VietOrg Media
Dịch vụ    Việc làm    Tiệm ăn    Y tế & sức khỏe    Địa ốc    Cửa hàng    Xây dựng    Âm nhạc    Luật sư    Du lịch    Kỹ thuật    Bảo hiểm    Khách sạn    Lưu thông    Thẫm mỹ    Dịch vụ tổng quát    Tài chánh, ngân hàng    Truyên thông
      
LẠI TRÒ VẶT LÔNG VỊT MỚI Ở... HÀ NỘI CỦA CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG

 

Bút Nguyên Tử - Tiểu Hùng Tinh: VẶT THUẾ DÂN NHƯ VẶT LÔNG CON VỊT

Nguyễn Tiến Cường - Chỉ ít ngày, sau khi chủ tịch UBND Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh - trong phiên họp thực hiện nghị quyết 115 về cơ chế, chính sách tài chính và ngân sách đặc thù đối với Hà Nội – đề nghị cấp mã số định danh cho xe ô-tô và buộc chủ xe phải có sô dư trong tài khoản ngân hàng, một biện pháp móc túi người dân một cách thâm hiểm – biện pháp mà một tiến sĩ của Việt Nam, ông Vũ Đình Ánh gọi là vặt lông vịt, phải vặt cho khéo, thu thật nhiều nhưng đừng để vịt kêu to (1), đã được hoạch định, đó là xây dựng 87 trạm BOT để thu phí người dân từ ngoài Hà Nội đi vào nội đô.

Theo một bài báo trên VOV (2), kế hoạch này dự kiến, sau khi xây dựng cấp kỳ các trạm BOT, kế hoạch “vặt lông vịt” sẽ bắt đầu vào năm 2024 theo 3 giai đoạn với mỹ từ “Thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông”. Giai đoạn đầu làm thí điểm (làm thử nhưng vặt lông thiệt). Trong giai đoạn 1 thí điểm, sẽ thu phí trên 9 trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn, có nguy cơ “ùn tắc” cao.

Ngộ thiệt nha! Thông thường, để thử nghiệm một kế hoạch, phải bắt đầu từ chỗ đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất, sau đó thấy ổn thỏa mới triển khai dần tới chỗ khó khăn, phức tạp. Không ai làm ngược lại ngoài các đỉnh cao trí tuệ loài người thích đi tắt, đón đầu.

Đường xá dẫn vào nội thành Hà Nội luôn “ùn tắc” vào giờ cao điểm. Không bàn đến việc các trạm BOT sẽ xây dựng bao nhiêu làn, số làn lắp đặt máy quét (sanner) như các xa lộ bên Mỹ, Âu Châu trực tiếp thu phí..để xe không phải dừng lại là bao nhiêu và có khả thi không. Nếu mỗi xe dừng lại trả phí, tối thiểu cũng phải mất 15- 30 giây khi người lái xe đã chuẩn bị sẵn đúng số tiền phải trả...Phải dừng lại để trả phí thì thời gian “ùn tắc” chắc chắn sẽ tăng, huyết áp người lái xe cũng tăng theo thời gian chờ đợi và số tiền phí phải trả.

Giai đoạn 1 kết thúc ngày 30.11.2025, sẽ báo cáo tổng kết, đánh giá, rút ưu khuyết điểm. Ưu điểm thì phát huy, khuyết điểm sẽ khắc phục...sau đó triển khai giai đoạn 2 từ năm 2026 đến năm 2030. Giai đoạn 3 sau năm 2031.

