VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
LỐI THOÁT CHO TRANH CHẤP TRÊN BIỂN NAM HẢI (SCS)

Đại-Dương - Tranh chấp trên Biển Nam nước Tàu (South China Sea) ngày càng gay gắt. Mùi thuốc súng nồng nặc và gia tăng theo cấp số nhân tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các quốc gia trong vùng cũng như trên bình diện quốc tế. Mạnh hiếp yếu thay cho công pháp quốc tế khiến nguy cơ đụng độ, đối đầu giữa các lực lượng Hải Quân sinh hoạt trong vùng được gọi các tên Biển Nam nước Tàu, Biển Đông, Biển Tây tiến dần tới chiến tranh.

Nhiều giải pháp đã đưa ra hoặc áp dụng mà xung đột vẫn tồn tại và tiếp tục gia tăng cường độ. Nguyên nhân do hiểu lầm về tên gọi: SOUTH CHINA SEA do các nhà hàng hải thời xa xưa đặt tên theo hướng hải trình.

Tàu gọi Biển Phía Nam của đất nước. Việt Nam gọi Biển Đông. Phi Luật Tân gọi Biển Tây. Tàu cộng gọi Biển Trung Hoa mà không xác định rõ ràng hải giới quốc gia mà theo thời gian và sức mạnh quân sự để mở rộng lãnh hải.

Các quốc gia liên hệ trực tiếp với Biển Nam nước Tàu theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc gồm: Đại Lục Tàu cộng, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Họ đều không thi hành nghiêm chỉnh các quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mặc dù đã ký kết và phê chuẩn. Tranh chấp chủ quyền bằng ngôn từ hay vũ khí tạo ra môi trường chiến tranh âm ỉ hoặc trực diện làm cho mùi thuốc súng hoà lẫn trong không khí, hận thù ngút trời!!!

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á có liên quan trực tiếp: Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Brunei, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Campuchia không thi hành nghiêm chỉnh các quy định trong UNCLOS, ngoại trừ Singapore và Phi Luật Tân.

Tuy không có Hiệp Ước Hỗ Tương với Hoa Kỳ, nhưng, Tân Gia Ba đã gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ trên mọi phương diện. Hải Quân, Không Quân Tân Gia Ba tuy nhỏ mà trang bị tối tân, thường xuyên thao dợt  với Hải Quân Hoa Kỳ. Tân Gia Ba là một tiền đồn quân sự đáng tin cậy của Hoa Kỳ kể từ khi mới lập quốc, đặc biệt sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Phi Luật Tân có Hiệp ước Phòng Thủ Hỗ Tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, mối quan hệ Mỹ-Phi nóng-lạnh tuỳ thuộc vào ai đóng vai trò Tổng Thống Phi Luật Tân. Rõ ràng nhất khi Rodrigo Duterte đắc cử Tổng Thống Phi Luật Tân nhiệm kỳ 2016-2022 đã ngã hẳn vào vòng tay Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.

Bắc Kinh lợi dụng trường hợp này đã mở rộng việc kiểm soát Biển Nam nước Tàu sau khi bồi đắp 7 hòn đá chìm, nổi tại Quần Đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) thành các Đảo Nhân Tạo mà 3/7 được trang bị như một căn cứ quân sự để mở rộng khả năng kiểm soát Biển Nam nước Tàu.

 

Từ trái sang phải Barack Obama-Joe Biden-Hunter  Biden

Với tầm nhìn thiển cận, thiếu hiểu biết về Hàng Hải Quốc Tế nên Chính quyền Barack Obama-Joe Biden đã làm ngơ chủ trương quân-sự-hoá Trường Sa của Tập Cận Bình tạo điều kiện cho Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát trên Biển Nam nước Tàu.

