VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
MATXCƠVA TĂNG TỐC TÁI VŨ TRANG: DẤU HIỆU NGA SẼ TẤN CÔNG NATO ?

 

Ảnh minh họa cho khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO. (Reuters - Dado Ruvic)

Trọng Thành (RFI) - Hôm qua, 18/01/2024, Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo tổ chức cuộc tập trận kéo dài đến 4 tháng. Vì sao NATO tổ chức cuộc tập trận với quy mô chưa từng có kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ?

Mặc dù Nga không bị chỉ đích danh, nhưng Matxcơva – với tham vọng lấy lại nhiều vùng lãnh thổ của đế chế Nga và Liên Xô trước đây - chính là mối đe dọa cận kề mà liên minh quân sự 31 nước buộc phải sẵn sàng đối mặt trong vài năm tới. Theo nhiều chuyên gia châu Âu, với đà tái vũ trang nhanh chóng hiện nay, Nga có thể tấn công một hoặc một số quốc gia châu Âu thành viên NATO, buộc NATO phải kích hoạt điều 5 Hiến chương của khối, huy động 31 nước tham chiến chống kẻ thù chung. RFI tổng hợp một số thông tin.

***

Ngày 17/01/2024, tại phiên họp của liên minh quân sự 31 nước tại Bruxelles, các chỉ huy quân sự của khối đã hối thúc các quốc gia đồng minh ‘‘xem xét lại triệt để’’ phương thức hỗ trợ Ukraina trong cuộc chiến chống xâm lược Nga. Theo AP, chủ tịch Hội đồng Quân sự của NATO, đô đốc Rob Bauer, cũng đã kêu gọi các quốc gia thành viên sẵn sàng cho kịch bản đối phó với ‘‘những điều bất ngờ nhất’’.

Chỉ huy quân sự NATO kêu gọi sẵn sàng với điều ''bất trắc nhất''

Vấn đề như vậy không chỉ là ‘‘xem xét lại triệt để’’ phương thức hỗ trợ của các thành viên NATO cho quốc gia tuyến đầu Ukraina, đang phải vất vả đối phó với quân Nga, giới chức quân sự cao cấp của NATO còn kêu gọi thay đổi triệt để cách đối phó với các đe dọa nhắm vào an ninh của khối. Cụ thể là các xã hội phương Tây cần thay đổi hẳn tâm thế, chuyển hẳn từ một giai đoạn mà mọi thứ đa phần có thể được trù tính, được lập trình, sang thời kỳ sẵn sàng cho điều bất trắc nhất.

Bài ‘‘Những dấu hiệu của một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Nga và NATO’’, trên trang mạng phân tích thời sự Slate, mở đầu với cuộc tấn công của Nga nhắm vào các nước Baltic tháng 11 năm 2028. Trước cuộc tấn công giả định này, hàng loạt yếu tố khiến phương Tây lâm vào tình trạng khó khăn. Cuộc khủng hoảng di dân trở thành mối quan tâm số một của người châu Âu. Tại một phần ba các quốc gia châu Âu, phe cực hữu hoặc phe hữu cứng rắn lên nắm quyền, trong lúc đó Hoa Kỳ lâm vào cuộc khủng hoảng Hiến pháp chưa từng có. Sau chiến thắng năm 2024, tổng thống Donald Trump một lần nữa ra tranh cử vào năm 2028, trái ngược với quy định của Hiến pháp Mỹ giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ tổng thống. Trong kịch bản giả tưởng này, ngày 01/11, ít ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Liên bang Nga bất ngờ tấn công ba nước vùng Baltic. Ba Lan tuyên chiến với Nga. Pháp, Đức và Anh tham khảo ý kiến Nhà Trắng trước khi quyết định tham chiến….

Nhắm mắt trước chiến tranh: Bài học xa xưa, bài học nóng hổi

Theo Slate, trong hiện tại kịch bản này tưởng như rất xa vời, nhưng trong lịch sử đã không ít lần các báo động về nguy cơ chiến tranh nhãn tiền đã không được người đương thời nhìn nhận nghiêm túc. Nguy cơ nước Đức phát xít xâm chiếm Ba Lan tháng 9 năm 1939 đã bị nhiều quốc gia chủ chốt ở châu Âu thời đó không nhìn nhận, tương tự như cuộc tấn công của đế quốc Nhật vào căn cứ Trân Trâu Cảng (Pearl Harbor), Mỹ, tháng 12/1941. Và chỉ mới đây, nguy cơ Nga xâm lăng Ukraina (mà Matxcơva gọi là ‘‘chiến dịch quân sự đặc biệt’’) đã không được đông đảo các quốc gia đối tác của Ukraina nhìn nhận như một hiện thực nhãn tiền.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, những dấu hiệu về các cuộc xâm lăng nói trên rõ ràng đã hiện hữu, nhưng bị lu mờ trong công luận do ảnh hưởng của một số quan điểm chính thống. Trước cuộc xâm lăng Ba Lan, nước Đức quốc xã thời Hitler đã tăng tốc tái vũ trang, sát nhập nước Áo vào tháng 3/1938. Trước cuộc tấn công Trân Trâu Cảng, các tài sản của Nhật ở Mỹ đã bị phong tỏa từ tháng 7/1941. Nhật Bản cũng quyết định tham gia Trục phát xít với Đức và Ý từ tháng 9/1940. Tình hình tương tự với Ukraina trước ngày 24/02/2022, với nhiều dấu hiệu nhãn tiền, khiến nhiều lãnh đạo cao cấp Ukraina đã sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến chống xâm lược Nga.

