VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
TRUNG CỘNG THỪA NHẬN ĐÃ "ĂN CẮP TÀI SẢN TRÍ TUỆ" ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

 

Trung Quốc trộm cắp công nghệ trên khắp đất Mỹ' - Công nghệ

Nguyên Hương - Một giáo sư Trung cộng gần đây đã khoe khoang trước khán giả Trung cộng đại lục rằng Trung cộng đã “sao chép thành công con đường dẫn đầu thế giới của mình”. Điều này đã khuyến khích Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn trong đường lối đối với Hoa Kỳ.

Gần đây, ông Zang Qichao, một chuyên gia marketing nổi tiếng và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, đã nói với một nhóm doanh nhân Trung cộng rằng, trong 40 năm qua, chính quyền Trung cộng (ĐCST) chỉ làm một việc: ăn cắp tài sản trí tuệ. Ông cho biết, Trung cộng đã ăn cắp bản quyền hàng loạt, "copy" hàng loạt. Cách tiếp cận của Trung cộng là chiếm lĩnh, bất chấp đó là tài sản trí tuệ hay bằng sáng chế công nghệ.

Thông qua cách tiếp cận này, nền kinh tế Trung cộng đã tăng vọt thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ông Zang cũng nói rằng, hiện tại, không còn gì để "ăn cắp" nữa.

Với hàng loạt thành tựu đạt được bằng công nghệ sao chép của nước ngoài, Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã tự tin để có đường lối cứng rắn hơn với Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện qua lời lẽ "ngạo mạn" công khai của các nhà ngoại giao Trung cộng trước các quan chức Hoa Kỳ trong cuộc họp thượng đỉnh ở Alaska, ông Zang nói.

Bài phát biểu ngắn gọn của ông Zang được đăng trên mạng xã hội Trung cộng lần đầu tiên ngày 21/3 và từ đó được phổ biến rộng rãi.

Ông Zang là một giáo sư, tác giả và doanh nhân người Trung cộng, đồng thời là chủ tịch của hai công ty, một công ty truyền thông và một công ty đầu tư. Khách hàng của ông Zang bao gồm các ngân hàng quốc doanh và các công ty viễn thông của Trung cộng.

Công nhân sản xuất chip LED tại một nhà máy ở thành phố Hoài An, thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung cộng, vào ngày 16/6/2020. (STR / AFP qua Getty Images)

Bốn thập kỷ gian lận

Ông Zang cho biết, kể từ cuộc cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970, ĐCST trở nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ và bí quyết của nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đặc biệt, để được thâm nhập thị trường Trung cộng, ĐCST buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải hợp tác và liên doanh với các doanh nghiệp địa phương, "cưỡng bức" họ chuyển giao công nghệ và tài sản trí tuệ cho người dân địa phương và cuối cùng thay thế họ tự điều hành doanh nghiệp, ông Zang cho biết.

Đã bốn thập kỉ trôi qua, các doanh nghiệp Trung cộng đã "học được mọi thứ và có thể tự làm mọi thứ”, ông nói. Rốt cuộc, Trung cộng thay thế người nước ngoài và nắm giữ toàn bộ các nhà máy, thiết bị, công nghệ và bằng sáng chế.

Việc ĐCST đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài tràn lan đã khiến Hoa Kỳ hành động để phản đối trong những năm gần đây, đặc biệt là dưới thời chính quyền Trump. Các quan chức Hoa Kỳ đã dùng những từ dưới đây để mô tả chiến lược của Bắc Kinh nhằm vượt Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất: “cướp, sao chép, thay thế”.

Sau khi phát hiện ĐCST có hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, năm 2018, chính quyền Trump đã phát động cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với nỗ lực yêu cầu ĐCST loại bỏ một loạt các hành vi kinh tế và thương mại không công bằng, chẳng hạn như ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ giá cho các ngành công nghiệp trong nước và thao túng tiền tệ. Một thỏa thuận thương mại giai đoạn I đã được ký kết tháng 1/2020, nhưng nhiều rào cản thương mại vẫn chưa được giải quyết.

Các nhà chức trách liên bang cũng đã tăng cường truy tố tội phạm Trung cộng bao gồm sinh viên, nhân viên các công ty, cũng như những kẻ xâm nhập mạng với cáo buộc ăn cắp công nghệ của Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu của mình, ông Zang nói rằng Hoa Kỳ cuối cùng đã phát hiện ra kế hoạch ăn cắp của Bắc Kinh và có hành động răn đe, trừng phạt.

Một người phụ nữ lớn tuổi đẩy xe hàng dọc con phố gần Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung cộng vào ngày 5/3/2021. (Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Ngạo mạn

Theo ông Zang, ĐCST đã tỏ ra cứng rắn với Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán gần đây ở Alaska bởi vì vị thế kinh tế của Trung cộng đã được củng cố sau bốn thập kỉ với các công nghệ sao chép được của Hoa Kỳ và phương Tây.

Ông Zang đắc thắng cười nói: “Đó là lý do tại sao các nhà ngoại giao hàng đầu của chúng ta là Dương Khiết Trì và Vương Nghị có thể giữ thái độ cứng rắn như vậy trong các cuộc họp với Hoa Kỳ. Chắc phía Hoa Kỳ nghĩ, các bạn không có quyền nói chuyện với chúng tôi theo cách này”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của ĐCST Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã gây chú ý khi họ công khai chỉ trích Hoa Kỳ về một loạt cáo buộc vi phạm trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên với các quan chức chính quyền Biden, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 18-19/3 tại Alaska.

Trung Quốc phản đối các cáo buộc “ăn cắp” tài sản trí tuệ - IPC.NET.VN

Ông Zang cho biết, trong tương lai, ĐCST tập trung vào việc khuyến khích người dân phát triển công nghệ bản địa thông qua khẩu hiệu “đổi mới là động lực hàng đầu cho sản xuất”. Khẩu hiệu này luôn được nhà lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình nhắc nhở kể từ năm 2015, khi ông đặt mục tiêu vào công cuộc đổi mới trong nước.


Nguyên Hương (ntdvn)

(Theo The Epoch Times)

 

Posted: 01/04/2021 #views: 2747
Add comment
:
Pages:  [-1]