thất, nhưng lí do sâu xa không hẳn như thế. Họ cố cứu lấy xác vì họ hiểu tầm quan trọng đồng  đội của mình cần được chôn cất tử tế.

*

Thành phố Huế tuy đã được chính thức tuyên bố là hoàn toàn an ninh nhưng vẫn còn giao tranh, vẫn còn người chết. TQLC Mỹ tuy đã đạt được một chiến thắng đẫm máu nhưng họ vẫn tiếp tục truy lùng và tiêu diệt càng nhiều càng tốt tàn dư địch đang trốn chạy. Kể ra thì không còn bao nhiêu.

Sau khi đã lấy lại Kỳ Đài và Đại Nội, Tiểu Đoàn 1/5 của Th/tá Thompson nhập lại với các đơn vị chị em 1/1 và 2/5 ở khu Hữu Ngạn; trong khi quân đội Miền Nam tiếp tục càn quét tiêu diệt những ổ kháng cự lẻ tẻ còn lại trong Thành Nội. Phải mất thêm nhiều ngày và thêm một ít thương vong nữa Huế mới thực sự an ninh.

Ở vùng Hữu Ngạn TQLC Mỹ tiếp tục săn đuổi những con nhạn lạc đàn của địch. Vào ngày đầu tiên của chiến dịch truy kích, ngày 28 tháng Hai, quân Mỹ giẫm phải mìn do quân Nam Việt chôn gây cho cả tá thương vong, trong đó có 3 chết. Cuối ngày thêm 4 thiệt mạng nữa vì phi cơ phản lực thả bom Napalm ra ngoài mục tiêu. Nói chung là vẫn tiếp tục có người nằm xuống.

Quân Mỹ tiếp tục càn quét về phía Nam tràn qua những cây cầu bắc qua sông đào An Cựu để diệt hết đám quân thủ hậu của địch, trong một số trường hợp địch vẫn đánh trả hòng gây thương vong thêm cho quân Mỹ càng nhiều càng tốt. Ngày 2 tháng Ba, Lực Lượng Đặc Nhiệm X-Ray tuyên bố Cuộc Hành Quân Thành Phố Huế đã chính thức chấm dứt. Hai ngày sau Tiểu Đoàn TQLC 1/5 Hoa Kỳ trở về Phú Bài để dưỡng quân và bổ sung quân số. Ngày hôm sau 5 tháng Ba, Đ/tá Hughes và bộ tham mưu trung đoàn rời cơ quan MACV về lại Phú Bài.

*

Vào đầu tháng Ba 1968, hầu hết các cố vấn đều lần lượt tề tựu về MACV. Vài hôm sau đồ giặt tôi đã giao cách đây một tháng lại trở về, sạch sẽ và được ủi xếp đàng hoàng. Một tuần sau, trong một buổi lễ được tổ chức long trọng do Đ/tá Adkisson chủ tọa, cơ quan MACV được đặt tên là Frank Doezema để vinh danh cho người xạ thủ trẻ tuổi đã xả thân đánh trả cuộc tấn công của địch vào cơ quan này trong buổi sáng đầu tiên của cuộc giao tranh.

Lúc mới trở lại, điều tôi chú ý đầu tiên là những lỗ đạn ở mặt tiền của cơ quan. Đặc biệt nhất là chỗ cháy nám đen ở ô cửa sổ trên tầng hai nơi trước đây tôi đã đặt vị trí trực gát trong thời gian 8 ngày đầu. Tôi được biết có lần một trái đạn đại bác từ chiến xa hoặc 106 ly không giật đã bay lạc từ bên kia sông vào đây và phát nổ. Lúc ấy phòng không có người ở nên không có thương vong nào.

Đ/úy Chase cố vấn trưởng của Tiểu Đoàn 3/7 Kỵ Binh Nam Việt khi cùng đơn vị mình trở về căn cứ ở Cây Số 17 đã nghe kể lại chuyện kinh hoàng hơn nữa. Trong thời gian lên tăng phái ở Huế, một trung úy trẻ vừa mới sang VN đến thay thế và tạm ngủ trong hầm của Chase. Một trái rocket đang đêm bay xuyên vào cửa sổ và cướp mất đời anh trong khi anh đang say mê giấc điệp.

