Cuộc Chiến Trong Bóng Tối.
- Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc -
 
Đôi dòng giới thiệu: Có lẽ hầu hết độc giả, đặc biệt chưa từng phục vụ trong quân đội, không biết nhiều về những hoạt động bí mật của QLVNCH, do Sở Phòng Vệ Duyên Hải hay Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc (thuộc Nha Kỹ Thuật) đảm trách. Đây là hoạt động nhằm xâm nhập vào một số tỉnh ven biền miền Bắc (thường là Quảng Bình và Thanh Hóa) bắt một số cán bộ, quân nhân, viên chức CS mang về miền Nam khai thác. Sau một thời gian đa phần đều được trả về quê cũ, ngoại trừ những ai muốn hồi chánh (lúc ấy nhiều người muốn xin hồi chánh nhưng lo ngại gia đình sẽ bị khó khăn, nên không dám)
 
Qua bài viết rất đặc sắc dưới đây, tác giả Hồ Đình Nam đã thuật lại một phần của họat động đặc biệt này, lồng trong một câu chuyện tình rất thật và cảm động. Qua đó, cũng nói lên tính nhân bản của người lính và Chế độ VNCH.
 
Xin cám ơn tác giả và trân trọng được giới thiệu đến bằng hữu, độc giả.
 
*********************************************
Chuyện tình của chiến sĩ VNCH và nữ chiến binh CS - VietBF
 
CUỘC CHIẾN TRONG BÓNG TỐI
 
- Hồ Đình Nam -
 
Cho đến ngày xảy ra chuyện tôi sắp kể dưới đây mỗi khi nhớ lại tôi vẫn thấy hối hận sao lúc đó tôi laị có thể hấp tấp nhận lời không chút đắn đo khi Trung tá William yêu cầu tôi ra Đảo công tác thời gian được ấn điṇh là sáu tháng trong lúc tôi có quyền từ chối để ở lại thành phố.
 
Dạo đó tại các thành phố lớn đang nổ ra những cuộc biểu tình chống chính phủ do học sinh và sinh viên sách động. Tháng 6 năm 1966, tôi về lại Huế thăm gia đình sau khi tạm thôi dạy vì nghỉ ba tháng hè giữa lúc thành phố đang sôi sục xuống đường dưới sự chỉ đạo của những tu sĩ xuất phát từ chùa Từ Đàm. Lệnh giới nghiêm được thi hành từ bảy giờ tối. Một số sinh viên đào thoát theo Côṇg sản trước khi chính quyền trung ương ở Sài Gòn sắp điều Thủy Quân Lục Chiến ra Huế để giải tỏa đám biểu tình và thiết lập lại trật tự. Tôi rời Huế vào Đà Nẵng. Qua môi giới người bạn, tôi nhận việc làm tại căn cứ Camp Fay tọa lạc cuối ranh giới Sơn Chà trước khi vào cảng Tiên Sa. Nơi làm việc là cơ quan tình báo Mỹ-Việt phối hợp đặc trách nghiên cứu về mọi sinh hoạt của Miền Bắc từ tôn giáo, chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, quân sự và đặc biệt quan tâm hàng đầu đến quân số bộ đội phòng không đồn trú.
 
Tại tỉnh Thanh Hóa nơi có cầu Hàm Rồng đã được thiết trí bao nhiêu súng phòng không, bao nhiêu súng cao xạ thật và giả được ngụy trang ở hai đầu cầu. Đã có bao nhiêu đơn vị chủ lực địa phương trú đóng kể cả dân quân loại 1 và loại 2, hoặc số công an biên phòng tham chiến. Trên trục giao thông quốc lộ 1 số lượng chuyển quân vào Nam băǹg những đoàn convoy có thường xuyên không? Tài liệu nghiên cứu được tham khảo và đánh gíá qua các lời khai từ nguồn tin (source) sau khi bị bắt trên biển trong hải phận Miền Bắc trên những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi thuộc các Hợp Tác Xã Ngư Nghiệp có những tên khác nhau như HTX Quyết Thắng, HTX 19/5. HTX Thắng Lợi, HTX 2/9. Những ngư dân này sau khi bị bắt đều được bịt mắt khi dẫn độ lên ba chiếc tàu PT chạy 2 ngày, một đêm với vận tốc 90km/giờ để sau đó lùa họ lên Đảo và thông tri cho nhưñg người này biết đây là những hoang đảo trên đất Bắc.
 
Tôi về nhà trọ gom một ít áo quần, vật duṇg cá nhân, vàì cuốn truyện cho vào sac marine chuẩn bị cho chuyến hải hành được ấn định vaò lúc 11 giờ sáng hôm sau. Tối hôm đó tôi đi dọc theo bờ sông Bac̣h Đằng. Ngồi một mình cuối góc bên ngoàì với ly cà phê tại nhà hàng thủy tạ Bamboo nhìn qua bên kia bờ sông An Hải thấy nhấp nháy ánh đèn soi bóng những căn nhà lung linh trên nước. Tôi tự nhủ phải nửa năm nữa tôi mới trở về laị Đà Nẵng.
 
Sáng hôm sau tôi đến trại Camp Fay lúc 10 giờ. Nửa giờ sau, người tài xế Mỹ chở tôi trên chiếc Jeep lùn A1 chạy xuống căn cứ mật của Hải Quân thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải ở Tiên Sa. Tàu nhổ neo và sau hơn một giờ vật vã trên sóng, tôi đặt chân lên Đảo.
 
Nhảy xuống tàu lúc nước vừa rút ra xa, người lính Biệt Hải đứng trên boong ném cho tôi cáí sac marine rồi đưa tay vẫy chào trước khi con tàu gầm rú quay đầu ra biển trở về laị căn cứ. Tôi đi thẳng vào văn phòng Thiếu Tá Nghiêm, chỉ huy trưởng căn cứ Biệt Hải, phân bộ Đà Nẵng đồn trú ở Đảo trước khi đi qua dãy phòng làm việc của các sĩ quan Mỹ. Toán sĩ quan này chỉ vỏn vẹn có 6 người, đứng đầu là một Trung Tá và 5 Đaị Úy gồm các binh chủng Hải quân, Không quân và Bộ Binh. Không thấy có Hạ sĩ quan hay binh sĩ. Trong số này tôi có quen thân Đaị Uý Baucum, xuất thân từ học viện Quân sự West Point vẫn thường gặp tôi tại Rendez- vous Club nằm trong trại Camp Fay mỗi khi Baucum có dịp về Đà Năng̃ công tác.
 
Gặp laị tôi, Thiếu tá Nghiêm vui ra mặt. Đó là điều hiếm thấy ở một người Bắc di cư như ông thường biểu hiện lên khuôn mặt vẻ khắc khổ, lạnh lùng và nghiêm nghị. Sau những câu thăm hỏi xã giao ông đi thẳng vào vấn đề:
 
– Thế cụ (*1) có biết lý do vì sao cụ có mặt ở đây không?
 
Tôi trả lời:
 
– Tôi nghĩ đợt này có nhiều “khách hàng” nên cần cán bộ quản giáo?
 
Ông mỉm nụ cười làm lệch cán ống vố đang ngâṃ giữa hai hàm răng:
 
– Cụ chỉ nói đúng một phần. Phần còn lại là do tôi tin tưởng cụ sẽ không làm tôi thất vọng trong lúc cả tôi và Sở Tâm lý Chiến ở Trung Ương lúng túng không biết phải xoay xở và giải quyết về chuyện nan giải này thế nào.
 
