VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
PHẪN NỘ CÙNG TUYỆT VỌNG DÂNG CAO: TRUNG CỘNG SẮP NỔ RA CUỘC NỘI CHIẾN LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ?

 

Bức xúc cùng tuyệt vọng dâng cao: Trung Quốc sắp nổ ra cuộc nội chiến lật  đổ chế độ độc tài? - DKN News

Người dân Trung cộng bị cảnh sát trấn áp, bắt giữ

Bá Long - Vào ngày 24 tháng 11 năm 2022, một đám cháy đã bùng phát tại một tòa chung cư cao tầng ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương, Trung cộng. Do công tác phòng chống dịch bệnh hết sức nghiêm ngặt, các hàng rào chống dịch đã được bố trí xung quanh cộng đồng, điều này đã gây cản trở cho công tác cứu trợ hỏa hoạn, khiến ít nhất 10 người chết và nhiều người khác bị thương. Ngay sau khi vụ việc xảy ra đã dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối của người dân ở các thành phố lớn và của sinh viên ở các trường đại học.

Tuy nhiên, “ngọn lửa ở Ô Lỗ Mộc Tề” chỉ là ngòi nổ, nguyên nhân thực sự là “sự phẫn nộ tập thể” đã lên đến đỉnh điểm, bị tích tụ bởi vô số cuộc phong tỏa cực đoan gây ra các thảm họa thứ cấp. Vì mọi người giơ một tờ giấy trắng A4 làm biểu tượng trong cuộc biểu tình, nên làn sóng phản kháng lan rộng này được gọi là cuộc “cách mạng giấy trắng”.

Trang giấy trắng: Một biểu tượng hoàn hảo hơn mọi lời nói

“Trang giấy trắng” có ý nghĩa tượng trưng rất phong phú và đặc sắc. Trong văn hóa Trung Hoa, màu trắng là màu đại diện cho sự tang tóc, nhằm mục đích bày tỏ sự thương tiếc và tưởng nhớ; không có gì được viết trên trang giấy trắng, nhưng mọi thứ đều được nói ra.

Một tờ giấy trắng A4 là công cụ phản kháng đơn giản và gọn nhẹ, mọi người đều có thể dễ dàng mang nó ra ngoài và giơ lên để bày tỏ sự phản đối, “không viết gì” là thể hiện sự mỉa mai của người dân đối với việc kiểm soát ngôn luận và kiểm duyệt Internet của ĐCS Tàu. Đồng thời lên án sự đàn áp nói chung, và đàn áp ngôn luận của chế độ này trong một thời gian dài.

Một tờ giấy trắng, không để lại bằng chứng gì, nhưng đã chứa đựng mọi lời buộc tội, cho thấy nỗi tuyệt vọng sâu sắc của người dân dưới sự đàn áp cao độ.

Trong các cuộc biểu tình, người dẫn đã hô vang các khẩu hiệu lật đổ hết sức cấm kỵ và nhạy cảm như: “Đả đảo chế độ độc tài, đả đảo Tập Cận Bình”, ngoài ra còn có các khẩu hiệu kêu gọi toàn quốc như “Gỡ phong tỏa cho Ô Lỗ Mộc Tề, gỡ phong tỏa Tân Cương, và gỡ phong tỏa toàn bộ Trung cộng”.

Những lời kêu gọi như “tự do ngôn luận, tự do giao tiếp và từ chối kiểm duyệt” cũng xuất hiện, và sự phẫn nộ đã đạt đến đỉnh điểm khi người dân hô vang “Tự do hoặc là chết”. Những lời kêu gọi, than khóc thảm thiết ấy chứng tỏ người dân đã nhìn thấu sự dối trá, nhẫn tâm, coi thường tính mạng người dân của ĐCS Tàu.

Tiếp theo, mọi người đã chuẩn bị tâm thế rằng, chính quyền Trung cộng chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp “bêu xấu” những người biểu tình, gán cho những người yêu cầu dân chủ là những kẻ “bạo loạn”, sau đó áp dụng các biện pháp đàn áp không thương tiếc. Bởi vì trong mắt của ĐCS Tàu, dư luận chỉ là “tiếng nói của những kẻ bạo loạn”, và quần chúng chỉ là những kẻ ngu dốt bị các thế lực bên ngoài mê hoặc. Đây là “logic trấn áp” mà ĐCS Tàu đã nhất quán áp dụng kể từ khi lên cầm quyền, mượn danh nghĩa cai trị đất nước để loại trừ những kẻ phản cách mạng, nhân danh duy trì sự ổn định để bóp chết tâm tư, nguyện vọng của người dân.

“Nội chiến xã hội” của Trung cộng đang đến gần

Tác giả Tống cộng Thành (Song Guo Cheng) gọi cuộc “cách mạng giấy trắng” của người dân Trung cộng là “cuộc nội chiến xã hội của Trung cộng.”

“Nội chiến xã hội” đề cập đến các cuộc xung đột khu vực do người dân thường (không phải “giới tinh hoa chính trị”) gây ra, dựa trên sự bất mãn với các chính sách của chính quyền.

Nó có đặc điểm là kháng cáo đơn lẻ, hành động rời rạc, và phi tổ chức, và nó nhắm vào “các cơ quan quyền lực nhà nước”. Cảnh sát, chính quyền địa phương, hệ thống an ninh công cộng có thể là các đối tượng bị phản đối.

