VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
VIỆT CỘNG TRẤN ÁP GIỚI BẤT ĐỒNG, XÃ HỘI DÂN SỰ BẰNG MỌI CÁCH

 

Bà Bùi Thị Thiện Căn (giữa) thay mặt con mình là nhà báo Phạm Đoan Trang để nhận giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

Đất Việt - Báo cáo mới nhất của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tố cáo việc nhà cầm quyền Việt cộng chủ trương trấn áp giới bất đồng và xã hội dân sự bằng mọi cách, từ việc sao chép luật của Trung cộng đến việc bỏ tù những người dám nói trái ý Đảng.

Hiến pháp Việt Nam được tu chính năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Điều 25) Hiện nay quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin được quy định bởi Bộ luật Hình sự 2015, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018, và một số văn bản lập quy liên hệ.

Việc luật hóa quyền tự do ngôn luận và tư do thông tin trong những năm vừa qua đã không cải thiện, mà trái lại càng củng cố thêm sự kiểm soát của Việt cộng. Chính quyền tiếp tục chiếm giữ độc quyền thông tin, ngăn chặn thông tin bất lợi cho chế độ, và đàn áp những người có chính kiến trái ngược hoặc dám trình bày sự thật.

Luật An Ninh Mạng, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2019, được Bộ Công An soạn thảo và có nội dung được sao chép từ Luật An Ninh Mạng của Trung Cộng. Trên thế giới đã có 138 quốc gia ban hành luật an ninh mạng (72% tổng số quốc gia).

Tuy nhiên trong lúc mục đích chính của các văn bản pháp lý của các quốc gia nầy là để bảo vệ sự an ninh và lợi ích của người sử dụng Internet trong khi đó Luật An Ninh Mạng 2018 của Việt cộng nhằm hợp pháp hóa việc chính quyền kiểm soát Internet để bảo vệ sự độc tôn lãnh đạo của Đảng CSVN.

Dùng phần mềm gián điệp nhằm vào giới hoạt động nhân quyền

Những khái niệm mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự như ‘vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, xâm phạm lợi ích nhà nước, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc… được lặp lại trong Luật An Ninh Mạng như là những vũ khí để khống chế quyền tự do ngôn luận của người dân.

Ngoài ra Luật An Ninh Mạng còn vi phạm quyền bảo mật thông tin cá nhân khi ép buộc các công ty dịch vụ Internet phải cung cấp thông tin về người sử dụng Internet cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án. Các công ty nầy phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, và phải gỡ bỏ các nội dung có vấn đề trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an.

Ngoài việc đặt ra luật lệ để ngăn chặn quyền tự do thông tin và diễn đạt của công dân, chính quyền Việt cộng còn tiếp tục sử dụng nhiều phương tiện để ngăn chặn người dân tiếp cận với các nguồn thông tin từ bên ngoài như: kiểm duyệt văn hóa phẩm “độc hại” tại các cửa khẩu hoặc dịch vụ bưu chính, phá sóng các đài phát thanh Việt ngữ từ hải ngoại, xây dựng tường lửa, đánh sập các trang mạng và facebooks của những người bất đồng chính kiến, và dùng hacker xâm nhập máy tính hay cài mã độc vào máy của những đối tượng cần theo dõi.

Cuối tháng 2/2021 tổ chức Amnesty Tech cho biết nhóm Ocean Lotus hay còn gọi là APT32, bị nghi ngờ có liên hệ với chính phủ Việt cộng, từ nhiều năm đã tiến hành một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp nhằm vào giới hoạt động nhân quyền Việt Nam trong nước và ở hải ngoại.

Cuối tháng 10/2021, trang Facebooks của chương trình Việt ngữ các đài phát thanh VOA ở Hoa Kỳ, BBC ở Anh, và tờ Thời Báo ở Đức đồng loạt bị tấn công. Ngay sau đó báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam lập tức lên tiếng phủ nhận các hacker “yêu nước” hay các cơ quan chức năng của Việt Nam đứng sau vụ việc này.

Ngoài ra, trong năm 2021-2022, nhiều tập đoàn quản lý mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã tiếp tay cho chính quyền Việt cộng kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến. Theo nguồn tin chính thức của chính quyền Việt cộng, “chỉ trong bốn tháng cuối năm 2020, Facebook đã gỡ bỏ gần 4.500 bài viết, 290 tài khoản giả mạo đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước".

Trong khi đó, Google đã gỡ bỏ hơn 30.000 video vi phạm và 24 kênh phản động trên Youtube. Đồng thời, hơn 1.700 website, blog xấu độc vi phạm pháp luật Việt Nam, với hàng chục ngàn bài viết đã bị ngăn chặn. Trước khi vào Đại hội XIII của Đảng, 80-85% thông tin xấu độc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã bị gỡ bỏ.”

Trước sự phản đối của các tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam, đầu tháng 12-2021, Facebook, cho biết họ đã dẹp bỏ một số tài khoản dùng để đánh phá những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Những tài khoản nầy thuộc nhóm E47 được xác nhận có liên hệ đến Lực lương an ninh mạng của quân đội thường được gọi là Trung đoàn 47. Những người trong nhóm này tạo nên hàng ngàn tài khoản ma được gán cho là của những người bất đồng chính kiến, và lợi dụng thủ tục báo cáo của Facebook để quy kết những tài khoản thực của những nhà bất đồng chính kiến là những tài khoản mạo danh.

