VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
BÁO CÁO: GIỚI TRUYỀN THÔNG Ở CANADA ĐÃ “THỨC TỈNH” KỂ TỪ NĂM 2010

 

Những chồng báo được nhét vào tay nắm cửa của một tòa nhà đóng cửa ở Toronto vào ngày 01/04/2020. (Ảnh: Cole Burston/Getty Images)

Marnie Cathcart - Theo một bài báo nghiên cứu mới, các thuật ngữ thường liên quan đến “công bằng xã hội,” chẳng hạn như những thuật ngữ liên quan đến “định kiến về nhận dạng giới tính,” “phân biệt chủng tộc,” và “kỳ thị người chuyển giới,” đang gia tăng đáng kể trong giới truyền thông thiên tả kể từ năm 2010.

Theo báo cáo trên, các thuật ngữ liên quan đến danh mục “định kiến về nhận dạng giới tính” đã trải qua “sự gia tăng rõ rệt về mức độ phổ biến từ năm 2010 đến năm 2021,” một mức tăng “đáng kinh ngạc” 2,285%. Thuật ngữ “người da trắng thượng đẳng” (white supremacy) đã tăng 8,001% từ năm 2010 đến năm 2021.

Báo cáo, “Sự Thức Tỉnh Của Phương Bắc: Công bằng xã hội và ngôn ngữ thức tỉnh đã xâm nhập vào giới truyền thông Canada như thế nào,” được Viện Macdonald-Laurier, một viện nghiên cứu chính sách công quốc gia, phi đảng phái, công bố hôm 08/03.

Báo cáo này cho thấy sự chỉ trích của công chúng đối với giới truyền thông đã tăng lên, với hầu hết các cuộc khảo sát cho thấy rằng lòng tin của công chúng dành cho giới truyền thông đang bị suy giảm. Báo cáo này cho biết các lý do dẫn đến sự suy giảm niềm tin đang “gây tranh cãi gay gắt,” nhưng không đề cập đến việc COVID-19 có thể đã tác động như thế nào đến nhận thức của công chúng đối với giới truyền thông.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 6 triệu bản tin và bài bình luận từ 14 hãng thông tấn phổ biến nhất trong nước, chín ấn phẩm Anh ngữ và năm ấn phẩm Pháp ngữ, đồng thời vẽ biểu đồ tần suất trung bình mà các hãng thông tấn Canada sử dụng các thuật ngữ cụ thể để mô tả các loại định kiến. Để thực hiện phân tích này, các nhà nghiên cứu đã chia “số lần xuất hiện thường niên của cụm từ mục tiêu trong tất cả các bài báo mẫu từ hãng thông tấn cho tổng số tất cả các từ trong tất cả các bài báo mẫu từ hãng thông tấn trong năm đó,” còn được gọi là một kỹ thuật chia tỷ lệ “tối thiểu-tối đa.”

‘Thuật ngữ công bằng xã hội’

Báo cáo này cũng xem xét những khác biệt về mức độ thường xuyên mà các hãng thông tấn của Mỹ sử dụng các thuật ngữ với các hãng thông tấn của Canada.

Dựa trên phân tích này, các nhà nghiên cứu cho rằng giới truyền thông Canada đã đi tiên phong trong “việc sử dụng ngày càng nhiều thuật ngữ công bằng xã hội” với những từ thức tỉnh như “phân biệt chủng tộc,” “định kiến giới tính,” “chứng sợ Hồi Giáo,” “kỳ thị đồng tính,” “phân biệt giới tính,” “người da trắng thượng đẳng,” “bài ngoại,” “kỳ thị người chuyển giới,” “sự thiên vị vô thức,” “đặc quyền của người da trắng,” “sự chiếm đoạt văn hóa,” cũng như “sự ghét bỏ phụ nữ,” “chủ nghĩa tích cực,” và “sự đa dạng.”

Một đồ họa kèm theo báo cáo này cũng liệt kê các thuật ngữ như: “không gian an toàn,” “các đại từ giới tính,” “phát ngôn mang tính thù hận,” “chủ nghĩa thực dân,” và “hòa nhập.”

Theo các nhà nghiên cứu, các thuật ngữ liên quan đến định kiến xung quanh khuynh hướng tính dục đã giảm một cách phổ biến. Những lần đề cập đến “chủ nghĩa bài Do Thái” dường như đang giảm dần ở Canada, nhưng lại được giới truyền thông Mỹ sử dụng ngày càng nhiều trong thập niên qua.

Trước đây, trên các hãng thông tấn Canada, các đề cập đến “chứng sợ Hồi Giáo” phổ biến hơn gấp ba lần so với trên các hãng thông tấn Hoa Kỳ, nhưng dường như đã đạt đến đỉnh điểm trước năm 2021. Các nhà nghiên cứu cho rằng giới truyền thông đã giảm sử dụng thuật ngữ này một chút trong vài năm qua.

