1 Đề tài: | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 |
|
2 Đề tài: | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 | sample@email.tst 08-01-24 | 1 |
|
3 Đề tài: | Kỳ thị chủng tộc | 07-20-20 |
Bản Chất MỌI Của Người Việt –
Lâm Bình Duy Nhiên
|
|
Bản Chất MỌI Của Người Việt – Lâm Bình Duy Nhiên – tvvn.org
|
|
|
(NCTG) “Không biết đến bao giờ cái văn hóa khinh thường, miệt thị và phân biệt chủng tộc nơi người Việt mới thực sự bị xóa bỏ và lên án. Bởi vì, chỉ khi ấy, dân tộc Việt mới thực sự hội nhập vào thế giới văn minh và nhân bản!”.Ngày giáp Noël 2019, từ Paris, tôi vội vã chuẩn bị lái về lại Lausanne để kịp đón lễ Giáng sinh với gia đình. Tôi tạt vào Quận 13 để mua ít đồ ăn. Tháng 12, thời tiết chỉ hơi se lạnh. Đứng xếp hàng dài cũng độ cả chục thước để mua vài ổ bánh mì thịt. Người đông lại gặp ngay giờ trưa nên khu phố chợ Châu Á tấp nập hơn bao giờ hết.
Đang rầu rĩ vì cũng đợi khá lâu mà vẫn chưa thấy nhúc nhích bao nhiêu, bất chợt nghe một giọng phụ nữ hét lên: – Coi chừng thằng mọi nó giả bộ giành chỗ đó! Tôi giật mình, nhìn lên thì thấy một chàng thanh niên gốc Phi Châu đang nhón chân nhìn vào trong tiệm, như thể đang tìm kiếm gì đó hoặc chỉ xem phía bên trong có đông người không. Anh ta mới đến, có lẽ nóng ruột nên mới chạy tuốt lên phía trên để nhòm ngó. Vẫn giọng nói của người phụ nữ ấy:
– Mấy thằng đen nó lưu manh lắm, không chịu xếp hàng lại muốn giành chỗ.
Tôi ngó lại phía sau, cách tôi hai người, là một chị chừng ngoài 50, vẫn đang chỉ trỏ về phía anh chàng kia, dẫu anh ta đã bỏ đi, không đợi nữa. Tôi nói với chị:
– Trời, thời buổi này mà còn đen với mọi gì nữa chị!
Chị ta khẽ lườm nguýt nhìn tôi, rồi buột miệng:
– Mọi thì nói mọi chứ sao?
Tôi lắc đầu, bỏ cuộc, không nói gì nữa nhưng tự dưng cảm thấy buồn và không vui. Nhiều người xếp hàng, Việt có, Tàu có, Miên có, Tây cũng có. Cái thành phố này, cái xứ sở này và cả Châu Âu này đã trở nên đa văn hóa và đa chủng tộc tự bao giờ nhưng đâu đó vẫn còn những ánh mắt, những nhận xét kỳ thị như thế. Cái từ “mọi” nó có vẻ quá dễ dàng để người ta thốt nên lời!
Có lần, trong xe buýt tại Lausanne, ngồi phía sau, tôi thấy một bé gái, chừng 5, 6 tuổi, chạy ào về phía có chỗ trống. Lập tức, giọng người mẹ la lên:
– Tới đây con, không ngồi gần tụi Chà, tụi nó hôi lắm!
