VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
TÒA BẠCH ỐC CÓ ĐANG NUÔI DƯỠNG HAMAS ĐỂ LẤY PHIẾU BẦU KHÔNG ?

Người Palestine chạy về phía những chiếc dù gắn các gói thực phẩm được thả từ phi cơ của Hoa Kỳ xuống một bãi biển ở Dải Gaza, hôm 02/03/2024. (Ảnh: AFP qua Getty Images)

Roger L.Simon - Quý vị sẽ nghe thấy rất nhiều rỗng tuếch “nhân đạo” về lý do tại sao Tòa Bạch Ốc quyết định rằng Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, phối hợp với lực lượng không quân Jordan, nên thả hàng viện trợ xuống Gaza.

Đợt đầu tiên diễn ra hôm 02/03, với ba phi cơ chở hàng của Không quân Hoa Kỳ thả 38,000 phần ăn được chuẩn bị sẵn.

Toàn bộ điều này, mặc cho chiều hướng mà ai cũng biết là Hamas sẽ ngay lập tức dùng vũ lực để cuỗm đi tất cả các món viện trợ như vậy.

Với một quy mô lớn, Hoa Kỳ dưới sự chỉ thị của chính phủ Tổng thống Biden đang nuôi dưỡng Hamas — kẻ thù và là một tổ chức khủng bố có bản tính cực đoan nhất khi so sánh với ISIS — trong thời chiến.

Thậm chí chính phủ không phủ nhận điều này.

Theo Daily Caller:

“Cố vấn Truyền thông An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby đã có thể phớt lờ thực tế rằng người có thể nhận [viện trợ] sẽ không phải là người nhận theo dự định khi ông đối mặt với vấn đề này trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu.”

“Sau khi được hỏi, ‘làm sao mà Hoa Kỳ bảo đảm rằng viện trợ được thả từ trên không sẽ đến tay những người cần chứ không đến Hamas?’ Ông Kirby trả lời một phần, ‘Đây là — đây là một nhiệm vụ quân sự khó khăn để thực hiện vì rất nhiều thông số phải chính xác. … Và, một lần nữa, việc lập kế hoạch về vấn đề này cần phải chặt chẽ. Điều đó nói lên rằng, tôi nghĩ — tôi không ‘nghĩ’ — tôi biết rằng chúng ta sẽ học hỏi từ những đợt thả từ trên không đầu tiên và đây sẽ là một phần của nỗ lực bền vững. Đây sẽ không phải kiểu một đợt duy nhất là xong. Sẽ có thêm các đợt thả từ trên không khác được dự trù và thực hiện. Và với mỗi đợt, tôi nghĩ chúng ta sẽ học được nhiều hơn, và chúng ta sẽ hiểu — chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những đợt thả hàng.’”

Dựa trên những gì chúng ta đã thấy từ các sự kiện hôm 07/10/2023 cũng như những lời lẽ và hành vi diệt chủng của Hamas nói chung, cùng với khả năng sai khiến bằng bạo lực đối với người dân Gaza (nhiều người trong số họ dù sao cũng đồng ý với điều đó), thì sự lạc quan như thế này, mang tính thăm dò và ngớ ngẩn như thế, là không thể hiểu được.

Điều này có vẻ giống hơn một tình huống rõ ràng là ông chủ — Hamas — là người dùng bữa đầu tiên.

Hoa Kỳ đang tự kìm nén cảm giác ghê tởm và hy vọng điều tốt nhất.

Vậy tại sao chúng ta lại đang làm điều này? Tại sao chúng ta lại làm ra chuyện có lợi cho những kẻ bạo chúa và trợ giúp để cứu vãn chế độ sát nhân mà chúng ta đã nói rằng chúng ta phản đối?

Tôi cho rằng câu trả lời này giống hệt như câu trả lời tại sao Tổng thống Joe Biden lại mở cửa biên giới phía Nam của chúng ta, khiến làn sóng di cư bất hợp pháp trở nên ồ ạt, không có sự giám sát ngay sau khi ông nhậm chức.

