HỘI ĐOÀN NGƯỜI VIỆT TRONG VÙNG:
Ashburn, Virginia, United States
Hội Đòan Của TôiDanh SáchGhi Danh
   English
TIN TỨCSÁNG TÁCBLOGSPHIM ẢNHTHƯ VIỆNDIỄN ĐÀNLIÊN KẾTQUẢNG CÁO
 

THƯ VIỆN - DANH MỤC: LỊCH SỬ (11) CHÍNH PHỦ (3) Ý THỨC HỆ (5) LỊCH SỬ & CHIẾN TRANH (308)
SỨC KHỎE & Y TẾ (91) CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI (2) PHONG CẢNH, ĐỊA LÝ (30) TỦ SÁCH (6) GIÁO DỤC, VĂN HÓA (31)
KHOA HỌC & KỸ THUẬT (33) TÔN GIÁO (27) THỂ THAO (2) ÂM NHẠC & GIẢI TRÍ (45) NGÔN NGỮ (11)
KÝ ỨC & HỒI KÝ (33) SẮC ĐẸP (2) XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG (88) KIẾN TRÚC (17) NGHỆ THUẬT & TRANG TRÍ (4)
GIA ĐÌNH (2) TÌNH YÊU & TÌNH BẠN (4) NUÔI CON THỰC PHẪM (14) SƯU TẦM (37)
CHUYỆN LẠ (18) PHONG TỤC TẬP QUÁN (10) MẸO VẶT (9) MÔi TRƯỜNG (1) VỆ SINH (1)
THƯ VIỆN:
  
GIÓI THIỆU SÁCH QUÍ VÊ NGƯỜI TỴ NẠN
HỒ CHÍ MINH GIAN HÙNG SỬ

 

Nguyễn Văn Huy: Hồ Chí Minh gian hùng sử (1) - Cướp công

Nhóm Nguyễn Ái Quốc (Phan Chu Trinh đặt biệt-danh Ngũ Long) của Paris gồm có: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành

Nguyễn Văn Huy - 'Nguyễn Ái Quốc' là cái tên ký chung cho những bài viết đăng báo của nhóm Ngũ Long ở Paris vào năm 1918. Nhóm này gồm có 'Phan Châu Trinh', 'Phan Vãn Trường', 'Nguyễn Thế Truyền', 'Nguyễn An Ninh' và Nguyễn Tất Thành. Thành không có khả năng viết lách bằng tiếng Pháp vào lúc đó. Nhưng ảnh nhận thấy nhân-vật ảo Nguyễn Ái Quốc được kính-nể bởi vô-số người Việt trong và ngoài nước lẫn người ngoại-quốc, do đó, trong mấy chục năm trời, đi đâu ảnh cũng nhận vơ mình là Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, ảnh là một tên đại bịp vì đã cướp hết công-lao và xương máu của những người đã hy-sinh cả cuộc đời cho dân-tộc (thí-dụ như 'Nguyễn An Ninh' chết ở Côn-Đảo, 'Nguyễn Thế Truyền' từng bị lưu-đày ở đảo Madagascar cho đến năm 1946).

A. Tại sao Nguyễn Tất Thành có cái tên Nguyễn Ái Quốc?

Thụy Khuê trong một cuộc phỏng vấn bởi Vietnam Film Club

Trong quyển “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”, trang 598, dòng 6-22, Thụy Khuê trích-dẫn quyển “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường, Trí-Đăng xuất-bản ở Sài Gòn năm 1967.

Dưới đây là đoạn trích-dẫn từ sách của Thụy Khuê:

“Hồ Hữu Tường là người đầu tiên “tiết lộ bí mật” về nhóm Ngũ Long. Hồ viết theo lời Phan Văn Trường kể lại khi họ gặp nhau ở Paris năm 1930, sau khi Phan ra tù lần thứ nhì, và sắp lên đường về nước. Những lời Hồ viết dưới đây có vài chi tiết sai, nhưng đại thể là đúng: “Khi ra tù, hai cụ được Nguyễn Thế Truyền, học xong ở Toulouse lên hiệp tác. Đầu tháng bẩy cụ Tây Hồ móc nối được với Nguyễn Tất Thành, lúc đó ở London, nên viết thơ gọi về Paris. (...), Đến 1918, nhóm nầy lại được Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn sang nhập bọn. Người ngoài cho đó là năm con Rồng, bởi người Việt xưng mình là “con Rồng”. Linh hồn của nhóm “Ngũ long” nầy là cụ Phan Châu Trinh.