Con bé ngơ ngác, chắc không hiểu hết ý mẹ nó nói, nhưng cũng chạy về phía mẹ nó, một chị người Việt Nam. “Tụi Chà”, chị ta ám chỉ những người Tamoul, đến từ Sri Lanka. Trong những năm 80 và 90, cuộc nội chiến tại Sri Lanka đã khiến cho hơn 40 ngàn người Hổ Tamoul xin tỵ nạn chính trị tại Thuỵ Sĩ. Người Tamoul đông và làm nhiều nghề tay chân nặng nhọc. Chỉ có họ, chứ hiếm người Ấn Độ hay Pakistan lập nghiệp tại đây. Nhiều người Việt vẫn đánh đồng người Tamoul với người Ấn, tức người “Chà Và” và vẫn xem thường sắc dân “ăn cà ri hôi rình” và chỉ biết “lau chùi cầu tiêu” nhà hàng… Cũng như không biết bao nhiêu lần, khi trò chuyện với những người Việt trong cộng đồng, thậm chí với những người bạn, họ vẫn thường có những suy nghĩ rất lạ lùng. Thậm chí, họ còn huyên thuyên giảng dạy cho con cái họ là đừng chơi với “bọn da đen” ở trường vì “chúng nó ngu, dốt và lười lắm”. Còn “bọn Rệp” thì thôi khỏi nói, toàn là bọn khủng bố cực đoan và cũng lại… ngu dốt nên cũng cần phải tránh xa, không giao du với chúng! Có lần nọ, đã lâu, khi tôi chưa tham gia sinh hoạt cộng đồng, có đi theo vài người bạn đến ăn cơm tối tại một nhà hàng Việt. Khi chúng tôi vào, bà chủ quán nhìn anh bạn của tôi và nói lớn:
– Dữ chưa, hôm nay dẫn thằng mọi nào tới vậy?
Tôi hiểu liền, nên nói:
Chào cô Bà chủ quán đớ người, chỉ tôi hỏi:
– Ủa, da đen biết nói tiếng Việt hả?
Anh bạn tôi vội vàng giải thích. Cô chủ quán buột miệng xin lỗi và cố giải thích vì nhìn thấy tôi “đen giống tụi da đen quá”!
Dường như cứ là người Việt là cần phải cố tình kỳ thị và phân biệt chủng tộc cho bằng được, cho giống người ta, giống người da trắng thượng đẳng. Người Việt thì phải chia ngôi, chia thứ cho ra lẽ: bọn da trắng trước, mà phải là da trắng kiểu Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc…, chứ kiểu Nam Tư (cũ), Bồ Đào Nha thì cũng chẳng ra gì. Sau đó đến Nhật, Đại Hàn. Người Việt hẳn nhiên phải hơn hẳn các sắc dân còn lại: Đen, Rệp, Chệch, Chà, Thổ… Đó là điều rõ ràng, không thể tranh cãi. Người mình thông minh hơn, cần cù hơn, lương thiện hơn. Tóm lại, cái gì cũng nhất cả, chỉ chịu sau mỗi bọn da trắng và da vàng kia thôi. Cho nên, từ nhỏ, khi xem phim, con nít đã cứ tha hồ “Bọn mọi da đen” hay “Mọi da đỏ” này nọ. Từ “thổ dân” thì chẳng mấy ai sử dụng. Thời xưa cổ hủ, cố chấp thì “Me Tây”, “Me Mỹ”, rồi “Chệch”, rồi “Chà” thế nhưng ngày nay, khi biên giới giữa các quốc gia đang dần dần bị xóa bỏ, khi con người có nhu cầu sinh sống, làm việc hay lập nghiệp khắp nơi trên thế giới thì nhiều người Việt vẫn còn mang nặng tư tưởng kỳ thị các sắc dân da màu khác. Trong những cuộc tranh luận mỗi khi có bầu cử tại Thụy Sĩ hay Pháp, không hiếm người Việt hồ hởi cho rằng phải bỏ phiếu cho các đảng cực hữu để họ tống cổ bọn “Mọi” và “Rệp” về nước của họ! Họ cố tình không muốn hiểu đó là những người có quốc tịch thậm chí sinh ra và trưởng thành tại đây từ hai hay ba thế hệ. Cứ như thể chỉ có người Việt là xứng đáng được có quốc tịch và là những công dân gương mẫu. Nếu như trong tiếng Pháp có từ “négro” bị xem như là một sự xúc phạm, kỳ thị người da đen thì người Việt cũng có từ “mọi”. Tuy nhiên, tại Pháp hay Thụy Sĩ, những ai buộc miệng nói lên từ này đều bị lên án và có thậm chí có thể bị phạt thì người Việt mình vẫn còn “vô tư” chế giễu hay kỳ thị người da đen một cách thoải mái, không ngại bị phạt gì cả. Trong nước cũng thế, bên ngoài cũng vậy, cứ tha hồ “mọi” này, “mọi” kia bằng tiếng Việt với nhau, rồi cười ầm cả nhà khoái chí vì tự cho mình “thượng đẳng” hơn kẻ khác.
