MỸ TỪ CHỐI CẤP QUY CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CHO “VIỆT NAM CỘNG”

Một người bán hàng rong ngồi trước khu vực xây dựng một toà cao ốc ở TPHCM. Mỹ vừa từ chối yêu cầu của Việt cộng được đưa ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường.

VOA - Bộ Thương mại Mỹ hôm 2/8 công bố rằng “Việt Nam cộng” sẽ tiếp tục được phân loại là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, sau khi trì hoãn đưa ra quyết định này trong thời gian Việt cộng tổ chức quốc tang cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Kết luận này có nghĩa là phương pháp tính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam cộng vẫn giữ nguyên," bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Bộ Thương mại Mỹ ban đầu dự kiến đưa ra quyết định này vào ngày 26/7 nhưng thông báo lùi thời hạn này thêm 1 tuần với lý do mà họ đưa ra là gián đoạn về công nghệ thông tin. Ngày 26/7 cũng là ngày Việt cộng tổ chức quốc tang cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã cùng Tổng thống Joe Biden nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 9 năm ngoái.

Việt cộng đã mong đợi được Mỹ đưa ra khỏi danh sách 12 nền kinh tế phi thị trường do có sự can thiệp sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế theo định danh của Mỹ. Các lãnh đạo cao nhất của Việt cộng trong năm qua đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này và cho rằng điều này sẽ có lợi hơn cho quan hệ hai nước.

Bộ Công Thương hôm 2/8 nói rằng họ "lấy làm tiếc" về quyết định của Bộ Thương mại Mỹ.

“Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam cộng vào thị trường Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ,” Bộ Công thương được Tuổi Trẻ trích dẫn khi phản ứng về quyết định của Hoa Kỳ. “Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt cộng tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng ‘giá trị thay thế’ của một nước thứ ba để tính toán biên độ phá giá.”

Hàng chục nhà lập pháp Mỹ trong những lần khác nhau đã gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo để yêu cầu bộ này không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam cộng với lý do rằng Việt cộng vẫn vận hành như một nền kinh tế kế hoạch được điều chỉnh bởi các nghị quyết của đảng Việt cộng. Các thượng nghị sỹ và dân biểu Mỹ cũng đã nêu ra những quan ngại về quyền lao động hay mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt cộng và Tàu cộng về nguyên liệu sản xuất.

Bộ Công Thương cho rằng nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt nam cộng “một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 71 nền kinh tế khác đã công nhận,” trong đó bao gồm Anh, Canada, Australia và Nhật Bản, theo Tuổi Trẻ.

Một người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ nói với VOA vào tháng trước, khi trả lời yêu cầu bình luận về những phản đối và quan ngại của các nhà lập pháp Mỹ cũng như các nhà sản xuất thép ở Hoa Kỳ, rằng bộ sẽ xem xét tất cả những điều đó khi đưa ra quyết định.

Ngay sau khi Bộ Thương mại đưa ra kết luận bác bỏ yêu cầu cấp quy chế thị trường của Việt Nam cộng, ông Kevin Dempsey, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp hội Sắt và Thép Hoa Kỳ (AISI) hôm 2/8 cho biết AISI hoan nghênh quyết định này.

Cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt cộng là không thích đáng dựa trên thực tế – xét đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam, vai trò của Việt cộng trong việc lách luật thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng hoá Tàu cộng và các quốc gia khác, việc thao túng tiền tệ, các hạn chế xuất khẩu liên tục đối với nguyên vật liệu thô để sản xuất thép và các hoạt động hạn chế thương mại khác của Việt Nam cộng,” ông Dempsey, người đã ra điều trần trước Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 5, nói trong một tuyên bố.

Giải thích lý do AISI hoan nghênh việc này, ông Dempsey nói rằng nếu Việt Nam cộng, quốc gia mà ông cho là “tham gia vào nhiều hoạt động thương mại không công bằng”, được Mỹ nâng cấp lên kinh tế thị trường thì việc này sẽ “khuyến khích gian lận thương mại nhiều hơn nữa trong khi gây tổn hại cho ngành thép của Hoa Kỳ và nhiều ngành công nghiệp khác tại Mỹ."

Trong khi các nhà sản xuất của Mỹ phản đối việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam cộng thì những nhà bán lẻ ở Mỹ lại ủng hộ việc này. Ông Ted Osius, người đứng đầu Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN, nơi ủng hộ việc nâng cấp cho Việt Nam, nói tại buổi điều trần của Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 5 rằng “Việt Nam cộng đã có nền kinh tế thị trường.”

Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh nói rằng ông “không hoàn toàn ngạc nhiên và ủng hộ” quyết định của Bộ Thương mại Mỹ.

“Việc thừa nhận Việt Nam cộng là nền kinh tế thị trường vào thời điểm này là không thực tế, là một sai lầm địa chính trị chiến lược và gây bất lợi cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ,” LS Khanh, cũng là tổng thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam, nói.

Bộ Công Thương Việt cộng, khi đệ trình yêu cầu việc rà soát quy chế kinh tế phi thị trường lên Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 9/2023, nói rằng Việt Nam cộng đã có những cải cách trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Mỹ xác định Việt Nam cộng là nền kinh tế phi thị trường, và cho rằng họ cần được đưa ra khỏi danh sách vốn áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Bộ này nói hôm 2/8 rằng trong thời gian tới, họ sẽ “nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt cộng của Bộ Thương mại Mỹ.” Mục tiêu, mà theo Bộ này cho biết, là để “bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ thương mại Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam cộng.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cộng với giá trị thương mại hai chiều lên đến hơn 120 tỷ USD vào năm ngoái. Hoa Kỳ đã khởi xướng nhiều vụ kiện chống bán phá giá của một số mặt hàng mà Việt Nam cộng xuất khẩu vào Mỹ, như tôm và thép, trong những năm qua.

Theo Tuổi Trẻ, Bộ Công Thương khẳng định rằng họ sẽ “đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam cộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt cộng.”

Dù từ bị Mỹ chối nâng cấp lên nền kinh tế thị trường, nhưng với việc Mỹ đang tìm cách đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Tàu cộng, Việt Nam cộng đã trở thành một trong những quốc gia được Hoa Kỳ chọn cho việc hợp tác ở các nước bằng hữu giữa bối cảnh Washington tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới.

LS Khanh cho biết ông ủng hộ việc đưa Việt Nam cộng trở thành “đối tác thân thiện, tích cực và đáng tin cậy trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Mỹ nếu Việt cộng “quyết tâm điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính trị, kinh tế hướng tới nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.” (VOA)

 

Posted: 02/08/2024 #views: 1203
Add comment
:
Pages:  [-1]