Tôi ngạc nhiên chờ ông cho biết tiếp. Ông dùng ngón tay trỏ ấn vào ống vố và ngồi nhỏm dậy nói nhẹ nhàng:
 
– Năm ngày nay, từ lúc xảy ra chuyện này, tôi mất ăn mất ngủ. Tôi đã có điện vào Nha cũng như Sở để xin chỉ thị từ Trung Ương nhưng trong đó cũng đành thúc thủ. Nếu xin các cô trong sở ở Sài Gòn ra thì không ai chịu đi, vả lại họ cũng không được đào tạo chuyên nghiệp nghiệp vụ này để thích ứng với công tác mật, cuối cùng Sở ủy quyền cho tôi bằng mọi cách tự giải quyết lấy. Vậy là tôi chỉ còn trông mong vào cụ, do đó tôi đã yêu cầu Trung Tá Will can thiệp để đưa cụ ra đây cộng tác giúp tôi. Sáng nay qua điện đàm với Bộ chỉ Huy ở Tiên Sa, tôi được biết cụ vừa theo tàu ra đây, tôi mừng như vừa trút được gánh nặng.
 
Tôi ngập ngừng hỏi:
 
– Thế vừa qua có chuyện gì xảy ra hở cụ?
 
Thiếu tá Nghiêm nhún vai, thở dài theo hơi thuốc:
 
– Chuyện cũng không ai ngờ vì cả trăm lần công tác trước đây chưa từng xảy ra, dễ có hơn 5 năm hoạt động. Số là cách đây năm ngày, đúng vào chu kỳ mỗi 6 tháng, mình thả số người cũ đồng thời bắt thêm số “khách hàng” mới, đâu ai ngờ trong số người mớí bắt lần này laị có một cô gái. Xét cho cùng cũng không thể trách anh em trong toán, một phần do đêm tối không thể nhận diện được ai trong bối cảnh hỗn loạn đó. Chuyện đã lỡ nay cô ấy đang ở traị Dodo, được bố trí ở trong một căn nhà riêng vì không thể nào giam chung với 14 người đàn ông nhỡ có chuyện gì xảy ra mang tiếng xấu cho Mặt Trận là điều mà Trung Ương cấm nghiêm nhặt và gây phản tác dụng tuyên truyền lâu nay.
 
Tôi vọt miệng:
 
– Dạ, tôi có biết cô này.
 
Thiếu tá Nghiêm nhướng mày, nhìn tôi ngạc nhiên pha lẫn nét mừng vui hiện rõ trên khuôn mặt.
 
Tôi vội đáp:
 
– Do nghiên cứu lời khai của các xã viên mấy đợt bắt trước, trong cung từ của họ, tôi được biết cô này tên Nụ, 20 tuổi là người nữ duy nhất làm thủ quỹ cho Hợp tác xã Ngư Quyết Thắng từ hai năm nay.
Tôi hỏi tiếp trong e dè:
 
– Nhưng trong trường hợp này, tôi sẽ giúp được gì?
 
– Cụ sẽ ở chung vớí cô gái đó làm cán bộ quản giáo và giáo dục để khai thác tin tức. Qua thẩm vấn sơ khởi được biết đây là lần đầu cơ quan bắt được một nguồn tin có trình độ học vấn. Cả đám xã viên bị bắt trước đây do kém văn hóa nên khả năng thâu lượm tin tức chẳng đem lại kết quả như yêu cầu. Tin sơ khởi mà tôi nhận đươc̣ từ hôm qua thì cô này có trình độ Trung học phổ thông cấp ba.
 
Trong lúc chờ cụ ra đây, tôi đã cho dựng thêm tấm phên ngăn đôi chỗ cụ ở chung vớí cô đó. Vậy là cụ yên chí. Tối nay tôi sẽ cho người hộ tống cụ lên căn cứ Dodo. Từ đây lên đó băng rừng phải mất hơn tiếng. Sau khi rời khỏi đây, nhớ ghé qua Ban tiếp liệu để nhận vật dụng. Chúc cụ hoàn thành nhiệm vụ mà Nha cũng như Sở và riêng cá nhân tôi trông chờ và đặt tin tưởng hoàn toàn vào cụ.
 
Dứt lờì, Thiếu Tá Nghiêm đứng dậy bắt tay tôi xong ông ngồi xuống ghế, ghé mắt vào đống hồ sơ ngổn ngang trên bàn. Tôi xoay người bước ra ngoài sau khi không quên đóng cửa phòng. Dưới ánh nắng chói chang tháng 5, trời trong xanh có đám mây trắng lơ lững trôi trên đầu núi bên kia làng Tân Hiệp, tôi nghe có tiếng sóng xô dạt đều đặn trên bãi biển. Lúc này tôi thèm được nằm phơi mình trên cát, dưới ánh nắng mặt trời để tìm một giấc ngủ trong bình an. Tôi đến ban tiếp liệu tọa lạc dưới căn nhà tôn để nhận 6 bộ áo quần vừa đen vừa nâu, 1 áo ấm bằng len và 1 áo trấn thủ, khẩu K54 với 2 gắp đạn, bút máy Hồng Hà, ít tiền Miền Bắc,10 bịch thuốc lá Điện Biên, Đồ Sơn, 1 đồng hồ đeo tay hiệu Prim của Tiệp, 1 đài bán dẫn.
 
Vào lúc gần 7 giờ, một người lính Nùng thuộc Đại Đội phòng vệ của Đảo cùng tôi trèo núí trực chỉ đến căn cứ. Tất cả vật duṇg của tôi được người lính đeo trên vai. Tôi chỉ có một xắc cốt máng lủng lẳng bên hông cùng khẩu K54 đeo vào thắt lưng và cây gậy trong tay. Đường lên núi mỗi lúc mỗi vất vả. Những tảng đá to cản lối đi và trơn trợt. Những con cua đá thập thò trong ngách. Tiếng vỗ cánh hốt hoảng, xao xác của đàn chim rừng khi thấy chúng tôi. Chưa kịp vào rừng, từ xa đã nghe tiếng vượn hú liên hồi. Trời tối dần khi chúng tôi vào hẳn trong rừng. Trông lên thấy toàn cây cao, lá đan vào nhau dày đặc, hai bên đường mòn cây dại sum sê. Lá phủ đầy lối đi. Mỗi bước chân dẫm lên lá mục ánh lên giải sáng lân tinh theo mỗi bước. Len lỏi hơn nửa tiếng trong rừng, tôi đứng tưa lưng vào thân cây nghỉ mệt. Tiếng muổi bay vo ve khắp nơi. Tôi châm thuốc. Dưới ánh sáng chiếc bật lửa, người lính Nùng nhẫn nại nhìn tôi chờ đợị. Tôi nhìn đồng hồ dạ quang. Mới 8 giờ tối. Cũng phải non nửa tiếng nữa tôi mới đến được căn cứ.
 
Ra khỏi khu rừng rậm trông lên bầu trời đã thấy muôn vì sao nhấp nháy và phương Đông treo lơ lửng mảnh trăng lưỡi liềm vàng vọt. Đi thêm khoảng nửa giờ trên con đường nhỏ đã được phát quang, từ xa tôi đã thấy cảnh quang của căn cứ dưới ánh sáng ngọn đèn điện trạm gác, đến bốn dãy nhà tranh tỏa ra. Căn cứ được rào bằng những thân tre cao hơn 3 thước chôn xuống đất quanh chu vi khuôn trại. Cổng trại có mỗi một vọng gác. Người lính Nùng bỏ tất cả vật dụng của tôi xuống, ra dấu chào tôi xong quay người trở về lại hậu cứ. Tôi bước vào phòng trực ban gặp Trung sỹ Diên và được biết đang có buổi triệu tập đầu tiên với những xã viên mớí được giải giao về hai ngày trước đang tập họp lên lớp taị hội trường.
 
