VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ?

Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường (Getty Images)

BBC - Việt Nam đề nghị Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng nền kinh tế Việt Nam có đang thực sự vận hành theo quy tắc thị trường hay không?

Hiện Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại trạng thái kinh tế phi thị trường của Việt Nam. Theo bộ này, ngày 8/9/2023, chính phủ Việt cộng đã đệ đơn chính thức yêu cầu phía Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, viện dẫn những cải cách kinh tế trong các năm gần đây.

Quy trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày.

Như vậy, thời gian phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng 7 tới.

Trả lời trên Báo Điện tử Chính phủ (Việt cộng) ngày 11/2/2024, Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper nói: “Về việc Việt cộng đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hiện Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang tiến hành quy trình phân tích trước khi đưa ra quyết định theo đúng luật pháp Hoa Kỳ”.

‘Đổi mới nhưng không đổi màu’

Liên tiếp những vụ đại án gần đây từ kit test Việt Á, Chuyến bay giải cứu, hiện nay là Vạn Thịnh Phát, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đô la cho thấy rõ thêm về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam, theo một chuyên gia khoa học chính trị từ Hoa Kỳ.

Từ trước đến nay, đảng Việt cộng luôn xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá, “chưa từng có tiền lệ trong lịch sử”, “là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời được xác định là “một trong những phương thức” để đạt được mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị học, Đại học Oregon, đánh giá với BBC News Tiếng Việt rằng nếu dùng hai khái niệm để nói về quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam thì đó là chủ nghĩa tư bản do nhà nước kiểm soát hoặc quản lý (state-led capitalism) và chủ nghĩa Lenin, kết hợp với kinh tế thị trường (market-Leninism).

Trong phần nghiên cứu mới đây và đã được trình bày tại Trung tâm châu Á toàn cầu (Stockholm Center for Global Asia) thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển) hồi tháng 12/2023, Giáo sư Vũ Tường đánh giá “sự trường tồn của thể chế cộng sản vẫn là ưu tiên tối thượng của đảng Việt cộng”.

Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản đỏ thân hữu (red crony capitalism) đã hưởng lợi khi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều có những mối quan hệ với giai cấp cộng sản cầm quyền. (BBC)

 

Posted: 12/03/2024 #views: 151
Add comment
:
Pages:  [-1]