VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
CỔ XE SONG MÃ: PUTIN-TẬP ĐANG SA LẦY

 

Cặp bài trùng - Hà Thượng Thủ - Quán Bên Đường - Hải Ngoại Phiếm Đàm

Đại-Dương –Nhân dịp tham dự Thế vận hội Mùa Đông năm 2022 hồi đầu tháng hai, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin đã nâng ly cam kết nhổ hai chiếc gai Ukraine và Đài Loan nhân cơ hội suy thoái của Siêu cường Hoa Kỳ do bàn tay lèo lái của Tổng thống Joe Biden. Cơ hội ngàn năm một thuở!

Chính Tổng thống Biden tự động cam kết không đưa quân Mỹ vào Ukraine khi hơn 100,000 lính Nga tập trận thường xuyên ở biên giới Nga-Ukraine.

Khi Vladimir Putin còn do dự bèn bị Biden nhắc khéo trên hệ thống truyền thống quốc tế: “Nga sắp xua quân vào Ukraine đến hai ngày liên tiếp” buộc Putin phát lệnh xuất quân với kỳ vọng làm chủ quốc gia láng giềng này trong vài ngày mà ca khúc khải hoàn. Đồng thời, răn đe các nước láng giềng thiếu tôn trọng uy quyền của Đại đế Putin.

Biden tin Putin đã quyết định tấn công Ukraine - VnExpress

Biden còn giúp Putin bằng cách công khai tuyên bố sẽ cấp phương tiện để đưa Tổng thống Volodymyr Zelenskyy và gia đình đi khỏi Ukraine an toàn. Zelenskyy đáp “Tôi không muốn di tản. Tôi cần vũ khí để bảo vệ quê hương, dân tộc”.

Chiến tranh Nga-Ukraine đang bước sang tháng thứ năm càng ác liệt, mang tính huỷ diệt hơn, bất chấp sự phẩn nộ của Cộng đồng Nhân loại và mang tính chất quốc tế nên giải pháp ngưng chiến ngày càng phức tạp.

Cam kết Putin-Tập ngày càng lỏng lẻo. Ngược lại, Tây Phương gắn bó hơn trong nhiệm vụ dập tắt tham vọng vô bờ của cựu điệp viên KGB, Vladimir Putin.

Tập khích Putin tấn công Ukraine trước mà lập tức thất vọng vì bứt dây động rừng nên chỉ đe doạ thường xuyên mà chưa hành động quyết liệt ngoài các kiểu trình diễn trên không trung và vùng biển chung quanh Đài Loan.

Nga núi liền núi, sông liền sông mà chưa khuất phục được tiểu quốc Ukraine huống chi Trung cộng cách xa Đài Loan bằng Eo biển 130km (70 hải lý) mà Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) xác nhận thuộc “vùng biển quốc tế”.

Nhật báo Bloomberg viện dẫn lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng, Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) vào năm 2017 rằng: “Eo biển Đài Loan là tuyến đường biển quốc tế giữa Đài Loan và Trung Hoa đại lục”.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định Lãnh hải cách bờ 12 hải lý. Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ Lãnh hải quốc gia. Vùng nước bề mặt trong EEZ được coi là vùng biển quốc tế.

Gần đây, Hoa Lục đã luân lưu khái niệm mới về Eo biển Đài Loan. Ngày 13/6/2022, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng, Uông Văn Bân nhấn mạnh: Eo biển Đài Loan nằm trong lãnh hải và EEZ của Trung cộng, được UNCLOS và luật pháp Trung cộng công nhận. Không có cái gọi là “vùng biển quốc tế’”.

UNCLOS quy định về quyền hạn trong EEZ:

(1) Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên của vùng nước trên mặt biển cũng như của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Các quyền này bao gồm: Các hoạt động thăm dò, khai thác vì mục tiêu kinh tế cũng như việc sản xuất năng lượng từ nước, dòng hải lưu và gió.

(2) Trong EEZ các quốc gia khác được quyền hưởng các quyền sau: tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp.

Trên thế giới đã có nhiều lần hợp/tan hoặc tan/hợp theo ý chí của những người trong cuộc mà đa số do hậu quả cuộc chiến. Tuy nhiên, Cộng đồng nhân loại thường chấp nhận ý chí của những người ly khai để thành lập một quốc gia mới.

Cộng đồng Quốc tế không chống bất cứ nước nào, dù lớn hay nhỏ, phát triển từng phần hay toàn diện, kể cả phương diện quân sự. Tuy nhiên, một quốc gia chính đáng phải tôn trọng những điều ước quốc tế hầu duy trì hoà bình, an ninh, bình đẳng, phát triển trong cộng đồng quốc tế.

Trên căn bản, các quốc gia cộng sản và độc tài tín ngưỡng thường nhân danh luật pháp, luật đảng, luật Đạo để mở rộng ảnh hưởng nhờ vào bạo lực chính trị hoặc độc tôn tín ngưỡng và kỳ thị.