Tôi vào Hội trường là căn nhà lợp tranh, nền tráng ciment khá rộng, chào 4 Sĩ quan đồng sự được Sở Tâm lý chiến Nha Kỹ Thuật ở Sàigòn phái ra công tác đang ngồi trên 2 ghế dài, phía trước đâu lại thành 2 chiếc bàn nhỏ. Ngồi xếp hàng trên nền nhà gồm 15 xã viên bị bắt ngồi thành ba hàng ngang. Trung uý Túc, Trưởng trại trong bộ áo quần bà ba đen đứng lên khai mạc buổi họp:
 
– Chúng tôi là những cán bộ của Mặt Trận(*2) đêm nay tập họp các anh để nói về những điều lệ cũng như nội quy trong thời gian các anh ở đây, mong các anh chấp hành nghiêm chỉnh. Thứ Nhất các anh không được phép trao đổi riêng tư vớí nhau trong sinh hoạt ngaỳ cuñg như đêm. Hai dãy nhà bên phải gồm dãy nhà A và nhà B, mỗi nhà gồm 7 người. Riêng chị Nụ ở căn nhà nhỏ bên tráí. Chính sách của Mặt trận là giáo dục các anh về đường lối, chính sách của Mặt Trâṇ, tuyệt nhiên không có chủ trương xâm phạm thân thể, vậy các anh an tâm học tập và khai báo thành khẩn những gì mà cán bộ chúng tôi đòì hỏi. Thứ Hai: cũng nói cho các anh nắm, chủ trương của Mặt Trận là đem lại cơm no, áo ấm, tự do, haṇh phúc cho nhân dân. Mặt Trận cương quyết chống mọi đường lối, chính sách sai lầm và hà khắc của Đảng Cọng Sản và Nhà nước hiện nay. Trong các anh ngồi đây, gia đình các anh gồm ông, cha, chú, bác, dì, dươṇg có thời đã là nạn nhân trong cải cách ruộng đất, bây giờ con em của các anh do nhận thức sai lầm của Đảng và Nhà Nước đã thúc đẩy toàn bộ thế hệ trẻ đi thanh niên xung phong ở Trường Sơn, đi B (*3) chiến đấu để làm mồi, làm vật hy sinh dưới bom đạn Đế quốc Mỹ cho một chủ nghĩa không tưởng và đã từng gây tội ác chia rẽ dân tộc. Đồng chí Hải, ngồi bên trái tôi là cán bộ quản gíáo của dãy nhà A. Đồng chí Hoài, bên tay trái tôi là cán bộ quản giáo phụ trách dãy nhà B. Chỉ vào tôi, Trung uý Túc nói tiếp :
 
– Còn đây là đồng chí Hoàng, cán bộ giáo dục kiêm quản giáo của cô quản lý Nụ. Sau khi tan họp, yêu cầu nhà A, nhà B cử đaị diện lên nhận mỗi người gồm 4 bộ áo quần, một khăn mặt, bàn chải đánh răng, xà phòng đánh răng và xà phòng tắm. Sáng mai nghe tiếng kẻng báo thức, trong các anh cử người lên Ban Hậu cần nhận gạo cấp dưỡng. Nôị quy đặt ra là mỗi đêm điện sẽ tắt vào đúng 10 giờ, ban đêm nghiêm cấm mọi di chuyển. Tôi nói các anh nghe rõ không? Tiếng hô rõ cùng lúc nghe chói tai trong cảnh tịch mịch giữa núí rừng ban đêm.
 
Sau khi Cán bộ Hải và Hoài dẫn 14 người đến hai dãy nhà A và B, trong hội trường giờ còn trơ lại tôi và Nụ. Bây giờ tôi mới có thì giờ để quan sát đối tượng đang sợ hãi trước ánh mắt dò xét của tôi. Đó là một cô gáí trẻ, ốm yếu, thân gầy, đen đúa với mái tóc rối bù xõa xuống quá vai đang đứng khép nép, hai tay đan vào nhau run rẩy trước tôi.
 
Tôi đến bên Nụ đưa tay chỉ vào đống áo quần còn lại trên bàn:
 
– Tất cả vật duṇg này là của cô, gom lại và theo tôi về chỗ ở.
 
Tôi nghe tiếng dạ lí nhí. Ra khỏi hôị trường, Nụ đi trước, tôi theo sau. Căn nhà tranh nhỏ, phên tre được chia đôi, có cửa thông qua phòng tôi, nơi có cái bàn nhỏ đặt kế bên chõng tre làm nơi ngủ của tôi. Tôi theo Nụ quan sát chỗ ở của Nụ. Trên chiếc chõng tre có phủ chiếc chiếu, một tấm chăn được xếp gọn gaǹg cuối giường, đầu giường có cáí gối bông của Trại vừa cấp.
 
Tôi nóí:
 
– Nếu cô cần gì thêm cho tôi biết. Ngày mai tôi sẽ làm việc với cô sau.
Tôi trở lên văn phòng gặp Trung Úy Túc. Khi không còn ai, chúng tôi trở laị con người cũ với ngôn ngữ quen dùng đến những biểu lộ tình cảm sau thời gian vắng mặt nhau khá lâu. Cà phê được chế nước nóng từ cáí phích của Trung quốc để sẵn trên bàn. Tôi chia mấy bịch thuốc lá Điện Biên cho Túc. Câu chuyện giữa chúng tôi chỉ quanh quẩn hỏi nhau về tin tức bạn bè, chuyện gia đình đến sinh hoạt xã hội ở hai thành phố lớn Đà Nẵng, Sài gòn là hai nơi chúng tôi đang sinh sống. Đêm khuya từ hồi nào. Đã nghe có tiếng gà gáy sáng. Tôi về laị phòng ngủ, treo mùng, chui vào giường ngủ thiếp hồi nào không hay.
 
Buổi sáng ánh nắng mặt trời xuyên qua khe hở lớp phên, vừa ngồi dậy tôi đã thấy Nụ đặt trên bàn tách trà bốc khóí tỏa hương.
 
– Mời cán bộ dùng chè cho nóng ạ. Mấy bác trong đội cấp dưỡng bảo em đem lên cho cán bộ.
 
Tôi nói tiếng cám ơn cụt ngủn, bảo Nụ:
 
– Ăn sáng xong, cô vào đây làm việc với tôi.
 
Dứt lời, tôi lên văn phòng lấy hồ sơ cũ, lục lọi trong số những cung từ trước đây có lời khai liên quan đến Lê thị Nụ, thủ quỹ Hợp Tác Xã Quyết Thắng và tên tuổi những người hàng xóm của Nụ. Tôi chăm chú đọc từng trang để có đủ dữ liệu cho việc hỏi cung lần đầu.
 
Khi Nụ bước vào, tôi tưởng Nụ như vừa lột xác. Bên cạnh tôi là một cô gái gọn gàng trong bộ áo quần màu nâu, tóc được chải mượt mà buông thõng hai bờ vai, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt mở lớn trông hồn nhiên pha lẫn nét dịu dàng qua tia nhìn. Tôi đưa tay chỉ vào ghế trước mặt mời Nụ ngồi. Kéo ghế ngồi đối diện, tôi đẩy tờ khai lý lic̣h cùng vớí cây bút trước Nụ và bảo:
 
– Cô điền vào tờ lý lic̣h này gồm tên tuổi, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, tên họ cha mẹ, trình độ văn hóa theo như trong mẫu đã in sẵn phần kê khai. Xong phần này, một số câu hỏi tôi sẽ hỏi cô với yêu cầu cô thành thật khai báo và hợp tác với tôi.
 
Không nghe có tiếng trả lời, Nụ chăm chú ghi chép nhanh nhẹn trên tờ khai lý lic̣h. Viết xong Nụ trao cho tôi đầy vẽ tự tin. Nét chữ của Nụ đẹp, viết ngay hàng, thẳng lối chứng tỏ đã qua những năm tháng đến trường.
 
Tôi châm thuốc, nhả một hơi khói đầy, trân trối nhìn Nụ sau khi vừa thoáng nhìn vào tờ khai .Tôi hỏi với sự ngạc nhiên không che giấu :
 
– Thì ra cô là người Hà Nội?
 
– Dạ, vâng ạ. Trước năm 1966 em học ở trường Trung học Phổ thông Trần Phú cũng là trường Hoàn Kiếm ở Quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội, đầu năm sắp bước vào cấp Ba thì trường được lêṇh sơ tán nên em phải về trọ nhà ông bác ở Tỉnh Thanh Hóa.
 