Đá Vành Khăn, Đá Subi, Đá Chữ Thập đã hoàn thành các phi đạo dài 3,000 mét và các hải cảng nhộn nhịp cho chiến hạm và tàu tiếp tế. Năm 2015, Tập Cận Bình thăm chính thức Hoa Kỳ bị Obama chất vấn về khả năng quân-sự-hoá các đảo nhân tại trên Biển Nam nước Tàu. Tập cam kết sẽ không thực hiện. Nhưng, hoả tiễn và radar chiến thuật vẫn tua tủa trên ba đảo nhân tạo có phi đạo dài.

Ngay sau khi làm chủ Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump chỉ trích hoạt động quân sự trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa). Các sĩ quan Hải Quân công khai kháo nhau về khả năng tiêu diệt dễ dàng các đảo nhỏ do Quân Đội Thiên Hoàng Nhật Bản trấn giữ trên Biển Nam nước Tàu. Bắc Kinh liền đem khí tài chiến tranh cất vào kho và tuyên bố “các đảo nhân tạo chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu thuỷ văn”.

 

Sau khi Joe Biden đắc cử chức Tổng Thống thứ 46 của Hoa Kỳ năm 2021, Tập Cận Bình tiếp tục quân-sự-hoá các đảo nhân tạo làm bàn đạp cho Tàu cộng làm chủ toàn bộ hoạt động trên SCS!

Trong chuyến bay quan sát 20/03/2022, Đô Đốc John C Aquilino, Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nhận xét: Tàu cộng đã “quân-sự-hóa hoàn toàn” ít nhất ba trong số 7 hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở vùng quần đảo Trường Sa, bố trí nhiều hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, thiết bị gây nhiễu và súng laser, cùng với máy bay chiến đấu. Bắc Kinh đã mở rộng khả năng tấn công ngoài các bờ lục địa bằng chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và hệ thống tên lửa.

Thời Donald Trump, Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đưa vũ khí trang bị trên các đảo nhân tạo vào kho và tuyên bố các đảo nhân tạo chỉ đóng vai trò quan sát khí tượng, nghiên cứu thuỷ văn.

Joe Biden trở thành Tổng Thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ liền công khai khoe mối quan hệ thân thiết khi từng theo chân Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình đi kiểm soát hoạt động của một số tỉnh thành ở Hoa Lục.

Biden tái diễn cách Obama từng mời Tập Cận Bình tới California “họp riêng” trong hai ngày đêm mà chẳng ai biết họ đã bàn chuyện gì. Nhưng, kết quả Hoa Kỳ thất thế trên trường quốc tế. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh từ Châu Âu sang Trung Đông trở thành lò các lửa khó dập tắt.

Biden đang loay hoay trên chiến trường Ukraine và Trung Đông bằng các kế hoạch chắp-vá chưa có giải pháp.

Tập tận dụng dịp may có một không hay để mở rộng quyền kiểm soát thực tế trên Biển Nam nước Tàu. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cứ phải lùi dần vào vùng biển gần bờ nhằm tránh va chạm với Lực Lượng Hải Quân hùng hậu của Tàu cộng.

Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand Marcos Jr đang viện dẫn Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Mỹ-Phi năm 1951 để chống lại chủ trương bành trướng trên Biển Nam Trung Hoa, nhưng, khó mang lại kết quả cụ thể do tham vọng vô bờ của Bắc Kinh.

Giải pháp khả thi:

1- Tất cả các quốc gia trên Biển Nam Trung Hoa phải thực thi nghiêm chỉnh về quyền hạn của mỗi quốc gia được quy định chặt chẽ và cụ thể trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Năm 1982 (UNCLOS).

 

2- Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải cùng ngồi lại với nhau để xác định rõ ràng lãnh hải của từng nước dựa theo quy định trong UNCLOS.

3- Tìm giải pháp hợp tác khai thác chung và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong vùng chồng lấn.

4- Hợp tác tuần tra chung với các cường quốc Hải Quân trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm ứng phó với những tình huống đột ngột trên biển.

Ngồi chờ sung rụng sẽ không ngăn cản được tham vọng vô bờ của Chủ Nghĩa Đại Hán.

 

Đại-Dương

Posted: 29/03/2024 #views: 173
Add comment
:
Pages:  [-1]