VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
DƯ ÂM TỪ MỘT CHUYẾN CÔNG DU

 

Ky Thiệt – Chuyến công du đầu tiên của TT Joe Biden ra hải ngoại vẫn còn được nói tới nhiều, đặc biệt đây là chuyến đi quan trọng để tham dự hội nghị thượng đỉnh G-7 lần thứ 47 (11 tới 13 tháng 6) tại Cornwall, Anh, và sau đó gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Genève, Thụy Sĩ, vào ngày 16 tháng 6.

Nếu dân Mỹ chỉ xem TV truyền thông dòng tà và đọc báo tự do thiên vị phe tả thì đây là một chuyến đi tuyệt vời của TT Biden. Kể cả những báo, đài tiếng Việt cuồng chống Trump ở hải ngoại cũng cho rằng không còn gì tốt đẹp hơn cho nước Mỹ, ngay cả trước khi ông Biden lên đường.

Bằng cớ là tờ Việt Báo ở Cali ngày 10 tháng 6, căn cứ theo một bản tin của NBC News, đã viết rằng uy tín của nước Mỹ trên toàn cầu có vẻ đã có sự hồi phục đáng kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rời khỏi nhiệm sở và ông Biden trở thành tổng thống Hoa Kỳ sáu tháng trước đây.

Trong khi TT Biden tại Âu Châu nỗ lực để sửa lại các quan hệ với những đồng minh của Mỹ, thăm dò cho thấy rằng nhiều quốc gia trong khu vực này thích tổng thống đương nhiệm hơn ông cựu tổng thống Mỹ. Kết quả cuộc thăm dò là  75% người được hỏi bày tỏ niềm tin tưởng vào Biden, so với 17% tin tưởng Trump hồi năm ngoái.

Kể ra thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi dân Âu Châu không thích TT Trump, vì từ bao nhiêu năm nay, kể từ sau Thế Chiến Hai, Âu Châu từ đống tro tàn đã phục hồi và trở nên khấm khá là nhờ đã khai thác đồng minh Mỹ giàu có tận tình qua mấy đời tổng thổng. Cho đến khi ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa kỳ với khẩu hiệu “America First”, mới xét lại những những thiệt thòi của nước và dân Mỹ trong quan hệ với những nước đồng minh và kêu gọi có sự đóng góp công bằng chứ không thể cứ “ăn không” như … từ trên trời rơi xuống.

Dân Âu Châu “không thích” Donald Trump là vì vậy. Nhưng, sự thật vẫn là sự thật.

Sự thật về cuộc công du đầu tiên của Tổng thống Joe Biden, trước tiên là sự lú lẫn và ăn nói vấp váp mà mọi người đều đã biết từ khi ông ra tranh cử tổng thống năm 2020. Nhưng, trong cuộc xuất ngoại vừa qua thì đúng là một … thảm họa cho danh dự và uy tín siêu cường Hoa Kỳ.

Trên sân khấu thế giới, ông tổng thống Mỹ đã hiện nguyên hình là một cụ già (79 tuổi) lú lẫn, ăn nói vấp váp, nói trước quên sau. Đôi lúc, các nhà lãnh đạo thế giới đã không thể nín được cười trong cuộc hội nghị G-7 tại Cornwall, và tại cuộc họp báo ngày 13 tháng sáu, ngày cuối cùng của hội nghị..

Trong cuộc họp báo này, ông Biden nói:

“Chúng tôi có thể cùng làm việc với Nga – thí dụ như Libya. Chúng tôi nên mở một hành lang để có thể đi qua, trợ giúp thực phẩm và kinh tế… Tôi muốn nói, sự trợ giúp quan yếu cho đời sống của một dân số đang trong lâm nguy thật sự.”

Ông Biden cũng đang thật sự bối rối khi ông đã nói “Libya”, thay vì là Syria mới đúng. Nhưng ông nói Libya, thay vì Syria thêm hai lần nữa.

Sau đó, một phụ tá Tòa Bạch Ốc đã nói với các phóng viên báo chí rằng ông tổng thống Mỹ muốn nói Syria.

Còn trước đó, Đệ nhất Phu nhân Jill Biden đã … tiết lộ rằng chồng bà đã “chuẩn bị rất kỹ” cho cuộc hội nghị này. Bà nói: “Ông ấy đã nghiên cứu nhiều tuần lễ để làm việc cho ngày hôm nay. Joe yêu thích thủ tục ngoại giao. Đây là sở trường của ông ấy.”