Một số đơn vị TQLC Mỹ khác còn kẹt lại ở Huế thêm một thời gian vài tuần nữa để tiếp tục tảo thanh khu vực Nam sông Hương trước khi rút đi nhận công tác khác. Ngoại trừ một số được giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh trong thành phố, bốn tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 thuộc SĐ1 BB bắt đầu công việc tuần tra để luôn luôn quen với tình trạng ứng chiến. Ban tham mưu cố vấn quân sự thường xuyên đi về giữa cơ quan MACV và Mang Cá với quân lính có vũ trang hộ tống phòng khi bị tấn công bất ngờ.

Bài học Tết Mậu Thân dạy cho mọi người phải luôn đề cao cảnh giác. Chẳng còn ai nhìn cuộc chiến hay công tác thường nhật dưới nhãn quan như ngày trước nữa.

*

Nhìn lại ta thấy rằng quân CS đã không đạt được mục tiêu chính trong cuộc tấn công vừa qua đó là làm cho chính quyền Nam Việt Nam sụp đổ. Người Cộng Sản phương Bắc đã quá chủ quan về tiềm năng sức mạnh chính trị của họ áp đặt lên tâm tư người dân Miền Nam cũng như đã quá tin tưởng dân chúng nơi đây sẽ tổng nổi dậy. Tuy nhiên dù họ đã bị đánh bật ra khỏi Huế họ đã gây được một tiếng vang lớn. Họ đã lôi kéo được sự chú ý của cả thế giới và giữ được sự chú ý đó suốt một tháng trời bằng cách biểu dương sức mạnh và quyết tâm của mình làm phe Đồng Minh phải hoàn toàn sửng sốt.

Từ bỏ chiến thuật du kích thông thường, quân BV và VC vào Huế chọn một sự đối đầu trực tiếp với quân Mỹ bất kể cái giá phải trả nào. Quân Đồng Minh công bố đã tiêu diệt được 5113 địch quân chỉ riêng trong cuộc giao tranh ở Huế, bất kể con số thực sự là bao nhiêu, rõ ràng phe địch đã bị một đòn chí tử. Một tài liệu tịch thu được của địch cho thấy họ xác nhận đã thiệt mất một tư lệnh trung đoàn, tám tiểu đoàn trưởng, 24 đại đội trưởng và 72 trung đội trưởng.

Tổn thất về phía Đồng Minh cũng cao không kém. Quân đội Nam Việt báo cáo có 384 tử trận, 1830 bị thương. Lục Quân Hoa Kỳ có 74 chết, 507 bị thương trong khi TQLC của họ thì thiệt mất 142 và 850 thương tích. Thiệt hại nhân mạng về phía thường dân thì cao hơn nhiều.

Có bốn người được trao tặng huy chương vì chiến công anh dũng là Hạ Sĩ Quan Lục Quân Ferguson, hoa tiêu trực thăng của SĐ1 Kỵ Binh; Thượng Sĩ Joe Hooper và Clifford Sims thuộc SĐ 101 Dù; và Trung Sĩ TQLC Alfredo Gonzalez. Các binh sĩ TQLC còn được tặng 10 Huân Chương Chữ Thập của Hải Quân vì đã chiến đấu anh dũng phi thường.

“Với tư cách là một TQLC tôi lấy làm cảm phục về sự can đảm và tinh thần kỷ luật của quân CSBV và VC nhưng vẫn không bằng sự nễ phục tôi dành cho binh sĩ của tôi,” Đ/úy Myron C. Harrington nói. Ông là ĐĐ Trưởng ĐĐ Delta thuộc Tiểu Đoàn 1/5, đã chiến đấu ở Thành Nội. “Chúng tôi từng mặt đối mặt có khi chỉ cách nhau 20 đến 30 mét, ngay cả có lần chúng tôi hạ được một tay bắn sẻ địch chỉ cách 10 mét. Dù biết tại Huế họ bị bao vây và có thể bị đói nhưng tôi không tin họ sẽ bỏ cuộc. Chúng tôi phải xông vào để tống họ ra, không còn cách nào khác.”

Hoàn tất sứ mạng ấy đã tốn biết bao xương máu vậy mà cuối cùng chẳng đi đến đâu. Bảy năm sau đó và hai năm sau khi quân chiến đấu Mỹ rút khỏi VN, Huế và toàn Miền Nam đã rơi vào tay CS một cách ô nhục.