“Và khi chường ra công chúng, nhứt là khi viết báo chống thực dân, thì ý kiến thường do cụ Tây Hồ xướng ra, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp, và giao cho Tất Thành đem giao cho nhà báo với một bút hiệu chung.”

Trang bìa trước, quyển “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường

Trang 18, quyển “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường

Hiện nay Nguyễn Văn Huy đang lưu một bản scan của quyển “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường trong Google Drive của mình. Độc-giả nào muốn download thì trước hết bấm vào cái link này: Downloads. Sau đó, xin kéo xuống tới phần Download miễn phí (5) thì sẽ gặp cái link để download.

B. Những chứng cớ về việc Nguyễn Tất Thành mạo nhận Nguyễn Ái Quốc

Trong sách đã dẫn, trang 599, dòng 9-25, Thụy Khuê trích lời kể của Hồ Hữu Tường (1910-1980), như sau:

(a) “Vẫn về việc này, Lê Thị Kính viết lại lời Phan Châu Trinh: “Cụ Phan Châu Trinh trên giường bệnh tháng 3/1926 tại Sài Gòn đã kể lại vắn tắt với cụ Nguyễn Sinh Huy: “Ban đầu, Nguyễn Ái Quốc là tên chung của nhóm, khi cảnh sát đưa giấy cho Phan Châu Trinh ở số 6 Villa des Gobelins gọi Nguyễn Ái Quốc ra trình diện thì Tất Thành mới ra nhận.” 703.

(703 Lê Thị Kính (*), “Phan Châu Trinh qua các tài liệu mới”, Tập 2, quyển 1, trang 28)

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Lê Thị Kính (còn gọi là Phan Ngọc Minh, sinh năm 1925) là con gái của Phan Thị Châu Liên (Châu Liên là trưởng nữ của Phan Chu Trinh). Xem bài “Nói chuyện về 'dân khí' với cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh” ở phần cuối của trang web gocong.com lưu-trữ tạm thời (cached) bởi Google Search.

Screenshot phần trên của bài “Nói chuyện về 'dân khí' với cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh”, đăng trên gocong.com

(b) Hồ Hữu Tường cũng kể lại việc này và pha trò theo cách của ông: “Bộ trưởng Thuộc Địa tống trát đòi “Nguyễn Ái Quốc đến cấp tốc tại Bộ Thuộc Địa gặp ông bộ trưởng”, nhưng lại đem trát giao tận nhà Phan Châu Trinh. Cụ Tây Hồ gọi Tất Thành đến giao tờ trát, Tất Thành cầm trát đến gặp ông bộ trưởng Pháp và câu đầu nói xỏ rằng “Nguyễn Ái Quốc là tôi. May mà trát gởi đến nhà chú tôi là Phan Châu Trinh, nên được chú tôi đưa lại. Không thì lạc mất rồi!” (...) Ngày ấy, cụ Tây Hồ xỏ Tây tế nhị xong, xuống chợ Mouffetard mua lòng lợn về mời đủ năm Rồng xơi một tiệc “khải hoàn” 704. (704 Hồ Hữu Tường, “41 năm làm báo”, Đông Nam Á, Paris, 1984, trang 19-20)”

Trang 19, quyển “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường

Trang 20, quyển “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường

C. Mật-thám Pháp không hề tin Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc

Theo nhiều chứng cớ lịch sử, Mật-thám Pháp không hề tin Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc. Trong “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”, Thụy Khuê viết như sau:

(a) “Trong thư gửi toàn quyền Đông Dương ngày 12/9/1923, sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga, tổng thanh tra Pierre Guesde còn viết: “Những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc không phải do y viết hoặc đã được sửa chữa rất nhiều. Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ để viết những bài y ký tên”.

