VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
ĐCS TÀU THÂM NHẬP VÀO BA KHU VỰC QUYỀN LỰC NHẤT Ở HOA KỲ

 

Chuyên gia: ĐCSTQ thâm nhập vào ba khu vực quyền lực nhất ở Hoa Kỳ -  DKN.News

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Ngọc Mai (ĐKN) - Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sự tách rời Trung – Mỹ đã trở thành một trong những vấn đề được mọi tầng lớp xã hội và giới truyền thông thảo luận.

Dan Mahaffee, Phó Chủ tịch cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ (CSPC), gần đây đã đăng tải một bài bình luận trên tờ The Hill, thảo luận về cách chính phủ và các công ty Hoa Kỳ đối phó thế nào với sự cạnh tranh và đối đầu của đảng cộng sản Tàu (ĐCSTQ)

ĐCST tập trung vào ba lĩnh vực chính của Hoa Kỳ

Mở đầu, ông Dan đề cập đến Phố Wall, Hollywood và Thung lũng Silicon như những lực lượng tư nhân hùng mạnh nhất ở Mỹ. Ba lĩnh vực này cũng là mục tiêu thâm nhập của ĐCST.

Ông viết: “Chúng ta đã thấy từ những ví dụ cho hay Bắc Kinh có ảnh hưởng đáng kể trong ba lĩnh vực này. Ở Phố Wall, các ngân hàng đầu tư đã nhìn thấy cơ hội đầu tư vào Trung cộng. Trong khi ĐCST coi Phố Wall là con đường ảnh hưởng đến chính trị Mỹ và ngăn cản các biện pháp cứng rắn của chính quyền Biden”.

Tại Hollywood, từ việc John Cena khúm núm xin ĐCST tha thứ cho đến việc Bắc Kinh kiểm duyệt chiếc áo khoác da của Tom Cruise trong phim Top Gun, rồi Disney cảm ơn sự giúp đỡ của Cục Công an Tân Cương, một cơ quan vốn khét tiếng với tội ác diệt chủng ở Tân Cương. Có rất nhiều ví dụ [cho thấy sự ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Hollywood]. v.v

Cuối cùng, ở thung lũng Silicon, các quỹ đầu tư mạo hiểm do chính quyền Trung cộng kiểm soát đang tìm cách gây ảnh hưởng lên các công ty khởi nghiệp của Mỹ. Ngoài ra, các tập đoàn khổng lồ như Apple biết rằng hoạt động kinh doanh của họ ở Trung cộng hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh.

Ông Dan lập luận rằng, trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia Washington tin rằng, sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy ĐCST cải cách chính trị. Ngược lại, Bắc Kinh tin rằng sự ràng buộc kinh doanh cuối cùng sẽ giảm bớt áp lực chính trị quốc tế về các vấn đề như đàn áp nhân quyền hoặc hành vi tàn bạo như cuộc Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn.

Ông Dan viết “Tuy nhiên, ngay cả khi những công ty Mỹ cố gắng tập trung vào điểm mấu chốt của đạo đức kinh doanh, thì trò chơi chính trị ở cả 2 bờ Thái Bình Dương đang buộc họ phải tăng tốc đưa ra những lựa chọn khó khăn”.

Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát các công ty tư nhân ở Trung cộng.

Chuyên gia cho biết thêm, ở Trung cộng, Tập Cận Bình đang đẩy mạnh củng cố quyền lực, ông ta cũng đang tích cực trấn áp các doanh nghiệp tư nhân nổi tiếng của Trung cộng, đồng thời phá hủy quyền tự do báo chí và độc lập tư pháp ở Hồng Kông. Jack Ma, người đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba, đã bị đàn áp sau những phát biểu chỉ trích, chống lại ĐCST. Các công ty công nghệ khác của Trung cộng cũng đã bị chính quyền Bắc Kinh nhắm tới.

Ông nói rằng chính phủ Trung cộng đã tăng cường giám sát tiền tệ kỹ thuật số và công nghệ tài chính, đồng thời cũng đang cố gắng khôi phục quyền kiểm soát của nhà nước đối với các ngành công nghiệp chủ chốt.  

Vào ngày 15/4 năm nay, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson, đã tuyên bố tại phiên điều trần về “tham vọng kinh tế của ĐCST”. Ông cho biết ĐCST độc quyền quyền lực, do đó nó kiểm soát chặt chẽ các nguồn tài chính. Sự kiểm soát này bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, cũng như hạn chế quyền trao đổi tự do của người Trung Hoa.

Ông Dư cũng đề cập rằng trong 15 năm qua, ít nhất 27 tỷ phú Trung cộng đã bị bắt với những tội danh kỳ quái và vô lý. Một trong số đó là Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba.

Chính phủ Hoa Kỳ và các công ty cần giải quyết các xung đột với ĐCST

Trong bài bình luận, ông Dan kết luận rằng Hoa Kỳ phải hiểu rõ ràng cách thức mà ĐCST nhìn nhận về tình hình kinh tế Trung Quốc và vai trò của các công ty lớn Trung cộng.

Mặt khác, ông Dan đề cập đến “Đạo luật đổi mới và cạnh tranh của Mỹ” (US Innovation and Competition Act ), dự luật không chỉ cho thấy lưỡng đảng ủng hộ đầu tư nhiều hơn vào cuộc cạnh tranh lâu dài với Trung cộng, mà còn thừa nhận tính dễ tổn thương do phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung cộng và công nhận ảnh hưởng của ĐCST trong các công ty Mỹ.

Dự luật cũng yêu cầu tạo ra một bộ “quy tắc ứng xử” đối với các công ty Mỹ giao dịch với các công ty Trung cộng.

Ông tiếp tục, các nhà hoạch định chính sách Mỹ thực sự hiểu bản chất về thách thức và khả năng cạnh tranh lâu dài của Bắc Kinh cần phải nhận thức được hai trở ngại chính.

Một mặt, vì nước Mỹ áp dụng chính sách cứng rắn chống lại ĐCST, một số cử tri Mỹ sẽ phản đối vì họ chỉ xem Trung cộng là một đối tác kinh doanh có lợi.

Mặt khác, Bắc Kinh có thể trả đũa các công ty tư nhân của Hoa Kỳ vì điều này, và Hoa Kỳ cần phải được chuẩn bị. Về vấn đề này, nước Mỹ đã rút ra bài học từ quá khứ, bởi vì ĐCST đã từng bắt và giam giữ người Mỹ trong quá khứ.

Ông Dan cho biết, tất nhiên, không công ty nào muốn dừng hoạt động kinh doanh của mình, nhưng đồng thời, họ cũng không thể làm ngơ trước mối quan hệ Mỹ – Trung đang ngày càng xấu đi.  

Vị chuyên gia kết luận “Trong cuộc cạnh tranh và đối đầu với ĐCST, chúng ta không chỉ phải củng cố chính phủ Hoa Kỳ mà còn phải điều phối các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là ở cấp độ địa chính trị và công nghệ cao, để bảo đảm rằng Hoa Kỳ nói chung làm tốt công việc chuẩn bị cho sự tranh trong tương lai”.

 

Posted: 07/07/2021 #views: 3546
Add comment
:
Pages:  [-1]