VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
TẬP CẬN BÌNH CHỈ VỜ THEO ĐUỔI CHÍNH SÁCH KHÍ HẬU GIỐNG BIDEN VÀ SỬ DỤNG NÓ NHƯ LÀM “VŨ KHÍ” VƯỢT MẶT KINH TẾ MỸ

 

Tin tức trung thực và truyền thống, tin Việt nam, Trung quốc, thế giới mới  nhất

Đặc phái viên về khí hậu của Trung cộng, Xie Zhenhua, phát biểu trong một tuyên bố chung của Trung cộng và Hoa Kỳ về tuyên bố tăng cường hành động vì khí hậu trong những năm 2020 hôm 10/11/2021 tại Glasgow, Scotland. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images)

Lê Minh - Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã biến phong trào biến đổi khí hậu thành vũ khí chính trị và kinh tế chống lại phương Tây, theo một báo cáo mới của The Global Warming Policy Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London. “Trong khi thế giới đã thức tỉnh trước sự lạm dụng của Trung cộng, các nhà bảo vệ môi trường phương Tây vẫn im lặng. Trung cộng coi họ như những kẻ ngốc hữu dụng” (Trích lời tác giả của Báo cáo).

Với tiêu đề “Giấc mơ năng lượng của Trung cộng”, báo cáo nêu chi tiết việc ĐCST thao túng các thỏa thuận khí hậu quốc tế và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên: “Trung cộng sử dụng chính sách khí hậu như một cách để củng cố nền kinh tế của mình và như một vũ khí để làm suy yếu các nước khác”.

Theo bà Patricia Adams, tác giả của báo cáo, bằng chứng phong phú về kết luận này đã được nhìn thấy tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 26 gần đây được tổ chức tại Glasgow. Trước sự khăng khăng của Trung cộng, một thỏa thuận "loại bỏ" việc sử dụng các nhà máy điện đốt than, đã được thay đổi thành “giảm nhẹ” việc sử dụng than - tức là Trung cộng sẽ tiếp tục sử dụng than để sản xuất năng lượng. Sự thay đổi vào phút chót này cho phép các đại biểu COP26 kỷ niệm một thỏa thuận khí hậu mới bao gồm cả Trung cộng, quốc gia gây ô nhiễm khí nhà kính lớn nhất thế giới.

Đối với Trung cộng, đó là một chiến thắng kép, cho phép Bắc Kinh tuyên bố một cam kết về tương lai năng lượng sạch mà không phải hy sinh sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà họ đang rất cần để sản xuất năng lượng cho nền kinh tế.

Bà Adams là giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Probe International có trụ sở tại Toronto, và đã dành 30 năm nghiên cứu các vấn đề môi trường ở Trung cộng và sự thao túng của ĐCST đối với phong trào môi trường. Tiêu đề báo cáo mới này của bà là một cách chơi chữ khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. “Giấc mơ Trung Hoa” đã được ông Tập sử dụng nhiều lần kể từ khi trở thành lãnh đạo ĐCST vào năm 2012. Đó là một thuật ngữ thể hiện nguyện vọng chính thức của chế độ — từ phát triển bền vững đến uy tín quốc tế.

“Giấc mơ năng lượng của Trung cộng” cho thấy giấc mơ của ông Tập phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch như thế nào: “Để chế độ tồn tại, và đó chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của ĐCST, nhiên liệu hóa thạch cho tăng trưởng kinh tế phải được đảm bảo". Vì lý do này, báo cáo giải thích, việc theo đuổi cắt giảm CO2 ở Trung cộng sẽ không phục vụ mục tiêu giúp nước này trở thành siêu cường hàng đầu thế giới vào năm 2049. Việc cắt giảm CO2 chỉ để nhắm đến những quốc gia mà Trung cộng muốn gây tổn hại.

Ảnh chụp từ trên không của nhà máy nhiệt điện than ở Hán Xuyên, tỉnh Hồ Bắc, Trung cộng, hôm 11/11/2021. (Ảnh: Getty Images)

Chiến tranh kinh tế

Theo báo cáo mới của bà Adams, Trung cộng đang sử dụng chính sách biến đổi khí hậu như một cuộc chiến kinh tế bí mật. Bà Adams viết: Trung cộng đang làm mọi cách để khuyến khích phương Tây tiếp tục theo đuổi cải cách khí hậu, trong khi ĐCST chỉ giả vờ chơi theo. Khi Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác đối mặt với những thách thức của nền kinh tế carbon thấp thì Trung cộng đang nỗ lực hết mình, trong nước và quốc tế, để bảo đảm ngày càng có nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế, từ đó đạt được vị thế siêu cường thế giới".

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, bà Adams thậm chí còn thẳng thừng hơn: “Tôi thấy rất rõ ràng rằng biến đổi khí hậu đã trở thành vũ khí chiến tranh của ĐCST. Mục tiêu của họ là thay thế các chính phủ phương Tây trong khi tiếp tục phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự, cũng như đạt được vị thế tối cao trên thế giới".

