VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
ĐẤT NƯỚC SẼ RA SAO VỚI VĂN HÓA “BÚ LIẾM” CỦA CHÚNG ?

Phạm Đình Bá - Văn hóa kiểu “bú liếm” ấy thể hiện mạnh mẽ nhất ở cấp độ cá nhân, nổi bật nhất là dưới hình thức giáo điều, mù quáng, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu và lợi ích cá nhân…

Gần 30/4 những người Việt cộng sẽ tổ chức đình đám để nhớ tới các thế hệ đã chết trong cuộc xâm lăng miền Nam. Chúng sẽ rao giảng giáo điều về yêu nước và ý chí tự lực tự cường của dân tộc.

Nhưng thế hệ trẻ gen Z cho rằng –‘… bây giờ, 2023, vịt nem, dưới sự lãnh đạo tài tình của bú liếm, đang là cường quốc làm công và thất nghiệp. Thật tội nghiệp cho những người trẻ ngu ngơ tại đất nước do “đẻng lãnh đạo, nhân dân lãnh đạn”!’ [1]

Thế thì cái gì là “bú liếm”? Xin thử tiếp cận câu hỏi này bằng một vài ví dụ.

Thứ nhất, các bạn tôi thích coi đá banh và ủng hộ đội tuyển quốc gia. Thế nhưng chúng tôi vẫn dị ứng với việc những cổ động viên đem hình ông Hồ và ông Giáp đi cổ vũ đội nhà ở nước ngoài, như ở Úc và Campuchia. Không biết đây là Nhà nước chính trị hoá và lợi dụng đá banh để làm công cụ tuyên truyền, hay đây là thái độ cổ vũ tự phát của những người trẻ ham mê và lớn lên trong giáo dục ham mê “chiến thắng”.

Ngày 25/04/2024, ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam khẳng định ông và Vingroup sẽ dồn toàn lực cho VinFast. “Như cách đây 70 năm khi thực hiện chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, chúng ta có khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, VinFast cũng như vậy. Chúng tôi không bao giờ buông bỏ VinFast, đây không chỉ là câu chuyện kinh doanh”, ông Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh. [2]

Văn hóa là lối sống của một nhóm người, bao gồm niềm tin, giá trị, biểu tượng, hành vi và vật chất của họ. Lối sống này được học hỏi, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trên nguyên tắc luôn thay đổi, nhưng gần như không đổi bao nhiêu từ nhiều thế hệ cộng sản, từ ông Vượng đến những bạn trẻ đi cổ vũ cho đội tuyển quốc gia.

Thế thì văn hóa bú liếm làm dị ứng thế hệ gen Z là sao? Tác hại của văn hóa này là như thế nào?

Các thế hệ Việt cộng tin vào sự cần thiết của Nhà nước độc đảng để duy trì sự ổn định và trật tự. Chúng biện minh cho chuyên chính vô sản bằng sự “phát triển” kinh tế và ổn định xã hội. Chúng tự hào rằng chỉ có chúng mới có thể bảo vệ đất nước khỏi ảnh hưởng của nước ngoài. Chúng tự hào rằng mô hình đỏ là vượt trội – “đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín như bây giờ”, như ông tổng Trọng nói.

Chúng ủng hộ độc đảng hạn chế quyền tự do cá nhân và quyền tự do dân sự để đổi lấy an ninh cho thiểu số cầm quyền. Chúng coi là chuyện bình thường khi công an hạn chế và xâm phạm các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và tôn giáo của dân để duy trì sự kiểm soát của độc đảng, miễn sao quyền lợi của chúng được đáp ứng, như Phạm Nhật Vượng có lúc gây tranh cãi khi báo công an xử lý khách hàng phàn nàn về khiếm khuyết của xe Vinfast. [3]

Chúng sẵn lòng tin vào quyền kiểm soát thông tin và giám sát dân của Nhà nước độc đảng. Chúng ủng hộ việc đầu tư mạnh vào kiểm duyệt, giám sát và tuyên truyền để định hình dư luận và giảm thiểu bất đồng chính kiến. Bản thân chúng, chúng học cách tự kiểm duyệt và tránh thách thức quan điểm của Đảng.

Chúng tin đảng và hoài nghi về ảnh hưởng của nước ngoài và cho rằng chúng có độc quyền bảo tồn văn hóa và bản sắc dân tộc. Chúng cổ vũ cho đội tuyển đá banh quốc gia với sự lầm lẫn kiểu như đội này là đội của Đảng. Hơn nữa, chúng tiếp thu chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng bài ngoại để tập hợp sự ủng hộ và làm chệch hướng chỉ trích của người dân về các mặt yếu kém của Nhà nước độc đảng. [4]

Với chúng, như chị Phan Hân nhận xét, “hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.”cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường.” [5]

Thế thì đạo đức của chúng là gì? Trên một trang mạng tựa đề “Vương Hà My”, người viết tâm sự “Cho đến khi, vụ việc bố xơi cô bạn của mình bị lộ ra, thì mình mới hiểu ra vấn đề.” Trang này không biết thật giả ra sao nhưng bằng chứng này có hai mặt. [6]

Nếu bố cô ấy là Chủ tịch Quốc hội hiện nay, thì tâm sự ấy cũng đồng nhất với hành vi đạo đức của lãnh đạo đỏ. Nếu trang này là giả, thì mức tranh giành quyền lực trong giai cấp đỏ có thể không còn gì hèn hạ hơn, có thể trang mạng giả như thế liên quan đến hàng bộ trưởng của Nhà nước độc đảng.

