VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
CANADA, ANH CÔNG BỐ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNG HÓA LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC TẠI TÂN CƯƠNG THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

 

Canada, Anh công bố các biện pháp ngăn chặn hàng hóa lao động cưỡng bức tại  Tân Cương tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu - Epoch Times Tiếng Việt

Một thành viên của Hiệp hội người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ tham gia một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, hôm 10/10/2020. (Ảnh: Jacquelyn Martin/AP Photo)

Nguyễn Lê - Canada và Vương quốc Anh đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa được sản xuất bởi lao động cưỡng bức ở Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, Trung cộng xâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và bảo đảm rằng các doanh nghiệp ở cả hai nước không đồng lõa với lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Bộ trưởng Ngoại giao ông François-Philippe Champagne và Bộ trưởng Các doanh nghiệp nhỏ, Xúc tiến Xuất khẩu và Thương mại Quốc tế–bà Mary Ng–đã công bố các biện pháp của Canada trong một tuyên bố hôm 12/01.

Ông Champagne nói: “Canada lo ngại sâu sắc về việc chính quyền Trung cộng tùy tiện giam giữ và ngược đãi hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.

“Không ai phải đối mặt với sự ngược đãi vì tôn giáo hoặc dân tộc của họ. Cùng với Vương quốc Anh, chúng tôi đang hành động để bảo đảm rằng chúng tôi không đồng lõa trong việc lạm dụng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương".

Hạn chế lao động cưỡng bức

Các biện pháp của Canada nhằm khắc phục hoàn cảnh của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Trung cộng và ngăn chặn các mặt hàng được sản xuất thông qua lao động cưỡng bức xâm nhập vào chuỗi cung ứng của Canada và toàn cầu. Có bảy biện pháp bao gồm:

- Cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc một phần bởi lao động cưỡng bức

- Yêu cầu các công ty Canada tuyên bố về tính liêm chính trong vấn đề Tân Cương

- Tư vấn kinh doanh về các tổ chức có liên kết với Tân Cương

- Tư vấn nâng cao cho các doanh nghiệp Canada

- Kiểm soát xuất cảng

- Nâng cao nhận thức về Hành vi Kinh doanh Có trách nhiệm liên kết đến Tân Cương

- Phân tích của bên thứ ba về lao động cưỡng bức và rủi ro chuỗi cung ứng

Để bảo đảm rằng các công ty của Canada không đồng lõa với việc vi phạm nhân quyền, họ phải ký Tuyên bố Liêm chính Tân Cương và khẳng định rằng họ không tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

“Chính phủ của chúng tôi cam kết bảo đảm rằng các doanh nghiệp Canada trong và ngoài nước không vô tình tham gia vào bất kỳ chuỗi cung ứng nào liên hệ đến lao động cưỡng bức,” bà Mary Ng cho biết.

Các biện pháp này nhằm ngăn chặn lao động cưỡng bức từ bất kỳ quốc gia nào tham gia vào chuỗi cung ứng của Canada và toàn cầu, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp Canada không vô tình trở thành đồng lõa.

Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh–ông Dominic Raab–cũng đã công bố một gói các biện pháp nhằm bảo đảm các công ty và tổ chức của nước này không trục lợi từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Các biện pháp của Vương quốc Anh bao gồm rà soát các biện pháp kiểm soát xuất cảng để ngăn chặn việc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào có thể góp phần vào việc vi phạm nhân quyền trong khu vực. Biện pháp này cũng sẽ thiết lập các hình phạt tài chính cho những đối tượng vi phạm Đạo luật Nô lệ Hiện đại 2015.

Ông Raab cho biết: “Bằng chứng về quy mô và mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm nhân quyền đang xảy ra ở Tân Cương đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã có sức lan tỏa sâu rộng.”

“Gói các biện pháp này sẽ giúp bảo đảm rằng không có tổ chức, cơ quan chính phủ hoặc khu vực tư nhân nào của Vương quốc Anh, cố tình hoặc vô ý, thu lợi từ hoặc góp phần vào các vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ hoặc các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương".

Vương quốc Anh cũng sẽ khởi động một chiến dịch do bộ trưởng lãnh đạo để tham gia cùng và cung cấp các hướng dẫn cho các doanh nghiệp Vương quốc Anh.

Vụ giam giữ hàng loạt lớn nhất kể từ thảm họa diệt chủng người Do Thái Holocaust

Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế Canada (SDIR) ước tính rằng khoảng 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Đột Quyết theo đạo Hồi đang bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương, khiến đây là trại giam giữ hàng loạt lớn nhất kể từ thảm họa diệt chủng người Do Thái Holocaust.

Một số luật sư nhân quyền tin rằng những người bị giam giữ không chỉ bị bắt cưỡng bức lao động và phải chịu các hành vi ngược đãi khác, mà thậm chí có thể bị mổ cướp nội tạng bất hợp pháp.

Ông David Matas–luật sư nhân quyền người Canada và là đồng sáng lập của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tại Trung cộng (ETAC)–đã nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó rằng: “Do hệ thống trại tập trung khổng lồ dành cho người Duy Ngô Nhĩ hiện nay, có rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ được chuyển ra khỏi Tân Cương khi còn sống, thường coi như nguồn lao động, nhưng có khả năng là nguồn cấy ghép nội tạng cưỡng bức.”

“Có một số yếu tố chỉ ra rằng số lượng người Duy Ngô Nhĩ [tại các trại tập trung này] đang gia tăng.”

Theo hai báo cáo điều tra do luật sư Matas là đồng tác giả, các hành vi vi phạm nhân quyền và cưỡng bức mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung cộng nhắm vào các tôn giáo và dân tộc thiểu số khác nhau bao gồm các tín đồ Cơ đốc giáo, các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, và cho đến nay, các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo Bộ Các vấn đề Toàn cầu Canada (GAC), các hành vi vi phạm đối với người Duy Ngô Nhĩ bao gồm giám sát hà khắc, giam giữ tùy tiện hàng loạt, tra tấn và ngược đãi, cưỡng bức lao động trong khu vực Tân Cương, và chuyển hàng loạt lao động cưỡng bức từ Tân Cương đến các tỉnh khác trên khắp Trung cộng.


Biên dịch: Nguyễn Lê (eviet.com)

 

Posted: 17/01/2021 #views: 1332
Add comment
:
Pages:  [-1]