VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
“THẬT KINH KHỦNG, THƯA NGÀI TỔNG THỐNG”

 

Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình (bên trái) bắt tay với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron khi họ tham dự lễ chào đón chính thức tại Bắc Kinh hôm 06/04/2023. (Ảnh: Ng Han Guan/POOL/AFP qua Getty Images)

Kevin Andrews - Trong một cuộc phỏng vấn trên phi cơ trở về từ một chuyến công du cấp nhà nước kéo dài ba ngày tới Tàu cộng hồi tuần trước, Tổng thống (TT) Pháp Emmanuel Macron cho biết châu Âu phải giảm bớt sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ và tránh bị kéo vào một cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan.

Theo bản tin của các ký giả của hãng thông tấn Politico, ông Macron nhấn mạnh lý thuyết yêu thích của ông về “quyền tự chủ chiến lược” để châu Âu, có lẽ do Pháp dẫn đầu, trở thành một “siêu cường quốc thứ ba.”

Ông Macron cũng lập luận rằng châu Âu đã ngày càng phụ thuộc vào Hoa Kỳ về vũ khí và năng lượng và giờ đây phải tập trung vào việc thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng của Âu Châu.

Ông Macron đã lãng quên mọi việc một cách nhanh chóng.

Hãy hình dung hồi thế kỷ trước nếu Hoa Kỳ tuyên bố rằng quốc gia này nên tránh bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu ở châu Âu thì sao. Hàng chục ngàn người Mỹ, Canada, và Úc được chôn vùi tại Pháp, những người này đã hy sinh để bảo vệ nước này chống lại chế độ chuyên chế trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

Và châu Âu sẽ ra sao nếu không có NATO, một hiệp ước quốc phòng cho phép các quốc gia Âu Châu dựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ họ? Liệu Hoa Kỳ có nên nói với ông Macron và các nhà lãnh đạo Âu Châu khác rằng họ sẽ không còn liên quan đến một cuộc xung đột với Nga nữa không?

Ông Macron thật ngây thơ khi thổi phồng quan điểm cho rằng châu Âu là một lực lượng thứ ba nào đó trong một trật tự toàn cầu mới, đặc biệt là khi ông ấy có vẻ quan tâm đến thương mại hơn là sự ổn định của thế giới.

Hồi tháng Một, ông Macron nói với tờ El Pais của Tây Ban Nha rằng châu Âu phải có chủ quyền về “các điều khoản kinh tế, công nghệ, và quân sự, nói cách khác, một châu Âu vốn thực sự là một cường quốc.”

Trên thực tế, châu Âu hiện đại có khả năng hạn chế để đóng một vai trò địa chính trị quan trọng do những điểm yếu quân sự lịch sử của khu vực này.

Lời nhắc nhở mới nhất này là một bản ghi nhớ bị rò rỉ tiết lộ rằng các lực lượng bộ binh của Đức không thể thực hiện các cam kết của NATO. Theo một bản tin trên tờ báo lá cải của Đức Bild hồi tuần trước, một sư đoàn quân sự mà Đức đã hứa hẹn với NATO lại chưa hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.

Bằng cách đánh đồng Tàu cộng độc tài với nước Mỹ dân chủ, tổng thống Pháp đã làm suy yếu “Tự do, Bình đẳng, và Bác ái” — chính những giá trị này được cho là nền tảng của lý tưởng dân chủ Pháp.

Vào thời điểm Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đang xem Đài Loan là một khối u cần phải loại bỏ, thì những phát ngôn của ông Macron chỉ có thể khiến ông Tập Cận Bình thêm tự tin và làm suy yếu những nỗ lực của phương Tây nhằm tạo ra một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ổn định bao gồm các lãnh thổ của Pháp.

Phải chăng tổng thống Pháp đang mắc hội chứng “bất lực” (relevance deprivation) trên trường quốc tế? Có phải ông ấy tìm cách phân tâm khỏi các cuộc bạo loạn nội địa? Đó có phải là một biểu hiện của sự kiêu ngạo của người Pháp? Hay ông đang đem nền dân chủ ra để đổi chác?

Dù lý do là gì đi nữa, đó là một sự từ bỏ nghĩa vụ bảo vệ nền dân chủ ở bất cứ nơi nào mà nền dân chủ này tồn tại.

Ông Macron có một lịch sử lâu dài về các bình luận gây sự chú ý. Năm 2019, ông nói với The Economist rằng NATO đang trải qua “tình trạng chết não.” Sau thông báo của AUKUS, trong một cơn hờn giận về ngoại giao, ông đã rút các đại sứ của Pháp tại Hoa Kỳ và Úc.

Một mặt, ông tuyên bố rằng Pháp có một vai trò trong an ninh của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; nhưng mặt khác, ông sẵn sàng từ bỏ một quốc gia dân chủ để đến với một chế độ độc tài tàn bạo vốn đe dọa hòa bình của khu vực này.

Dù lý do của ông là gì đi nữa, thì những phát ngôn của ông đã có lợi cho ông Tập Cận Bình. Trên các hãng thông tấn nhà nước Tàu cộng, các tuyên bố của ông [Macron] được mô tả là một “quyết định sáng suốt.”

Rất may, hầu hết các nhà lãnh đạo không lắng nghe ông Macron. Các quốc gia đối mặt với hành vi đe dọa của ông Tập Cận Bình có những phản ứng rất khác nhau.

Philippines đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự lớn với Hoa Kỳ, trong khi Nhật Bản và Nam Hàn đã gạt bỏ những thù hận cũ sang một bên để tập trận chung. Philippines cũng đã công bố bốn căn cứ Hải quân mới của Hoa Kỳ tại quốc gia này.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, trong chuyến công du đầu tiên tới Tàu cộng, được cho là sẽ nhấn mạnh lập trường chung của châu Âu, đồng thời đánh giá thấp những phát ngôn kỳ quặc của ông Macron.

Tuy nhiên, sau khi đưa ra những bình luận vô ích của mình, ông Macron thậm chí còn tiếp tục theo một cách kiên quyết hơn, bằng cách lặp lại những phát ngôn ấy ở châu Âu.

Như người Pháp sẽ nói, “Thật kinh khủng, thưa ngài Tổng thống” (Quelle horreur, Monsieur le Président).

( SIR Kevin Andrews phục vụ trong Quốc hội Úc từ năm 1991 đến năm 2022 và giữ nhiều chức vụ trong nội các, kể cả chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.)


Biên dịch: Nhã Đan (etviet)

(Theo bản gốc từ The Epoch Times)

 

Posted: 19/04/2023 #views: 1024
Add comment
:
Pages:  [-1]