– Cô khai học trường Trung học phổ thông Trần Phú sao lại vừa học trường Hoàn Kiếm là thế nào?
 
Nụ đưa tay che miệng, cười thành tiếng giải thích:
 
– Thưa cán bộ, hai trường chung một địa điểm ạ, đều có cấp 2 và 3. Buổi sáng thuộc về trường Hoàn Kiếm, buổi chiều cũng tại ngôi trường này là trườngTrần Phú.
 
– Trường hợp nào cô về Hợp Tác Xã Quyết Thắng để làm thủ quỹ? Với chức vụ thủ quỹ sao cô laị phải theo thuyền đánh cá?
 
– Lúc em vừa sơ tán về nhà ông bác ở Thanh Hóa thì nhà ông bác em cũng vừa được lệnh sơ tán sau đợt máy bay Mỹ đánh bom. Nhà người bác em bị xung công một phần cho bộ đội tên lửa phòng không Cầu Hàm Rồng đặt bản doanh. Do yêu cầu của Hợp tác Xã Ngư Nghiệp Quyết Thắng đang cần người có văn hóa để lo về Kinh Tế Tài Chánh đồng thời kiểm kê thủy sản đánh bắt được nên em được điều về Hợp tác Xã này. Ban lãnh đạo Huyện mới đây còn có lêṇh Thủ qũy như em phải đi thực tế để cùng sát cánh với quần chúng xã viên.
 
Nhìn đăm đăm vào mắt Nụ tôi hỏi:
 
– Thời gian qua cô có quan hệ hay quen biết người nào ở đội phòng không hay tên lửa? Cụ thể là danh hiệu đơn vị hoặc quân số bao nhiêu? Hiện nay những đơn vị này đang làm công tác gì ở cầu Hàm Rồng cũng như tại Xã, Huyện?
 
Nụ cúi đầu tránh nhìn ánh mắt tôi, ngập ngừng một lúc rồi nói:
– Năm 65, sau gần một năm làm cho Hợp tác Xã, máy bay Mỹ đánh bom liên tục cầu Hàm Rồng nhưng cầu vẫn không thiệt hại gì đáng kể, nhưng sáu tháng trước, sau một đợt oanh kích cây cầu này bị gãy một phần. Các đơn vị bộ đội, dân quân, dân công xã, huyện tập trung thi công sửa chữa, nay đã lưu thông trở laị, nhưng đường sắt giữa cầu không còn sử duṇg được nữa. Chủ yếu là nối thông với quốc lộ để chuyển quân bằng hàng trăm xe chạy vào Nam theo chiến dịch. Do quan hệ hậu cần nên hàng tháng Hợp tác xã phải liên hệ đến các đơn vị bộ đôị để trao đổi mậu dịch như xuất một số lượṇg cá cho đội cấp dưỡng đơn vị. Em được biết tên một vài sĩ quan đồn trú ở đó qua những lần tiếp xúc nhưng hỏi em về quân số đơn vị gồm bao nhiêu thì em không thể nào nắm được. Lần cuối cách đây một tháng em thấy bộ đội đang đào hai công sự lớn và sâu dưới lòng đất sát hai bên chân cầu, quân số đơn vị chừng 50 người, em nghĩ chắc là Đaị đội.
 
Tôi cười thành tiếng:
 
– Là con gái sao cô biết 50 bộ đội là quân số của một đaị đội?
 
Nụ cũng che miệng cười theo:
 
– Tuy em làm thủ quỹ cho Hợp tác xã nhưng đồng thời bị sung vào Dân quân loại một của Uỷ ban nhân dân Xã nên em đoán thế thôi. Đang thời chiến làm con gái em đâu có sự chọn lựa nào kể cả những ước mơ riêng tư cho mình. Chỉ biết tuân lời làm theo chỉ thị trên trao xuống cho tập thể, rồi tập thể chỉ thị lại cho Đoàn để thi hành.
Tôi lấy tờ giấy trắng vẽ hình cầu Hàm Rồng có nhiều thanh thép chéo nhau trên thân cầu, hai đầu cầu là hai ngọn núi thấp có tên núi Ngọc và núi Rồng, dưới cầu là sông Mã .Tôi đẩy trang giấy vừa vẽ đến trước mặt Nụ:
 
– Cô nhìn vào hình vẽ này và cho tôi biết ở đâu có đặt súng cao xạ phòng không, súng đaị liên 12 ly 7? tên lửa Sam của Liên Xô? Có bao nhiêu vị trí đặt súng giả đã được ngụy trang?
 
Tôi xô ghế đứng dậy bảo Nụ:
 
-Cô ráng tập trung để nhớ những gì tôi vừa trao đổi với cô nãy giờ. Sau ăn trưa, cô trở lại đây làm việc tiếp với tôi.
 
Ra gần cửa liếp, tôi ngoái đầu hỏi Nụ:
 
– À này, bác Thăng, bác Niếp gái ở kế nhà cô dạo này thế nào, có khỏe không? mấy người đó vẫn sinh hoạt bình thường cả chứ.
 
Nụ trố mắt nhìn tôi lộ vẻ ngạc nhiên tột độ:
 
– Thì ra cán bộ cuñg biết bác Thăng, bác Niếp cạnh nhà em?
 
Ra khỏi căn nhà tranh, mặt trời chói chang, trời trong xanh không một gợn mây. Dầu đang là tháng Năm nhưng ở giữa thung lũng ngọn đồi trong rừng, khí trời mát mẻ, dễ chịu. Đâu đó nghe có tiếng xào xạc của lá cây, tiếng suối chảy róc rách không ngừng nghỉ sau dãy nhà cấp dưỡng. Toán anh nuôi gồm 6 xã viên của nhà A và B chia phiên phụ trách mỗi ngày lo chuyện nấu ăn cho 15 người. Mỗi ngày được ban hậu cần trại cấp 35 lon gạo trắng cho mỗi bữa ăn. Cơm được nấu bằng 2 chảo lớn có vung đậy. Thức ăn bốn người ăn chung một con gà hoặc vịt được nuôi trong trại. Đằng sau đội cấp dưỡng có chuồng chăn nuôi trên 10 con lợn. Một đàn gà, vịt gần 50, 60 con nuôi thả trên mãnh đất đươc̣ rào lưới chung quanh chống chồn cáo. Nhìn từ xa chẳng khác gì một trại chăn nuôi .
 
Đi tham quan quanh traị, lúc trở về Nụ vẫn còn trên ghế, hai tay chống cằm nhìn tư lự, xa vắng vào khoảng không. Thấy tôi, Nụ đứng dậy ấp úng xin phép được ra ngoài. Trên chõng tre của tôi chăn mền được Nụ xếp lại gọn ghẽ, mùng được vén lên cao gọn gàng trong lúc tôi vắng mặt.
 
Gom tất cả giấy tờ trên bàn gồm bản tự khai của Nụ, tôi lên phòng trực ban gặp Trung úy Túc, Thiếu úy Hoài và Hải. Đóng cửa phòng, chúng tôi trãi tấm bản đồ quân sự có tỷ lệ 1/25000 tỉnh Thanh Hóa nơi có cây cầu Hàm Rồng để lấy tọa độ những vị trí mà Nụ vừa khai, trước khi bốn chúng tôi quyết điṇh gởi công điện qua máy đánh morse từ căn cứ Dodo về Bộ chỉ Huy ở Đà Nẵng. Công tác còn phải trãi qua giai đoạn so sánh, đối chiếu với lời khai từ những nguồn tin khác của14 xã viên của dãy nhà A và B do thiếu úy Hải và Hoài đảm trách để từ đó chúng tôi đánh gíá về gíá trị của nguồn tin thuộc loại khả tín A2 trước khi quyết định gởi đi công điện có mã số khẩn/ tối mật.
 
Tôi xuống đội cấp dưỡng thấy Nụ cùng bốn xã viên đang loay hoay vặt lông 5 con gà trong 3 chậu rửa bát. Thấy tôi, mọi người lên tiếng chào. Tôi bảo có ai theo tôi ra vườn để thu hoac̣h thêm rau tươi. Có lời đề nghị: Xin chị quản lý đi với cán bộ hộ chúng em.
 
