VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
ĐCS TÀU 100 NĂM: TRĂM NĂM MƯU SÂU KẾ HIỂM - PHẢI CHĂNG NHÂN LOẠI QUÁ NGÂY THƠ ?

 

ĐCSTQ 100 năm: Trăm năm mưu sâu kế hiểm - Phải chăng nhân loại quá ngây thơ?  [Radio] | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân)

Lịch sử 100 năm ĐCS Tàu luôn dùng cái ác để tiêu diệt bất kỳ ai chống lại sự thống trị của nó. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Đại Minh - Thảm họa do ĐCS Tàu gây ra vẫn chưa dừng lại, nếu các quốc gia trên thế giới, nhân loại vẫn chưa tỉnh lại để nhìn rõ bản chất tàn độc của ĐCST, thì e rằng những tai họa lớn hơn, ví dụ như các loại virus độc hại khác, vũ khí sinh học, vũ khí hạt nhân… sẽ được ĐCST sử dụng để thống trị nhân loại.

Nhiều ngày trước ngày kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCST, khắp các cửa ngõ vào Bắc Kinh cũng như nhà ga, bến xe, bến tàu đầy ắp cảnh sát và an ninh chìm. Các cuộc bố ráp, bắt bớ những người khiếu nại, khiếu kiện ở các địa phương đến Bắc Kinh diễn ra quyết liệt. Thậm chí các thiết bị bay đồ chơi, chim bồ câu cũng bị cấm thả. Các thiết bị vô tuyến bị cấm sử dụng ở các khu vực kỷ niệm. Và điều khá ngạc nhiên là ngày lễ lớn thế này mà ĐCST từ bỏ duyệt binh.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát trở lại ở một số khu vực ở Trung cộng, và các nước trên thế giới dần hình thành liên minh chống lại ĐCT, chúng ta có thể hiểu phần nào lý do những hành động trên của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng để có thể hiểu rõ về bản chất của ĐCST, từ đó phán đoán được hành động và kết cục của họ, thì cần xem xét toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và bại hoại của họ.

Phôi thai từ Phong trào Ngũ Tứ 1919

Phong trào Ngũ Tứ là phong trào của học sinh, sinh viên, trí thức và thị dân chống lại điều khoản Hiệp ước Versailles, nổ ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1919. Phong trào này lan ra khắp các thành phố lớn trong toàn quốc, và sau đó chuyển thành phong trào chống Chính phủ Bắc Kinh do Từ Thế Xương làm Đại tổng thống. Trong tác phẩm “Luận về chủ nghĩa Dân chủ mới”, Mao Trạch Đông viết: “Phong trào Ngũ Tứ đã chuẩn bị về mặt tư tưởng và cán bộ cho sự ra đời của ĐCST vào năm 1921”.

Phong trào Văn hóa mới, tiếp thu văn hóa phương Tây từ sau Cách mạng Tân Hợi 1911, phát triển đến sau Phong trào Ngũ Tứ thì phân ra 2 phái: Phái chuyển hướng Cộng sản đứng đầu là Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, và phái chuyển sang Quốc dân đảng, đứng đầu là Ngô Trĩ Huy.

Thành lập ĐCS Tàu: Chi nhánh của ĐCS Liên Xô

Năm 1920, Liên Xô thành lập Ban Viễn Đông tại Xi-bê-ri với nhiệm vụ quản lý và thành lập Đảng Cộng sản tại Trung Hoa cũng như các nước khác quanh vùng. Sau đó, Phó Ban Viễn Đông Gờ-ri-go-ri Voi-tin-xki đã đến Trung Quốc gặp Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú, chuẩn bị những công tác để thành lập Đảng Cộng sản Tàu.

Ngày 23 tháng 7 năm 1921, với sự trợ giúp của Ni-côn-xky và Ma-rinh từ Ban Viễn Đông, Đảng Cộng sản Tàu đã chính thức thành lập, trở thành một Chi bộ của Quốc tế Cộng sản thứ 3. Lãnh đạo ĐCST khi đó là Trần Độc Tú chỉ mang chức danh Thư ký Trung ương cục. Tại Đại hội Đại biểu ĐCST lần thứ ba năm 1922, Trần Độc Tú nói rằng kinh phí của ĐCST hầu hết là do Quốc tế Cộng sản chu cấp.

Quốc Cộng hợp tác: Lợi dụng thời cơ phát triển lực lượng

Quốc Cộng hợp tác lần thứ nhất 1924-1927, ĐCST lợi dụng ăn bám bộ máy Chính phủ Quốc Dân, luồn sâu phát triển lực lượng, từ từ dưới 1000 người năm 1925 lên đến 30.000 người năm 1928.

Sau đó hai bên tấn công lẫn nhau, ĐCST liên tiếp thất bại, khiến Hồng quân phải rút lui từ phía Đông sang phía Tây, lập căn cứ ở Diên An, Thiểm Tây, Trung Hoa. Đó là thực chất cuộc “Vạn Lý Trường Chinh” của ĐCST. Khi thoát đến Thiểm Bắc thì Hồng Quân chủ lực giảm từ 800 ngàn xuống còn khoảng 6 ngàn.