Trong hai năm qua, Hải quân và Không quân Trung cộng và Nga nhiều lần thao dượt chung hoặc tuần tra quanh Nhật Bản, thông qua Eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương. Tiếp theo thông qua Eo biển giữa Hokkaido và Tohoku ra Thái Bình Dương cũng như eo biển phía nam Okinawa.

Nếu Bắc Kinh thu hồi được Đài Loan sẽ áp dụng chủ quyền rộng lớn hơn trong Chuỗi đảo Thứ nhất kéo dài từ Okinawa tới Indonesia vòng qua Việt Nam làm ảnh hưởng rất lớn tới cục diện Thái Bình Dương.

Vì thế, mà gần đây Hải quân của Mỹ, Pháp, Đức, Anh tăng cường hoạt động thường xuyên trong khu vực này. Họ giám sát và theo dõi mọi hoạt động của Hải Quân Nga và Hải quân Trung cộng. Họ không ngăn cản, nhưng, sẵn sàng hành động nếu Bắc Kinh không tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Hải Quân Trung cộng chưa đủ khả năng hành quân, tác chiến trong lòng Chuỗi đảo số một do thiếu các căn cứ tiếp liệu hỗ trợ cho các cuộc hành quân xa trên biển.

Nhân dịp chiếc Hàng Không Mẫu Hạm thứ ba (KHMH) = Tàu sân bay Chữ VC), Phúc Kiến, dư luận lại được dịp phân tích mổ xẻ tiềm năng Hải quân Trung cộng. Phúc Kiến cần ít nhất hai năm để thử nghiệm kỹ thuật, vũ khí trang bị.

Đảo Kim Môn cách thành phố Hạ Môn khoảng 3 km mà Giải phóng quân Trung cộng vẫn chưa chiếm được dù năm 1949 đã đổ bộ 9,000 quân lên Kim Môn mà thảm bại.

Năm 1958, theo lệnh của Mao Trạch Đông, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung cộng bố trí trên chiều dài 30km của bờ biển Hạ Môn đồng loạt nhã đạn vảo đảo Kim Môn. Đài Loan phản pháo nên cuộc đấu pháo kéo dài suốt 21 năm (1979) mới chấm dứt vì Hoa Kỳ và Trung cộng đã thiết lập bang giao. Cho tới nay 2022, Đài Loan vẫn làm chủ Kim Môn.

Thời Từ Hy Thái hậu (1881-1908), Hạm đội Bắc Dương được trang bị bằng chiến hạm và trọng pháo mua từ Âu Châu xếp hạng thứ 8 trên thế giới. Nhưng, đã bị Hải quân Nhật Bản trang bị kém hơn xoá sổ tại cửa Sông Á Lục ngày 25/7/1894.

Làm sao Bắc Kinh có thể xua quân lên Đài Loan cách Hoa Lục 89 hải lý (130km) khi Hải quân Hoa Kỳ và Châu Âu sẵn sàng can thiệp?

Hai Tàu HKMH Liêu Ninh và Sơn Đông đang hoạt động cũng lép vế trước 2 Khu trục hạm Trực thăng của Nhật Bản được trang bị bằng F-35 A/B/C. Trung Cộng vừa hạ thuỷ HKMH Phúc Kiến, nhưng, phải cần 2 năm thử nghiệm để đánh giá. Vì thế, Lực lượng Hành quân Thuỷ bộ chưa đủ sức và kinh nghiệm đối phó với các Hạm đội Xung kích Hàng không Mẫu hạm Hoa Kỳ. Chưa kể các Hạm đội tương đương của Anh và Pháp. Hàng không Mẫu hạm Gerald R. Ford đã thi hành nhiệm vụ đầu tiên vào năm 2019, là một trong 3 chiếc HKMH tối tân nhất thế giới.

Trung cộng chưa phải đối thủ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Anh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dù cho có thêm các chiến hạm của Nga. Vụ Soái hạm Biển đen Moskva của Nga bị phía Ukraine bắn chìm trên Biển Đen đã gây nên một sự ngờ vực về sức mạnh của Hải Quân Nga trên biển quốc tế.

Tuy nhiên, Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến sẽ trở thành cơn ác mộng đối với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á vì Hải quân Trung Cộng tiếp tục gặm nhấm hoặc tước đoạt chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) (Biển Đông.

Trung cộng lớn mà không mạnh, nhưng, vì an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của dân tộc mà Nhật Bản và Nam Hàn vẫn phải liên minh với Hoa Kỳ và chịu đóng góp cho chi phí đóng quân.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nên học tập cách Đài Loan đối phó với Trung cộng tại Đài Loan và Kim Môn.


Đại-Dương

 

Posted: 30/06/2022 #views: 1456
Add comment
:
Pages:  [-1]