VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
ĐỒNG MINH CỦA PUTIN KHÔNG CÔNG NHẬN VỤ ‘TRƯNG CẦU DÂN Ý’ CỦA NGA

 

Đồng minh của Putin không công nhận vụ 'trưng cầu dân ý' của Nga | Báo Đất  Việt

Người dân ở Donetsk, Ukraine, đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu do Nga bày ra

Đất Việt - Những đồng minh gần gũi nhất với Nga như Trung cộng, Ấn Độ, Kazakhstan và Serbia đều phát tín hiệu rằng họ sẽ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý của bốn vùng ở Ukraine cũng như bất kỳ nỗ lực sáp nhập nào của Putin.

Sau khi sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine bất chấp phản đối của Liên Hợp Quốc, Nga có thể tăng đối đầu với phương Tây và bị cô lập nhiều hơn.

Các cuộc trưng cầu dân ý do chính quyền thân Nga tổ chức bị Ukraine và phương Tây chỉ trích là “dàn dựng” và “bầu cử giả”.

Với nước đi này, Nga giành hơn 90.000 km2 lãnh thổ, tương đương 15% diện tích Ukraine với dân số khoảng 4 triệu người. Đây được coi là cuộc sáp nhập lãnh thổ lớn nhất ở châu Âu kể từ năm 1945.

Liên Hợp Quốc hôm 27/9 kết luận các cuộc trưng cầu dân ý tại bốn vùng do Nga kiểm soát trên lãnh thổ Ukraine là “bất hợp pháp”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gueterres ngày 29/9 tuyên bố kế hoạch sáp nhập lãnh thổ thuộc Ukraine vào Nga “không bao giờ phù hợp với mọi khung pháp lý quốc tế” và đi ngược mọi giá trị của cộng đồng quốc tế.

Ông Guterres cảnh báo “mọi hành động sáp nhập lãnh thổ bằng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đều vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế”, cảnh báo Nga đang “leo thang nguy hiểm”.

Ngay cả những đồng minh gần gũi nhất với Nga như Trung cộng, Ấn Độ, Kazakhstan và Serbia đều phát tín hiệu rằng họ sẽ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý của bốn vùng ở Ukraine cũng như bất kỳ nỗ lực sáp nhập nào của Putin.

Trung cộng hồi đầu tuần kêu gọi các bên tôn trọng “toàn vẹn lãnh thổ” của các quốc gia. “Mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc cần được tuân thủ, các mối quan ngại an ninh hợp pháp của tất cả các nước cần được xem xét nghiêm túc và mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng bằng biện pháp hòa bình cần được ủng hộ”, Uông Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung , nói.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhiều khả năng sẽ tổ chức bỏ phiếu về một nghị quyết phản đối các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập lãnh thổ của Nga. “Các nước phương Tây đang tự tin rằng sẽ có nhiều bên ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine tại Đại hội đồng”, Richard Gowen, chuyên gia tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho hay.


https://www.datviet.com/

 

Posted: 30/09/2022 #views: 1303
Add comment
:
Pages:  [-1]