Câu trả lời là: Phiếu bầu.

Trong trường hợp này, những lá phiếu này là ở tiểu bang dao động then chốt Michigan nơi cộng đồng Hồi Giáo khó chịu với Tổng thống Biden vì những gì mà họ nhìn nhận là sự ủng hộ cho Israel.

Việc Hamas đã khơi mào chiến tranh không liên quan đến các lá phiếu. Việc Tổng thống Biden chuyển từ ủng hộ Israel sang cách phản ứng kỳ cục cũng không liên quan.

Hiện tại, các cuộc thăm dò ở Michigan đang nghiêng về cựu Tổng thống Donald Trump.

Điều đó có liên quan.

Cũng có liên quan là những lá phiếu của những người biểu tình phong tỏa các con đường trong các thành phố của chúng ta trong khi họ hô vang “từ sông ra biển” mà thường thì họ cũng không biết họ đang nói về con sông nào và biển nào hay là bản thân tiếng hò hét đó đã mang tính chất diệt chủng.

Kết quả của sự nhập nhằng về mặt đạo đức này là Hoa Kỳ hiện đang cố gắng phủ nhận Israel những gì Israel đã thừa nhận cho chính mình trong Đệ nhị Thế chiến — quyền đánh bại hoàn toàn kẻ thù của mình. Khi đó Mỹ và các đồng minh của mình cũng đã thừa nhận như vậy, và giờ đây Đức và Nhật Bản đã là đồng minh của chúng ta trong một thời gian dài và có thể là trong tương lai gần.

Điều tương tự có thể xảy ra ở Trung Đông hay không nếu Hoa Kỳ để Israel theo đuổi chiến thắng toàn diện thay vì kìm chân nhà nước Do Thái này như Hoa Kỳ từng làm nhiều lần trước đó, không chỉ dưới thời chính phủ Tổng thống Biden?

Tôi muốn giới thiệu một trong những cuốn sách yêu thích của tôi về lĩnh vực này — “The Strong Horse: Power, Politics and the Clash of Arab Civilizations” (tạm dịch: Con ngựa Mạnh mẽ: Quyền lực, Chính trị và Xung đột của các Nền văn minh Ả Rập) của tác giả Lee Smith — xuất bản năm 2011. Ông Smith nói với chúng ta rằng các cuộc xung đột ở Trung Đông thực sự không nhất thiết phải xảy ra với Israel, nhưng những xung đột từ thời xa xưa là điểm đặc biệt trong khu vực này. Ông giải thích rằng “thế giới Ả Rập gắn liền với sức mạnh, quyền lực, và bạo lực một cách tự nhiên.” Ông lập luận rằng Mỹ phải là con ngựa mạnh mẽ thì mới có thể giành lại vai trò của mình ở khu vực đó, và rằng “chỉ khi hiểu được bản chất của các cuộc xung đột từ thời xưa trong khu vực, thì chúng ta mới có thể thành công.”

Chúng ta hiện đang hành động như một con ngựa yếu đuối, ngã theo hướng này rồi ngã theo hướng nọ trước những trận gió dư luận và, như đã đề cập, sự lựa chọn bầu cử.

Tôi có thể tưởng tượng rằng nhiều người ở Israel đang chờ đợi với tâm trạng hồi hộp khôn tả việc cựu Tổng thống Trump có lẽ sẽ được bầu chọn vào tháng Mười một. Cựu Tổng thống Trump chắc chắn là một con ngựa mạnh mẽ, như ông Smith gợi ý, và sự ủng hộ của ông Trump dành cho đồng minh của chúng ta là không thể lay chuyển, chứ không giống như Tổng thống Biden.

 

Biên dịch: Doanh Doanh  (Epoch Times tiếng Việt)

(Theo bản gốc từ The Epoch Times)

 

 

Posted: 15/03/2024 #views: 295
Add comment
:
Pages:  [-1]