Đạo đức kiểu bú liếm ấy thể hiện mạnh mẽ nhất ở cấp độ cá nhân, nổi bật nhất là dưới hình thức giáo điều, thái độ tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng, và quan điểm rằng toàn bộ cuộc sống là một khu rừng trong đó kẻ mạnh tồn tại và thịnh vượng còn kẻ yếu thì diệt vong, tất cả hành động là vì lợi ích cá nhân.

Chúng thường khăng khăng vào một niềm tin hoặc quan điểm mà không cởi mở để đặt câu hỏi hoặc xem xét các quan điểm thay thế. Chúng từ chối thừa nhận bằng chứng khoa học mâu thuẫn với niềm tin của chúng. Chúng thường tin vào các thuyết âm mưu hoặc những tuyên bố vô căn cứ, coi ý kiến ​​là sự thật và không sẵn lòng tham gia vào các cuộc tranh luận có ý nghĩa. [7]

Chúng hống hách khi đưa ra những tuyên bố dứt khoát mà không xem xét các quan điểm thay thế hay thông tin mới. Chúng tự cho mình có ý thức hệ cao để rồi coi thường giá trị của các nền văn hóa, tín ngưỡng hoặc lối sống khác. Nói chung, chúng không biết giá trị của sự đa dạng.

Sau 1975, cả nước đói rã họng mà chúng vẫn khăng khăng với kinh tế bao cấp trong nhiều năm. Chúng chọn gởi con đi du học ở Mỹ nhưng vẫn khăng khăng về tính ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lê. Kinh tế hiện nay vẫn đa phần bao cấp thế mà ông công an thủ tướng vẫn bi bô với Hoa Kỳ rằng thể chế đảng trị đang làm kinh tế thị trường. [8]

Trong nhiều năm sau “giải phóng”, chúng bi bô về tư bản giãy chết nhưng bây giờ nền kinh tế của chúng lại chỉ hào nhoáng bề ngoài với những dự án bất động sản to từ cướp đất của dân. Bên dưới những phồn vinh giả tạo ấy là gì? Trống rỗng!

Xã hội mà Hồ Chí Minh rêu rao rằng sau chiến thắng miền Nam sẽ “… xây dựng lại hơn mười ngày nay” bây giờ tràn đầy bất công. Thiểu số tham nhũng tiền tỷ và đại đa số dân tay làm hàm nhai, với thu nhập của người giàu thường cao gấp 10 lần so với thu nhập của người nghèo, với hơn 5 triệu người nghèo sống ngắc ngoải bằng chi phí mỗi ngày ít hơn số tiền những người Việt tị nạn ở nước ngoài chi cho một ly cà phê buổi sáng.

Theo nhận xét của gen Z, giáo dục và đạo đức suy đồi, đất nước là cường quốc làm thuê, và chính sách làm giàu cho ngân quỹ của chúng là kiều hối từ 10 triệu dân tha phương đi xuất khẩu để làm việc dơ độc và ở đợ. Việt Nam có hóa rồng hóa hổ như Hồ Chí Minh nói không? [9]

Văn hóa bú liếm của chúng đòi hỏi lòng tin tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác-Lê của hơn 100 năm trước, trong thời đại mà máy trí tuệ dần dần tiến đến sự thông minh của những người bình thường, và càng ngày càng tiến. Ngược lại, học viện chính trị Hồ Chí Minh chuyên học vẹt những cụm từ cũ kỹ thế kỷ trước.

Các ông GS-TS Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm xuất bản sách để làm gì – họ có cái gì mới để lưu truyền không? Báo đài chỉ đưa tin nghèo nàn về nội dung mà chả có nhà báo nào dám có ý kiến riêng.

Tại sao lại bắt các thế hệ kế tiếp học theo gương và đạo đức Hồ Chí Minh? … thế thì bác Phúc bác Thưởng các ông phó thủ tướng và bộ trưởng tham nhũng có tí đạo đức nào chăng? [10]

Tư duy bú liếm của chúng đòi hỏi lòng tin Mác-Lê, sự tuân thủ, cấm không được đặt câu hỏi. Chúng tự nguyện để đầu óc thu lại, không được có ý kiến từ chính mình.

