VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
XÂY DỰNG LẠI VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA

 

Bắt chước Tần Thủy Hoàng và Cách mạng văn hóa Ba Tàu, đảng cs đốt sách vở sau khi chiếm được miền nam VN - (Hình Saigon Nhỏ)

Trần Công Lân - Trong suốt cuộc chiến Nam-Bắc còn gọi là cuộc chiến Quốc-Cộng, miền Nam đã không có thời giờ để xây dựng xã hội ngoài việc chống đỡ các cuộc tấn công của miền Bắc. Tuy vậy chế độ Cộng Hòa với sinh hoạt dân chủ đã để lại một di sản văn hóa độc đáo của miền Nam: văn học Việt Nam 1954-1975.

Miền Nam thua về quân sự nhưng không thua về chữ nghĩa. Những tác phẩm văn, thơ nhạc, hội họa của miền Nam nói lên tự do sáng tác, tâm sự, tình cảm của người dân trong thời chiến khác hẳn tình trạng của miền Bắc bị chỉ huy bởi đảng Việt cộng, người dân bắt buộc phải tham dự cuộc xâm lăng miền Nam và giới văn nghệ sĩ phải ca tụng những gì đảng đòi hỏi. Sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, văn hóa miền Bắc không còn là cho con người mà chỉ là cho đảng, cho chiến tranh "giải phóng" mà chính những người đi "giải phóng" đang bị kềm kẹp bởi bộ máy công an của đảng Việt cộng.

Khi Việt cộng chà đạp nhân quyền, biến con người thành máy móc, vô lương tâm, đạo đức thì Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) xây dựng và phát triển con người. Đó là khác biệt giữa cộng Sản và Cộng Hòa. Những ai muốn xây dựng nền Cộng Hòa III cần phải chú ý về sự xây dựng con người. Chỉ vì sống dưới chế độ Việt cộng con người chỉ biết ca tụng đảng. Văn chương chỉ là ca tụng Bác, đảng và chủ nghĩa cộng sản. Người Việt ngày nay không biết gì về văn học VN tiền chiến và khi Việt cộng cầm quyền thì không có sáng tác gì về con người với nhân tính mà chỉ còn là tuyên truyền cho công cuộc xâm lăng (mà đảng gọi là giải phóng) miền Nam. Nhưng đảng không thể diệt được tình cảm con người. Sau gần 50 năm cai trị, nền văn học cộng sản vẫn khô cằn.

Chúng ta không nên lật đổ Việt cộng bằng súng đạn mà thay đổi chế độ cộng sản bằng văn học, văn hóa, ngôn ngữ để xây dựng con người. Hủy diệt con người, nhân tính, nhân quyền, làm ngu dân là thủ đoạn của đảng Việt cộng. Khuyến khích người dân sống bất lương, tàn bạo để Việt cộng dễ cai trị, điều khiển. Hướng dẫn con người sống lương thiện, nhân bản là cách chống cộng hữu hiệu nhất. Đó là duy Dân, giữ người dân tránh xa đảng cộng sản. Cô lập đảng với dân là đảng tiêu tan. Với người dân lương thiện là nền tảng để xây dựng chế độ Cộng Hòa và sinh hoạt dân chủ. Còn nói láo, giả dối là còn cộng sản. Khi người dân tự bảo vệ bằng cuộc sống lương thiện, xa lánh cuộc sống giả dối của Việt cộng là "lý thuyết cây tre" của Việt cộng sẽ mất gốc và tự diệt.

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, người dân VN xuất ngoại tìm đến cộng đồng Việt Nam đã thắc mắc (về bài hát "Thà như giọt mưa" thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy) "tại sao các anh, chị có những bài ca, văn chương (VNCH) với lời thơ, nhạc như vậy?"

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không

Sống chai đá dưới chế độ Việt cộng, người dân Việt không thể hiểu người Việt tự do cảm nghĩ gì khi mưa gió lạnh lùng "vỡ trên tượng đá" cũng lạnh lùng "khô trên tượng đá" để rồi "có còn hơn không"?

Sống với chế độ tự do, dân chủ thì người dân tự chọn cho mình một nghề để sinh nhai. Có người theo đuổi nghệ thuật, văn chương cho dù không dư giả nhưng đó là nỗi đam mê. Thơ, nhạc, điêu khắc... đến từ cảm hứng của người nghệ sĩ không do đảng chỉ đạo phải ca tụng Bác vĩ đại hay những thành quả giả dối của đảng Việt cộng. Do đó lời văn, nốt nhạc mới phát xuất từ tâm sự của tác giả gửi đến người thưởng thức. Và khi dòng nhạc, lời thơ, tác phẩm đi vào lòng người vì cùng cảm xúc thì nó trở thành "bất tử". Nhạc Vàng của VNCH đã thành hình từ đó.

