A TRULY GREAT PHONY / ĐÚNG LÀ MỘT KẺ GIẢ HIỆU “VĨ ĐẠI”

Thomas Sowell - Nhiều năm trước, tôi là thành viên của một ủy ban có trách nhiệm đề nghị những ai sẽ được cấp ngân khoản (grant) theo chương trình chính phủ. Bởi vì tôi biết một trong số những ứng viên này, nên đã đặt câu hỏi với ông chủ tịch ủy ban, liệu rằng tôi có quyền không tham dự vào tiến trình bầu bán cho ứng viên ấy được không. Câu trả lời là “không”. Ông chủ tịch nói: “Vì tôi cũng biết người này – và anh ta là một tên giả hiệu 'vĩ đại' của thời đại này !” Người mà chúng tôi đề cập đến quả là một tay giả hiệu rất có tài năng. Anh ta có thể thuyết phục gần như hầu hết mọi người về hầu hết mọi đề tài – miễn rằng người nghe chưa biết sâu sắc về những đề tài đó. Có một lần anh chàng này nói với tôi, một cách rất có thẩm quyền về Kinh tế Max-xít mà anh ta không ngờ rằng tôi là một trong số rất ít người có đọc về 3 quyển trong bộ sách “Tư Bản Luận” của Marx và đã từng xuất bản những bài bình luận về Kinh tế Max-xít trong các tạp chí nghiên cứu. Điều mà cái anh chàng lém lỉnh này có thể tạo ấn tượng với nhiều người chỉ là vì họ chưa từng đọc “Tư Bản Luận”. Và dĩ nhiên cái “kiến thức” của anh chàng này đối với tôi là vô nghĩa.

Ngẫu nhiên, trong kỳ đó, anh ta đã không được cấp cái grant mà anh ta muốn. Vào một thời gian gần đây, màn kịch cỡm đó lại diễn ra với tôi khi tôi đọc một đoạn bình luận khá sắc bén của Charles Krauthammer, dẫn chứng ra vài khe hở trong những tuyên bố của Tổng Thống Hoa kỳ (là chính hắn). Một trong những khe hở mang tầm mức quốc gia với một tính cách đặc biệt khiến thiên hạ tìm ra lý lẽ trong những điều khác ngoài những liên quan đến đảo Falkland Islands. Argentina vừa mới đây lại yêu cầu Anh quốc hãy trả lại đảo Falkland Islands cho họ sau khi đã chiếm đóng từ gần hai thế kỷ. Vào năm 1982, thì Argentina đã chiếm lại đảo này bàng vũ lực, để rồi lại bị Thủ Tướng Anh quốc là Margaret Thatcher chiếm lại từ tay Argentina cũng bằng vũ lực. Ngày nay Argentina bị những rối rắm nội bộ, thì việc đòi lại đảo Falklands lại một lần nữa là cách để chính phủ xoay hướng chú ý của quần chúng ra khỏi các vấn đề tồi tệ của kinh tế và guồng máy chính quyền. Bởi vì người Argentines gọi những đảo này là “the Malvinas”, chứ không gọi là “the Falklands”, như quốc tế đang dùng theo Anh ngữ. Tổng thống Obama nhà ta quyết định gọi theo cách của người Á Căn Đình. Nhưng khổ thay, Barack Obama đã gọi từ đó thành ra là “the Maldives”. Thực sự ra là Maldives cách xa đó khoảng hàng ngàn dặm trong Ấn Độ dương trong khi đảo Malvinas (Falklands) lại ở phía nam của Đại Tây Dương (Atlantic). Đây không chỉ là một lỗi lầm “nho nhỏ” mà Tông Tông nhà ta đã qua mặt dân Mỹ. Còn nhiều chuyện khác nữa cơ. Nhưng nhờ truyền thông Phe Ta vốn là Phe Tả sẵn sàng bao che cho chàng. Cái gì Obama nói ra cũng “không có gì sai trật” quá đáng để phải nêu lên báo chí hay truyền hình! Có lần Obama gọi “military corps” (binh đoàn) thành ra military “corpse” (những thây ma quân đội). Tông tông nhà ta thường không chú ý đến nhiều điều trong quá khứ. Cái phát âm của một người từng được khen là “hùng biện” mà lại cẩu thả trong khi phát âm những từ quen thuộc khi nhắc đến một người từng ở Thủy Quân Lục Chiến thay vì là Marine Corps, lại thành ra Marine “corpse”. Cũng như những tên giả hiệu có tài năng khác, thì Barack Obama tập trung kỷ năng của mình vào sức ảnh hưởng đối với người nghe, miễn sao những người nghe đó không có thì giờ để tìm hiểu sâu sắc hơn về những đề tài mà Barack Obama đề cập đến. Cho dù những điều Obama nói có liên quan đến sự thật bao nhiêu, thì nó cũng chẳng liên quan đến chính trị.

Một tên lường gạt, một chính trị gia khéo lời thì không phí thì giờ đi thuyết phục những kẻ có kiến thức và không hề tin mình. Mà công việc của anh ta là nhằm đi thuyết phục những kẻ đang tin vào anh ta. Anh ta sẽ không bao giờ đi thuyết phục những kẻ vốn đã chẳng tin để làm gì. Vào khoảng năm đầu tiên khi Barack Obama vào Bạch Cung, thì ông ta luôn lập đi lập lại, với một giọng thành khẩn, rằng những dự án đã sẵn sàng sẽ nhanh chóng tạo công ăn việc làm, nếu như Quốc hội sẵn sàng để chi tiền. Obama trông rất thuyết phục, nhưng chỉ với điều kiện là người nghe ông ta chẳng biết gì, rằng một dự án xây dựng phải mất một thời gian dài., phải qua nhiều thủ tục bàn giấy cùng những nghiên cứu về môi trường, những luật tắc về “zoning” cùng qua những thủ tục có thể kéo dài, cho dù là những dự án nhỏ, có khi kéo cho đến nhiều năm. Chỉ khoảng chừng một năm, sau khi Quốc hội đã chuẩn chi một số tiền lớn cho các chương trình của mình, thì chính Obama cũng đã cười vào trình tự rùa bò chậm chạp mà ông ta gọi là “Shovel-ready”, tức là cuốc xuổng đã sẵn sàng, thế mà chẳng tiến triển bao nhiêu cả.