Dưới sức ép của Liên Xô mà Mỹ, để chống Nhật, ĐCST và Quốc Dân Đảng hợp tác lần thứ hai 1937- 1945. Khi đó Quốc Dân Đảng có 1.7 triệu quân vũ trang. ĐCST chỉ có 70 ngàn quân, bao gồm cả đội quân mới thành lập. Thực tế chỉ có quân Quốc Dân Đảng đánh Nhật, chết 200 tướng, còn ĐCST lợi dụng cài gián điệp, phát triển và bảo toàn lực lượng, không chết viên tướng nào trong chiến tranh. Thế nên hiện nay ĐCST không nêu ra được viên tướng nào có công đánh Nhật.

Chính vì vậy, sau kháng chiến chống Nhật, Quốc Dân Đảng bị tổn thất nặng nề, còn ĐCST lớn mạnh nhanh chóng, nên đã khá dễ dàng đánh thắng Tưởng Giới Thạch chiếm toàn bộ Trung Hoa năm 1949.

Cải cách ruộng đất (Thổ cải): Một mũi tên độc trúng 4 đích

Ngay từ năm 1946, khi còn mải chiến tranh với Quốc Dân Đảng thì ĐCST đã nhanh chóng dốc sức Cải cách ruộng đất ở những vùng họ chiếm đóng, với khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất”. Mục tiêu là:

Thứ nhất, cướp tiền của gia sản địa chủ, trung nông, nho sĩ, lấy tiền nuôi chiến tranh.

Thứ hai, chia ruộng cho nông dân để họ ủng hộ và lấy người tham gia cuộc chiến.

Thứ ba, giết người để tạo sự sợ hãi trong nhân dân, dập tắt những tiếng nói chống lại, xây dựng văn hóa đấu tố, khiến toàn dân khuất phục cúi đầu. Thứ tư, cũng là mục tiêu chính và cuối cùng, thu hồi tất cả tài sản rộng đất của toàn dân. Nó được che giấu kỹ và thực hiện sau này bằng cái tên “Hợp tác xã”.

ĐCSTQ 100 năm: Trăm năm mưu sâu kế hiểm - Phải chăng nhân loại quá ngây thơ?  [Radio] | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân)

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCST làm giả tội danh và đổ tội cho những người địa chủ hoặc những người nông dân giàu có. (The Epoch Times)

Sau khi chiếm được toàn bộ Trung Hoa, ĐCST càng đẩy mạnh Cải cách ruộng đất, các vụ đấu tố, hành quyết càng diễn ra quyết liệt hơn. Theo ĐCST, trong cuộc Cải cách ruộng đất từ năm 1946 đến 1953, có  830.000 người bị giết là ước tính của Chu Ân Lai, còn của Mao Trạch Đông thì là từ 2 đến 3 triệu. Có số liệu của một số nhà nghiên cứu ước tính số người bị giết chết lên đến 5 triệu người.

“Đại nhảy vọt” gây ra nạn đói, thảm họa lớn nhất thế giới

Sau khi hoàn toàn thu được tài sản, nhà máy, ruộng đất từ tay những chủ tư bản, địa chủ, ĐCST tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1958-1963 với phương hướng phát triển “Đại nhảy vọt”, phát triển đồng thời công nghiệp và nông nghiệp, với chính sách hoang đường như “đạt sản lượng thóc lúa 75 tấn trên một héc ta”, “tăng gấp đôi sản lượng thép”, và “vượt Anh trong 10 năm và vượt Mỹ trong 15 năm”.

Các địa phương do áp lực thành tích nên đã báo cáo sai sản lượng lương thực để “đạt mục tiêu”, “vượt kế hoạch”. Người dân nhà nhà luyện thép, thiếu người làm ruộng, cộng thêm chiến dịch “Đuổi chim sẻ”, khiến mất mùa. Mặc dù 3 năm 1959-1962 thời tiết bình thường, nhưng sau này để che giấu tội lỗi, ĐCST đã nói là “3 năm thiên tai”, gây nạn đói chết 14 triệu người. Tuy nhiên theo một số học giả thì người chết đói từ 20 đến 43 triệu người. Kết quả Mao Trạch Đông từ chức Chủ tịch nước, chỉ còn giữ chức Chủ tịch Đảng.

Trấn áp Tây Tạng và chiến tranh Trung Ấn

Cuộc nổi loạn bị trấn áp thật khủng khiếp, chỉ  trong 3 năm (1956 – 1959) hơn 20.000 người tham dự bị giết chết, dã nam nhất là hơn 200.000 người bị bắt đem đi thủ tiêu.

Ngày 20 tháng 10 năm 1962, quân Trung cộng tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezang la tại Chushul ở mặt trận phía tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía đông. Cuộc chiến kết thúc khi Trung cộng đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được. Tuy nhiên căng thẳng vẫn tiếp diễn, và các cuộc xung đột nhỏ vẫn thường diễn ra.

