VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
“THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN MÙ” CUBA KHÔNG CÓ ĐIỆN, KHÔNG BÁNH MÌ CŨNG KHÔNG CÓ SỮA

Người dân ở 5 thành phố của Cuba đã biểu tình phản đối vì thiếu lương thực và cúp điện

Mai Anh (VNTB) - Ngày 17 tháng 3  ở Matanzas và ở bốn thành phố tự trị khác ở Cuba  đã diễn ra các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm người. Người biểu tình la hét đòi “Thực phẩm và điện!”, và có cả “Tự do!”“Quê hương và cuộc sống!”

“Chúng tôi mệt mỏi với tình trạng mất điện và các kệ hàng trống không. Chúng tôi chỉ muốn sống có phẩm giá”, một người biểu tình nói.

Cáo buộc đại sứ quán Mỹ ở Havana khích động biểu tình chống chính phủ và can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba, Bộ Ngoại giao Cuba hôm thứ Hai cho biết họ đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Cuba.

Những cuộc biểu tình hiếm hoi nổ ra ở ít nhất năm thành phố với những người biểu tình giận dữ, bất bình vì tình trạng cắt điện kéo dài – đôi khi kéo dài đến 14 giờ – và thiếu lương thực. Một người biểu tình nói: “Chúng tôi mệt mỏi với tình trạng mất điện và các kệ hàng trống rỗng. Chúng tôi chỉ muốn sống có nhân phẩm.”

Khủng hoảng kinh tế  và mối quan hệ băng giá lâu đời với Hoa Kỳ khiến kinh tế Cuba tê liệt. Lệnh cấm vận và trừng phạt của Mỹ đối với Cuba, được áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh, từ lâu đã trở thành cái gai đối với Cuba. Chính phủ Cuba đổ lỗi đây là nguyên nhân gây khó khăn cho kinh tế của nước này. Mặc dù đã giảm bớt dưới thời Tổng thống Biden, mối quan hệ vẫn căng thẳng. Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel mới đây tuyên bố: “Lệnh cấm vận của Mỹ là trở ngại chính cho sự phát triển của chúng tôi”.

Người dân Cuba đang phải đối mặt tình trạng thiếu lương thực và mất điện kéo dài. Một người dân Havana than thở: “Chúng tôi hầu như không có điện để nấu ăn hoặc làm trữ lạnh thực phẩm. Chúng tôi không thể chịu nổi nữa.” Chính trong bối cảnh bất bình này mà người dân Cuba đã xuống đường vào Chủ nhật.

Chính phủ Cuba cáo buộc đại sứ quán Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ và kích động người dân biểu tình. Ngược lại, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi những cáo buộc này là “vô lý” và kêu gọi Cuba tôn trọng nhân quyền. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình và kêu gọi chính phủ Cuba bảo vệ quyền hội họp ôn hòa của người dân”.

“Hoa Kỳ sát cánh cùng người dân Cuba khi họ thực hiện quyền hội họp một cách hòa bình. Đại sứ Brian A. Nichols, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Tây bán cầu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết: Chính phủ Cuba sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của người dân cho đến khi họ thực hiện dân chủ, pháp quyền và tôn trọng các quyền của công dân Cuba.”

“Chúng tôi biết về các báo cáo về các cuộc biểu tình ôn hòa ở Santiago, Bayamo, Granma và những nơi khác ở Cuba, với việc người dân phản đối tình trạng thiếu lương thực và điện. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Cuba tôn trọng nhân quyền của người biểu tình và giải quyết các nhu cầu chính đáng của người dân Cuba”, đại sứ quán Mỹ tại Havana cho biết trên X.

Những sai lầm của chế độ độc tài trong chính sách kinh tế và tiền tệ của Cuba đã gây ra tình trạng thiếu hụt các hàng hóa cơ bản—thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu— và mất điện.

“Không có bánh mì, không có sữa. Cũng không có điện. Bọn trẻ không đến trường vì không ăn sáng, và khi đến trường, chúng phải đi bộ tới ba cây số vì không có phương tiện đi lại”, cô Catalina 35 tuổi, nói.

Victor, chồng cô Catalina nói rằng anh đã từng phải xin nghỉ làm một lần vì quá nóng,  “Tôi phải đi về vì buồn ngủ lại mệt (…) .”

Hai vợ chồng Victor sống ở Pura y Limpia, một khu dân cư khiêm tốn gần thị trấn Santa Marta, Matanzas ở phía tây Cuba. Đối với Catalina và Victor cũng như hàng xóm của họ, ba năm qua cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Đại dịch, lệnh trừng phạt của Mỹ cùng những sai sót trong chính sách kinh tế và tiền tệ quốc gia đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về cơ cấu trong hệ thống Cuba và dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản (thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu), mất điện, lạm phát, di cư hàng loạt và bất mãn xã hội.

Hai tầng lớp công dân ở Cuba

Pura y Limpia, nằm gần một nhà máy đường bị bỏ hoang, chỉ cách Varadero, trung tâm du lịch bãi biển và ánh nắng mặt trời, sáu km.

Cư dân của khu barrio—một số người làm việc trong khu du lịch—chứng kiến hai thực tế hoàn toàn khác nhau mỗi ngày. Đi từ Varadero đến vùng lân cận sẽ nhận thấy điều này: sau khi đi qua hết dãy khách sạn, nhà cho thuê và nhà hàng tư nhân, đèn đường vụt tắt.