Sự thật có vẻ không phải như vậy. Bằng chứng là khi ông Biden tới yết kiến Nữ Hoàng Elizabeth II tại Điện Windsor, ông ta vẫn đeo cặp kính mát kiểu như phi công (được xem như rất kém về xã giao). Trong một cuộc tiếp xúc khác, ông Biden đã tới sau Nữ Hoàng, lại thêm một thất thố về thủ tục ngoại giao.

Nhưng chưa hết, trong thời gian họp thượng đỉnh có một cuộc hội thảo giữa  các nhà lãnh đạo G7 của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, và Nhật, cùng với các nguyên thủ quốc gia của Ấn-độ, Nam Hàn và Nam Phi.

Thủ tướng Anh Boris Johnson giới thiệu các nhà lãnh đạo không phải thành viên của G7: “Xin chào mừng, quý‎ vị vừa mới tới tham dự với chúng tôi, chúng tôi có thời tiết khá ngoạn mục. Chúng tôi có Thủ tướng (Ấn-Độ) Modi, Tổng thống (Nam Phi) Ramaphosa, Tổng thống (Nam Hàn) vừa mới tới một phút trước đây.”

TT Biden, ngồi bên cạnh Thủ tướng Anh, chắc đang ngủ gật, đã chợt tỉnh và đột ngột ngắt lời ông Johnson để nhắc rằng ông đã quên không… giới thiệu Ramaphosa, mặc dù ông Johnson đã vừa giới thiệu tổng thống Nam Phi trước đó vài giây!

Ông Johnson đáp: “Và tổng thống Nam Phi như tôi đã vừa nói.”

Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã không nín được cười và ngạc nhiên về tâm trí của ông tổng thống Mỹ.

Sau đó, khi ông Biden đi ngang qua một hàng ghế trong phòng họp và có người hỏi ông: “Những cuộc họp của ông ra sao tại Cornwall, ông Tổng thống?”

Đệ Nhất Phu nhân Jill Biden, ngồi gần đó, đã tức thì ngăn chặn câu hỏi bất ngờ, và nói: “Joe, c’mon”, trong lúc bà vẫy tay ra hiệu cho chồng tới với mình, làm phát ra những tiếng cười của mấy người chung quanh. Khi ông Biden tới, bà nắm tay chồng và dắt ông đi chỗ khác.

Theo tờ The Washington Times, phóng viên CNN Jeff Zeleny hỏi ông Biden trong cuộc họp báo: “Trong một cuộc họp báo hôm cuối tuần, Vladimir Putin đã cười lớn khi cho biết ông đã gọi ông ta là một kẻ ‘sát nhân’(a killer). Ông có còn tin như vậy không, sir, rằng ông ta là một kẻ sát nhân?”

Đây là nguyên văn câu trả lời của ông Biden trích từ bản ghi âm chính thức của Tòa Bạch Ốc:

Ông Tổng Thống: (cười) Để trả lời câu hỏi thứ nhất – (cười) – Tôi cũng đang cười nữa. Thực ra – Tôi –

Hỏi: Như vậy ông ta là một kẻ sát nhân à?

Ông Tổng Thống: Well, hãy coi, tôi muốn nói, ông ta đã làm sáng tỏ rằng – câu trả lời là: Tôi tin ông ta, trong quá khứ, về cơ bản đã nhìn nhận rằng ông ta đã là – đã có những sự việc nhất định rằng ông ta có thể làm hay đã làm. Nhưng hãy coi, khi tôi được hỏi câu ấy trên làn sóng, tôi đã trả lời một cách thành thật. Nhưng đó không phải là một – tôi không nghĩ đó là một vấn đề to lớn, đối với cuộc họp sắp tới của chúng tôi.

Và, ông Biben đã bỏ lửng, không nhắc tới “câu hỏi thứ hai”!

Trong suốt cuộc công du, ông Biden chỉ nhận một ít câu hỏi từ báo chí, và luôn luôn là từ một danh sách đã chọn trước trong truyền thông dòng chính thân hữu, vậy mà cũng đã “đụng” với một phóng viên khi người này hỏi một câu hắc búa. Khi trả lời, ông Biden đã cúi rạp mình xuống sát gần micro và nói với giọng kỳ dị: “120 ngày. Xin tha cho một lần. Tôi cần thêm thời gian.”

Ký‎ giả Josehp Curl đã nhắc nhỏ ông Biden rằng ông làm tổng thống đã được 145 ngày, chứ không phải 120 ngày!