Nụ đứng dậy chùi hai tay vào ôńg quần đi sau tôi.
 
Đó là mảnh đất khá rôṇg được vun xới thành haǹg lối trồng đủ thứ rau như rau muống, rau đay, mồng tơi, cải bẹ, bí đỏ, có thêm giàn mướp hương, mướp đắng lủng lẳng những quả xanh thả xuống giàn. Vạt đất khác trồng ớt, rau thơm, chanh, sả, gừng, dọt mùng xanh tươi cạnh con suối. Tôi bảo Nụ chiều nay ra vườn háí rau để cải thiện bữa ăn, đồng thời đốn mấy cây chuối rừng thái cho heo ăn với cơm thừa sau mỗi bữa. Tôi đi với Nụ đến con suối, nơi đây có xây sẵn một bể chứa nước được chảy liên tục trong ống tre nối từ con thác sau rừng làm nơi tắm giặt, rửa rau, bát đĩa trong sinh hoạt hàng ngày. Khi trở về laị láng trước giờ ăn trưa, ngang qua trại chăn nuôi, tôi nói với Nụ:
 
– Cô vào chuồng xem trong ổ rơm có con gà nào vừa mới đẻ lấy hộ tôi hai quả.
 
Nụ vén quần đẩy cửa rào, từ đầu gối xuống chân, chân Nụ trắng ngần, suông đuộc so với làn da ngăm ngăm trên khuôn mặt. Lúc bước ra khỏi chuồng Nụ trao cho tôi 2 quả trứng gà còn dính phân trên vỏ. Tôi nói:
 
– Cô giữ lấy để bồi dưỡng.
 
Nụ ngạc nhiên không nói nhưng nhìn tôi bằng ánh mắt đầy thiện cảm và biết ơn.
 
Bữa ăn trưa được bày biện ở hội trường chia thành 3 nhóm nhỏ ngồi ăn riêng lẻ trên nền nhà. Chuńg tôi để cho 15 người tự giác quản lý nhau về chuyện ăn uống. Chờ đến lúc mọi người ăn xong, Trung úy Túc bước vào hội trường, tất cả đều đồng loạt đứng dậy chào:
 
– Chúng em chào cán bộ ạ.
 
– Chào các anh. Sau khi làm vệ sinh ở đây xong, các anh ai trở về nhà nấy nghỉ ngơi đến 2 giờ trưa khi nghe tiếng kẻng mọi người khẩn trương lên hội trường để học tập. Các anh tự giác bố trí người trong các anh để mỗi sáng, mỗi chiều cho đàn lợn ăn, vãi thóc lúa cho gà vịt và tăng gia chăm bón rau quả sau vườn để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trại có đủ dụng cụ như cuốc, xẻng, thùng tưới rau cho các anh sử dụng.
 
Rời hội trường, tôi theo chân Trung úy Túc vào văn phòng ăn trưa cùng với Hoàì và Hải. Chúng tôi ăn bếp riêng do Hạ sỹ Toán phục dịch trong thời gian 6 tháng toán chúng tôi công tác ở Dodo này. Trong khi ăn, Trung úy Túc thì thầm:”Ngày đầu đến đây, nếu không có lệnh của tôi, e trong số 15 người này có đứa bị bội thực mà chết. Khiếp thật, nhiều đứa ăn đến hơn 10,12 bát cơm mà ăn rất khẩn trương. Nhưng nghĩ laị cũng phải thôi vì hơn 10 năm sống dưới chế độ coṇg sản ở Miền Bắc từ thành thị đến nông thôn ai mà chẳng ăn độn khoai, sắn, ngô đến 85% trong mỗi bữa.
 
Quay qua tôi, Trung úy Túc hỏi: Danh xưng này họ kêu bằng gì nhỉ? Tôi trả lời: Trong cung từ, họ nói là ăn độn đến 85% hoa màu phụ. Cả bọn chúng tôi nhìn nhau trong im lăṇg. Trung úy Túc chua chát bồi thêm: Dù cho có viện trợ đến những con chữ hoa mỹ này chăng nữa cũng không vì thế mà đánh lừa được bao tử con người, cái mà họ gọi là nhân dân.
 
Sau bữa ăn, tôi lửng thửng đến ban tiếp liệu lấy cho Nụ cái mùng và trở về nhà nghiên cứu tiếp lời khai của Nụ.
 
Trước giờ làm việc, tôi trao cho Nụ cái mùng và nói:
 
– Đây là rừng núi, ban đêm nhiều muỗi mòng cô nên cẩn thận vì có thể bị sốt rét rừng rất nguy hiểm và khó chữa chạy. Tôi yêu cầu cô tranh thủ vào phòng treo mùng trước khi trời tối, trước khi chúng ta tiếp tục trở lại những câu hỏi còn dang dở ban sáng.
 
Khi đã an vị, ngồi đối mặt nhau, tôi hỏi Nụ:
 
– Cô cho tôi biết vấn đề nghĩa vụ quân sự taị xã, huyện đã được thi hành như thế nào và đã tác đôṇg gì đến tâm lý những gia đình có con cháu họ sắp tham gia nghĩa vụ? Con số đó tại địa phương có nhiều không?
 
Nụ trả lời không đắn đo:
 
– Tại Huyện và Xã hiện nay dường như không còn thanh niên hay đàn ông nào trong lứa tuổi nghĩa vụ nữa. Có nhiều em mới 14,15 tuổi cũng đã xung phong gia nhập bộ đội để gia đình bớt miệng ăn. Vào bộ đội thì đươc cấp phát quân trang, nghĩa là áo quần, ngoài ra nhờ vậy mà gia đình được kết nạp vào Hợp Tác Xã để có sổ gạọ, lãnh nhu yếu phẩm điṇh kỳ hàng tháng. Từ khi phát động chiến dịch đăng ký nhập ngũ toàn quốc, tại xã em những gia đình có con em đi B chiến đấu hoàn toàn không được tin tức gì đã mấy năm qua.
 
– Có bao giờ cô đã nhìn thấy từng đoàn xe chở bộ đội chạy trên cầu Hàm Rồng để tiến vào Nam? Nếu có thì đoàn quân xa gồm bao nhiêu chiếc và có che lá ngụy trang không?
 
Tôi ghi chép lời khai của Nụ và bảo Nụ đi nghỉ trưa.
 
Sau một tuần thẩm tra lời khai của Nụ đối chiếu với 14 lời khai của mỗi xã viên với những câu hỏi giống nhau, chúng tôi đã có một buổi họp để đánh gíá về những nguồn -tin- sống này và nhất quán về sự thành khẩn của Nụ sau bảy ngày lấy cung. Trung úy Túc, Thiếu úy Hải, Hoài và tôi quyết định gởi báo cáo tình hình quân sự về trung ương. Những tìm hiểu thêm về tôn gíáo, kinh tế tại các Hợp tác Xã Nông nghiệp, Ngư nghiệp, văn hóa, sinh hoạt học đường, tất cả chỉ là điểm khai thác thứ yếu do đề xuất của trung ương .
 
Sáng thứ Hai mỗi đầu tuần tôi lấy hai viên thuốc Chloroquine là thuốc trị sốt rét rừng cho tôi và Nụ. Tôi bảo Nụ xuống đội cấp dưỡng đem lên hai cốc nước nóng và bảo Nụ chọn lấy một trong hai viên để uống trước .Tôi nói hàng tuần cô phải uống thuốc này để chống sốt rét, tôi cũng vậy. Sau khi uống xong, Nụ nhìn tôi với ánh mắt buồn bã, trách móc:
 
– Cán bộ không việc gì phải làm thế. Em nào có dám nghi ngờ gì đâu mà cán bộ cho phép em được chọn viên thuốc nào để uống trước. Tuy thời gian giao tiếp với các cán bộ ở đây có ngắn ngủi nhưng tất cả bọn em đều mang ơn các cán bộ đã đối xử chúng em bằng lòng nhân ái, nhân bản giữa con người với con người cho dù thân phận đang là những người tù bị giam giữ, cô lập nơi đây.
 