*

Khi tôi giả từ Huế vào mùa Hè năm 1968, Huế đã trở nên một thành phố hoàn toàn khác lạ với thành phố mà tôi mới lần đầu tiên biết đến hồi tháng Giêng. Cuộc chiến đã hút hết sinh khí và linh hồn của một thành phố vốn rất tự hào và  vô tư. Nơi nơi người ta đều thấy những nấm mồ, từ sân trước của ngôi nhà cho đến công viên và sân trường. Người dân bây giờ bước chân lê dài một cách nặng nhọc, không còn tung tăng như ngày nào. Nỗi ưu tư trên nếp gấp trên trán bây giờ thay cho nụ cười. Thật chua chát và buồn thay cho một thành phố đẹp nhất Việt Nam như vậy mà nay  lại phải chịu nỗi đau đớn và bom đạn dày xéo suốt một thời gian dài như vậy.

Trước khi mãn vòng công tác ở VN để về nước, tôi nhận được một giấy cảm tạ từ cố vấn trưởng của cơ quan MACV do tôi đã chịu đựng nhọc nhằn ở nơi chốn này suốt sáu tháng trời.

Đọc xong, tôi chợt nghĩ: chà, té ra thời gian qua cũng có nhiều chuyện thích thú thật mà mình không để ý đến. Thích thú? Phải, tôi không đùa đâu. Suốt bốn tuần kinh khủng như vậy mà tôi không sứt mẻ một tí nào, cả về thể xác lẫn tinh thần, quả là phép lạ.

 

~*~*~*~*~*~

 

Phần bổ túc

 

3

Để tưởng niệm trận đánh Huế Tết Mậu Thân, ngày 14.9.1991, chính phủ Hoa Kỳ đặt tên cho chiếc chiến hạm thuộc lớp Ticonderoga mới hạ thủy là USS – Hue City CG-66. (Wikipedia)

 

*

 

4

Sau trận Mậu Thân 1968, cờ đuôi nheo có hàng chữ “Tet Counteroffensive 1968” (Cuộc Phản Công Tết 68) được gắn thêm trên cờ đơn vị của các lực lượng Mỹ có tham chiến trực tiếp.

 

*

 

2

 

Bài báo do cha của một lính Mỹ tham chiến ở VN cắt ra từ tờ báo địa phương nơi ông ở. Sau khi đọc thấy bản tin này ông liền cắt ra và gởi qua VN cho con trai ông. Nội dung tờ báo như sau :

416 lính Mỹ tử trận lập kỷ lục số thương vong cao nhất trong một tuần lễ giao tranh ở VN.

(Tin từ Sài Gòn của hãng thông tấn UPI). Hôm thứ năm giới chức quân sự cho biết tuần vừa qua số lính Mỹ chết trong một tuần lập con số kỷ lục là 416, hậu quả cuộc tấn công của quân du kích CS vào các đô thị ở Miền Nam, đồng thời con số lính Mỹ tham chiến tại VN vượt mức nửa triệu.

Trong tuần lễ đó, quân CS cũng bị thiệt với con số kỷ lục là 15.515, nhiều hơn 1/5 số tổn thất họ bị thiệt suốt cả năm qua.

 

A Young Dead North Vietnamese Soldier with His Possessions 1968, printed 2013 by Don McCullin born 1935

Đồ cá nhân của một binh sĩ CS hy sinh trong trận đánh. (DonMacCullin/tate.org.uk)

 

Tổng số quân Đồng Minh bị giết trong một tuần là 1200 cũng là con số kỷ lục. Có tất cả 4987 bị thương trong đó quân Mỹ chiếm 2757.

Như vậy tính từ ngày 1 tháng Giêng năm 1961 con số lính Mỹ chết trong chiến tranh VN vượt quá 17.000.

Các viên chức đưa ra một con số chính thức là 17.296.

Họ còn cho biết thêm 5000 lính bộ binh và 1000 của hải quân vừa mới đến, nâng tổng số quân Mỹ ở VN lên vượt mức nửa triệu, chưa kể đến 35.000 thủy thủ ở ngoài khơi trên các tàu của Đệ Thất Hạm Đội. Quân CS có tổng cộng 248.000 quân.

Họ cũng cho hay rằng trong tổng số quân Đồng Minh bị chết thì phía Nam Việt đã thiệt mất 748 binh sĩ và có thêm 2230 bị thương.

Tổng số người Mỹ bị thương trong cuộc chiến tính đến lúc bấy giờ là 108.428, trong đó 57.647 đủ nặng để phải nhập viện.

 

Posted: 18/01/2023 #views: 998
Add comment
:
Pages:  [-1]