VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
SỰ HÈN HẠ VÔ GIỚI HẠN CỦA CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI

 

VNTB – Có dễ xảy ra cách mạng tại Nga, Iran và Trung Quốc không? – Việt Nam  Thời Báo

 

3 tên độc tài nguy hiểm nhất thế giới (Ảnh minh họa VNTB)

Đào Tăng Dực -  Theo đài ABC của Úc Đại Lợi, hôm thứ Bảy ngày 4 tháng 2 vừa qua, Massoud Modabber, một người hoạt động nhân quyền gốc Iran, đang ngồi xe trên đường từ TP Melbourne đến thủ đô Canberra, thì nhận được điện thoại của em gái từ Iran nức nở cho biết rằng, mẹ già của họ tại quê nhà đã bị công an Iran bắt giữ.

Trước khi bắt giữ thì mật vụ mặc thường phục đã vô hiệu hóa tất cả các máy thu hình chung quanh, hầu không còn chứng cớ khi họ xông vào nhà bắt giữ công dân của họ. Massoud biết ngay rằng, hành động này của mật vụ phát xuất từ những hoạt động tham gia các cuộc biểu tình chống chế độ giáo phiệt của các giáo sĩ Hồi giáo Iran của anh tại Úc Đại Lợi.

Dĩ nhiên dư luận của người dân Úc vô cùng kinh ngạc trước một hiện tượng mà họ cho là quái đản, diễn ra dưới một chế độ độc tài, kèm theo là sự khinh bỉ đám công an hèn hạ và bè đảng giáo sĩ lộng quyền.

Tuy nhiên điều này hoàn toàn không hề đáng ngạc nhiên đối với người Việt Nam, từ những thuyền nhân tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, đến những người sinh sống tại quê hương, nhất là những nhà bất đồng chính kiến, dân oan mất đất, tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị và thân nhân của họ.

Nếu so sánh nghiêm chỉnh thì chế độ độc tài Việt cộng còn hèn hạ gấp nhiều lần chế độ độc tài giáo phiệt tại Iran.

Sau năm 1975, nhiều người tỵ nạn tại hải ngoại tham gia những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền cũng như tự do dân chủ tại các quốc gia sở tại. Đảng Việt cộng dĩ nhiên không thể với tay trừng phạt họ tại các quốc gia dân chủ. Thay vào đó, những trò hèn hạ như vu cáo, bắt bớ hoặc áp lực thân nhân của họ còn kẹt lại trong nước phải khuyên răn những Việt kiều hải ngoại, buộc họ phải làm đơn ăn năn hối cải những hoạt động của mình, cầu xin chính quyền Việt cộng khoan dung, thì họ sẽ xem xét trả tự do cho thân nhân, hoặc hưởng quy chế mua thực phẩm hoặc cho phép xuất cảnh theo diện HO v.v…

Những người chống đối hoặc bất mãn với chế độ tại quốc nội, thì bị công an sách nhiễu thường xuyên, không còn đất dung thân, không thể xin được công ăn việc làm. Nơi cư trú có thể bị công an mặc thường phục giả dạng thường dân xâm phạm hành hung bất cứ lúc nào. Công an còn cấu kết với các nhóm băng đảng xã hội đen gieo rắc kinh hoàng cho công dân cá thể thấp cổ bé miệng. Tình trạng công an tra tấn trong tù, đưa đến thương tích hoặc tử vong, ngay cả trong thời gian tạm giam, chưa kết án, thường xảy ra. Nặng hơn nữa thì như Cụ Lê Đình Kình và gia đình bị một lực lượng công an vũ trang hơn 3000 người tấn công một xã Đồng Tâm nhỏ bé, hiền hòa, hành quyết cụ tại chỗ không cần xử án, còn vu khống cho cụ và những người dân đồng cảnh ngộ những tội hình sự vô cùng không tưởng.

Những người Việt tại hải ngoại quá quen thuộc với cảnh khi về Việt Nam thăm thân nhân, mặc dù đã được lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Việt cộng cấp chiếu khán, khi đến phi trường, vẫn có thể bị công an tra hỏi. Nếu họ có tham gia các hoạt động cho dân chủ và nhân quyền hoặc chỉ cần có thân nhân tham gia, thì sẽ bị từ cấm nhập cảnh đến giam giữ trái phép. Tệ hại hơn nữa là Việt cộng không chịu bồi thường những thiệt hại tài chánh hoặc tinh thần gây ra, vì người du lịch căn cứ vào chiếu khán do chính lãnh sự quán hoặc đại sứ quán cấp để mua vé máy bay và chi các khoản tiền khác hầu về thăm thân nhân của họ.

Trên phương diện luật pháp, khi một hữu thể pháp lý có hành động gây ra thiệt hại cho một hữu thể pháp lý khác, thì bồi thường thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên công pháp quốc tế có một kẽ hở. Đó là chủ thuyết “miễn nhiễm quốc gia” (tiếng Anh là sovereign immunity) tức là không một nguyên cáo nào có thể kiện trên bình diện dân sự, để đòi bồi thường, khi bị cáo của tiến trình pháp lý là một quốc gia, trừ khi có sự đồng thuận của quốc gia đó.

Thông thường những quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chấp nhận đồng thuận hoặc bồi thường, không cần một tiến trình pháp lý nào, vì họ e sợ sự chống đối của nhân dân, dư luận quốc tế và một phần vì họ không muốn làm tác nhân của một sự bất công đối với những công dân cá thể trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, các chế độ độc tài như giáo phiệt Iran, công an trị hoặc đảng trị Việt cộng không bao giờ chấp nhận bồi thường. Họ hèn nhát, núp sau chủ thuyết miễn nhiễm quốc gia này và coi đó như quyền trừng phạt của họ đối với những thành phần bất đồng chính kiến.

Đảng Việt cộng không những gian dối vô giới hạn, tàn ác vô giới hạn mà còn cư xử hèn hạ vô giới hạn đối với những người dân Việt thấp cổ bé miệng, trong lẫn ngoài nước. Nếu những sự thật này được phanh phui trần trụi cho báo chí và dư luận quốc tế, thì sự khinh bỉ của cộng đồng nhân loại đối với tập thể bại hoại này còn gấp trăm ngàn lần sự khinh bỉ của họ đối với chính quyền giáo phiệt tại Iran.


Đào Tăng Dực

 

Posted: 12/02/2023 #views: 1592
Add comment
:
Pages:  [-1]