Trong cốt lõi của mỗi cá nhân sống theo kiểu này là một sự trống rỗng to lớn. Chúng có thể sống bình thường ngắc ngoải nhưng khi đụng đến vấn đề và thử thách thì chúng chỉ kêu trời, chỉ gợi nhớ những ký ức nhồi nhét từ xưa như là những phép màu tưởng lầm là giải pháp.

Đó là lý do tại sao Phạm Nhật Vượng lúc gặp khó khăn trong công việc làm ăn với xe Vinfast lại viện dẫn “chiến thắng Điện Biên Phủ”, như đã nói ở trên. [2] Đó là tại sao các vận động viên đối mặt với đội tuyển quốc gia thua nhiều hơn thắng lại cầu nguyện với lòng tin vào hình ông Hồ ông Giáp. [11] Đó chính là cảm giác trống rỗng biểu hiện như một loại cô đơn, sự bối rối về cuộc sống và mục tiêu của cuộc đời, thiếu đi động lực để theo đuổi mọi thứ.

Cảm giác này bắt nguồn từ nền văn hóa yêu cầu các cá nhân phải tuân theo mệnh lệnh, lặp lại các hướng dẫn mà không bao giờ đặt câu hỏi về thẩm quyền, và ngăn bộ não của chúng suy nghĩ cho chính chúng. Tác động của nền văn hóa bú liếm lên tư duy cá nhân như thế là đồng nhất, tác hại như nhau lên ông tỷ phú giàu nhất nước cũng giống như tác hại lên những cổ động viên trẻ đi xem bóng đá.

Đã gần 50 năm từ lúc chúng “chiến thắng” miền Nam, nhưng chúng không thể chối cãi là đất nước đang ngày càng thụt lùi so với các nước trong khu vực. Mặc kệ thực tế, chúng cứ vọng tưởng về hình ảnh huy hoàng trong chiến thắng.

Nhưng câu hỏi cần thiết nhất hôm nay lại là – tại sao miền Bắc phải xâm lăng miền Nam? Cái chiến tranh ấy có lý không? Chúng nó được gì? Đất nước mất mát bao nhiêu?

Trả lời những câu hỏi này bắt đầu bằng phản biện văn hóa và tư duy bú liếm đang lên ngôi trên đất nước. Thế hệ gen Z đang cố tìm những câu trả lời. Đây là một hành trình đổi mới đáng nể!

 

 TS Phạm Đình Bá (VNTB)

____________________

Tham khảo:

1. The-2ndMouse. Giới trẻ an nam ngu ngơ về chính trị. reddit/TroChuyenLinhTinh 8 months ago; Available from: https://www.reddit.com/r/TroChuyenLinhTinh/comments/1663eue/giE1BB9Bi_trE1BABB_an_nam_ngu_ngC6A1_vE1BB81_chC3ADnh_trE1BB8B/.

2. BBC. Ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố không buông bỏ VinFast, dùng tiền túi bơm thêm một tỷ USD. 25/04/2024; Available from: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c163nz75de5o.

3. reviewers. VinFast Reviews based on 21 reviews. Accessed 03/03/2024; Available from: https://www.ambitionbox.com/reviews/vinfast-reviews.

4. Project 88, Ben Swanton, and Michael Altman-Lupu. VIETNAM’S LEADERS DECLARE WAR ON HUMAN RIGHTS AS A MATTER OF OFFICIAL POLICY. March 1, 2024; Available from: https://the88project.org/vietnams-leaders-declare-war-on-human-rights/.

5. Phan Hân. Người việt nam hèn hạ. Tháng 6 01, 2021 (?)  [cited Jan 11 2022; Available from: https://huongduongtxd.com/nguoivietnamhenha.pdf.

6. Vương Hà My. Gia đình và Dòng tộc. Accessed 25/04/2024; Available from: https://www.vuonghamy.com/2024/04/gia-inh-va-dong-toc.html.

7. Trần Dzạ Dzũng. VNTB – Vì sao truyền thông Nhà nước chọn im lặng trước tin đồn? 23/04/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-vi-sao-truyen-thong-nha-nuoc-chon-im-lang-truoc-tin-don/.

8. Phạm Đình Bá. VNTB – Ông Chính ơi, tại sao làm bao cấp mà báo kinh tế thị trường? 17/03/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-ong-chinh-oi-tai-sao-lam-bao-cap-ma-bao-kinh-te-thi-truong/.

9. dlvreddit, Việt Nam hóa rồng hóa hổ như Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chưa? Accessed 25/04/2024.

10. Đỗ Thành Nhân. VNTB – Học tập làm theo gương bác Thưởng, bác Vân. 08/04/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-hoc-tap-lam-theo-guong-bac-thuong-bac-van/.

11. RFA, Cảnh sát Campuchia không cho đem ảnh ông Hồ Chí Minh vào sân bóng cổ vũ. 08/05/2023.

 

Posted: 28/04/2024 #views: 231
Add comment
:
Pages:  [-1]