Nguyên văn: “Les articles publiés sous le nom de Nguyễn Ái Quốc ne sont pas de lui ou ont été tout au moins l'objet des plus sérieures retouches. Cet annamite parle et écrit insuffisament le français pour rédiger tout ce qui paraît sous son nom” 698. (Trang 596, dòng 14-30)

(698 Thư của Tổng thanh tra quân đội Đông Dương và người Đông Dương gửi toàn quyền Đông Dương ngày 12/9/1923 - Contrôleur général des troupes indochinois et des Indochinois à Gouverneur général de L'Indochine le 12/9/1923) (Slotfom Série I, Carton II - Đặng Hữu Thụ, trang124).

(b) “Một thư khác, Pierre Guesde gửi toàn quyền Đông Dương ngày 6/7, nhưng không đề năm, chắc vào khoảng 1920-1921, có đoạn như sau: “Tôi được thông báo là Phan Văn Trường sẽ từ Mayence về Paris những ngày sắp tới. Tôi đã dặn Cảnh Sát Cuộc phái người theo dõi trong thời gian y ở lại thủ đô. Ông Babut có đến thăm tôi và nói rằng tất cả những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc đều do Phan Văn Trường gợi hứng. Babut xác định với tôi rằng Phan Văn Trường là linh hồn của tất cả những gì xẩy ra trong môi trường Villa des Gobelins” 699. (Trang 596, dòng 25-30, và trang 597 (dòng 1-4)

(699 Thu Trang, “Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925”, Đông Nam Á, Paris, 1983, Phụ lục, chú thích 7, chương 5)

Trang 596, 'Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc' của Thụy Khuê

 (c) “Báo cáo 20/1/1921 của Josselme, trưởng Cơ Quan Kiểm Soát ở Marseille gửi Guesde về lời khai của François Albert, một luật sư gốc Việt - Miên đã ở trong nhóm Phan Văn Trường: “Ngày 17/1/1921, theo ý kiến của François Albert thì có khả năng nhân vật Nguyễn Ái Quốc không có thật mà đó chỉ là một bí danh của Phan Văn Trường, tiến sĩ luật khoa. François Albert nói: “Tôi chưa bao giờ trông thấy Nguyễn Ái Quốc ở Paris. Tất cả các bài báo đăng cũng như các yêu sách của dân Đông Dương gửi đến hội nghị hoà bình đều do Phan Văn Trường thảo ra” 700.” (Trang 597, dòng 11-20)

(700 Lê Thị Kính, “Phan Châu Trinh qua các tài liệu mới”, Tập 2, quyển 1, trang 122)

Trang 597, 'Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc' của Thụy Khuê

D. Tại sao Hồ Chí Minh chưa dám nhận là Nguyễn Ái Quốc, sau ngày cướp chánh quyền?

Vào năm 1945, tuy Hồ Chí Minh không còn sợ Pháp nữa, vì ảnh đã có lực lượng vũ trang ác ôn Việt Minh bảo vệ, nhưng vẫn chưa dám công khai xưng danh là Nguyễn Ái Quốc. Đó chẳng qua là vì sợ mấy anh già ở Paris lật tẩy mà thôi.

Cuộc đối thoại giữa Hồ Chí Minh và Hoàng Tùng, vào một ngày sau vụ cướp chính quyền ở Hà Nội (tháng 8 năm 1945), đăng trong bài viết “Những kỷ niệm về bác Hồ” của Hoàng Tùng, xác nhận nỗi lo lắng đó:

Cụ hỏi tôi:

– Chiều nay đồng chí vào trong thành có nghe chuyện gì lạ không?

Tôi nói:

– Thưa đồng chí, có hai việc, việc thứ nhất dư luận đang bàn tán Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không?

Cụ hỏi:

– Anh em mình trả lời thế nào?

Tôi trả lời là anh em ta nói mập mờ. Không nói là phải, mà cũng không nói là không.