Nga: Kinh tế nhỏ, quân đội lớn

Nguy cơ Matxcơva tấn công khối NATO cụ thể ra sao ? Các báo động về nguy cơ Nga tấn công các thành viên NATO ở châu Âu có nhiều, nhưng Slate đặc biệt chú ý đến một báo cáo của Hội đồng Đức về chính sách đối ngoại DGAP, một trung tâm tư vấn có trụ sở tại Berlin, công bố hồi tháng 11/2023. Viện tư tấn DGAP vạch ra năm kịch bản NATO đối phó với cuộc xâm lăng của Nga. Các chuyên gia DGAP khuyến nghị lập một lực lượng 300.000 quân NATO, được chuẩn bị kỹ lưỡng để sẵn sàng cho kịch bản chiến tranh quy mô lớn (so với 10.000 quân hiện được bố trí thành 8 đơn vị chiến thuật tại Đông Âu trong hiện tại).

Ngày 15/01, nhật báo Đức Bild loan tải một kịch bản của Quân đội Đức về khả năng NATO và Nga xung đột vũ trang ngay từ năm 2025 có thể trở thành hiện thực. Mặc dù Quân đội Đức khẳng định đây chỉ là một trong số các kịch bản ứng phó được lưu hành trong nội bộ giới quân sự, viễn cảnh chiến tranh nhãn tiền với Nga rõ ràng đang là tâm điểm chú ý của giới quân sự Đức.

Theo giới chuyên gia, việc nước Nga đang tăng tốc tái vũ trang, trong bối cảnh chiến tranh xâm lược Ukraina, là lý do trực tiếp gây lo ngại. Hiện tại, Nga có khả năng sản xuất 60 xe tăng trong vòng một tháng, điều đó có nghĩa là chỉ trong vòng ba tháng Nga có thể chế tạo được lượng xe tăng tương đương với số xe tăng của Quân đội Pháp. Về mặt quy mô của nền kinh tế, mặc dù Nga chỉ bằng 1/20 so với kinh tế các nước NATO, và 1/10 của châu Âu, nhưng về mặt quân sự, năng lực sản xuất của Nga vượt trội. Rất hiếm khi trong lịch sử, chênh lệch giữa sức mạnh kinh tế và khả năng phát triển vũ khí lại lớn đến như vậy, như giữa phương Tây và Nga hiện nay. Theo báo cáo của DGAP, với tốc độ sản xuất vũ khí như trên, mối đe dọa quân sự Nga sẽ lên đến mức cực điểm trong khoảng từ 5 đến 10 năm.

Lò lửa chiến tranh Nga và "cuộc đua ngược kim đồng hồ" của châu Âu

Các nước ở sườn đông của NATO nhìn nhận nguy cơ chiến tranh giữa NATO và Nga khác hẳn với các quốc gia cách xa biên giới với Nga. Ba Lan coi nguy cơ chiến tranh với Nga là rất gần, gần hơn nhiều so với cả nước Đức đang lo ngại chiến tranh đến gần. Đối với ông Jacek Siewiera, lãnh đạo Văn phòng an ninh quốc gia Ba Lan, nguy cơ chiến tranh nằm ở khoảng thời gian chỉ từ 3 đến 5 năm.

Giới quan sát từ nhiều năm nay lo ngại về mức độ chi tiêu cho quốc phòng của các nước Châu Âu. Hiện tại trong số các thành viên NATO châu Âu, chỉ có Ba Lan và các nước Baltic là có chi phí quốc phòng ngang hoặc trên mức 2% GDP cam kết. Để đối phó với đe dọa chưa từng có từ Thế chiến Hai, các thành viên NATO và nhất là các thành viên NATO châu Âu phải có một nỗ lực vượt bậc. Bản báo cáo của cơ quan tư vấn chính sách Đức DGAP cho thấy "cuộc đua ngược kim đồng hồ" đã bắt đầu, việc tái xây dựng cỗ máy quốc phòng của châu Âu phải trở thành ưu tiên hàng đầu của châu lục trước khi quá muộn. (RFI)

 

Posted: 19/01/2024 #views: 545
Add comment
:
Pages:  [-1]