Tô Lâm chứng tỏ quyền hành hơn cả Phạm Minh Chính (Ảnh Đất Việt)
Trà My - Ngay sau khi Tổng Trọng qua đời, giới phân tích quốc tế khẳng định, diễn biến chính trường Việt cộng sẽ còn phức tạp và quyết liệt hơn trước.
Nguyên nhân, vì trung tâm “hòa giải” là Tổng Trọng không còn nữa, khiến các phe cánh trong đảng sẽ quyết chiến một phen “một mất một còn”.
Các nguồn tin nội bộ tiết lộ cho thoibao.de rằng, cuộc đua giành ghế Tổng Bí thư đã trở lại, ngay sau khi kết thúc Quốc tang cho Tổng Trọng. Theo đó, có khả năng cao, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, sẽ bị khởi tố và bắt giam, nhằm tạo sức ép, buộc Thủ tướng Chính phải bỏ cuộc đua.
Nguồn tin nội bộ cũng cho biết, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, đã bị triệu tập về Bộ công an ở Hà Nội, để làm việc. Đây được cho là kết quả của kế hoạch từ tháng 8/2022. Tô Lâm đã đưa Giám đốc công an tỉnh An Giang Đinh Văn Nơi, ra Bắc nắm chức Giám đốc công an Quảng Ninh, với nhiệm vụ tìm ra sai phạm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, có liên quan đến thời kỳ Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh.
Nếu Nguyễn Xuân Ký phải vào lò trong thời gian tới đây, thì tương lai chính trị của thủ Chính sẽ bị đe dọa. Nhất là tại thời điểm này, khi thủ Chính đã có uy tín đối với giới tướng lĩnh Quân đội, cũng như lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
Nội bộ cấp cao của đảng, từ đầu năm đến nay, có những thay đổi lớn, mà giới quan sát gọi là “địa chấn chính trường”.
Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ kế nhiệm Tổng Trọng, giữ chức Tổng Bí thư, thì vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Chủ tịch nước Tô Lâm hiện chỉ là người tạm quyền Tổng Bí thư sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Được biết, cả Tô Lâm và Phạm Minh Chính, đều là 2 ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư tại Đại hội 14, đồng thời, cả 2 đều là đàn em của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thông thường, ai là Trưởng Ban tang lễ, thì đó sẽ là người kế vị. Việc Tô Lâm làm Trưởng ban Lễ tang là việc đương nhiên. Nhưng tại sao, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang lại là Đại tướng Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư, chứ không phải là một Phó Thủ tướng như theo quy định?
Đây là một trong những chỉ dấu, cho thấy, Thủ tướng Chính và phe tướng lĩnh Quân đội đang bắt tay nhau, để tìm cách cân bằng và điều chỉnh quyền lực của Chủ tịch Tô Lâm.
Cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đã bắt đầu. Việc Tô Lâm phải chủ động khai hỏa tấn công Thủ Chính là điều bắt buộc, và là phản ứng cần thiết.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, hành động của Tô Lâm sẽ “lợi bất, cập hại”, thậm chí mất nhiều hơn được. Lý do là, khác với các lãnh đạo thuộc khối dân sự, giới lãnh đạo thuộc Bộ Quốc phòng là “bất khả xâm phạm”. Quân đội có ưu thế đặc thù, có hệ thống tư pháp riêng, nên ông Tô Lâm và Bộ công an không thể đụng tới.
Việc Tô Lâm chủ động tìm cách loại bỏ Thủ Chính, vốn là một đồng minh, càng khẳng định điều công luận lâu nay vẫn cho rằng, Tô lâm là một kẻ, vì tham vọng quyền lực cá nhân, sẵn sàng thanh trừng bất kỳ “đồng chí” nào trong đảng.
Tô Lâm đừng quên, giới tướng lĩnh Quân đội là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế, và điều chỉnh nạn tham quyền lực của Chủ tịch nước. Điều đó sẽ kích hoạt việc, Bộ Quốc phòng lật lại hồ sơ, để thanh tra Tập đoàn Xuân Cầu Holdings của ông Tô Dũng.
Sai phạm của Tập đoàn Xuân Cầu là liên doanh với công ty CityLand, một sân sau của các tướng lĩnh quân đội, chiếm dụng hàng chục hecta đất khu vực Đài Phát thanh Mễ trì, ở thủ đô Hà nội.
Dường như, có nhiều chỉ dấu cho thấy, điều đó đã buộc Tô Lâm phải khởi động sớm.
Trà My – Thoibao.de