VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
ĂN QUÁ NHIỀU ĐƯỜNG TRẮNG LÀ KHÔNG TỐT, VẬY CÒN CÓ LOẠI ĐƯỜNG NÀO TỐT HƠN HAY KHÔNG ?

 

Đường nâu thường được đóng bánh với nhiều màu đậm nhạt khác nhau (Ảnh: Internet)

Cheryl Ng - Ngày càng có nhiều người nhận thức được tác hại của đường trắng đối với cơ thể, bao gồm nguy cơ béo phì và lượng đường trong máu cao. Để thay thế, nhiều người chuyển sang sử dụng chất làm ngọt nhân tạo. Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo mang lại vị ngọt với ít hoặc không có calo, nhưng tác dụng của chúng đối với sức khỏe vẫn còn gây tranh cãi.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Obesity đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa việc tiêu thụ đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo và việc tăng cân trong thời gian dài.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Stroke cũng chỉ ra rằng uống nhiều nước có chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.

Có loại đường nào tốt hơn không, lợi ích sức khỏe của đường là gì?

Người Ấn Độ đã khám phá ra cách kết tinh đường trong triều đại Gupta, khoảng năm 350 sau Công nguyên.

Trước tiên chúng ta hãy thảo luận về sucrose, loại đường có lịch sử hàng nghìn năm. Ấn Độ là một trong những nơi sản sinh ra đường từ mía và là quốc gia đầu tiên phát minh ra công nghệ chế biến sucrose. Vào thời điểm đó, sucrose là một kho báu ở Tây Vực mà chỉ có hoàng đế và quý tộc mới có được.

Phương pháp sản xuất sucrose ở Ấn Độ đã được cải thiện qua nhiều năm. Công nghệ sản xuất đường của Ấn Độ sau đó đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới thông qua Con đường tơ lụa.

Đường có thể nuôi dưỡng lá lách và dạ dày

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thực phẩm có thể được phân thành năm vị: cay, chua, ngọt, đắng và mặn. Ngũ vị đi vào ngũ tạng tương ứng (phổi, gan, tỳ, tim, thận), có thể bồi bổ nội tạng, nhưng tiêu thụ quá nhiều một số vị sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của ngũ tạng.

Trong y học cổ truyền, người ta tin rằng “vị ngọt đi vào lá lách”. Nói cách khác, đồ ăn ngọt có thể bồi bổ tỳ vị, có thể giúp cải thiện các bệnh như táo bón, đau dạ dày.

Y học Trung Quốc cũng thêm đường vào các công thức làm thuốc để đạt được kết quả điều trị hoặc bảo vệ sức khỏe.

Các loại đường khác nhau đạt được những lợi ích khác nhau

Các loại đường ủ theo phương pháp truyền thống đạt được những lợi ích khác nhau cho cơ thể.

Có một số loại đường được đánh giá cao về chất lượng, như được liệt kê dưới đây.

Đường thẻ (Slab sugar)

Đường thẻ vuông thơm mùi mật mía

Đường thẻ được làm bằng cách đun sôi nước mía thành xi-rô mía cô đặc và để nguội. Với hương vị đặc sệt của mía, loại đường này được sử dụng trong đồ uống ngọt kiểu Trung Quốc, đặc biệt là nước đường để làm viên gạo nếp.

Mật mía chứa trong đường thẻ rất giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ trong tế bào.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí International Wound cho thấy đường mía có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trên da, tăng phản ứng miễn dịch của một người và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra còn có một liệu pháp dân gian phổ biến liên quan đến đường thẻ: hòa tan đường thẻ trong nước và tắm trong đó đã được chứng minh là có hiệu quả giữ ẩm cho da.

Đường nâu

Đường nâu là loại đường ép đầu tiên từ cây mía. Vì không được xử lý nhiều như các loại đường khác nên nó giữ được nhiều hương vị và chất dinh dưỡng ban đầu của mía.

Đường nâu không chỉ chứa carbohydrate có thể cung cấp năng lượng nhiệt, mà còn chứa các chất dinh dưỡng như vitamin B2, vitamin B3, carotene và các nguyên tố vi lượng như mangan, kẽm và crom.