Trong ngày cuối cùng của chuyến công du Âu Châu, TT Biden đã tránh né cuộc họp báo chung với ông Putin – thông lệ của tất cả tổng thống từ mấy thập niên qua sau những cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước. Thay vào đó, ông Biden đã mở cuộc họp báo riêng sau vào ngày 16 tháng 6 để “độc diễn” với nhũng phóng viên bồ nhà….

Những lời nói vấp váp và trí nhớ tệ hại của ông Biden trong chuyến công du Âu Châu vừa qua không còn che mắt được ai, và nhiều người đã phải lên tiếng báo động, trong đó có Dân biểu Ronny Jackson, Cộng Hòa – Texas, cựu bác sĩ tại Tòa Bạch Ốc từ năm 2013 tới 2018, thời TT Obama và TT Trump.

Trong bức thư gửi cho Tổng Thống Biden, Bác sĩ Kevin O’Connor, y sĩ của ông Biden tại Tòa Bạch Ốc hiện nay, và Bác sĩ Fauci, Bác sĩ Jackson đã nhấn mạnh về việc ông Biden cần phải làm một cái thử nghiệm về nhận thức (cognitive test).

Thư viết: “Người dân Mỹ nên có sự tin tưởng tuyệt đối vào Tổng thống của họ. Họ xứng đáng được biết rằng ông hay bà ấy có thể làm tròn những nhiệm vụ của người Quốc Trưởng và Tổng Tư Lệnh Quân đội.

“Họ xứng đáng  được biết đầy đủ phúc trình trong sáng về khả năng tâm thần của người lãnh đạo dân cử cao cấp nhất của họ. Để đạt được điều này, chúng tôi thúc dục quý vị làm một cuộc thử nghiệm về nhận thức ngay lập tức.”

1.Jackson khẩn thiết yêu cầu TT Biden “công bố những kết quả của cuộc thử nghiệm, nhờ đó người dân Mỹ được biết đầy đủ rằng tổng thống của họ là người thông thái và tâm thần lành mạnh.”

Việc BS. Jackson đòi hỏi TT Biden thử nghiệm về nhận thức là đúng và cần thiết về phương diện khoa học và luật pháp vì thử nghiệm ấy có thể đưa đến những hậu quả to lớn về chính trị.

Thực vậy, ông Joe Biden đã có mặt trên chính trường nước Mỹ 49 năm nay với danh nghĩa một đảng viên Dân Chủ. Ông được bầu vào Thượng Viện Hoa Kỳ năm 1972 khi 29 tuổi (sinh 20.11.1942), phải đợi mấy tháng cho đúng 30 tuổi mới được tuyên thệ để làm một nghị sĩ. Ông đã ngồi ở Thượng Viện trong 40 năm, và 8 năm trong Tòa Bạch Ốc làm phó tổng thống trong chính quyền Obama. Ông đã ra ứng cử tổng thống ba lần.

Lần thứ nhất, ông Joe Biden ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1988 và đã phải rút lui sau khi bị khám phá đã cầm nhầm bài diễn văn của lãnh tụ đảng Lao Động Anh Neil Kinnock, và những cáo buộc đạo văn khác khi ở trường luật.

Lần thứ hai, 20 năm sau, 2008, ông Biden lại ra ứng cử tổng thống và cũng lại phải rút lui khi chỉ đứng hạng 5 trong cuộc bầu sơ bộ của đảng Dân Chủ ở Iowa với dưới 1% phiếu ủng hộ. Người được đảng Dân Chủ đề cử năm ấy là Barack Obama, và ông ta đã chọn Joe Biden làm phó.

Lần thứ ba, năm 2020, ông Joe Biden lại ra tham dự cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc lúc tuổi đã gần 80 và đã trở thành tổng thổng thứ 46 của Hoa Kỳ trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi ồn ào nhất trong lịch sử mà cho đến nay cựu Tống thống Donald Trump vẫn còn tuyên bố “không bao giờ nhìn nhận đã thất cử”, và vẫn cáo buộc cuộc bầu cử là “gian lận”, là đã bị “đánh cắp”.

Ngày thứ bảy 26 tháng 6 vừa qua, hàng ngàn người đã nồng nhiệt chào đón ông Trump tại Wellington, Ohio, khi ông cựu tổng thống tới đây để vận động cho các ứng cử viên đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới, và vấn đề “cuộc bầu cử đã bị đánh cắp” đã là một trong những đề tài chính được nói tới.