Tư thế gác chân đã trở nên “thương hiệu” của Tổng Thống Barack Obama bị nhiều người Việt chửi bới, gọi là “Chó Nhảy Bàn Độc”. Thế cho nên mới có chuyện ông cựu Tổng Thống Mỹ Obama bị nhiều người Việt, không chỉ riêng bên Mỹ, mà cả tại Việt Nam, buông lời miệt thị nặng nề. Dĩ nhiên, chê bai hay phản biện lại những thành tựu hay những hậu quả của ông ta đã để lại cho nước Mỹ vượt quá khả năng hiểu biết của họ nên họ chỉ nhắm vào cái dễ nhất, cái bắt mắt nhất: Màu da đen của ông ta. Không quá khó để tìm thấy những lời chửi rủa đậm tính chất kỳ thị sắc tộc đối với vợ chồng ông. Nào “mọi”, nào “man rợ”, nào “rừng rú” hay “đười ươi”. Thậm chí nhiều kẻ vẫn không ngượng khi rêu rao những lập luận bệnh hoạn của các nhóm cực đoan da trắng khi cho rằng máu của ông Obama không phải là máu tinh khiết thuần trắng và siêu việt! Họ phấn khởi chuyền cho nhau tấm ảnh ông Obama gác chân lên bàn làm việc khi trao đổi với các cộng sự và cho rằng đó là “Chó Nhảy Bàn Độc” nhằm hạ uy tín ông ta cũng như chứng minh rằng “mọi” thì vẫn là “mọi” dẫu có làm tổng thống đi chăng nữa. Tuy nhiên, họ cố tình quên rằng, nhiều vị tổng thống da trắng khác cũng có tác phong như thế khi làm việc. Có lẽ, họ sẽ biện minh rằng đó mới chính là cái uy, cái dũng của một vị tổng thống một cường quốc! Khi một tổng thống da trắng, ông George W. Bush (Bush con) cũng gác chân lên bàn làm việc thì lại không ai có ý kiến gì? Khó có thể hình dung những lời chửi rủa mang tính chất kỳ thị chủng tộc như thế lại có thể tồn tại và không bị trừng phạt ngay tại Mỹ hay nhiều nước Phương Tây. Tiếc thay, đó lại là sự thật. Tiếng Việt là ngôn ngữ của một thiểu số và nó chỉ tồn tại quanh quẩn giữa những người Việt với nhau. Họ tha hồ chửi rủa, tha hồ miệt thị những sắc dân khác bằng tiếng Việt. Không ai hiểu, không ai lên án, không ai tố cáo họ. Nhưng qua đó, có một sự thật khác khiến chúng ta không thể chối bỏ, đó là người Việt chúng ta, dẫu ở đâu đi chăng nữa, vẫn chỉ là một sắc dân không hội nhập với người bản xứ. Cứ đóng cửa chơi với nhau, chửi bới nhau, kỳ thị nhau, đố ai biết được! Ông Tedros Adhanom, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bị nhiều chỉ trích, chê bai vì cách quản lý, điều hành kém cỏi trong vụ đại dịch Coronavirus, là điều hiển nhiên. Ông ta và WHO đã quá lệ thuộc vào Trung Cộng nên bị dư luận nguyền rủa. Nhưng thay vì phản biện một cách khoa học thì nhiều người Việt không ngừng ngại mắng mỏ “thằng mọi này” hay “thằng mọi kia” bao giờ từ chức? Cứ như thể là da màu, nhất là da đen thì không thể nào nắm giữ những chức vụ quan trọng.
Cụ Phan Châu Trinh từng viết: “Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti. Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người. Mỗi cái nhân thời thế, địa vị của nó mà phát hiện, rồi trong khi phát hiện lại đều đi tới cực đoan, lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái đều giữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đều bị che lấp không thấy”.