Cách mạng Văn hóa: Kiếp nạn nhân họa 10 năm (1966-1976)

Sau thất bại của “Đại nhảy vọt”, Mao mất uy tín và mất một số quyền lực. Thế là ông ta đã dùng mưu sâu kế độc, phát động “Cách mạng Văn hóa” với mục tiêu là "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội". Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, mục tiêu thực sự là để Mao giành lại quyền lực tuyệt đối.

Trên khắp Trung cộng, học sinh sinh viên tổ chức các nhóm Hồng vệ binh. Bất kỳ ai bị quy vào “5 giai cấp đen” gồm “địa chủ”, “phú nông”, “phần tử phản cách mạng”, “phần tử xấu” và “phái hữu” đều bị những Hồng vệ binh đấu tố, tùy tiện đánh đập, thậm chí giết chết. Các thảm kịch như con tố cáo khiến cha mẹ bị giết, trò đấu tố thầy xảy ra khắp nơi.

Đồng thời, Cách mạng Văn hóa còn tiến hành phong trào “Tiêu hủy 4 cái cũ”, phá bỏ mọi “tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ”. Tất cả những gì liên quan đến các loại tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống khác đều bị Hồng vệ binh đập phá. Nhiều công trình tôn giáo, tâm linh như chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, lăng mộ bị cướp phá. Các tượng Phật, Đạo, Thần, Thánh bị đập phá. Nhiều cổ vật, sách cổ, tranh ảnh, thư pháp... bị phá hủy, đốt bỏ. Điều khủng khiếp nhất của phong trào này là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã.

Hồng vệ binh Trung cộng, học sinh trung học và sinh viên đại học, tay vẫy "Cuốn sách đỏ nhỏ" của Chủ tịch Mao Trạch Đông, diễu hành trên đường phố Bắc Kinh vào buổi đầu của Đại Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc vào tháng 6/1966. Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa của Trung cộng (1966-1976), dưới sự chỉ huy của Mao, Hồng vệ binh hoành hành khắp đất nước, làm nhục, tra tấn và giết chết những ai bị coi là kẻ thù giai cấp, và phá hoại các biểu tượng văn hóa mà không đại diện cho cách mạng cộng sản. (Jean Vincent / AFP / Getty Images)

Theo thống kê, những cái chết bất thường ở Trung cộng trong Cách mạng Văn hóa ít nhất là 7,73 triệu người. Mao Trạch Đông nói:

“Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ”.

Cũng trong thời gian này, năm 1969, ĐCST và ĐCS Liên Xô nổ ra cuộc xung đột biên giới, khiến hàng trăm người chết.

Nuôi dưỡng chế độ Khmer Đỏ và đánh Việt Nam

ĐCST nuôi dưỡng, cung cấp vũ khí và huấn luyện cho Khơ-me Đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu, cướp chính quyền từ Hoàng gia Campuchia. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới. Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được ĐCST  trang bị vũ khí khí tài cho đội quân 200.000 người và gửi 10.000 cố vấn quân sự, Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Cuộc tấn công tổng lực của Khmer Đỏ đã bị quân Việt Nam đánh bại, tiêu diệt khoảng 38.000 tên.

Chính quyền Khmer Đỏ chỉ tồn tại trong vòng có 4 năm nhưng từ năm 1975 cho đến năm 1978, hơn hai triệu người Campuchia, bao gồm cả hơn 200.000 người Hoa, đã bị giết. Khi đó tổng số dân Campuchia chỉ vẻn vẹn có 8 triệu người.

Để gây sức ép Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, giải cứu đàn em Polpot, ở biên giới Việt-Trung, ĐCST cũng tiến hành leo thang các hoạt động khiêu khích, phá hoại. Số vụ xâm phạm vũ trang của quân đội ĐCST vào lãnh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, ĐCST đã châm lửa khởi đầu cuộc chiến xâm phạm biên giới Việt Nam. Trong khi quân đội chủ lực của Việt Nam vẫn tập trung ở biên giới Tây Nam, lực lượng của Việt Nam chống lại 9 quân đoàn quân chủ lực quân đội ĐCST (mỗi quân đoàn có khoảng 20.000 - 45.000 quân) chủ yếu là bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Quân đội Trung cộng sau gần một tháng tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam, đã chiếm được trên 20 thành phố, thị xã, và chiếm được các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn...

Đến ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc, thì trưa cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân.

Hoàn Cầu Thời báo bản điện tử ngày 2/3/2015 dẫn nguồn Trung cộng viết về cuộc chiến với Việt Nam rằng: “Tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của Việt Nam. Tổng số binh lính Việt Nam bị tiêu diệt là hơn 50.000 người; 2.173 lính đầu hàng”.


Đại Minh (NTDVN)

 

Posted: 30/06/2021 #views: 4489
Add comment
:
Pages:  [-1]