Trong tháng 4/2022, Việt Nam đang chuẩn bị các quy định mới yêu cầu các công ty truyền thông xã hội gỡ bỏ nội dung mà họ cho là bất hợp pháp trong vòng 24 giờ. Nếu các công ty không đáp ứng thời hạn do Chính phủ đặt ra thì nền tảng của công ty đó có thể bị cấm.

Trong năm 2021 và 2022, tính đến ngày 31/5/2022, có đến ít nhất 36 người sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để bày tỏ chính kiến đã bị bắt giữ và truy tố với cáo buộc vi phạm Bộ Luật Hình sự 2015,  trong đó có những trường hợp được nói đến
nhiều:

Ông Lê Dũng Vova bị tuyên phạt 5 năm tù vì dám lên tiếng về dân oan mất đất

Ngày 5/4/2022, nhà báo Nguyễn Hoài Nam, từng là phóng viên của một số cơ quan báo chí nhà nước, bị TAND TP.HCM xử 3 năm 6 tháng tù với cáo buộc “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” (Điều 331 Luật Hình sự)

Ngày 23/3/2022, ông Lê Văn Dũng, còn gọi là Lê Dũng Vova, một người nổi tiếng với các chương trình phát trực tiếp trên YouTube về các vấn đề thời sự, bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 117 Luật Hình sự)

Ngày 13/1/2022, nhà báo độc lập Lê Mạnh Hà, chủ một kênh YouTube chuyên lên tiếng cho những người dân oan, bị bắt với cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự…

Trên phương diện tổ chức, chính quyền cũng tiếp tục gia tăng quyền hạn và nhân sự cho bộ máy kiểm soát và tuyên truyền như Cục An Ninh Mạng và Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng.

Cục An Ninh Mạng trực thuộc Bộ Công an được thành lập hồi tháng 8 năm 2014, điều khiển một lực lượng dư luận viên đông đảo được tổ chức từ trung ương đến địa phương với hàng ngàn tài khoản và thành viên tham gia.

Trong năm 2021-2022, Bộ Công an đã tiến hành thành lập các phòng An ninh mạng tại các tỉnh, thành trên toàn quốc nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng. Chẳng hạn tại tỉnh Bắc Giang, theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đến nay đội ngũ làm công tác dư luận xã hội ở các cấp trong toàn tỉnh là 1.472 người được bồi dưỡng nghiệp vụ.

Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng – còn được gọi là Lực lượng 47 Học viện Lục quân, hay Trung đoàn 47 – thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào năm 2017, có nhiệm vụ đấu tranh trên không gian mạng trong Quân đội chống các luận điệu xuyên tạc các đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lương nầy có quân số tương đương 1 trung đoàn (10,000 người) có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.

Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đứng sau các chiến dịch trấn áp giới hoạt động và xã hội dân sự

Sau Đại hội đảng Việt cộng 13 vào tháng 1/2021, để thi hành Nghị quyết Đại hội là cần phải “đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,” Ban Tổ chức Trung ương Đảng phát động kế hoạch xây dựng đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội.

Cũng như đội ngũ dư luận viên và Lực lượng 47 được thành lập trước đây, đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” mới được thành hình dùng mạng xã hội là địa bàn hoạt động chính.

Điểm khác với hai cơ cấu trước là đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội do chính Ban Tổ chức Trung ương Đảng phát động.

Vì những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, trong suốt năm 2021-2022, chính quyền Việt cộng liên tục nhận được những đánh giá tiêu cực và cảnh báo từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới trong Danh mục Tự do Báo chí Thế giới Năm 2022 đã xếp Việt Nam gần chót bảng, thứ hạng 174 trong số 180 quốc gia, và chỉ hơn Trung cộng, Myanmar, Turkmenistan, Iran, Eritrea, và Bắc Hàn. Điểm số toàn cầu là 26.11 (100 = tốtnhất; 0 = tệ nhất.)

Tổ chức Freedom House, trong báo cáo mới nhất về tự do sử dụng Internet năm 2022đánh giá Việt Nam không có tự do, với điểm số 22 (0 = ít tự do nhất, 100 = nhiều tự donhất)

Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), trong bảng xếp hạng kiểm duyệt báo chí mới nhất, đã xếp Việt Nam vào hàng thứ 6 trong những quốc gia có mức độ kiểm duyệt báo chí nghiêm nhặt nhất thế giới, chỉ sau Eritrea, Bắc Hàn, Turkmenistan, A Rập Saudi, và Trung quốc; và là một trong 5 quốc gia có số nhà báo giam giữ nhiều nhất thế giới.

Theo Chỉ số Tự do Viết năm 2021 của PEN America, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia đáng lo ngại nhất cho người cầm bút, và đứng thứ 7, đồng hạng với Belarus, trong số các quốc gia giam cầm nhiều nhà báo nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Miến Điện, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.


https://www.datviet.com/

 

Posted: 27/06/2022 #views: 881
Add comment
:
Pages:  [-1]