Thật vậy, cực đoan bài ngoại và ỷ ngoại. “Bài” tất cả những gì mà ta cho rằng yếu kém, hạ đẳng, rừng rú, man di, mọi rợ. “Ỷ” lại những gì ta cho là siêu việt, thượng đẳng và tiến bộ. Hai đặc tính ấy đã trở thành một phần máu mủ tạo nên cá tính con người mình. Khi đã ở hai thái cực của sự cực đoan thì hệ quả tiếp theo là tính tự tôn và tự ti. Chỉ có thế mới khiến người Việt luôn ở trong trạng thái sợ bị so sánh, nhòm ngó và bằng mọi giá phải chứng tỏ cho thế giới biết rằng mình còn “hơn cả khối người” trong thiên hạ. Cái tâm lý thà bị “da trắng” đè đầu, cưỡi cổ còn hơn bị “da màu” vượt mặt khiến người Việt trở nên kỳ thị các sắc dân khác hơn bao giờ hết. Đó chắc chắn là tâm lý tự ti của không ít người Việt “bỗng dưng” bị một anh “da đen” lại còn “Hồi giáo” (theo các thuyết âm mưu) làm Tổng thống Hoa Kỳ, cả hai nhiệm kỳ. Đối với họ, đó là một sự “xúc phạm” không thể nào chấp nhận. Khổ nổi, nhiều người Việt, xem như thể họ có quyền kỳ thị và phân biệt chủng tộc với thế giới còn lại. Họ cho rằng đó là điều hiển nhiên, đó là quy luật tự nhiên. Họ không chịu hiểu rằng nhân loại đã phải tranh đấu nhiều vì công bằng và công lý cho mọi sắc tộc.
Từ Rosa Parks đến Martin Luther King hay Tommie Smith và John Carlos đến Nelson Mandela, nước Mỹ và thế giới tiến bộ đã biết sửa đổi những sai lầm. Họ trung thực và can đảm chấp nhận những lầm lỗi. Người Việt dường như vẫn chưa hiểu hết được sự nguy hiểm và mức độ tàn bạo của sự phân biệt chủng tộc trong lịch sử nhân loại. Họ vẫn vô tình hay cố tình cổ súy cho chủ nghĩa vị chủng và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dẫu suy cho cùng dân tộc Việt vẫn chỉ là một dân tộc nhỏ bé, nhược tiểu, vẫn chưa có đóng góp quan trọng nào cho nhân loại cả! Sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc vẫn là một đề tài nhạy cảm. Khó có thể ngăn cấm hoàn toàn những suy nghĩ thầm kín của con người, nhất khi nó thuộc về bản năng. Ngày nay, những làn sóng bài ngoại, chủ nghĩa dân tộc cực đoan hô hào tính thượng đẳng của người da trắng đang dần dần trỗi dậy tại các quốc gia Phương Tây. Tuy chỉ là thiểu số nhưng đó là những tín hiệu nguy hiểm cho sự rạn nứt, có thể xảy ra, của những xã hội đa văn hóa và đa chủng tộc. Chỉ có sự giáo dục nghiêm túc từ nhà trường đến gia đình mới giúp cho các thế hệ trẻ đồng cảm với những nỗi thống khổ của các sắc dân khác, từ đó xây dựng một xã hội nhân bản, nơi sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc phải bị tẩy chay và lên án. Đó chính là sự quan tâm và mục tiêu hàng đầu của các chính phủ để tránh lặp lại những sai lầm tai hại trong quá khứ. Tiếc thay, dường như đó chưa bao giờ là ý tưởng và mục tiêu giáo dục chung của người Việt. Và không biết đến bao giờ cái văn hóa khinh thường, miệt thị và phân biệt chủng tộc nơi người Việt mới thực sự bị xóa bỏ và lên án. Bởi vì, chỉ khi ấy, dân tộc Việt mới thực sự hội nhập vào thế giới văn minh và nhân bản!
Lâm Bình Duy Nhiên,
Viết từ Lausanne (Thụy Sĩ) – Ngày 23-5-2020
|
|
4 Đề tài: | Ý Dân là Ý Trời | 08-16-20 |
Nhiều người Việt cho rằng VNCH mất vì đảng Dân chủ đã cắt mọi viện trợ để VC chiếm Miền Nam nên thù ghét bọn Dân chủ đến bây giờ, dù sự việc đã hơn 45 năm. Đây là lý do chính mà họ luôn chống đảng Dân chủ, ủng hộ đảng Cộng hòa và nay là ủng hộ TT Trump vì ông Trump chống cộng sản tức là chống Trung cộng và Việt cộng.