Một tháng sau, có hôm gặp Nụ cùng hai xã viên đang xới đất bón rau sau vườn, tôi bảo Nụ theo tôi ra suối múc nước tưới rau để có dịp tìm hiểu về năng suất lao động và thành quả của các Hợp Tác Xã Nông nghiệp. Nụ đảo mắt nhìn quanh, khi biết chắc không có ai nghe lén, Nụ nói nhỏ:
 
– Theo em biết thì đợt thâu hoac̣h mùa nào cũng dưới chỉ tiêu trên đề ra mặc dầu địa phương cũng như qua đài, báo đều thông báo là vụ mùa nào cũng thắng lơị lớn, thành công, đạt chỉ tiêu vượt bậc. Cán bộ thừa biết cha chung không ai khóc. Canh tác cho tập thể không ai chú tâm như chăm sóc mảnh vườn con cá thể nhà mình. Nhiều người truyền miệng câu vè sau đây để nói lên thực trạng bi đát của các hợp tác xã:
 
“Sáu giờ kẻng đánh phèn la.
Bảy giờ đủng đỉnh mới ra tới đồng.
Tám giờ chống cuốc đứng trông,
Chín giờ báo cáo thưa ông, con về.”
 
Nói xong Nụ cười lệch cả vai. Tôi cũng cười theo vì thấy chuyện ngộ nghĩnh. Quên ranh giới giữa hai người, cả hai chúng tôi đều vui lây vớí nhau trong sự thân mật bất ngờ. Tôi nói :
 
– Cô Nụ nãy giờ nói toàn giọng điệu phản đôṇg mà cô không sợ sao?
 
– Ở đây em chỉ nói riêng với cán bộ. Với 14 xã viên của em ở đây dẫu cạy miệng em cũng không dám nói. Thâm tâm ai mà muốn nói, muốn nghe những điều dối trá phải không cán bộ?
 
Tự nhiên Nụ nhìn tôi cười rũ:
 
– Bản thân em cũng đã từng nói những lời không chân thật ngang ngữa những gì tai em nghe những lời dối trá của lãnh đaọ, của chủ nhiệm, của người đôǹg cấp hoặc kẻ thừa haǹh từ mười mấy năm qua ở trường, ở cơ quan, ở đơn vị, ở cơ sở nên lâu ngày không còn biết xấu hổ là gì nữa như thể nó đã trở thành những quán tính.
 
Tôi vọt miệng nói theo bản năng:
 
– Vậy lâu nay đã có lúc nào cô đã nói những lời không chân thật với tôi?
 
Nụ gục đầu xuống thấp không nói cho đến khi ngẩng lên hai mắt đỏ hoe.
 
Tôi giục Nụ quảy đôi thùng nước về tổ canh tác. Đang lội qua suối, gặp phiến đá trơn khiến Nụ chúi toàn thân về phía tôi. Tôi đở người Nụ trong vòng tay, ôm thân thể nhỏ bé của Nụ trong lòng, ngửi hương thơm diù dịu từ máí tóc. Nụ ôm tôi, hai tay bấu trên vai tôi ghì chặt. Đầu Nụ tưạ vào người tôi bất động. Tôi nghe tiếng đập từ lồng ngực Nụ cùng hơi thở đứt quãng, dồn dập bên tôi .
 
Quanh tôi lúc bấy giờ thời gian như ngừng lại, chỉ còn nghe tiếng chim hót véo von, lảnh lót trên cây, tiếng khỉ gọi đàn chuyền nhau trên cành và trên những hàng cây dại nở đầy hoa đủ sắc ven suối, từng đàn bướm trắng bay chợp chờn trong nắng hanh vàng. Chúng tôi đứng ôm nhau giữa giòng suối nước chảy róc rách dưới chân không biết bao lâu cho đến lúc cả hai bối rối rời nhau như vừa trải qua một giấc mơ không tưởng.
 
Đã lâu tôi chưa từng có cảm xúc này nhưng đồng thời chợt nhớ đến cương vị của một cán bộ quản giáo của Nụ, tôi cố gắng trở laị thái độ bình thường như mọi ngày, như đã không có gì vừa xảy ra:
 
– Cô có sao không?
 
Nụ múc nước suối đầy thùng, quảy lên vai, trả lời nhỏ nhẹ:
 
– Dạ không sao ạ.
 
Đưa Nụ đến khu canh tác, tôi lên văn phòng trại. Gặp tôi, Trung Úy Túc, Thiếu uý Hải và Hòa cười đùa vui vẻ. Trên chiếc bàn nhỏ chất đầy những nhu yếu phẩm gởi cho chúng tôi từ Bộ chỉ Huy vừa chuyển lên căn cứ. Tôi được Trung úy Túc cho biết Trung ương cũng như Thiếu tá Nghiêm ngỏ lời khen ngợi thành quả tốt đẹp trong công tác vừa qua của chúng tôi.
 
Riêng nhu yếu phẩm dành cho 15 xã viên gồm 2 bánh thuốc lào, đường cát trắng Cuba. Quay qua tôi, Trung úy Túc nói bằng giọng diễu cợt: đợt này có quà đặc biệt riêng cho cụ.
 
Tôi hỏi lại:
 
– Quà gì vậy?
 
Cả ba người nhìn tôi cùng cười lớn không che dấu tia mắt tinh nghịch
 
– Nói đùa đấy, quà này dành cho cô quản lý nhà cụ đây. Nhất cậu nhá.
Rồi nói thêm:
 
– Gíá mà cô này sống ở Sàigòn, khối đứa chết vì nhan sắc.
 
Trung úy Túc đẩy bọc giấy lớn về phía tôi:
 
– Lát nữa cụ giao cái này cho cô Nụ. Phụ nữ ai cũng cần cái này. Trước khi cụ vào đây, báo hại mấy anh em chúng tôi vừa xé toàn bộ bao bì nylon bên ngoài, nếu không thì lộ tẩy, đến hư bột hư đường.
Nhìn vẻ ngạc nhiên của tôi, Trung úy Túc nói:
 
– Cụ muốn biết trong quà có cái gì thì xem mấy chữ ngoài bao bì vừa vất dưới nền, khắc biết.
 
Nhặt dưới nền nhà còn vương vãi bao nylon, Trung úy Túc chỉ tôi xem hàng chữ :”Băng vệ sinh phụ nữ. Công ty Bạch Tuyết sản xuất tại Saigòn VN”.
 
Trước khi ba chúng tôi chia tay về lại mỗi nhà, Trung úy Túc giữ tôi laị văn phòng trước giờ tắt điện, trầm ngâm nói:
 
– Tôi hết sức cảm thông về công tác khó khăn và tế nhị mà cụ đang thi hành. Cuộc chiến mà chúng ta đang tham dự đầy rẫy những tình huống khó xử và phức tạp. Đây là một cuộc chiến không có tiếng súng như ngoài chiến trường, nhưng là một cuộc chiến thầm lặng và là cuộc chiến trong bóng tối. Dầu ở môi trường nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào chăng nữa, là quân nhân chúng ta cũng phải hoàn tất nhiệm vụ trên giao phó. Tôi nhớ đã đọc đâu đó nói về thân phận con người: “Je suis né en situation et sous condition”
 
Có tiếng quãy đuôi của con Tô dưới gầm bàn. Trung úy Túc lấy tay xoa đầu con chó đầy vẻ trìu mến nói tiếp:
 
– Con Tô này tôi xin dưới làng Tân Hiệp năm ngoái đem về đây nuôi được 6 tháng, hết công tác tôi lại về Sài gòn bỏ nó lại. Lần này ra đây, sau hơn một năm nó vẫn còn nhận ra tôi là chủ cũ nên suốt ngày cứ quanh quẩn bên tôi. Cụ xem, đến như loài thú còn tình nghĩa thế kia huống hồ là giữa con người với nhau. Gần gũi nhau một thời gian thì tình cảm có cơ hội nảy nở là điều tất yếu. Thôi khuya rồi, mời cụ về nghỉ.
 