Theo Đông y, đường nâu có công dụng bổ tỳ, làm ấm dạ dày, dưỡng huyết, tán hàn. Nó đặc biệt thích hợp cho phụ nữ trong thời kỳ sinh nở, trẻ em và những người bị thiếu máu. Nó cũng được sử dụng để điều trị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, các loại thực phẩm khác nhau có các thuộc tính khác nhau, tất cả để được quy thành hai dạng tính chất: lạnh hoặc ấm. Vì con người có thể trạng khác nhau nên cách áp dụng thuốc bổ cũng được cá nhân hóa.

Đường nâu tính ấm, thích hợp với người thể chất yếu, tức là người mẫn cảm với lạnh, sắc mặt tái nhợt, tay chân thường lạnh.

Người nội nhiệt như người mẫn cảm, dễ đổ mồ hôi, táo bón, nước tiểu vàng, dễ nổi mụn, thở nặng nhọc nên tránh ăn đường nâu.

Đường Muscovado

Đường Muscovado được chưng cất lâu hơn đường nâu nhưng vẫn giữ lại một ít mật đường. Nó có hương vị cháy mạnh và có thể ăn như kẹo.

Loại đường này được sản xuất ở nhiều quốc gia nhiệt đới hoặc bán ôn đới trên thế giới, bao gồm Tàu cộng, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Mexico, Brazil, Bolivia, Mỹ, Caribe và Nhật Bản. Tỉnh Okinawa của Nhật Bản được biết đến là nơi sản xuất đường muscovado chất lượng cao.

Một muỗng canh đường muscovado, khoảng 15g, chứa 0,15g canxi và 90mg sắt. Nó cũng chứa phốt pho, magie, kali, kẽm và các nguyên tố khác, có thể giúp xương chắc khỏe và giảm thiếu máu do thiếu sắt.

Làm sữa đường muscovado tại nhà rất đơn giản và tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, việc tự làm thủ công tại nhà cũng cho phép bạn tự kiểm soát độ ngọt. Nếu muốn giảm lượng calo, bạn có thể chuyển sang sữa tách béo.

Cách làm sữa đường muscovado:

Trà Sữa Đường Nâu Uống Liền Muscovado

- Chiên khô đường muscovado trong chảo chống dính cho đến khi các hạt đường trở nên mịn.

- Thêm nước và khuấy cho đến khi nó trở nên đặc và dính.

- Đổ xi-rô đường muscovado đã nấu chín vào cốc, sau đó thêm sữa.

- Một cốc sữa đường muscovado thơm ngon đã sẵn sàng!

Đường phèn

Đường phèn được làm từ đường cát trắng được hòa tan, lọc, đun sôi và kết tinh lại với độ tinh khiết cao.

Đường phèn vàng đã bỏ qua quá trình khử màu và giữ lại nhiều thành phần đường mía ban đầu hơn. Y học Trung Quốc tin rằng đường phèn có tính chất nhẹ và hữu ích cho chứng khô họng và ho khan ít đờm.

Đường phèn ngọt và khó tan nên thích hợp với các món cần nấu lâu hơn. Thêm đường phèn vào thịt hầm có thể giúp thịt mềm và nước sốt đậm đà hơn.

Mặc dù tất cả các loại đường này đều có lợi ích riêng, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều đường. Ngoài đường đã qua chế biến và đường có trong thực phẩm tự nhiên như trái cây, thì đường nâu, đường phèn, xi-rô glucose và các loại khác, tất cả đều chứa một số thành phần gọi là “đường tự do”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do ăn vào bằng cách giảm lượng đường tự do hàng ngày nói chung xuống dưới 10% tổng năng lượng hàng ngày.

Nếu có thể, người ta nên giảm thêm tổng năng lượng ăn vào hàng ngày trong vòng 5%, hoặc khoảng 25g (6 muỗng cà phê).

Đạt được các tiêu chuẩn này rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ sâu răng, béo phì và các tình trạng suy giảm sức khỏe thông thường khác.

--------------

(*) Ảnh chủ đề: Ảnh được lấy từ nguồn Brown Sugar Cubes / Brauner Würfelzucker do nhiếp ảnh gia Marco Verch chụp lại, tái sử dụng với giấy phép Creative Commons 2.0.

 

(Theo Cheryl Ng từ The Epoch Times)

Biên dịch: Chấn Hưng (ntdvn)

 

Posted: 27/04/2023 #views: 1009
Add comment
:
Pages:  [-1]