Trước hết tôi chẳng thuộc phe nào. Bênh hay chống nên có lập luận cụ thể thuyết phục để mọi người tham khảo. Tôi chỉ xin góp ý kiến để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn. Cộng hòa hay Dân chủ cũng phải vì nước Mỹ, Tổng Thống nào cũng vì nước Mỹ và TT nào giỏi cũng chỉ có 8 năm, còn TT không được lòng dân thì chỉ ngồi có 4 năm rồi phải ra đi. Ý dân ở Mỹ đúng là ý Trời. Muốn được đắc cử thì phải nghe ngóng xem dân muốn gì để "gãi" đúng chổ ngứa để được dân bầu. Thậm chí "mỵ dân" cũng có để được trúng cử, nhưng chỉ được một lần mà thôi. Bây giờ xin phép nhắc lại vài sự kiện lịch sử để thấy rằng các vị dân cử ở Mỹ đã phục vụ dân Mỹ như thế nào và đảng Dân chủ có phải là nguyên nhân làm mất VNCH năm 1975 hay không.
1) Năm 1965, Chánh phủ của TT Johnson (Dân chủ) Mỹ đổ bộ ba tiểu đoàn Thủy quân lục chiến vào Đà Nẵng. Lúc đó chánh phủ Phan Huy Quát không được biết nhưng để giữ sỷ diện cho cả hai bên cũng đành im lặng và chỉ thị tổ chức đoàn nữ sinh ra choàng vòng hoa chào mừng các chiến sỹ đồng minh không mời mà đến. Sự kiện này đánh dấu việc Mỹ tham gia cuộc chiến việt nam và chiến tranh ngày càng khốc liệt. Chiến tranh leo thang từ năm 1965 đến 1968, với quân số của Mỹ quân các nước đồng minh Đại hàn, Thái lan, Úc, Tân Tây lan, Trung hoa Dân quốc, Phi luật tân tổng cộng hơn nửa triệu lính. Với lý do trước mắt là để ngăn chận sự bành trướng chủ cộng sản, sau là tiêu thụ cho hết số vũ khí tồn kho từ thời đệ nhị thế chiến, nên được Quốc hội Hoa kỳ chuẩn thận ngân sách cho cuộc chiến và dĩ nhiên hợp lòng dân Mỹ lúc đó.
2) Trong ba năm tham chiến, người dân Mỹ đã phải tiễn đưa người thân sang Việt nam chiến đấu đã chứng kiến từng đêm trên truyền hình hình ảnh thương vong của lính Mỹ ngày càng gia tăng mà chưa thấy ngày chiến thắng đã làm cho dân Mỹ nãn lòng và từ đó phong trào phản chiến gia tăng đòi Mỹ rút quân về. Dĩ nhiên những thành phần thân cộng hoặc cộng sản quốc tế "ngu" gì không đổ thêm dầu vào lửa.
Sự kiện năm Mậu Thân 1968, Tòa Đại sứ Mỹ bị tấn công làm chấn động dư luận Mỹ đến nỗi TT Johnson không ra tái tranh cử để lo giải quyết chiến tranh việt nam và ông kêu gọi Bắc việt tham gia đàm phán để giải quyết cuộc chiến tại Paris. Quyết định của TT Johnson đã không được phía VNCH hậu thuẫn.
Từ một TT phát động Mỹ cuộc chiến, nay quay sang chủ hòa cũng vì lòng dân Mỹ đã thay đổi. Một thế hệ trẻ lớn lên và thế hệ già đã về "nước chúa" cũng góp phần thay đổi dư luận.