Tôi đi dưới ánh trăng mờ nhạt hơi sương núí rừng, trong đầu cứ vương vấn câu nói của Trung úy Túc.
 
 
Khi tôi vào đến khoảng sân trước nhà, Nụ còn thức. Tôi gọi Nụ và trao cho Nụ gói qùa. Dưới ánh đèn, khuôn mặt Nụ sáng lên miềm vui dầu không biết quà có những gì. Tôi thấy nụ cười hớn hở, rạng rỡ trong khóe mắt mở lớn của Nụ như trẻ thơ. Cả hai không nói lời nào. Nụ quay về phòng. Tôi ngồi trên chõng tre tháo giày chui vào mùng. Giấc ngủ không đến với tôi như mọi đêm. Có tiếng tắc kè kêu đổi nhịp đều đặn từng hồi nghe buồn bã trên cây sấu kế vọng gác cho đến lúc trời sáng trắng.
 
Thời gian trôi nhanh. Mới đó mà đã qua ba tháng. Lúc này trời đang vào đầu thu. Lá cây rừng đã bắt đầu đổi màu và vạn vật nhuốm đầy vẻ thê lương trong không gian tịch mic̣h. Chúng tôi có tổ chức những buổi lên lớp học tập chính trị dành cho 15 xã viên theo những tài liệu có sẵn của Mặt Trận và sau đó là những buổi thảo luận tại hội trươǹg dưới sự chủ trì của Trại trưởng và cán bộ.
 
Một buổi chiều, già Tích là người lớn tuổi nhất trong số xã viên vội vã đi tìm tôi:
 
– Báo cáo cán bộ khung, chị quản lý cuả chúng em dở cơm từ hai hôm nay, chắc chị ấy ốm. Suốt ngày qua, xuất cơm của chị giờ vẫn còn nguyên.
 
Tôi vào nhà. Đẩy tấm phên cửa thấy Nụ nằm im trên chõng tre, tôi lên tiếng không nghe trả lời. Lại gần có tiếng rên nho nhỏ. Tôi vén mùng đặt tay trên trán Nụ thấy nóng như lửa. Mái tóc Nụ đẫm đầy mồ hôi ướt nhẹp trên gối như vừa tắm. Tôi lay vai Nụ:
 
– Cô làm sao vậy? Ốm bao lâu rồi?
 
Chỉ nghe có tiếng ú ớ và tiếng cựa mình.
 
Tôi lên văn phòng tìm trong tủ thuốc lấy hai viên thuốc cảm cúm, vài viên vitamin C và hấp tấp xuôńg đội cấp dưỡng bảo già Tích nấu cháo tối nay mang lên cho Nụ.
 
Sau buổi họp thường lệ mỗi tối tại văn phòng, khi trở về ngang qua phòng Nụ tôi thấy bát cháo trắng vẫn còn nguyên cạnh giường. Đẩy cửa vào, Nụ nằm bất động, tôi lay mấy lượt Nụ mới hé mắt nhìn tôi.
-Cô ráng ngồi dậy ăn cháo cho có sức, uống thêm mấy viên thuốc cảm và vitamin C cho chóng lành.
 
-Tay chân em nhấc không nổi, sáng nay cố ngồi dậy nhiều lần mà không thể nào dậy được.
 
Tôi ngồi sát bên Nụ, nắm hai tay Nụ để cố đỡ Nụ dậy. Người Nụ nóng hầm hập. Khi đã tựa lưng được vào vách, trao cho Nụ chén cháo, Nụ lắc đầu xua tay:
 
-Em uống mấy viên thuốc cán bộ cho được rồi. Mồm đắng lắm em không ăn đâu. Cán bộ giúp em, đỡ cho em nằm xuống.
 
Đến khi đã đặt Nụ nằm ngay ngắn trở lại như trước, tôi kéo chăn đắp lên nửa người Nụ, vừa định buông mùng thình lình Nụ nắm tay tôi kéo lên mặt. Những giòng nước mắt nóng chảy qua kẽ tay tôi. Trong không gian im lăṇg không ai nói với nhau lờì nào.
 
Thời gian như ngừng lại không biết bao lâu, tôi nhẹ nhàng rút tay về khẽ nói lời vỗ về:
 
– Cô nên nghe lời tôi, ngủ cho ngoan nào.
 
Tôi về phòng lấy cây đèn bấm lên văn phòng trại. Gặp Trung úy Túc, tôi báo cáo:
 
– Cái Nụ ốm hai ngày nay không ăn uống gì. Tôi đang lo không biết phải làm sao đây.
 
– Đầu mùa Thu thời tiết thay đổi, chính tôi cũng đang sốt và ho liên tiếp mấy ngày nay. Cụ lấy sữa bột pha cho cô ấy uống. Có nước nóng trong phích và lấy thêm chai dầu khuynh diệp cho cô ấy thoa. Giờ tôi với cụ xuống thăm cô ấy.
 
Tôi cầm ly sữa nóng sóng sánh trong tay đi theo trung úy Túc. Dưới ánh sáng của ngọn đèn bấm, Nụ nằm nghiêng xoay đầu về phía tường, máí tóc xổ tung, laị gần nghe có tiếng thở đứt quãng mệt nhọc. Trung úy Túc lên tiếng trước:
 
-Cô Nụ ốm làm sao?
 
Nghe tiếng Trưởng trại, Nụ quay đầu cố ngồi dậy.
 
-Cô cứ nằm yên, không việc gì phải thế. Đồng chí Hoàng có đem cho cô cốc sữa, cô ráng uống để uống thuốc cho mau laị sức.
 
Quay qua tôi:
 
– Đồng chí Hoàng nâng cô Nụ lên cho cô dễ uống.
 
Tôi đỡ Nụ dậy, tay tráí tôi dưới lưng Nụ luồn qua phía vai để nâng đầu Nụ lên cao. Tôi đưa cốc sữa gần miệng Nụ. Hai tay Nụ ôm cốc sữa uống chậm rãi từng ngụm nhỏ. Uống gần nửa cốc Nụ tỏ ý muốn được nằm xuống. Tay phải tôi đỡ đầu Nụ đặt nhẹ nhàng xuống gối.
Sau khi nói lời an ủi Nụ, Trung uý Túc cùng tôi ra đứng trước sân. Đêm thanh vắng. Sao sáng đầy trời, có nhiều ngôi sao vụt đổi ngôi trên bầu trời đen thẫm.
 
Vào nhà, ngủ đến nửa đêm, tôi mở choàng mắt thức dậy nghe có tiếng ho không ngớt kèm theo tiếng rên từng hồi của Nụ, tôi ngồi dậy, mở cánh cửa liếp thông qua phòng Nụ.
 
– Nụ sao thế? Mệt không ngủ được à? Có cần tôi giúp gì không?
 
– Em chỉ cần có anh bên em lúc này.
 
Tôi vén mùng ngồi sát bên Nụ, tay Nụ tìm tay tôi đan vào nhau đặt trên ngực Nụ. Toàn thân Nụ vẫn còn nóng hầm hập, mồ hôi vã đầy áo. Tôi đứng dậy với tay lấy cho Nụ cái áo cánh ở cuối giường. Nụ ngồi dậy cởi chiếc áo đang mặc bỏ qua một bên chõng, chậm rãi thay áo mới. Đã quen bóng tối, nửa thân Nụ vớí làn da trắng ngần lồ lộ hiện ra trước mắt tôi. Khi Nụ nằm sấp xuống tôi lấy dầu nóng trút đầy hai tay, bảo Nụ kéo áo lên cao quá đỉnh đầu, đến tận hai vai, tôi chà xát dọc theo sống lưng Nụ cho đến khi nghe tiếng thở đều đặn của Nụ. Mùi dầu khuynh diệp tỏa khắp nơi. Tôi không nghĩ Nụ đã đi vào giấc ngủ chóng đến thế. Tôi nhẹ nhàng trở về nằm lại trên chõng tre lạnh lẽo, mắt thao láo nhìn lên đỉnh mùng thao thức cho đến lúc có tiếng kẻng báo sáng.
 
