VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
VỤ KIỆN DÂN SỰ MANG MÀU SẮC CHÍNH TRỊ ?

 

Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện chính phủ Việt Nam ra  cơ quan trọng tài quốc tế - YouTube

Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện chính phủ Việt Nam ra cơ quan trọng tài quốc tế (Ảnh: YouTube)

Hà Nguyên “Nhiều tiếng nói của các nhà đầu tư chụm lại sẽ bắt buộc chính phủ Việt Nam, những kẻ độc tài, tham nhũng ở Việt Nam phải lắng nghe và họ phải sửa đổi”

Chủ tịch tập đoàn Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến nộp đơn kiện công ty Quốc Linh ra Tòa án Liên bang Mỹ, đòi bồi thường tổng cộng 328 triệu USD, theo thông tin doanh nghiệp công bố.

Đây là vụ kiện tiếp theo một chuỗi các vụ kiện mà nữ doanh nhân người Mỹ gốc Việt đang theo đuổi nhằm vào nhà nước Việt Nam, các đơn vị và cá nhân liên quan đến những quyết định mà phía Tân Tạo cho là “phi lý”, “bất bình thường” và liên quan đến “các thế lực tham nhũng”.

Theo đó, vào ngày 3-10 phía bà Yến đã nộp đơn chính thức tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ khởi kiện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (sau đây gọi tắt là Công ty Quốc Linh), cá nhân ông Trần Quang Quốc và bà Huỳnh Thị Cẩm Linh là chủ Công ty Quốc Linh về hai nội dung.

Phía bà Yến cho rằng Công ty Quốc Linh đã cố tình lừa đảo với các bằng chứng giả mạo, mặc dù hoàn toàn không có bất cứ mối quan hệ kinh tế nào với Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, nhưng cố tình móc nối để buộc Tân Tạo phải mở thủ tục phá sản khiến giá cổ phiếu ITA bị sụt giảm nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh doanh của công ty Tân Tạo, gây ra thiệt hại rất lớn về tiền của, vật chất và tinh thần.

Do đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện đòi bồi thường cho riêng cá nhân bị thiệt hại trực tiếp tương đương 28 triệu USD. Song song đó, bà Yến còn đòi Công ty Quốc Linh bồi thường 300 triệu USD với lý do “cố tình gây thiệt hại để phá hoại Tân Tạo và chủ tịch, nhà sáng lập”.

Vấn đề đặt ra: Ở đây có phải là tranh chấp có yếu tố nước ngoài, vì được hiểu là một bên tranh chấp là công ty hiện pháp nhân đồng đăng ký tại nước ngoài? Nếu hai doanh nghiệp đều ở thành lập tại Việt Nam thì có thể lựa chọn áp dụng luật nước ngoài và cơ quan tài phán nước ngoài không?

Căn cứ Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

“Điều 663. Phạm vi áp dụng

1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.

Như vậy, từ quy định vừa nêu trên thì có thể hiểu do bà Đặng Thị Hoàng Yến đang ở nước ngoài, có quốc tịch Mỹ nên khi đó, giao dịch giữa công ty này và công ty Việt Nam được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trong tư pháp quốc tế, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, tòa án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, việc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong những trường hợp này là rất quan trọng.

Thông thường, các căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án các quốc gia sẽ được xây dựng dựa trên một số quy tắc như nơi cư trú của bị đơn, nơi có tài sản, nơi thực hiện hành vi, nơi có mối liên hệ mật thiết… Đồng thời, tùy thuộc vào mức độ gắn bó mà các vụ việc này sẽ được xếp vào hai nhóm là thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt.

Ngoài ra, thực tiễn xét xử tại một số quốc gia cho thấy có những trường hợp tòa án một quốc gia có căn cứ để xác định thẩm quyền của mình đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào đó, nhưng vì những lý do nhất định mà họ lại không được quyền thụ lý.

Các lý do này thông thường là do các chủ thể có quyền miễn trừ, các chủ thể đã lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc do không thuận lợi cho quá trình giải quyết của tòa án đó… Các trường hợp này có thể gọi chung là những trường hợp giới hạn hay hạn chế thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Giả dụ như trong vụ kiện trên phía nguyên đơn thắng, thì trong trường hợp bên phải thi hành là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, hoặc pháp nhân (tổ chức) Việt Nam có trụ sở tại Việt Nam, thì biện pháp thi hành án ở đây là Nhà nước Việt Nam đảm bảo việc chuyển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam số tiền, hoặc tài sản của bên phải thi hành đó cho bên được thi hành là người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài hoặc cho pháp nhân nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài.

“Tôi muốn từ tiếng nói của tôi để cảnh tỉnh cho tất cả các nhà đầu tư, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư cùng với tôi có chung một tiếng nói. Ông bà ta có câu ‘Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao’. Nhiều tiếng nói của các nhà đầu tư chụm lại sẽ bắt buộc chính phủ Việt Nam, những kẻ độc tài, tham nhũng ở Việt Nam phải lắng nghe và họ phải sửa đổi” – bà Đặng Thị Hoàng Yến cứng rắn tuyên bố.

Và như vậy cho thấy vụ án mang màu sắc mà ở Việt Nam quen gọi là “động cơ chính trị”.


Hà Nguyên (VNTB)

 

Posted: 09/10/2022 #views: 850
Add comment
:
Pages:  [-1]