VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
HOA KỲ “TÀI TRỢ PHẦN LỚN” CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUÂN SỰ CỦA TÀU CỘNG

Một phi đạn được trưng bày trong sân của Bảo tàng Quân sự ở Bắc Kinh hôm 05/09/2001. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)

Dorothy Li (Epoch Times) - Bắc Kinh đã tích cực xây dựng quân đội, mở rộng kho vũ khí cả về năng lực thông thường lẫn năng lực hạt nhân. Sự tăng trưởng này có được phần lớn là nhờ tiền tài trợ từ đối thủ của họ là Hoa Kỳ.

Đó là một trong những lập luận được đưa ra bởi ông James Fanell, một đại tá Hải quân Hoa Kỳ đã về hưu, và ông Bradley Thayer, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Chính sách An ninh (CSP), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “American Thought Leaders” của EpochTV.

“Hải quân Tàu cộng hiện có nhiều hơn Hải quân Hoa Kỳ 150 chiến hạm. Hiện họ là lực lượng hải quân lớn nhất về số lượng thân tàu và trọng tải,” ông Fanell, cựu Giám đốc Điều hành Tình báo và Thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cho biết. “Trong thập niên qua, họ đã sản xuất thêm nhiều phi đạn có trọng tải và lực chiến đấu lớn hơn. Tàu cộng có nhiều phi đạn hành trình chống hạm, tầm xa hơn, siêu thanh hơn.”

“Chỉ trong lĩnh vực hải quân, họ đã từ một lực lượng hải quân nước nâu (hoạt động ở sông và gần bờ), ven biển, kém cỏi… trở thành một lực lượng hải quân toàn cầu.”

Theo ông Thayer, sự phát triển của lực lượng hải quân này được Hoa Kỳ “tài trợ phần lớn.”

“Chúng ta đã làm điều đó. Wall Street và các nhà đầu tư của chúng ta đã cho họ kinh phí để phát triển nền kinh tế và chế tạo vũ khí để sát hại chúng ta,” ông nói.

Nhưng điều đó không chỉ xảy ra với hải quân Tàu cộng. “Mọi khía cạnh về tăng trưởng quân sự, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngoại giao, khoa học, công nghệ, thám hiểm mặt trăng, và thám hiểm không gian mà chúng ta đang chứng kiến đều là do người Mỹ mà ra” ông Thayer cho biết. “Địch thủ ngang hàng của họ đã tài trợ cho họ và cho phép họ phát triển.”

Ông Thayer, đồng tác giả của cuốn sách mới, “Tóm lấy Tàu cộng: Thất bại Chiến lược Lớn nhất của Mỹ” (Embracing Communist China: America’s Greatest Strategic Failure) cho biết, để ngăn chế độ này trỗi dậy, “quy tắc chiến lược đầu tiên là không giúp đỡ địch thủ của quý vị.”

“Tất nhiên, chúng ta đã vi phạm điều đó hết lần này đến lần khác.”

‘Mối đe dọa ngay trước mắt’

Lãnh đạo đảng cộng sản Tàu (ĐCST) Tập Cận Bình cho biết lực lượng vũ trang nước này sẽ đạt tiêu chuẩn “đẳng cấp thế giới,” có khả năng “chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến” vào giữa thế kỷ này, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tiềm năng với Đài Loan và Hoa Kỳ.

Trong ba năm qua, ĐCS Tàu đã tăng cường gây áp lực lên Đài Loan, cử chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, và các phi cơ quân sự khác đến gần hòn đảo này hầu như mỗi ngày. Các quan chức quân sự, nhà lập pháp và sĩ quan tình báo Hoa Kỳ cho rằng đảng cộng sản Tàu gần như đã sẵn sàng cho một cuộc xâm lược hoặc phong tỏa Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Theo ông Fanell, ảnh hưởng của một cuộc xung đột tiềm ẩn sẽ không chỉ giới hạn ở Đài Loan và 23 triệu dân của quốc gia này. Các thủy thủ, quân nhân, thủy quân lục chiến, và không quân Mỹ đồn trú ở đó cũng sẽ phải chịu thiệt hại.

“Họ sẽ ở trong tình trạng mong manh nếu Tàu cộng quyết định xâm chiếm Đài Loan,” ông nói, đồng thời mô tả mối đe dọa từ Tàu cộng là “ngay trước mắt,” “có thật,” và “đáng tin cậy.”

Ngoài ra, thế giới còn phụ thuộc vào Đài Loan về vi mạch bán dẫn dùng trong điện thoại thông minh và máy điện toán xách tay. Theo chính phủ Đài Loan, vào năm 2022, các công ty Đài Loan đã sản xuất hơn 60% số vi mạch toàn cầu và khoảng 70% số vi mạch tân tiến. Tất cả các loại vi mạch có kích thước dưới 7 nanomet đều được sản xuất bởi cùng một công ty, Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC).