3) Năm 1968 là năm tranh cử Tổng Thống và Quốc hội Mỹ. Nixon đại diện đảng Cộng hòa, là một con diều hâu thứ thiệt, đã yêu cầu TT Thiệu hậu thuẫn bằng cách không tham gia hòa đàm Paris. Ông Thiệu tin "con diều hâu" sẽ tiếp tục yểm trợ VNCH nên đã phớt lờ lời kêu gọi của ông Johnson nên đảng Dân chủ mất ghế Tổng Thống về tay Nixon Cộng hòa. Nixon nợ TT Thiệu lần thứ nhứt.
Sau khi Nixon lên làm TT thì hòa đàm Paris vẫn diễn ra để kết thúc chiến tranh theo ý dân Mỹ. Thế nhưng từ năm 1968 đến 1972, nhiệm kỳ đầu của Nixon, cuộc chiến càng khốc liệt hơn dù lính Mỹ đã rút dần và chuyển giao phần lớn cuộc chiến cho Quân lực VNCH. Việt nam hóa chiến tranh, thay đổi màu da trên xác chết để vừa lòng dân Mỹ.
4) Năm 1971, một sự kiện bất ngờ, một đội bóng bàn Mỹ được mời sang Trung cộng đấu giao hữu mà báo chí sau này gọi là "ngoại giao bóng bàn", mở đầu một bước ngoặc lịch sử ảnh hưởng đến tình hình thế giới và nhứt là hệ trọng đến VNCH.
5) Năm 1972, Nixon ra tái tranh cử. Tuy lính Mỹ có rút bớt về nhưng chiến tranh vẫn khốc liệt mà hòa đàm Paris vẫn còn kéo dài. Để bảo đảm cho việc tái đắc cử. Nixon đã cử Kissinger sang Saigon nhiều chuyến để thúc dục và áp lực mạnh TT Thiệu. Nixon đã viết nhiều lá thơ hứa hẹn bảo vệ VNCH nếu Hiệp định Paris bị phía miền Bắc vi phạm. Cuối cùng TT Thiệu phải ký kết hiệp định Paris rất bất lợi cho VNCH vì tin vào lời hứa của TT Nixon và cũng để giúp Nixon tái đắc cử. Nixon nợ TT Thiệu lần thứ hai.
Cũng trong năm 1972, Nixon sang Bắc Kinh chia chác quyền lợi với Mao và giải quyết cuộc chiến việt nam khiến cả hai phía việt nam đều không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Kết cuộc ông Nixon dù mang ơn TT Thiệu 2 lần, đã phản bội TT Thiệu, với chủ trương lo quyền lợi cho nước Mỹ. Từ đó mới có việc thương lượng sau lưng VNCH để giao Miền Nam cho VC, đổi lấy thị trường Tàu. Cũng vì quyền lợi Mỹ mà ông Nixon (cộng hòa) đã "đá" đồng minh chí thiết là Trung hoa Quốc gia (tức Đài Loan) ra khỏi LHQ để đưa Trung cộng vào thế, gây hậu quả đến ngày nay.
6) Khi hiệp định Paris đã ký kết. Nixon đã giữ lời hứa với dân Mỹ là rút hết quân về và chấm dứt (can dự vào) chiến tranh việt nam. Lời hứa Nixon phai dần theo thời gian khiến TT Thiệu phải từ chức ra đi và còn gì nữa để dân Mỹ đóng thuế cho Quốc Hội (Dân chủ) chi tiền vào cuộc chiến mà Mỹ muốn quên. Dân Việt tức tửi ôm hận với đảng Dân chủ nhưng dân Mỹ hài lòng.
7) Ngày nay với chủ trương "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump, vậy nếu ông Trump là TT nhiệm kỳ 72/76 thì ông Trump có bỏ rơi VNCH không? Tôi tin là có. Tại sao? Vì Ông Trump vừa mới bỏ rơi, cúp mọi viện trợ cho một đồng minh do Mỹ triệt để ủng hộ là lực lượng kháng chiến của người Kurd tại Seria, mặc họ chiến đấu sống chết với quân Seria và quân Thổ. Ông Trump cũng có ý định rời bỏ NATO, đồng minh chí cốt mà do Mỹ thành lập.