“Nội chiến xã hội” khác với “nội chiến chính trị”, trong đó các nhóm chính trị đối địch tranh giành quyền lực.

Nội chiến chính trị là cuộc chiến tranh lật đổ nhằm vào “những người nắm giữ quyền lực nhà nước”, trong đó vũ lực là phương thức đấu tranh chủ yếu. Tuy nhiên, một tia lửa cũng có thể châm ngòi làm bùng cháy cả một đồng cỏ.

Một “cuộc nội chiến xã hội” có thể tạo ra tiếng vang trên toàn quốc và kết nối được tập thể, thì nó có khả năng phát triển thành một cuộc “nội chiến chính trị.”

Ở Trung cộng hiện tại và tương lai, đã từng có những cuộc nội chiến xã hội bùng phát ở nhiều nơi nhằm phản đối chính sách Zero Covid. Nếu các cuộc nội chiến xã hội này vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền Trung cộng và lan rộng, rất có thể chúng sẽ dẫn đến cuộc cách mạng nội chiến dân sự nhằm lật đổ chế độ.

“Nội chiến xã hội” là kiểu đấu tranh ngấm ngầm, kéo dài, mở rộng và sẵn sàng nổ ra. Nó không chỉ làm xói mòn và giải thể tính hợp pháp của chế độ ĐCS Tàu, mà còn khiến người dân từ bỏ lòng tin và từ chối hợp tác với chính quyền này.

Đây là một loại coi thường và bất tuân chính quyền Trung cộng, một hình thức phản kháng thụ động và “nằm thẳng” trước các chính sách của Bắc Kinh.

Nói cách khác, đây là một cuộc đấu trí lâu dài, đường vòng giữa “nhà nước và xã hội”, và kết quả là sẽ biến chế độ ĐCS Tàu thành một “nhà cai trị giả dối” với vẻ ngoài phô trương.

Sự tan rã của hệ thống chế độ độc tài

Rạn nứt giá trị – con người không còn trung thành với những niềm tin theo thói quen lâu đời, thay vì thực hiện nghĩa vụ và lòng trung thành dựa trên niềm tin, mọi người đã không còn tin vào tuyên truyền và giáo dục của ĐCS Tàu, không còn tin vào những giáo điều, lý thuyết của đảng, không còn tin vào “đảng lãnh đạo”, không còn tin vào “lãnh tụ vĩ đại”.

Nói một cách đơn giản, người dân quyết định đáp lại những lời hứa và chính sách của ĐCS Tàu bằng một “hiệu ứng Tacitus” ( tức là tôi không tin bất cứ điều gì chính phủ nói).

Đây là một kiểu “tan rã của hệ thống chế độ độc tài” theo nghĩa bất ổn của xã hội, tức là nền tảng đạo đức mà Trung cộng đã dựa vào trong một thời gian dài sẽ bắt đầu sụp đổ và tan rã.

Trên thực tế, mọi người chợt phát hiện ra rằng “Xóa bỏ chế độ độc tài và Tập Cận Bình từ chức” luôn là một nguyện vọng lớn nhất của người dân Trung cộng, nhưng dưới sự thống trị có quy tắc của chúng, họ chỉ có thể giữ lại trong lòng mà không thể nói ra.

Nhưng trong cuộc “cách mạng giấy trắng” này, “lòng căm thù chế độ chuyên quyền” của người dân đã được trút bỏ, người dân không còn sợ hãi và rụt rè.

Loại “dũng khí thực sự” này đã lột bỏ lớp mặt nạ đạo đức giả tạo của ĐCS Tàu và vạch trần bộ mặt thật của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình với tư cách là một “kẻ đầy tham vọng”.

Nói cách khác, không nghe theo những lời dối trá của ĐCS Tàu là biểu hiện chân thật nhất và là tài sản quý giá nhất của cuộc “cách mạng giấy trắng” này.

Sự căm thù chế độ chuyên quyền và sự phản kháng của người dân

Trung cộng sắp bước vào thời kỳ nội chiến của sự đối lập giữa hai cực. Một bên là “sự căm ghét chế độ độc tài” ăn sâu trong lòng người dân, và họ có sự ngờ vực rất lớn nhưng ẩn giấu đối với ĐCS Tàu.

Một bên là sự cai trị cao tay của hệ thống đảng-nhà nước, tâm lý “bất khả xâm phạm” và sự kiểm soát máu lạnh “rõ ràng nhưng cứng rắn” đối với người dân.

Đây là một nhà nước mang danh là cai trị nhưng không có lòng trung thành của người dân, người dân khinh miệt ĐCS Tàu, ĐCS Tàu ngược đãi người dân.

Nói cách khác, Tập Cận Bình sẽ bị mất uy tín, và danh tiếng của Đảng Cộng sản Trung cộng sẽ sụp đổ, từ đây sẽ xuất hiện tình trạng “cây đại thụ mục nát, tường cao ngói vỡ”. Trung cộng trong tương lai sẽ là một xã hội trơ lì, chỉ có “cốt lõi chính trị” mà không có “cốt lõi giá trị”.


Bá Long (DKN)

 

Posted: 09/12/2022 #views: 1133
Add comment
:
Pages:  [-1]