VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
VIỆT CỘNG KHÔNG BIẾT LO, NHỤC VÌ “THÀNH TỰU” XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

 

Xuất khẩu lao động - Nỗi xấu hổ, sự nhục nhã! - YouTube

Người đi xuất khẩu lao động gửi về Việt Nam khoảng 3 tỷ USD mỗi năm

Đỗ Hoàng Diệu - Ý kiến nói cái “thành tựu” về xuất khẩu lao động mà người ta đang vui mừng nói tới, là nỗi lo, nỗi nhục. Không phải nhục cho người lao động, những người em người cháu thân thương, mà nỗi nhục của chế độ chỉ biết “phấn khởi” vì số ngoại tệ gửi về ngày càng nhiều.

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài” là tên của một hội nghị mới diễn ra.

Có mừng để vỗ tay? Có hay để khuyến khích? Có vinh quang để tự hào? Nâng lên đặt xuống, cân nhắc nhiều mặt, tôi không thể trả lời. Nhưng tôi cho rằng, nó rất Béo nên ai đó muốn chia phần, nó rất nóng nên ai đó muốn chia lửa.

Những người tham gia nói nhiều đến số lượng lao động được xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng tăng, số ngoại tệ gửi về ngày càng nhiều, đến hiệu quả tích cực của Chỉ thị số 16 do Ban bí thư khóa 9 ban hành. Người ta không nhắc đến thực trạng khổ cực cả về vật chất lẫn tinh thần của hàng vạn thanh niên nòi giống Tiên Rồng nơi xứ người.

Ai, lãnh đạo nào đảng viên nào xót thương cho những lao động bị hành hạ, tra tấn, mất mạng nơi xứ người? Ai, ai cho họ tiền trả nợ ngân hàng khoản thế chấp khi ra đến nước ngoài lại phải ngồi không rồi vật vã tìm cách trở về vì COVID-19?

Ai, ông to nào bà lớn nào nói thẳng ra: nền kinh tế trong nước không tạo đủ công ăn việc làm, có công ăn việc làm thì lương quá thấp nên bất đắc dĩ con em mình mới phải ra nước ngoài làm thuê?

Tôi không có ý hạ thấp người lao động làm việc ở nước ngoài. Lao động là vinh quang. Tôi chỉ nói lên cái đau của mình. Xuất khẩu. Nông sản, thủy sản và… thanh niên là thế mạnh của nước ta. Gạo mang đô la về nhiều, thanh niên cũng mang về nhiều không kém. Người giống như mặt hàng.

Có đáng để vỗ tay hoan hô? Đô – la từ gạo có mồ hôi và khúc hát của người nông dân trên cánh đồng quê, đô la từ người đi xuất khẩu ngoài mồ hôi còn có cả nỗi cay đắng, sợ hãi. Hẳn chúng ta chưa quên tiếng kêu cứu của lao động nữ làm việc ở Trung Đông, nơi họ nhốt bị đối xử như nô lệ hay lao động nam tại Nhật sống chui rúc trong các phòng trọ chật chội, ẩm thấp? Những vụ báo chis đưa tin.

Còn bao nhiệu vụ bị ăn chặn bị lăng nhục bị đánh bị hiếp và bị chết, không ai biết. Họ cắm mặt cắn răng làm, vì sổ nợ ngân hàng 150 triệu vay để nộp cho công ty môi giới đang nằm méo mó giữa ngăn tủ mốc trong căn nhà xập xệ ở quê hương, căn nhà đợi họ về sang sửa.

Tất nhiên không ai ép buộc người Việt phải làm mặt hàng xuất khẩu. Nhưng vì sao họ đi? Vì sao họ phải đi?

Ngoài số đi hợp pháp đó, biết bao em làm giấy tờ giả sang Mỹ làm nail, sang Úc trồng cần sa, sang Campuchia chia bài? Biết bao em xuyên rừng xuyên suối, bẹp dí trong thùng xe tải, xanh tái giữa chiếc thuyền đơn sơ trên hành trình tới Tây Âu?

Người may mắn đi trót lọt, gửi về những xấp tiền tươi, những xấp tiền nằm trong mười mấy tỷ đô – la kiều hối mà chính quyền đong đếm hàng năm. Người bạc mệnh chết cháy, chết ngạt. Có đáng vui mừng, có đáng hoan hô?

Cái “thành tựu” về xuất khẩu lao động mà người ta đang vui mừng nói tới, theo tôi là nỗi lo. Thay vì tổ chức hội nghị tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong việc xuất khẩu người, đảng nên nghĩ cách tạo thêm công ăn việc làm trong nước, nghĩ cách làm sao lương công nhân được trả cao hơn, nghĩ cách xót thương dân tình.

Không chỉ là nỗi lo. Tôi định viết, đó là nỗi nhục. Không phải nhục cho người lao động, những người em người cháu thân thương của tôi.

Một lần nữa, tôi lại nghe bài “Nước Ngoài” của Phan Mạnh Quỳnh.

“Mẹ ơi con mới xong việc, đã lâu con chưa gọi về, nhà ta thế nào, Cha có đỡ đau ốm hơn ko?

Mùa đông đã sang rồi, mẹ nhóm than ấm cha ngồi để vơi gió rét bên trời.

Mẹ bên đây tuyết rơi nhiều, lê chân về sau ca chiều, ở nơi xứ người cũng may sống chung mấy anh em

Chỉ lúc chẳng yên bình bạn con nó khóc một mình, làm ai cũng nhớ gia đình.

–Ngày chưa biết quê ta nghèo, chỉ mơ bước đi muôn nẻo, thả đôi cánh bay xa hoài oh oh nước ngoài!

Giờ con đã ở nơi này, cuộc sống khác xa quá vậy, chỉ mong bớt lo tương lai…

Vì con đi kiếm đồng tiền cho thôi ngày sau bần tiện nên xin mẹ chớ buồn phiền…”


Đỗ Hoàng Diệu

 

Posted: 29/08/2022 #views: 1205
Add comment
:
Pages:  [-1]