Gỉữa tháng 11, toán công tác chúng tôi nhận được công điện khẩn từ Trung Ương gởi ra cho biết đến cuối tháng sẽ có kế hoạch di chuyển những người bị giam giữ bấy lâu trên Đảo về lại vùng biển Thanh Hóa nơi địa phương cũ. Với tôi đó là điều hiển nhiên xảy ra thông thường trong quá trình thay đổi nguồn tin từ bao năm qua.
 
Trung úy Túc lêṇh cho Thiếu úy Hải và Hòa cho tập trung tất cả 15 người lên Hội trường để kiểm tra tư trang. Vào phòng thấy Nụ sắp chuẩn bị lên Hội trường, tôi mờí Nụ đến bàn :
 
-Nụ ngồi xuống, là phụ nữ duy nhất Nụ khỏi qua khâu kiểm tra.
 
Tôi đẩy trước Nụ một số tiền, cây bút Hống Hà và chiếc áo ấm bằng len của tôi đã để sẵn trên bàn:
 
-Tôi không có gì nhiều làm quà cho Nụ, mong Nụ giữ những vật này như một kỷ niệm cho mối quan hệ tình cảm giữa chúng ta bấy lâu. Tôi cũng biết món quà mọn này có thể sẽ bị tịch thu khi vừa đặt chân lên bãi nếu không may bị công an xã hoặc dân quân phát hiện sớm khám xét. Vấn đề là, qua đây xin Nụ ghi nhận tấm lòng của tôi đối với Nụ, còn chuyện mất hay còn, giữ được chúng hay không là chuyện bên ngoài không là gì cả nếu so với tình cảm bên trong của con người. Đến như số phận của em hay anh cũng không làm chủ được bản thân mình vì chúng ta không đủ khả năng thay đổi định mệnh con người, nói chi đến số phận khe khắt của lịch sử, dân tộc, đất nước đã khiến chúng ta vĩnh viễn xa nhau để không bao giờ còn gặp lại nhau nữa. Em đừng khóc cho anh đau lòng. Can đảm lên em. Phấn đấu lên Nụ của anh. Anh xin em đó.
 
Tôi để yên tay tôi trong tay Nụ trong tiếng thổn thức không nguôi. Chiều xuống cùng cơn mưa giữa mùa Đông làm trời đất thêm tối tăm ảm đạm và thê lương.
 
Hai ngày trước lệnh tập trung ở Hội trường để chờ dẫn độ 15 xã viên Hợp Tác Xã Quyết Thắng về laị vùng biển Thanh Hóa, thời gian này tôi tránh gặp Nụ. Nụ đã để laị cho tôi bức thư trước ngày ly biệt.
 
 
“Anh yêu dấu,
Em không ngờ ngày em xa anh lại chóng đến thế. Mỗi lần nghĩ đến điều này khiến tim em tan nát, thắt laị từng cơn và dầu cho có nghe lời anh căn dặn, vỗ về trước đây mỗi khi lòng em yếu đuối, em cũng không làm sao ngăn được nước mắt. Anh tha lỗi cho em đã không nghe lời anh luôn khuyên bảo, dỗ dành em trước đây. Hoàn cảnh ngang trái và khắc nghiệt đã làm tráí tim em tổn thương mỗi ngày từ lúc em gặp anh. Chỉ viết có mấy giòng này cho anh mà chữ trong thư đã có chỗ nhòe nhoẹt.
 
Anh yêu dấu,
Nước mắt của em không chỉ nhỏ ra trong đau đớn thôi đâu, còn có những giọt nước mắt hạnh phúc kèm theo đây như trong lòng em lúc này đang nghĩ đến anh với tất cả thương yêu, trìu mến và nhung nhớ vô hạn. Trong những tháng ngày em bị cầm giữ trong trại, các anh như anh Túc, anh Hải, anh Hoài và riêng anh là những con người đầy lòng nhân ái, bao dung, độ lượng đối với em, hoàn toàn khác hẳn trong ý nghĩ ngày đầu bọn em gồm 15 người bị gom lại nơi đây với nỗi sợ hãi, âu lo. Trong cư xử, các anh đã thừa nhận chúng em là những con người. Đó là những tình cảm tốt đẹp của con người mà em nhận biết qua những biểu hiện trong thái độ và ngôn ngữ của anh đối với em. Khác hoàn toàn, nếu không muốn nói đối nghịch vớí lối đối xử từ ngôn ngữ, hành đôṇg, cử chỉ của nhưñg người sống trên đất Bắc, dưới chế độ hiện hành không loại trừ thời gian em sống giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Ở đó họ sống với nhau trong e dè, thận trọng. Mỗi khi tiếp xúc luôn để mắt thăm dò lẫn nhau làm như điều đó đã ăn sâu trong tiềm thức họ không có cách gì cứu vãn hay gột rửa được nữa. Qua anh, em như được dẫn dắt đến một thế giới mới đẹp đẽ, thánh thiện đầy hương thơm từ cuộc sống và đầy tình người. Vì luôn nghĩ vậy nên đã có lúc em ước mơ trong tuyệt vọng phải chi em có cái may mắn là người tù của riêng anh để mỗi giờ em được nhìn thấy anh, mỗi ngày em được nghe anh nói. Em là người tù vô tội tự nguyện đến với anh để mong anh canh giữ em suốt đời. Thân anh, tim anh trú ẩn trong lòng em cũng là một daṇg ở tù chung thân. Hóa ra vì tình yêu giữa đôi ta mà cả anh lẫn em đều là hai người tù của nhau anh nhỉ và hoàn toàn không vì ngoại trở mà thôi nghĩ đến nhau. Em nói đùa đấy, em không có tham vọng ấy đâu. Mười mấy năm qua em đã sống thế nào? Em không bao giờ có được những giấc mơ đẹp nói chi đến những ước mơ cho đời người con gái. Suốt ngày lao vào những công việc vớí những chỉ tiêu, ăn uống trong kham khổ thiếu thốn, lao động từ sáng đến tối chỉ mong đêm về ngủ được một giấc để sáng mai có sức mà tiếp tục công việc. Em trở thành con vật sinh lý từ thuở mới lớn hồi nào không hay nếu như không có ngày em may mắn gặp được anh.
 
Anh yêu dấu của em,
Ai cũng bảo người ta chỉ chết một lần trong đời nhưng với em lần xa nhau này (giữa anh với em), em coi mình như đã không còn hiện hữu trên đời này. Mà dẫu có chết như thế nào chăng nữa, với em, em cũng vô cùng mãn nguyện được chết trong niềm hạnh phúc vô biên khi đã có anh trong đời cho dù thời gian quá ngắn ngủi bên nhau”.
 
 
Thư Nụ còn dài nhưng tôi không đọc hết trong mối xúc động dạt dào. Tối hôm đó tôi lặng lẽ rời căn cứ.
 
Không gặp laị Nụ lần cuối, tôi lầm lũi ra đi như trốn chạy. Tôi lầm lũi đi dưới cơn mưa cuồng nộ của núí rừng. Trời đất quanh tôi tối đen. Tôi đi trong cô đơn như thuở hồng hoang vừa hiện hữu con người đầu tiên trên mặt đất.
 
 
Hồ Đình Nam
 
———————————————
(*1) Gọi nhau bằng Cụ vì không để lộ cấp bậc. Đơn vị chỉ kết nạp người Miền Trung và Miền Bắc để thi haǹh công tác mật.
 
(*2) Mặt Trân Gươm Thiêng Ái Quốc.
 
(*3) Đi B: Vào Nam.
Posted: 14/07/2022 #views: 496
Add comment
:
Pages:  [-1]