Cũng vì sống dưới chế độ Việt cộng về ăn uống, hôn nhân, đi lại, làm việc... người dân Việt chịu sự chỉ huy của đảng. Họ không thể hiểu giá trị của tự do cũng là tự chủ mà khi muốn chọn (ta ngoắc mòn tay) "chỉ thấy sông chập chùng":

Người từ trăm năm về ngang sông rộng

Người từ trăm năm về ngang sông rộng

Ta ngoắc mòn tay, ta ngoắc mòn tay

Chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập chùng.

Sự tuyệt vọng của con người sống với tự do, dân chủ khác với tuyệt vọng dưới chế độ độc tài. Đó là giá phải trả của tự do, của chọn lựa bản thân theo ý muốn. Một đàng là có tự do mà vẫn không tìm được và uẩn ức đó được đưa vào thơ, nhạc, nghệ thuật để diễn tả tâm sự của tác giả. Một đàng là bị dập tắt trước khi có mơ mộng khiến tâm hồn con người trở nên khô cằn, tê liệt. Khi chế độ cộng sản tiêu diệt tình cảm cá nhân mà đảng kết án là "lãng mạn tiểu tư sản" thì người dân với tình cảm bao la cũng vẫn chạy theo ước vọng cá nhân để bị lôi cuốn theo dòng đời:

Người từ trăm năm về khơi tình động

Người từ trăm năm về khơi tình động

Ta chạy vòng vòng ta chạy mòn chân

Nào có hay đời cạn, nào có hay cạn đời.

Tình yêu là điều thiêng liêng nơi con người. Đó là tình cảm, là nhân tính. Có yêu thương thì mới có hòa bình khiến con người khác thú vật. Tình cảm khơi dậy những đam mê trong cuộc đời. Chạy theo những trôi nổi của dòng đời đã vật ngã con người mà đến cuối đời vẫn không biết là thế gian đã hết hay mạng ta đã hết (đời cạn hay cạn đời)? Con người sống dưới chế độ dân chủ được tự do tìm kiếm hạnh phúc nhưng khi tận lực hết sức mình (tận kỳ sở năng), con người mới biết thế nào là số mệnh: tri thiên mệnh.

Nhưng cuộc đời đã khiến con người phải chịu đau thương

Người từ trăm năm về như dao nhọn

Người từ trăm năm về như dao nhọn

Dao vết ngọt đâm, ta chết trầm ngâm

Dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa chẩy đầm.

Khi người xưa trở về làm khơi dậy vết thương lòng trong tâm tư là nỗi niềm "tiểu tư sản" vì chỉ có con người tự do mới "trầm ngâm" (có thời giờ để suy nghĩ) mà không bị nhà nước bắt đi đào kinh thủy lợi hay lao động nông truờng quốc doanh. Bởi có tự do mộng tưởng nên tác giả mới so sánh dòng máu chảy từ từ (chưa chảy đầm) để diễn tả nỗi đau chầm chậm, tê tái. Vậy "người trăm năm" ám chỉ người yêu của tác giả hay bác Hồ?

Nhưng vì sao cuộc sống trăm năm mà con người vẫn không tìm thấy lối thoát, vẫn còn vương vấn cạm bẫy cuộc đời: tình yêu.

Người từ trăm năm về phai tóc nhuộm

Người từ trăm năm về phai tóc nhuộm

Ta chạy mù đời, ta chạy tàn hơi

Quỵ té trên đường rồi, sợi tóc vướng chân người.

Đối với cộng sản thì không có tình yêu. Hôn nhân theo giai cấp, do đảng quyết định. Con người chỉ là bộ máy do đảng chỉ huy. Bởi vậy người Việt sống dưới chế độ Việt cộng không hiểu: Tại sao khi người yêu trở lại với mái tóc nhuộm bạc đầu thì tác giả lại chạy mù đời, tàn hơi? Để rồi quỵ té (kiệt sức) trên đường đời chỉ vì sợi tóc vương chân người? Sợi tóc nào đủ mạnh để giữ chân người hay chỉ là sự quyến luyến người xưa đã giữ tác giả không thoát khỏi quá khứ? Mù đời, tàn hơi: phải chăng ám chỉ tác giả đã phấn đấu hết sức mình để nối lại mối tình xa xưa nhưng khi kiệt sức để ngã xuống chỉ vì sợi tóc của người yêu nói lên tình yêu sâu đậm đến nỗi chỉ vì sợi tóc phai màu (phai tóc nhuộm) cũng đủ vật ngã tác giả sau "trăm năm" gặp lại. Đời người ai chẳng một lần yêu nhưng có ai diễn tả tình yêu và định mệnh như tác giả?