Theo bà Trần Thị Phương Thảo (họ Trần, không phải Phương Thảo họ Nguyễn của VietJet Air), Phó giám đốc Tramoc (3) – Trung tâm quản lý giao thông công cộng - cho biết, kết quả điều tra xã hội học cho thấy, mức phí chấp nhận được của người dân là 22.300 đồng (khoảng 90 cent/$). Người Việt cộng thiệt tài giỏi quá sức (lẽ) mình, không biết điều tra xã hội học từ bao giờ, người dân mới nghe, mới biết chuyện BOT thu phí vào nội đô hai ba ngày trước là Tramoc có ngay kết quả điều tra xã hội học, mỗi con vịt có thể chịu đựng được, cho vặt 22.300VND mỗi ngày, tức sẽ hy sinh cho chế độ vặt lông là 27$/tháng nếu ra vào nội đô 30 ngày trong tháng, tháng nào 31 ngày thì chịu khó...tốn thêm chút đỉnh.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Thảo, sẽ có khoảng 55% người sử dụng xe ô-tô con chấp nhận trả số phí 22.300VNĐ để đi lại nhanh chóng, số còn lại sẽ chuyển sang các phương tiện khác, những phương tiện được miễn hoặc giảm thuế. Phương tiện nào được miễn hoặc giảm thuế thì bà Thảo không (hoặc chưa) nói vội – còn chờ phản ứng của ...vịt Hà Nội. Ngoài ra, số 45% người sử dụng ô-tô chuyển sang phương tiện nào cũng vẫn còn là bí mật của sở GTVT Hà Nội.

Cuối cùng bà Thảo kết luận: “- Mức phí tối thiểu phải lớn hơn mức sẵn sàng chi trả của người dân mới có tác dụng điều tiết (hành vi) giao thông. Việc thu phí không đặt mục tiêu lợi nhuận. Số tiền thu được từ phí dùng để bù đắp chi phí vận hành và bảo trì (O&M: Operation & Maintenance - chú thích của người viết) hàng năm. Còn dư lại sẽ nộp vào ngân sách thành phố và được sử dụng cho các mục đích nâng cao năng lực hệ thống giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông của thành phố.”

Nghe bà Trần Thị Phương Thảo nói mà cảm động ghê nơi, giá lãnh đạo VC nào cũng có tư duy như bà Thảo – kinh doanh không đặt mục tiêu lợi nhuận - chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ trở thành Hòn Ngọc tỏa sáng chẳng những ở Viễn Đông mà còn khắp thế giới.

Bài báo trên VOV cũng có câu rất gây ấn tượng: “-Xây dựng các trạm thu phí tạo thành vành đai khép kín.” Điều này cho thấy chuyện lùa vịt vào chuồng là không thể không thực hiện và cần phải khẩn trương thi hành vì theo đơn vị tư vấn (Trung Tâm tư vấn Phát Triển Giao Thông, trường đại học Giao Thông Vận Tải), chậm trễ trong việc thu phí sẽ gặp nhiều khó khăn vì nghị quyết 115 hết hiệu lực và...không thể gia hạn.

Nguyên nhân nào cả Tư vấn lập Đề án và Tramoc đều có vẻ sốt ruột, nôn nóng kiến nghị Sở GTVT TP Hà Nội đẩy nhanh thời điểm áp dụng đề án thu phí để phù hợp với quy định hiện hành và tránh những khó khăn phát sinh về sau? Không thể gia hạn nghị quyết 115 là chuyện tào lao, chẳng lẽ ĐCS nắm trong tay quyền hạn tuyệt đối, duy nhất lại không thể gia hạn hay ban hành một nghị quyết mới?

Hơn thế nữa, để viện dẫn cho việc cần cấp kỳ xây dựng vòng đai BOT khép kín, ông Vũ Văn Viện, giám đốc sở GTVT Hà Nội khẳng định: “-Xét trên khía cạnh lợi ích, tất cả chủ thể tham gia giao thông và toàn xã hội sẽ được hưởng lợi từ việc tiết kiệm thời gian đi lại và vận chuyển hàng hóa nhờ giảm ùn tắc giao thông trong khu vực thu phí.”

Trời! Mấy con vịt nghe ham quá! Đang chen chúc kêu quạp quạp... chờ được tới phiên vặt lông.


Nguyễn Tiến Cường (QĐB)

 

Posted: 20/10/2022 #views: 2118
Add comment
:
Pages:  [-1]