Cụ nói:

– Như thế là anh em mình nói đúng.”


E. Hồ Chí Minh chối việc mình từng tự xưng là Nguyễn Ái Quốc, theo Hoàng Văn Chí

 

Hoàng Văn Chí trong quyển “Từ Thực-dân đến Cộng-sản”, Chân Trời Mới xuất bản ở Sài Gòn năm 1964 (sau 1975 được tái bản ở bên Mỹ), ở trang 54, dòng 19-27, viết như sau:

“Riêng đối với người Việt thì ông Hồ không chối thẳng nhưng cứ trả lời loanh quanh. Thí dụ như trong năm 1946, ông đáp tầu Dumont D'Urville trở về Hải Phòng sau hội nghị Fontainebleau. Cùng đi trên chuyến tàu này có bốn chuyên gia Việt Nam mà ông Hồ đón từ Paris về nước. Một trong bốn ông là ông Võ Quý Huân, có hỏi ông Hồ: “Thưa chủ tịch, chủ tịch có biết ông Nguyễn Ái Quốc hiện nay ở đâu không ạ?” Ông Hồ chỉ mỉm cười và đáp: “Chú tìm ông ấy mà hỏi, tôi đâu biết”.

Trang bìa trước, “Từ Thực-dân đến Cộng-sản”, Hoàng Văn Chí.

Trang 54, “Từ Thực-dân đến Cộng-sản” của Hoàng Văn Chí

F. Đến khi nào Hồ Chí Minh mới dám tự xưng là Nguyễn Ái Quốc?

Đến năm 1948, Hồ Chí Minh đã có thể xác định được ba người kia đã chết, chỉ còn Nguyễn Thế Truyền thì đã bị Pháp lưu đày bên đảo Madagascar thuộc Phi-châu đến năm 1946 mới được thả, nhưng sau đó bị quản-thúc cho đến năm 1947. Nhưng Hồ Chí Minh không biết chuyện này và vẫn tưởng Truyền còn ở ngoài đảo.

Xin xem trang 616, dòng 11-20, của “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê, dưới đây

Trang 616, 'Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc' của Thụy Khuê

Lúc đó Hồ Chí Minh mới dám huênh hoang rằng mình chính là Nguyễn Ái Quốc, tức là đã từng có công trạng lớn lao đối với dân tộc (trong khi cái đó chính là công trạng của bốn người kia, còn Nguyễn Tất Thành chỉ có một phần rất nhỏ là công ôm bài đi đăng báo, nghĩa là không đáng gì so với cái tội sang đoạt công trạng của người ta). Còn sau năm 1945 thành tích của ảnh chỉ là làm chúa trùm của bọn khủng bố Cộng-sản mà thôi (xin xem bài “Vài Chuyện Thật Xảy Ra Trong 9 Năm Kháng Chiến 1945-1954” của Hứa Hoành).


Nguyễn Văn Huy

 

Posted: 26/11/2021 #views: 1988
 Để lại lời bình:
Tác gỉa:
Email:
Lời bình:
 

Lời bình:

1
  HỒ CHÍ MINH GIAN HÙNG SỬ - 11/26/2021

Nguyễn Văn Huy - 'Nguyễn Ái Quốc' là cái tên ký chung cho những bài viết đăng báo của nhóm Ngũ Long ở Paris vào năm 1918. Nhóm này gồm có 'Phan Châu Trinh', 'Phan Vãn Trường', 'Nguyễn Thế Truyền', 'Nguyễn An Ninh' và Nguyễn Tất Thành.

Đọc thêm…
  LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CANADA - 11/09/2021

Phạm Văn Tuấn - Nhóm người đầu tiên đặt chân lên đất Canada là sắc dân du mục từ miền Siberia, băng qua eo biển Bering, tới các miền hoang vu Alaska và Yukon vào khoảng 20 tới 40 ngàn năm về trước.

