
LLCQ - Ngày 30/9/2024 vừa qua, bộ công an CSVN (Việt cộng) đã ban hành Thông Tư 46 năm 2024, nhằm sửa đổi và bổ sung một số điều khoản trong Thông Tư 67 năm 2019, nhằm hủy bỏ việc giám sát của người dân đối với cảnh sát giao thông.
Theo báo chính phủ, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi là vì bộ công an đánh giá rằng, việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng CSGT “xin trích”“có lúc, có nơi chưa khách quan theo quy định, lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc của cán bộ cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng”. Bộ công an còn giải thích rằng: “xin trích” “trong 4 năm qua, một số đối tượng chống đối đã lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”.
Qua lý do viện dẫn, rõ ràng là bộ công an ngụy biện để ban hành Thông Tư 46, nhằm bào chữa bao che cho cán bộ trong ngành, đồng thời để củng cố quyền lực tuyệt đối của bộ.
Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận, nhiều người bình luận trên cộng đồng mạng cho rằng, Thông Tư 46 sẽ khiến người dân “không còn bằng chứng” đối với các sai phạm của CSGT. Do đó tình trạng công an lạm dụng quyền lực khi thi hành công vụ sẽ gia tăng và trở nên trầm trọng hơn.
Một số luật sư cũng đã lên tiếng chỉ trích tính cách sai trái của việc sửa đổi này. Chẳng hạn như Luật sư Phùng Thanh Sơn đã nhận định: “Người dân ghi âm, ghi hình thì mới có bằng chứng để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của người dân. Nếu không được ghi âm, ghi hình thì các hành vi sai trái của lực lượng cảnh sát giao thông sẽ không được phơi bày và chấn chỉnh”.
Việc cảnh sát giao thông “nhận hối lộ” đã nhiều lần bị báo chí đưa tin, điển hình như vụ 9 cảnh sát giao thông tỉnh Tiền Giang bị kỷ luật vào tháng 11/2020vì hành vi nhận hối lộ, là nhờ vào đơn tố cáo của dân chúng với hình ảnh được ghi lại trên video clip.
Bên cạnh đó, cũng có những thông tin về việc cảnh sát giao thông đánh dân, như báo Thanh Niên tháng 4/2021đã đăng tải, hình ảnh một người mặc sắc phục cảnh sát giao thông đang đánh đập dã man một thanh niên ở Hà Nội, là nhờ vào video clip do người dân quay lại.
Hơn thế nữa, cũng nhờ vào những hình ảnh ghi âm, ghi hình mà Viện KSND nêu tên tuổi của 80 cán bộ cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông nhận hối lộ, với đầy đủ bằng chứng và địa điểm vi phạm.
Trong khi bộ công an đã cố dàn dựng, quay phim và phổ biến những hình ảnh tốt đẹp về người cán bộ công an, điển hình như công an tỉnh Long An đã dàn cảnh, diễn màn kịch tặng nước suối cho những người lái xe về quê trong dịp nghỉ lễ. Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với các video clip lan truyền trên mạng xã hội, về những nhóm công an tỉnh Long An chận đường phạt vạ, đòi tiền và đe dọa người dân, bị đưa lên mạng.
Với một chế độ độc tài đảng trị như Việt cộng, sự việc quay phim, thu âm và thu hình, đưa lên mạng xã hội để người dân thấy rõ hình ảnh xấu xa của các cán bộ đã làm mất mặt nhà cầm quyền, nhất là bộ công an, thì việc này không thể chấp nhận được. Vì thế Thông Tư 46 ra đời.
Sau “tháng Tư đen”, người dân trong nước đã ngậm đắng, nuốt caygánh chịu không biết bao nhiêu là khổ đau do chế độ cộng sản gian manh, xảo trá vàtàn bạo ban cho. Một chế độ đã làm đất nước tan hoang, có còn chăng chỉ là thảm cảnh điêu tàn, tan tác, người dân bị nghèo đói, phải kiếm sống từng ngày.
Và Biển Đông hiện đang dậy sóng vì quân Tàu Cộng chiếm biển đảo, bắn giết và đánh đập tàn nhẫn ngư dân Việt. Thế mà bạo quyền Việt cộng vẫn thản nhiên, không lo liệu, mà chỉ chú tâm vào việc ban hành hết Thông Tư này, đến Chỉ Thị nọ để kềm kẹp người dân, thì quả là đảng Việt cộng đang suy yếu lo sợ việc người dânchống đối, gây bất lợi cho nhà cầm quyền, dẫn đến việc chế độ suy tàn.
Dân tộc Việt xưa nay không bao giờ hèn yếu, chưa bao giờ khuất phục phương Bắc.Truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của các bậc Tiền nhân, vẫn đang luân lưu trong huyết quản của người dân, thì chế độ Việt cộng bị lật đổ là chuyện không thể không xảy ra.
Lực Lượng Cứu Quốc