“Tôi về nhà nghỉ vì mất điện,” những người làm việc ở trung tâm du lịch nói khi họ trở về nhà.

“Tại sao họ (khách du lịch và những người sống ở Varadero) lại có nhiều ưu đãi hơn chúng tôi? Chúng tôi có phải là chó không?” Một trong những cư dân của Pura y Limpia đã phàn nàn vài giờ trước khi màn đêm buông xuống.

Juan Luis López García, 54 tuổi và vợ cũng bày tỏ quan điểm tương tự: “Tại sao chúng tôi, những người sống gần Varadero, không thể có chất lượng cuộc sống tốt hơn?”.

Để có ánh sáng, Juan Luis nối đèn với một ắc quy ô tô cũ mà anh đã lượm được từ một bãi rác cách đây rất lâu. Juan Luis  đã tự làm một căn bếp với chiếc nồi cơm điện tự chế, giờ do thiếu điện nên phát minh này chỉ để trang trí.

“Không ai biết về những nỗ lực và khó khăn mà chúng tôi đã trải qua (…) Và tôi đã làm việc chăm chỉ cho đất nước này,” Juan Luis than thở, Luc trước Juan Luis  làm thợ nề, hiện ông đang làm than củi.

Chính phủ nhiều năm nay mong đợi ngành du lịch là động lực của nền kinh tế vốn đang khủng hoảng sâu sắc kể từ năm 2020 do đại dịch, các biện pháp trừng phạt siết chặt của Mỹ và những sai lầm trong chính sách kinh tế, tiền tệ quốc gia.

Tuy nhiên, du lịch đã không thể phục hồi sau COVID-19 dù chính phủ đã ưu tiên đầu tư vào các khách sạn mới. Năm 2023, Cuba đón 2,4 triệu du khách du lịch, chỉ bằng một nửa so với năm 2018 hoặc 2019.

Nạn thiếu lương thực hoành hành

Sau sự sụp đổ của ngành nông nghiệp, Cuba phải nhập khẩu 80% lượng thực phẩm tiêu thụ. Và việc nhà nước thiếu ngoại tệ đã khiến nhiệm vụ này ngày càng khó khăn.

Hàng hóa trong các cửa hàng quốc doanh bán các mặt hàng cơ bản được trợ giá dần ít đi và cửa hàng thường xuyên chậm giao gạo, đường hoặc cà phê.

Mặt khác, trong khu vực tư nhân mới nổi, các sản phẩm (nhập khẩu) có giá vượt quá tầm với của đại đa số người dân Cuba, như Catalina và Victor.

Chính phủ thừa nhận rằng trong tháng 3 việc phân phối bánh mì hàng ngày sẽ gặp khó khăn  và đã yêu cầu Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) giúp đỡ để tiếp tục phân phối sữa trợ giá cho trẻ nhỏ.

Để tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế — vẫn ở dưới mức năm 2019 và với dự báo là năm thứ 5 liên tiếp sẽ có mức thâm hụt tài chính lớn — chính phủ đang thực hiện một kế hoạch điều chỉnh nghiêm túc.

Chương trình này bao gồm việc tăng giá xăng 400%, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 và tăng các dịch vụ như điện và nước. Điều này báo trước nhiều khó khăn hơn cho người dân bình thường và lạm phát sẽ tăng cao hơn.

Giá cả tăng trên thị trường phi chính thức thậm chí còn cao hơn và làm xói mòn đáng kể sức mua bằng mức lương ít ỏi của nhà nước.

Khủng hoảng điện, ảnh hưởng nặng nề đến Cuba

Thêm vào đó là hệ thống điện không có khả năng sản xuất ra năng lượng cần thiết do sự cố ở các nhà máy điện và thiếu nhiên liệu.

Trong 5 năm qua, chính phủ Cuba đã thuê tới 7 nhà máy điện nổi từ công ty Karpowership của Thổ Nhĩ Kỳ để giảm bớt tình trạng thiếu công suất phát điện, nhưng vẫn chưa đủ.

Tình hình điện lực tốt hơn một chút vào cuối năm 2023, nhưng kể từ cuối tháng 1 năm 2024, việc cắt giảm dịch vụ lại tiếp tục xảy ra và tình trạng cúp điện— lúc nhu cầu cao nhất— đã ảnh hưởng từ 20 đến 45% cả nước trong những tuần gần đây.

Mất điện hơn 10 giờ mỗi ngày ở nhiều tỉnh là nỗi đau khổ cho rất nhiều người và là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình như Chủ nhật tuần trước, ngoài những nguyên nhân cơ bản khác.

Ngồi trước nhà, sau một hành lang hẹp, Felipe Miranda, một cư dân 57 tuổi ở Santa Marta, Matanzas phàn nàn rằng “thiếu điện thậm chí còn bất tiện nhiều hơn bởi vì không biết khi nào thì mất điện. Nhiều nhà chỉ có bếp điện thì chỉ biết nhịn đói đợi tới khi có điện.”

Vào ban đêm, sau hơn mười giờ cúp điện, Catalina than vãn: “Người lớn còn ráng chịu được, còn con nít làm làm sao chịu nổi?”

 

Mai Anh - (VNTB) tổng hợp

 

Posted: 21/03/2024 #views: 183
Add comment
:
Pages:  [-1]