VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
5 LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU ĐẾN TÀU CỘNG ĐỀU VỀ TAY TRẮNG, TẬP CẬN BÌNH MUỐN GÌ ?

 

Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron (ảnh: Ludovic Marin/AFP qua Getty)

Minh Sang (DKN) - Trong vài tháng qua, 5 nhà lãnh đạo châu Âu khác nhau đã đến Bắc Kinh, cố gắng thuyết phục nhà lãnh đạo Tàu cộng Tập Cận Bình nhìn thế giới theo cách của họ. Nhưng từng người đều trở về tay trắng, ngoại trừ một số hợp đồng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của họ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen là những thuyết khách mới nhất thực hiện hành trình vào tuần trước. Mục tiêu của họ là thuyết phục Tập Cận Bình làm trung gian hòa giải, khuyên bảo Nga dừng cuộc xâm lược ở Ukraina, hoặc ít nhất như giống ông Macron nói, “làm cho nước Nga tỉnh táo”.

Nhưng nhà lãnh đạo Tàu cộng đều từ chối.

Ông Tập tỏ ra khó chịu khi những nhà lãnh đạo châu Âu đều nêu ra vấn đề cuộc chiến ở Ukraina. Ông tiếp tục đổ lỗi cho NATO về cuộc chiến ở Ukraina. Ông cũng nhắc lại rằng ông sẽ chỉ nói chuyện với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy khi “điều kiện và thời điểm thích hợp”.

Và do Nga mới nhắc lại gần đây rằng các điều kiện cho hòa bình vẫn chưa phù hợp, nên việc ông Tập nói chuyện với ông Zelenskyy có thể sẽ mất một khoảng thời gian nữa.

Theo ông Ivo Daalder, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, thất bại của châu Âu trong việc chia rẽ Tàu cộng và Nga hầu như không có gì đáng ngạc nhiên. Đối với ông Tập, tương lai rất rõ ràng: Mỹ đang suy tàn, và trong vòng 1/4 thế kỷ nữa Tàu cộng sẽ chiếm lấy vị trí quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất. Chính quyền Bắc Kinh có thể thúc đẩy viễn cảnh này bằng cách liên kết với Matxcova, và giành lấy các tài nguyên của Nga – từ dầu mỏ giá rẻ cho đến các nguyên liệu quan trọng quý giá của nước này. Và Tàu cộng cũng có thể đẩy nhanh sự suy tàn của Mỹ bằng cách chia rẽ các đồng minh châu Âu.

Dưới thời Tập Cận Bình, Tàu cộng đã coi sự liên kết với Nga là một trụ cột chính trong chính sách của mình. Kể từ khi lên nắm quyền hơn một thập niên trước, Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau 44 lần, và nói chuyện rất nhiều về những mối quan tâm chung. Quân đội của Tàu cộng và Nga đã tập trận cùng nhau vô số lần, thậm chí mô phỏng các cuộc ném bom hạt nhân.

Mới tháng trước, Tập còn nhắn nhủ với ông Putin: “Ngay bây giờ, có những thay đổi mà chúng ta chưa từng thấy trong 100 năm qua. Và chúng ta là những người cùng nhau thúc đẩy những thay đổi này.”

Tương tự như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh đã chấp nhận ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu và phát động một cuộc tấn công thu phục – bao gồm việc mời 5 nhà lãnh đạo hàng đầu Châu Âu tham gia các cuộc đàm phán mở rộng với ông Tập kể từ tháng 11 năm ngoái. Mục tiêu của Tàu cộng là nâng châu Âu lên, đồng thời đẩy Mỹ xuống.

Vì vậy, trong khi ông Tập đổ lỗi cho Mỹ về “sự ngăn chặn, bao vây và phong tỏa toàn diện đối với Tàu cộng”, thì đại sứ mới của ông tại Brussels gọi Tàu cộng và Liên minh châu Âu là “2 lực lượng chính duy trì hòa bình thế giới, 2 thị trường lớn thúc đẩy sự phát triển chung và 2 nền văn minh vĩ đại thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.”

Và cách tiếp cận này dường như đang hiệu quả – ít nhất là khi nói đến Tổng thống Macron.

Trên đường trở về sau cuộc hội đàm kéo dài 6 giờ với ông Tập, tổng thống Pháp đã đề cập đến những điều kỳ diệu của thể chế đa cực, về việc châu Âu trở thành “siêu cường thứ ba” và về việc tránh trở thành “kẻ đi theo” hay “chư hầu” của Mỹ.

