VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
THỎA THUẬN XANH MỚI CỦA ÔNG BIDEN ĐANG LÀM TĂNG LƯỢNG KHÍ THẢI CARBON

 

Thỏa thuận xanh mới của ông Biden đang làm tăng lượng khí thải carbon -  Epoch Times Tiếng Việt

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tổ chức cuộc họp báo của mình tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, ở Madrid, Tây Ban Nha, hôm 30/06/2022. (Ảnh: Denis Doyle/Getty Images)

Stephen Moore - Đây là một thống kê đáng kinh ngạc nhưng đúng sự thật. Sau hơn một thập niên giảm lượng khí thải carbon tại Hoa Kỳ, vào năm 2021, năm đầu tiên của Tổng thống (TT) Joe Biden tại vị, lượng khí thải đã tăng lên.

Nói cách khác, các chính sách năng lượng của ông Biden không chỉ là một thảm họa đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta khi chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Nga và Iran, mà chúng còn không hoạt động như một giải pháp đối với sự ấm lên toàn cầu.

Để hiểu được sự vô ích hoàn toàn của cuộc thập tự chinh “năng lượng tái tạo” của ông Biden, chúng ta phải quay ngược thời gian khoảng 15 năm khi cuộc cách mạng khai thác đá phiến kỳ diệu bắt đầu, nhờ những người tiên phong về năng lượng như ông Harold Hamm ở Oklahoma, người đã khoan Đá phiến Bakken ở Bắc Dakota. Những kỹ thuật khoan mới này đã mở rộng đáng kể sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ trong thập niên qua và biến Mỹ trở thành siêu cường dầu khí hàng đầu thế giới.

Do sản lượng khí đốt sạch tự nhiên đã tăng vọt và thay thế than đá như nguồn sản xuất điện số 1, không chỉ nước Mỹ giàu lên nhờ những nguồn tài nguyên dồi dào này mà chúng ta còn giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trên thực tế, trong 6 năm từ 2014 đến 2020, chúng ta đã dẫn đầu thế giới về mức giảm khí thải carbon dioxide. Lượng khí thải của chúng ta giảm 22%. Điều đó còn hơn cả kế hoạch giới hạn và thuế của cựu TT Barack Obama nhằm giảm lượng khí thải này.

Trớ trêu thay, xu hướng giảm lượng khí thải carbon dioxide kéo dài 10 năm đã thực sự kết thúc khi ông Biden nhậm chức. Giải thích thông thường cho điều này là khi nền kinh tế mở cửa sau COVID-19, lượng khí thải tăng lên. Mọi người bay ít hơn và lái xe hơi của họ nhiều hơn.

Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Nhà bảo vệ môi trường tự nhiên Michael Shellenberger giải thích câu chuyện lớn hơn:

“Vào năm 2021, lượng khí thải ở Mỹ tăng chủ yếu do việc sử dụng than tăng lên, *chứ không phải* vì tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tại sao? Vì khí đốt tự nhiên trở nên đắt hơn. Tại sao? Vì nguồn cung không đủ. Tại sao? Ông viết gần đây là do ‘thiếu đầu tư kinh niên vào sản xuất & đường ống, nhờ có ESG và các nhà hoạt động khí hậu."

Chúng ta cần thêm cuộc chiến của ông Biden về nhiên liệu hóa thạch vào hỗn hợp đó. Dữ liệu của Bộ Năng lượng xác nhận rằng vào năm 2021, việc sử dụng than đá ở Hoa Kỳ đã tăng lên và tiêu thụ khí đốt tự nhiên giảm xuống. Đó là bởi vì nghị trình về Thỏa thuận Mới Xanh của ông Biden đã làm cho than trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn về mặt chi phí.

Vì vậy, nghị trình của ông Biden đã phản tác dụng. Nhiều bằng chứng kéo đến từ phần còn lại của thế giới. Đức thừa nhận rằng nước này sẽ đốt nhiều than hơn trong những năm tới để có được nguồn điện giá rẻ. Nhưng họ sẽ không mua được than nhiều từ Hoa Kỳ. Thay vào đó, họ sẽ mua từ Trung cộng, quốc gia đã tăng sản lượng than gấp 3 lần và không quan tâm chút nào đến việc sản lượng tăng lên có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hay không. Trung cộng có luật môi trường lỏng lẻo nhất trên thế giới. Vì vậy, không cách gì trong số này ngăn chặn được biến đổi khí hậu.

Trung cộng là một trong những nước chiến thắng lớn nhất từ ​​cuộc chiến năng lượng của ông Biden. Người chiến thắng thứ hai là nhà độc tài Nga Vladimir Putin, người đang vui vẻ hưởng lợi. Nga đã kiếm được 100 tỷ USD từ việc bán dầu mỏ và khí đốt cho Hoa Kỳ và các nước khác với giá tăng cao.

Trong khi đó, cuộc chiến sản xuất than trong nước của ông Biden đã khiến giá than thế giới tăng hơn gấp đôi, và trong một số trường hợp, mức tăng giá ở Âu Châu đã tăng gấp 10 lần vì các hạn chế khai thác.

Tôi không phản đối việc sản xuất than, và tôi tin rằng cuộc thập tự chinh của phong trào bảo vệ môi trường chống lại than như một phần của hỗn hợp năng lượng của chúng ta không có ý nghĩa kinh tế. Chúng ta chỉ đơn giản là thay thế các công ty khai thác than ở Tây Virginia và Pennsylvania bằng việc khai thác của Trung cộng. Chúng ta cần than trong hỗn hợp năng lượng của mình, như ngay cả người Đức bây giờ cũng thừa nhận.

Sau đó là thiệt hại ngoài dự tính là 100 tỷ USD sản lượng hàng năm bị mất ở Hoa Kỳ vì nghị trình chống biến đổi khí hậu năng lượng. Một lần nữa, những chuyện này thật phi lý. Tại sao chúng ta lại hy sinh các cơ hội kinh tế của chính mình và giao chúng cho Trung cộng trên một chiếc đĩa bằng bạc?

Tuy nhiên, ông Biden có thể chẳng thèm bận tâm. Tại hội nghị NATO vào tuần trước, ông đã nói chuyện phiếm về những ưu điểm của cối xay gió và các tấm pin mặt trời, như thể Hoa Kỳ đang không trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng do chính ông ấy tạo ra.

Tất cả những điều này có nghĩa là nếu chúng ta muốn cứu nền kinh tế của mình khỏi lạm phát hoành hành và đồng thời cứu hành tinh, chúng ta nên sản xuất tất cả năng lượng của Hoa Kỳ mà chúng ta có thể.

*

Ông Stephen Moore là thành viên cao cấp tại FreedomWorks và là đồng sáng lập của Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng. Ông từng là cố vấn kinh tế cao cấp cho ông Donald Trump. Cuốn sách mới của ông có nhan đề: “Govzilla: How the Relentless Growth of Government Is Impoverishing America” (“Govzilla: Sự Phát Triển Không Ngừng của Chính Phủ Đang Làm Mỹ Nghèo Đi Như Thế Nào”).


Biên dịch: Vân Du (etviet)

(Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times)

 

Posted: 15/07/2022 #views: 1181
Add comment
:
Pages:  [-1]