Theo báo cáo, các thuật ngữ “biểu thị các hình thức định kiến khác biệt” đã xuất hiện trên các hãng thông tấn Mỹ kể từ năm 2010. Lấy một ví dụ, chỉ trong vòng 10 năm trên tờ New York Times, thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” đã tăng 638%, trong khi “phân biệt giới tính” tăng 403%, và “kỳ thị đồng tính” tăng 402%.

Theo báo cáo trên, bất kể các khuynh hướng ý thức hệ, sự gia tăng đáng kể tương tự đã xuất hiện trên các hãng thông tấn khác của Mỹ, cũng như các hãng thông tấn của Anh và Tây Ban Nha.

Khuynh hướng chính trị của các ký giả

Báo cáo này đưa ra sáu lý do có thể giải thích cho “sự bùng nổ sau năm 2010 trong việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến định kiến của giới truyền thông Canada.”

Theo các nhà nghiên cứu, một trong những yếu tố khả dĩ là “một xu hướng về ý thức hệ ngày càng tăng trong giới làm nghề truyền thông,” đồng thời lưu ý rằng các phóng viên đã trở nên “thiên tả ngày càng nhiều và không tương xứng.”

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2021 đã xem xét sự thiên vị của các ký giả ở 17 quốc gia phương Tây. Báo cáo này cho biết, “Ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu, ngoại trừ Slovenia, ký giả bình thường của mỗi quốc gia thể hiện một xu hướng tả khuynh rõ ràng so với cử tri bình thường của quốc gia đó.”

Nghiên cứu trên cũng tham khảo nghiên cứu năm 2021 từ Viện Reuters tại Đại học Oxford, cho thấy rằng 53% ký giả người Anh tự nhận mình thuộc cánh tả của trung tâm chính trị, trong khi chỉ 23% nhận mình là thuộc cánh hữu.

“Điều quan trọng là sự chênh lệch này thậm chí còn gay gắt hơn giữa các ký giả trẻ, trong đó 56% tự nhận mình là tả khuynh và chỉ 18% là hữu khuynh. Một nghiên cứu tương tự từ Hoa Kỳ đã định lượng rằng trong năm 2013, chỉ có 7% ký giả người Mỹ tự nhận mình thuộc phái bảo tồn truyền thống,” báo cáo trên cho biết.

Nghị trình

Bài báo này cũng gợi ý rằng có thể có những ưu đãi về tài chính đối với các hãng thông tấn trong việc “sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc nhằm tối đa hóa các ‘lần nhấp chuột vào đường liên kết’ kỹ thuật số.”

“Vai trò tiềm tàng của truyền thông trong việc thúc đẩy dư luận thông qua hiệu ứng ‘thiết lập nghị trình’ là một khả năng khác không thể bỏ qua,” các nhà nghiên cứu cho biết, đồng thời lưu ý rằng có nhiều bản tin về khủng bố và tội phạm ngay trước khi công chúng bắt đầu quan tâm đến những chủ đề đó, bất kể mức độ tội phạm và khủng bố thực sự.”

Báo cáo trên cho thấy một giả thuyết có thể là việc đưa tin trên giới truyền thông đang phản ánh một khả năng gia tăng định kiến xã hội trong những năm gần đây, hoặc có thể có sự gia tăng “sự nhạy cảm của công chúng và thể chế đối với định kiến.”

Các nhà nghiên cứu kết luận phân tích của họ với việc phát hiện ra cụm từ “diễn ngôn công bằng xã hội” đã tăng lên ở Canada kể từ năm 2010.

Báo cáo trên cho biết: “Trước đó các tác giả khác đã đề cập đến vấn đề này — ngày càng có nhiều đề cập đến định kiến trong nội dung truyền thông và những thay đổi liên quan trong nhận thức của công chúng về mức độ nghiêm trọng của định kiến trong xã hội — là “Sự Thức tỉnh Vĩ đại.”

Báo cáo trên kết luận, “Có lẽ vấn đề chính phát sinh từ báo cáo này là liệu việc truyền thông Canada ngày càng tập trung vào chủ đề định kiến có phản ánh một sự gia tăng các thái độ định kiến trong xã hội Canada từ năm 2010 đến năm 2020 hay không, hay thay vào đó, nội dung truyền thông không phản ánh các thái độ xã hội mà là thúc đẩy các thái độ xã hội.”


Biên dịch: Nhã Đan (etviet)

(Theo bản gốc từ The Epoch Times)

 

Posted: 11/03/2023 #views: 797
Add comment
:
Pages:  [-1]