Trong khi đó, ông Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ với bao điều tiếng về sự lú lẫn, lẩm cẩm không còn có thể che đậy mãi giữa lúc Hoa Kỳ phải đương đầu với nhiều vấn đề sinh tử, ở trong nước lẫn ngoài nước.

Ở trong nước, siêu cường Hoa Kỳ đang ở vào tình trạng chia rẽ chưa từng thấy với những rối loạn do BLM,  Antifa và những thành phần thiên tả cực đoan chủ động để đưa nền dân chủ mẫu mực hàng đầu thế giới vào con đường xã hội chủ nghĩa tệ hại.

Ở ngoài nước, “con rồng đỏ” Trung Cộng không còn che đậy nanh vuốt, đang trên đường bành trướng từ Á sang Âu mà Hoa Kỳ là trở ngại lớn nhất cần phải triệt hạ.

Chuyến công du của ông tổng thống Mỹ sang Âu Châu vào những ngày đầu tháng 6 vừa qua – để tham dự Hội nghị G-7 và sau đó họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin –  đã mang một ý nghĩa trọng đại cho tương lai nước Mỹ.

Theo đài và báo của “truyền thông dòng tà” thì chuyến đi của Tổng thống Biden là một thành công vang dội và đảng Dân Chủ đã nâng cao tư thế của Hoa Kỳ trên trường quốc tế, như ông Obama đã làm (bằng cách đi vái tứ phương?)

Sự thật ra sao? Theo các nguồn không phe đảng thì tại G-7 ông Biden đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo những nước “đồng minh” ra tay đối phó với Trung Cộng nhưng họ chỉ lắc đầu. Trong đó có Đức đã xuất cảng sang Tàu hàng triệu chiếc xe hơi mỗi năm, và Nhật, một láng giềng gần và bạn hàng giao thương với Tàu cộng.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo G-7 đã xóa bỏ phần lớn ý kiến của ông Biden trong bản Thông Cáo Chung về Trung Cộng. Ý kiến của ông tổng thống Mỹ về một thái độ của NATO với Tàu Cộng cũng không được tán thành.

Thế còn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin của Nga thì sao?

Tạp chí Washington Examiner số ra ngày 22 tháng 6 có đăng hai bài về cuộc họp quan trọng này. Bài thứ nhất tựa đề “Biden’s Gift to Putin”  của Rebeccah Heinrichs, bài thứ hai “He met with Putin and received criticism for violating an unwritten rule about politics”, tác giả là Katherine Doyle”.

Tựa đề của hai bài báo đã tự nói lên nội dung của những gì mà hai tác giả đã viết. Bài thứ nhất, tác giả Rebeccah Heinrichs, một thành viên thâm niên của Hudson Institute và một phụ giáo sư tại Học Viện về Chính Trị Thế giới (Institute of World Politics), đã chỉ trích ông Biden về việc nhượng quyền trên ống dẫn dầu Nord Stream 2 chỉ vai tuần trước cuộc họp với Putin.

Bà Heinrichs viết: “Phương thức ve vuốt không phải chỉ là đạo đức giả, đó là mù về chiến lược, cho thấy một sai lầm sâu xa trong sự nhận định về thực chất địa lý chính trị và báo cho thấy trước những quyết định tai hại hơn tiếp theo.

Tác giả đã phân tích tiền đề trên đây, và đi đến kết luận:

“Sau khi gọi Putin là một ‘kẻ sát nhân’ và nói ông ta ‘không có linh hồn’, Biden đã đi giật lùi những xúc phạm nặng nề để dẫn tới cuộc họp thượng đỉnh. Gọi ông tổng thống Nga là ‘thông minh’ (bright) và ‘ngầu’ (tough) và là ‘một đối thủ đáng giá’, và nói rằng Nga, cũng như Hoa Kỳ, là một ‘quyền lực lớn’.

“Tặng Nord Stream 2 cho Putin không phải là bằng chứng của một tuyệt chiêu về ngoại giao. Nó là bằng chứng Biden không cương quyết chống lại Putin, và đối lại là sẽ cố ve vuốt chiều lòng đối thủ. Đảng Dân Chủ và truyền thông đã được cảnh cáo rằng chúng ta đã có một tổng thống trở thành công cụ hữu dụng của Nga trong cố gắng làm suy yếu phương Tây. Nếu Biden tiếp tục đi theo con đường này, họ đã nói đúng. (ngưng trích)

Mọi người đang chờ cuộc thử nghiệm mà Bác sĩ Jackson yêu cầu.


Ký Thiệt

 

Posted: 04/07/2021 #views: 4839
Add comment
:
Pages:  [-1]