Đọc thêm…
  ẢI NAM QUAN AI CÒN NHỚ ? - 10/16/2021

Nguyễn Thái Sơn - Ải Nam Quan Ngày nay học trò không còn được nghe ai nhắc tới Ải Nam Quan, chắc các thế hệ sau không hề biết rằng Việt Nam ta có một địa danh lẫy lừng làm kẻ th.ù phương Bắc phải kinh hồn bạt vía vì tội xâm lược.
 

Đọc thêm…
  NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ LÀM NÊN BA TRẬN THỦY CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG (938 - 981 - 1288). KỲ 3 - 06/19/2021

Tâm Thanh - “Nước Mông Cổ quật khởi ở phương Bắc, nuốt nước Linh Hạ, uy hiếp Cường Kim, đánh úp nhà Cự Tống, mang cung tên đến đâu thì các nước ngoài núi biển đều trông gió mà tan vỡ, đem quân sang Nam ào ào như núi lở sông băng, gió rung mây cuốn....

Đọc thêm…
  NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ LÀM NÊN BA TRẬN THỦY CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG (938 - 981 - 1288). KỲ 2 - 06/11/2021

Tâm Thanh - Tháng 11/979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn trong một đêm uống rượu ngủ say ở ngoài cung đình, đã bị kẻ bề tôi là Đỗ Thích sát hại. Vua Tống nghe lời tâu của Hầu Nhân Bảo: “An Nam quận vương cùng con trai là Đinh Liễn bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh ...

Đọc thêm…
  NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ LÀM NÊN BA TRẬN THỦY CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG (938 - 981 - 1288). KỲ 1 - 06/07/2021

Tâm Thanh - Đất nước ta có nhiều kỳ quan cùng địa thế hiểm trở hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Đó cũng là những bảo vật trấn quốc đã góp phần to lớn vào những chiến công oanh liệt chói ngời sử sách. Sông Bạch Đằng là một trong những nơi như thế.

Đọc thêm…
  JERUSALEM – MIỀN ĐẤT THÁNH THUỘC VỀ AI ? - 05/22/2021

Đan Thư - Jerusalem – miền đất thiêng, một thánh địa nơi ba tôn giáo lớn đã gặp nhau: đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Tại đó Chúa Yahweh đã hiện lên để giao ước với dân tộc Do Thái; Chúa Kitô đã bị đóng đinh trên Thánh giá; và cũng tại đó Giáo chủ Muhammad đạo Hồi đã hành hương.

Đọc thêm…
  QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VẪN CHIẾN ĐẤU Ở GIỜ THỨ 25 - 05/01/2021

Phạm Phong Dinh - Hà Nội và tướng lãnh Việt cộng thường khoe khoang “chiến thắng” tháng 4.1975, nhưng tình thực thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong suốt hai mươi năm đấu tranh, vẫn luôn là cơn ác mộng của của quân đội BV. Chỉ đến khi toàn thế giới cộng sản và tư bản đồng lần trói tay trói chân QLVNCH...

Đọc thêm…
  NHỚ SÀI GÒN, CHỐN CŨ ĐƯỜNG XƯA - 05/01/2021

Chàng Hiu - Hồi trước, ở Sài gòn, cách đây lâu lắm, tròm trèm…nửa thế kỷ lận nhen… Tất cả các loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là… hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều!

Đọc thêm…
  CHƯA HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC CỦA QUÁ KHỨ THÌ LÀM SAO HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI ? - 05/01/2021

Song Chi - 30.4.1975-30.4.2021, đã 46 năm kể từ khi cuộc chiến VN kết thúc. Đã quá đủ độ lùi về thời gian để chúng ta đặt lại câu hỏi: thực ra thì trong cuộc chiến ấy, cuối cùng ai mới là kẻ chiến thắng?

Đọc thêm…

Xếp Theo Loại:

Xếp theo thời gian:

Webmaster: copywright @ 2015 viettorg.com

Online: 50China: 1 Reserved: 27 United Kingdom: 18 United States: 4 
vietorg.comTrương MụcHội ĐòanQuảng CáoĐiều Lệ
Vài Nét VềGhi Danh Lệ phíXử dụng Vietorg.com
Liên Lạc