8) Nếu Quốc hội Mỹ nhiệm kỳ 72/76 đảng Cộng hòa chiếm đa số thì họ có tiếp tục chi tiền để hỗ trợ cuộc chiến không? Không. Vì lòng dân Mỹ đã không còn thiết tha với cuộc chiến việt nam. Họ muốn quên.
Người Đài Loan có căm giận đảng Cộng hòa của ông Nixon thời đó cho đến đảng Cộng hòa của thời nay không? Người Đài Loan họ hiểu thời thế đồi thay không có gì bất biến. Nhưng người Việt sao cứ giữ mãi trong lòng chuyện dĩ vãng dù bây giờ có thể đã thành dân Mỹ rồi.
Quan niệm của bao đời TT Mỹ có ông nào không lo cho nước Mỹ trên hết ? Nhưng họ không nói ra. Ông Trump nói chỉ để kích động chủ nghĩa dân tộc, nghe sướng tai nhưng bất lợi về ngoại giao. Chúng ta có lo cho gia đình mình trước và trên hết không? Và chúng ta có tuyên bố tùm lum cho mọi người biết không ? Thất sách, chỉ làm cho thiên hạ ghét không thích chơi với mình nửa. Ông Trump bị mất cảm tình của châu Âu của Nhựt, Đại hàn, Canada,...và không được ủng hộ để có tiếng nói chung về việc Corona-19 và việc chống Tàu cộng.
9) Ông Trump chống cộng, quyết xóa bỏ các chế độ độc tài? Sao ông Trump cầm cờ đỏ tại VN? Ông Trump ngưỡng mộ những nhà độc tài Putin, Tập Cận Bình, khen Kim Jong Un để xóa bỏ độc tài? Đối với Mỹ không có kẻ thù và cũng không có bạn. Quyền lợi là trên hết. Những đại công ty Mỹ nơi nào cần buôn bán làm ăn là họ nhào vô. Cộng sản, độc tài họ đâu quan tâm bằng tiền vô túi. Tại sao những người Việt tỵ nạn lại chạy về VN làm ăn? Vì Tiền. Vậy chuyện ông Trump chống độc tài, chống cộng sản hay không là do ông có làm ăn được hay không. Đơn giản vậy thôi. Chính trị, kinh tế là thế đó.
Ông Trump, một thương gia, có tái đắc cử thì cũng làm thêm 4 năm nữa thôi. Sau khi trở về làm ăn thì cái thị trường mà gia đình ông nhắm tới ở đâu?
Qua sự kiện TT Trump mới thấy người Việt mình chia rẻ đến độ chia tay. Dù tất cả người Việt ở Cali có bỏ phiếu cho ông Trump thì ổng cũng không có được phiếu nào của cử tri đoàn vì Cali là tiểu bang "của" đảng Dân chủ. Cũng như dù tất cả người Việt ở Texas có bỏ phiếu cho ông Biden cũng như không vì Texas là tiểu bang "của" đảng Cộng hòa. Mỗi người Việt có chánh kiến riêng có thể nêu lên để cùng nhau học hỏi, tham khảo. Không nên chỉ cho ý kiến mình là đúng và bác bỏ ý kiến trái nghịch bằng những lời khiếm nhã. Thích thì nghe, không thích thì bỏ ngoài tai, đâu ai bắt buộc được ai. Tuy nhiên cũng có một ít người là đảng viên của đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa phải bênh vực lập trường của đảng. Hoặc một vài người viết bài có nhuận bút theo chủ trương của tờ báo để mưu sinh thì cũng nên dùng lời lẻ thuyết phục. Có một trường hợp cần cảnh giác là sự cố tình kích động gây chia rẽ cộng đồng người Việt theo chủ trương của một thế lực vô hình nào đó.
Cộng đồng người Do Thái ở Mỹ cũng chỉ có vài triệu người mà họ có trên 30 đại diện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Còn cộng đồng Việt hơn 3 triệu mà thử hỏi có bao nhiên người đại diện tại Quốc Hội để tiếng nói của chúng ta được quan tâm? Nếu tình trạng mất đoàn kết vẫn triền miên thì người Mỹ và các cộng đồng khác nghĩ sao về chúng ta?
Mong bỏ qua những điều không vừa ý.
Hùng Nguyễn
|
|
|
|