Về mặt kinh tế, bà nói, “vũ khí tốt nhất của Trung cộng là khiến các chính phủ phương Tây theo đuổi mức phát thải ròng bằng 0. Điều này sẽ phá hủy nền kinh tế của phương Tây, trong khi Trung cộng tiếp tục phát triển. Đó là một chính sách điên rồ, nhưng bằng cách nào đó nó đã thu phục được nhiều chính phủ phương Tây. Trung cộng đang sử dụng chính sách biến đổi khí hậu để gây bất lợi cho nền kinh tế của phương Tây.

Báo cáo mới của bà Adams phản ánh lịch sử ‘trở mặt' của Trung cộng với các thể chế quốc tế - từ việc vi phạm các quy tắc thương mại công bằng đến các cuộc tấn công gián điệp mạng và chiến tranh mạng nhằm vào các đối thủ nước ngoài. Theo tác giả, có rất ít lý do để mong đợi rằng cách tiếp cận chính sách khí hậu của Trung cộng sẽ khác. Chế độ Trung cộng tiếp tục mở rộng Hải quân, xây dựng cảng biển, và xây dựng đường ống dẫn dầu — tất cả nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Phương Tây ngoảnh mặt làm ngơ

Làm thế nào mà ĐCST làm rất ít trong việc giảm thiểu lượng khí thải mà lại không vấp phải sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường trên thế giới? Theo bà Adams, Trung cộng đã làm hỏng phong trào biến đổi khí hậu quốc tế. Trong một bài báo xuất bản vào năm 2020, bà viết, “giống như tất cả các tổ chức phi chính phủ phương Tây, các nhóm xanh chỉ được phép hoạt động ở Trung cộng miễn là họ ngậm miệng [về các vấn đề của Trung cộng]". Để làm việc với Trung cộng, các tổ chức biến đổi khí hậu phải “nhắm mắt làm ngơ trước một điều hiển nhiên: Trung cộng không tôn trọng các thỏa thuận quốc tế của mình và không có ý định giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch".

Bà Adams cho biết trong một thông cáo báo chí đi kèm tờ báo năm 2020: “Trong khi thế giới đã thức tỉnh trước sự lạm dụng của Trung cộng, các nhà bảo vệ môi trường phương Tây vẫn im lặng. Trung cộng coi họ như những kẻ ngốc hữu dụng”, những người không thể bất đồng với ông Tập vì sợ Trung cộng không tham gia vào nỗ lực khí hậu toàn cầu.

Như bà Adams nhìn nhận, nhiều cộng đồng biến đổi khí hậu được hưởng lợi từ màn kịch của ĐCST. Bà nói với The Epoch Times: “Có vô số nhóm môi trường và cơ quan chính phủ trên khắp thế giới có ngân sách phụ thuộc vào vấn đề biến đổi khí hậu này; và họ đều cần Trung cộng tham gia. Hoặc ít nhất có vẻ như đang tham gia".

Đối với các nhà quan sát như bà Adams và Quỹ Chính sách Nóng lên Toàn cầu, rõ ràng từ lâu, Trung cộng không chỉ không thể giảm lượng khí thải mà họ còn đi theo hướng ngược lại khi nền kinh tế bùng nổ và nhu cầu năng lượng tăng theo cấp số nhân.

Bất chấp những tuyên bố công khai về năng lượng sạch trong một thập kỷ, Trung cộng vẫn là nước sử dụng than nhiều nhất thế giới. Trung cộng đang xây dựng các nhà máy điện đốt than với tốc độ một nhà máy mỗi tuần. Theo Global Energy Monitor, “trong năm 2020, Trung cộng xây dựng hơn gấp 3 lần công suất điện than mới của tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại".

Bà Adams nói: “Trung cộng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Họ cần nó để phục vụ nền kinh tế của họ". Bất cứ lời hứa nào liên quan đến khí hậu mà ĐCST đưa ra, họ không thể và sẽ không thể từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục thúc đẩy Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác thực hiện những thay đổi đó.

Bà Adams nói về chính sách khí hậu của Mỹ: “Hãy nhìn vào hướng mà chúng tôi đang hướng tới. Trong khi Trung cộng tiếp tục phát triển kinh tế thông qua việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thì Mỹ đã “cấm khai thác mỏ và khai thác dầu mới, hủy bỏ các đường ống dẫn, và trợ cấp những nỗ lực phi thực tế đối với năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Những chính sách đang, được khuyến khích bởi các nhóm môi trường phương Tây, có nguy cơ phá hủy các nền kinh tế của chúng ta".

“Trung cộng tham gia vào biến đổi khí hậu để đạt được các mục tiêu của riêng mình. Trung cộng có các vấn đề ô nhiễm không khí và nước nghiêm trọng, nhưng CO2 không phải là một trong số đó. Chính sách khí hậu không đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào về môi trường nội bộ của Trung cộng. Đó là một vấn đề quốc tế mà ĐCST sử dụng vì lợi ích của mình".


Lê Minh (ntdvn)

(Theo The Epoch Times)

 

Posted: 18/12/2021 #views: 1194
Add comment
:
Pages:  [-1]