Khi nói đến Đài Loan, ông Macron tuyên bố, rủi ro lớn mà Châu Âu phải đối mặt là châu lục này có thể bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng không phải của họ, và điều này ngăn cản họ xây dựng quyền tự chủ chiến lược của mình.

Ông Tập chắc chắn hài lòng với những lời tuyên bố đó.

Nhưng công bằng mà nói, ông Macron và các nhà lãnh đạo châu Âu khác có chung quan điểm này đều có lý. Mối quan hệ Mỹ-Tàu đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, và Châu Âu, hay các nước khác, không muốn bị kẹt ở giữa cuộc xung đột đó.

Ông Tập Cận Bình đang quyết tâm chấm dứt thế kỷ đáng xấu hổ của Tàu cộng bằng cách đưa nước này nổi lên như một cường quốc lớn nhất thế giới, và ông lo sợ Mỹ cũng quyết tâm làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng ông phải thất bại.

Trong khi đó, ở Washington, chính trường bị phân cực đến mức các lực lượng chính trị đối lập hiếm khi nói chuyện với nhau, trừ một việc là họ cùng nhau chỉ trích Tàu cộng. Câu hỏi duy nhất đặt ra cho Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là ai có thể chỉ trích đảng cộng sản Tàu mạnh hơn.

Các quan chức hàng đầu của Tòa Bạch Ốc, bao gồm cả chính Tổng thống Joe Biden, đang ngày càng lo ngại rằng sự đồng thuận lưỡng đảng này sẽ gây ra sự leo thang nguy hiểm trong quan hệ với Tàu cộng, mà cả 2 nước sẽ ngày càng khó ngăn chặn. Câu chuyện về khinh khí cầu gián điệp mới đây cho thấy mọi thứ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nhanh như thế nào.

Và chính ở đây, châu Âu có thể giúp đỡ.

Ông Biden hiểu rằng chìa khóa thành công của Mỹ trong việc cạnh tranh với Tàu cộng nằm ở mối quan hệ đối tác và liên minh chặt chẽ với những người bạn châu Âu và châu Á. Khi nói đến các công nghệ quan trọng — như điện toán lượng tử, robot tiên tiến, sinh học tổng hợp và trí tuệ nhân tạo — cũng như sự phụ thuộc vào các vật liệu quan trọng và chuỗi cung ứng, Mỹ và châu Âu cần hợp tác để cạnh tranh hiệu quả với Tàu cộng.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu hiểu điều này. Thật vậy, trước khi lên đường đến Tàu cộng, bà von der Leyen đã có một bài phát biểu về quan hệ EU-Tàu cộng. Bà nói: “Mục tiêu rõ ràng của ông Tập là một sự thay đổi có hệ thống của trật tự quốc tế với Tàu cộng là trung tâm”. Bà kêu gọi cần giảm thương mại và đầu tư với Tàu cộng.

Ý tưởng của châu Âu về giảm đầu tư và thương mại với Tàu cộng, giống với ý tưởng của Mỹ về giảm sự lệ thuộc vào kinh tế Tàu cộng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không nhiều quan chức Mỹ cho rằng việc giảm sự liên đới với Tàu cộng là có thể làm được, hoặc thậm chí là có thể mong đợi. Trong các cuộc trò chuyện gần đây của các quan chức hàng đầu của Tòa Bạch Ốc, họ cũng sử dụng thuật ngữ giảm rủi ro để mô tả mục tiêu của Mỹ đối với Tàu cộng.

Do đó, mục tiêu của châu Âu là khẳng định cam kết của Mỹ trong việc giảm thiểu rủi ro từ Tàu cộng – chứ không phải tách rời nền kinh tế của họ khỏi kinh tế Tàu cộng.

Chính sách đúng đắn của châu Âu không phải là vạch ra một lộ trình trung dung, mà là gắn kết Mỹ và châu Âu trên một con đường chung, ngăn chặn Tàu cộng thay đổi trật tự toàn cầu vốn đã phục vụ rất tốt cho các đối tác xuyên Đại Tây Dương trong 75 năm qua. (DKN.TV)

 

Posted: 13/04/2023 #views: 987
Add comment
:
Pages:  [-1]