VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
HÀNG MAY MẶC NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM CÓ THỂ BỊ MỸ VÀ ÂU CHÂU TĂNG THUẾ

 

Phán quyết của tòa Hoa Kỳ có thể gia tăng thuế trên hàng may mặc nhập khẩu  từ Việt Nam — Tiếng Việt

Ảnh minh họa (AP)

RFA - Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) đã đưa ra một phán quyết có thể làm gia tăng thuế quan áp đặt trên hàng may mặc nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Việt Nam.

CIT đưa ra phán quyết trong vụ Meyer Corporation v United States hôm 1 tháng 3 năm 2021 về nguyên tắc được gọi là “đợt bán hàng đầu tiên”.

Theo bài viết trên tờ Sourcing Journal hôm 11 tháng 3, Luật sư John Foote phân tích rằng phán quyết của CIT có thể làm làm tăng chi phí thuế hải quan từ 10 đến 15% đối với hàng may mặc có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Trung cộng.

Nguyên tắc “đợt bán hàng đầu tiên” cho phép các nhà nhập khẩu khai báo giá trị hải quan thấp hơn để giảm thuế hải quan phải đóng đối với một số loại hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo quy tắc này phải đạt được ba điều kiện, ông Foote giải thích, tức phải trải qua ba điểm trong chuỗi cung ứng, như một hãng sản xuất (ví dụ như ở Trung cộng), một trung gian (ví dụ như Việt Nam), rồi đến nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.

Luật sư Foote nhấn mạnh rằng quy tắc “đợt bán hàng đầu tiên” chưa bị bãi bỏ và phán quyết của CIT có thể bị kháng cáo.

Hàng dệt may Việt xuất sang EAEU có thể bị đánh thuế MFN — Tiếng Việt

Bên trong một nhà máy sản xuất hàng may mặc (AFP)

Tại Âu Châu , một số mặt hàng dệt may của Việt Nam có thể bị sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng khi nhập vào Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU).

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm nay, Bộ Công Thương vừa nhận được công hàm của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) thông báo mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU vượt mức ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu (VN-EAEU FTA).

Vì vậy, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN- Most Favoured Nation) trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Cụ thể, nhóm mặt hàng áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy gile, cardigans của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong năm 2020 đã vượt mức ngưỡng ưu đãi nhập khẩu quy định cho năm 2020, đạt 1.640.902 kg so với mức quy định là 1.519.373 kg.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù một số mặt hàng dệt may chỉ vượt ngưỡng ở mức thấp, nhưng Điều 2.10 của VN-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU.

Ngày 15 tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương đã nhận được Công hàm số 14-572 của EEC cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EAEU theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu  có nguy cơ vượt mức ngưỡng áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020.

Đến tháng 11 năm 2020, tiếp theo Công hàm số 14-572, Bộ Công Thương lại nhận được thông báo của EEC cảnh báo viêc này một lần nữa. (RFA)

 

Posted: 13/03/2021 #views: 1019
Add comment
:
Pages:  [-1]