VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
TRUNG CỘNG BỔ NHIỆM CÁC SĨ QUAN CẢNH SÁT LÀM HIỆU PHÓ CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN TOÀN QUỐC

 

Trung Quốc bổ nhiệm các sĩ quan cảnh sát làm Hiệu phó các trường học trên  toàn quốc

Cảnh sát và các quan chức xuất hiện tại một trường trung học ở Bắc Kinh, Trung cộng, hôm 27/4/2020. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)

Huyền Anh - ĐCS Tàu đã ban hành một thông báo, bổ nhiệm cảnh sát làm Hiệu phó ở tất cả các trường học Trung cộng vì “lý do an ninh”. Các chuyên gia đã chỉ trích động thái này là một cái cớ để Bắc Kinh thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát của mình đối với xã hội và người dân Trung cộng đại lục, vốn được coi là một nhà nước cảnh sát.

Cổng thông tin lớn của Trung cộng NetEase đưa tin về thông báo do Bộ Giáo dục Trung cộng ban hành ngày 6/6, trong đó nói rằng Trung cộng sẽ yêu cầu tất cả các trường học bổ nhiệm một sĩ quan cảnh sát làm Hiệu phó để “thúc đẩy pháp quyền trong giáo dục và giải quyết vấn nạn bạo lực học đường”. Thông báo cũng được lan truyền trên mạng xã hội, gây ra một làn sóng chỉ trích dữ dội và lan rộng.

Một cư dân mạng đã đặt câu hỏi trong một bài đăng, "Vì lý do an ninh thì có thể thiết lập một điểm báo động hoặc một chốt tuần tra trong khuôn viên trường học, tại sao lại cần phải bổ nhiệm cảnh sát làm phó hiệu trưởng?".

Một bài đăng khác viết, "Trung cộng đã hoàn toàn trở thành một nhà nước cảnh sát!"

Thuật ngữ Nhà nước cảnh sát (police state) được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân. Nhà nước cảnh sát thường thường bộc lộ các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị và kiểm soát xã hội. Thông thường, có ít hoặc không có khác biệt giữa luật pháp và việc thực thi quyền lực chính trị của người đứng đầu nhà nước trong một nhà nước cảnh sát.

Người dân của một nhà nước cảnh sát thường trải qua những sự hạn chế về việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, về sự tự do phát biểu hay truyền đạt quan điểm chính trị cũng như những quan điểm khác. Các quan điểm như thế thường bị cảnh sát theo dõi hoặc ngăn chặn. Việc kiểm soát chính trị trong nhà nước cảnh sát có thể được tiến hành bởi lực lượng cảnh sát mật vụ.

Thông báo được đưa ra sau một văn bản của Bộ Giáo dục được ban hành vào tháng 12 năm ngoái, có tên là “Các biện pháp bổ nhiệm và quản lý các Hiệu Phó về Luật ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở”. Văn bản này sẽ được thực hiện vào ngày 1/5.

Nhận định về biện pháp mới của Bắc Kinh, Tiến sĩ Phùng Sùng Nghĩa (Chongyi Feng), một chuyên gia ngành Trung Quốc Học tại trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS), nói với The Epoch Times rằng, quy tắc rõ ràng là để ĐCS Tàu có thể duy trì sự ổn định chính trị dưới chế độ độc đảng và tăng cường kiểm soát người dân.

Trung Quốc bổ nhiệm các sĩ quan cảnh sát làm Hiệu phó các trường học trên  toàn quốc

Một sĩ quan cảnh sát ra hiệu trước cổng một trường học khi các học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông quay trở lại học đường sau một thời gian dài do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ở Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung cộng, hôm 30/3/2020 (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

An ninh trong mắt ĐCS Tàu không phải vì sự an toàn của người dân, hay an toàn của cá nhân, mà là an ninh của chế độ. Nó sử dụng lực lượng cảnh sát của mình để đối phó với sự chống đối và phản kháng của người dân bằng bạo lực, ông nói.

Ông Phùng nói thêm rằng, trước khi ĐCS Tàu lên nắm quyền vào năm 1949, nó đã tích cực thúc đẩy việc đưa cảnh sát ra khỏi khuôn viên trường học.

“Nhiều năm qua, tôi và những nhà nghiên cứu lịch sử cảm thấy rất buồn. Vào những năm 1940, trong phong trào lập hiến ở Trung cộng trong Kỷ nguyên Cộng hòa, các chi nhánh của cảnh sát và các đảng phái chính trị đã bị loại bỏ khỏi hệ thống các trường học và đại học. Độc lập giáo dục và tự do học thuật được coi là dấu hiệu của nền văn minh. Vào thời điểm đó, ĐCS Tàu rất tích cực trong việc thúc đẩy việc loại bỏ các lực lượng này, phục vụ cho chương trình nghị sự của mình".

“Bây giờ, thật kinh hoàng khi thấy ĐCS Tàu tái hiện lại những phương pháp từ thời Mao Trạch Đông; chính trị hóa mọi thứ và xây dựng một nhà nước cảnh sát toàn diện".

Một tiến sĩ luật tên Zhang ở Bắc Kinh đồng ý với phân tích của ông Phùng, nói với The Epoch Times rằng, với cảnh sát phụ trách các trường học, ĐCS Tàu có thể kiểm soát toàn bộ người dân.

Ông nói: “Họ có động cơ thầm kín, đó là tạo cớ để ĐCS Tàu thực hiện việc kiểm soát toàn diện thông qua bạo lực đối với tất cả các tầng lớp và lĩnh vực của xã hội. “Họ cố tình đưa Trung cộng đến vực thẳm của một quốc gia cảnh sát, sử dụng bạo lực để kiểm soát bạo lực".

Một luật sư họ Lý ở Trung cộng đại lục nói với The Epoch Times vào ngày 9/6: “Trước khi áp dụng biện pháp này, cảnh sát đã liên hệ với các trường học trong phạm vi quyền hạn của họ, chỉ là họ chưa nắm giữ chức vụ Hiệu phó mà thôi. Trên thực tế, chính sách này không còn là điều mới mẻ".

Ông nói, “Vấn nạn bạo lực học đường đang bị phóng đại. Nếu nó tồn tại thì đó là một vấn đề của ngành giáo dục".

“Khi cảnh sát trở thành Hiệu phó các trường học, việc kiểm soát giáo viên và học sinh vì sự ổn định chính trị của chế độ trong trường học sẽ thuận tiện hơn: đó là đe dọa và giám sát những giáo viên và học sinh có tư tưởng tự do".

“Tôi không nghĩ rằng chính sách mới này sẽ mang lại điều gì tốt đẹp", ông kết luận.


Huyền Anh (NTDVN)

Theo The Epoch Times

 

Posted: 13/06/2022 #views: 1222
Add comment
:
Pages:  [-1]