Vì con người sinh ra trong hoàn cảnh chiến chinh. Chiến tranh lôi cuốn con người vào những thất bại, chia ly, với giấc mơ tan vỡ:

Người từ trăm năm về ngang trường Luật

Người từ trăm năm về ngang trường Luật

Ta hỏng Tú Tài, ta đợi ngày đi

Đau lòng ta muốn khóc, đau lòng ta muốn khóc.

Chỉ có những ai sống tại miền Nam, trong thời chinh chiến phải đi lính để bảo vệ xóm làng mới thấy đó là bổn phận của thanh niên thời chiến (không phải do nhà nước, đảng ép buộc) tuy rằng vẫn có thể xây dựng tương lai (đại học Luật). Nhưng khi thất bại trên đường học vấn, tình yêu thì con đường ra tiền tuyến trở nên nặng nề, đau khổ gấp bội. Tâm sự này không riêng cho tác giả hay thanh niên miền Nam mà là tâm sự của người dân VNCH. Đó là vì sao thơ, nhạc VNCH đi vào lòng người và trở thành bất tử.

Khi người nghệ sĩ được tự do sáng tác những cảm xúc ghi nhận được trong đời sống mới đánh đúng nhịp đập của con tim nhân loại và đó là văn hóa nhân bản. Một nền văn hóa như vậy không thể có trong chế độ độc tài ngu dân của Việt cộng.

Thà là giọt mưa vỡ trên mặt em

Thà là giọt mưa khô trên mặt Duyên

Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến

Những giọt run run, ướt ngọn lông măng

Những giọt run run, ướt ngọn lông măng

Khiến người trăm năm đau khổ ăn năn

Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên

Trong nỗi tuyệt vọng, tác giả đã ước mơ làm giọt mưa để có thể vuốt ve hầu xoa dịu những ăn năn, hối tiếc mất mát về người yêu tên Duyên. Tại sao lại là Duyên? Phải chăng Duyên là tình duyên mà cũng là duyên nghiệp, là nợ, là những vấn vương của đời sống mà ai cũng trải qua. Đời sống văn hóa là chia sẻ tâm sự với nhau mà không sợ đảng phê bình là tiểu tư sản. Đời người ai chẳng có một lần yêu. Yêu trong tự do không hề có đảng, không có Bác, không có lý thuyết xã hội chủ nghĩa hoang đường, không có công an rình rập, đe dọa. Sự kiểm soát của Việt cộng đã thất bại vì sau hàng chục năm cai trị, con người vẫn ý thức tự do, nhân quyền cho dù đảng đe dọa, đàn áp tù đày cũng không ngăn chận người dân ước mơ "thà như giọt mưa".

Tinh thần dân tộc nằm ở văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng hàng ngày. Chính nghĩa là tự do, dân chủ; là lương thiện, nhân bản. Cộng sản là gian trá, bất nhân ngay từ lý thuyết, từ ngày thành lập đảng với sự hỗ trợ của cộng sản quốc tế. Ngày nay Việt cộng dựa vào "chủ nghĩa cây tre" vì lý thuyết Mác lẫn tư tưởng bác Hồ trở nên vô dụng. Nhưng căn bản của cây tre cũng chỉ là giả tạo, là trò đu giây sống qua ngày vì cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì ngoài bạo lực, hung tàn với dân. Kinh tế phồn thịnh của "Việt Nam cộng" ngày nay chỉ là bọt bèo của các công ty nước ngoài đến mượn đất Việt, sức dân Việt để làm ăn. Nhân tài Việt đã bỏ nước ra đi vì đảng không trọng dụng. Cho dù Việt cộng có thay đổi qua bầu cử giả tạo thì tham nhũng vẫn còn, còn lớn hơn trước. Khi Việt cộng quên dân, mà dân là gốc. Khi tre mất gốc thì đảng đánh đu với Mỹ hay Tàu cộng cũng chết khi người dân bỏ đảng. Người Việt hải ngoại chỉ cần chú trọng đến văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ để giúp người dân trong nước sống lương thiện, dù nghèo qua các tổ chức cứu đói, cứu trợ thì đảng không thể ngăn chận được. Một khi phân biệt đã rõ Thiện-Ác thì đảng hết đất sống bởi vì lời nói sẽ dẫn đến việc làm xác định kẻ xấu, người tốt.

Vậy bạn sẽ nghĩ gì khi toàn dân tẩy chay nhân sự thuộc đảng? Gia đình, vợ con cán bộ sẽ phản ứng ra sao khi cảm thấy sống trên đất nước mà bị coi như quái vật. Đó là cuộc chiến thầm lặng, là diễn biến hòa bình mà đảng Việt cộng không thể ngăn chận dù đang xảy ra trước mắt mà không bạo lực sức mạnh vũ khí nào cản nổi.

 

Trần Công Lân (QĐB)

 

Posted: 03/01/2024 #views: 265
Add comment
:
Pages:  [-1]