Nếu Tàu cộng chiếm được Đài Loan, thì các nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn của nước này có thể sẽ bị chính quyền cộng sản kiểm soát.

Đối với những người sống trên đất Mỹ, “điều đó có ý nghĩa gì với họ khi Đài Loan sụp đổ và đột nhiên vi mạch máy điện toán và tất cả công nghệ đó đều nằm trong tay đảng cộng sản Tàu” ông Fanell đặt câu hỏi.

Ông gợi ý rằng nếu Tàu cộng chiếm đoạt láng giềng dân chủ của mình, một điều khác có thể xảy ra với nền kinh tế Hoa Kỳ: đảng cộng sản Tàu có thể can thiệp vào lượng hàng hóa toàn cầu trị giá 5 ngàn tỷ USD đi qua Biển Đông.

“Người Tàu cộng sẽ nói, ‘Chúng tôi kiểm soát ai có thể đi qua vì chúng tôi là chủ nhân của vũ trụ. Nếu quý vị không tuân theo chúng tôi, hàng hóa của quý vị sẽ không thể lọt qua được.’”

Mặc dù một số người có thể không đồng ý, vì sự gián đoạn thương mại cũng gây tổn hại cho Tàu cộng, nhưng ông Fanell lưu ý rằng chế độ này đã sử dụng chiến tranh kinh tế để nhắm vào các quốc gia như Philippines và Úc. Na Uy cũng chứng kiến Tàu cộng đóng băng các cuộc đàm phán thương mại và áp đặt một loạt hạn chế không chính thức đối với cá xuất cảng của Osclo vào năm 2010 khi Ủy ban Nobel Na Uy công bố quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho một nhà bất đồng chính kiến Tàu cộng đang bị cầm tù, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo).

Theo ước tính của CMI, một tổ chức cố vấn có trụ sở tại Noraway, xuất cảng trực tiếp cá của Na Uy sang Tàu cộng đã giảm thiểu ít nhất 125 triệu USD từ năm 2010 đến năm 2013.

“Không quan trọng đó là ai và ở đâu. Họ sẽ sử dụng chiến tranh kinh tế giống như tàu Hải quân sử dụng súng. Họ sử dụng chiến tranh kinh tế theo cách đó,” ông Fanell nói.

 

Một chiến đấu cơ phản lực của Tàu cộng bay phía trên máy quay truyền hình mạch kín (CCTV) và các tòa nhà trên đảo Bình Đàm, điểm gần nhất ở Tàu cộng với đảo chính Đài Loan, thuộc tỉnh Phúc Kiến phía đông nam Tàu cộng, hôm 13/01/2024, trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

Do đó, Hoa Kỳ cần phải “chuẩn bị kỹ lưỡng” bằng cách xây dựng các lực lượng hạt nhân cũng như lực lượng thông thường của mình để ứng phó với các mối đe dọa do ĐCS Tàu đặt ra.

Đạn hạt nhân

Ông Fanell cho biết Hoa Kỳ là nước đóng tàu hàng đầu thế giới vào những năm 1940. Tuy nhiên, trong 80 năm qua, ngành đóng tàu của Hoa Kỳ chỉ chiếm chưa đến 1% thị phần toàn cầu, theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc. Để so sánh, Tàu cộng sản xuất 46% tàu thương mại của thế giới vào năm 2022, chiếm vị trí số một về đóng tàu.

“Chúng ta đang ở trong tình trạng không phù hợp về khả năng tăng cường năng lực quân sự với việc sản xuất các loại vũ khí mà chúng ta chưa từng thấy kể từ trước Đệ nhị Thế chiến.”

Việc chuẩn bị cần có thời gian nhưng mối đe dọa từ Tàu cộng đang cận kề. Ông Fanell đề nghị Hoa Kỳ nên bắt đầu đàm phán với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về việc sử dụng vũ khí hạt nhân và đạn dược hạt nhân.

“Không ai muốn sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng để có thể tạo ra tác dụng răn đe đối với ông Tập và đảng cộng sản Tàuc, chúng ta cần phải khiến họ quay lại bàn vẽ của mình, quay lại các cuộc hội thảo và tính toán toàn diện về sức mạnh quốc gia của họ, [và] nói, ‘Chúng ta đã không tính toán rằng người Mỹ sẽ làm điều này. Chúng ta sẽ làm gì và làm cách nào để điều chỉnh hoặc trì hoãn hành động của mình?’” ông Fanell nói.

Trong 3 năm qua, Tàu cộng đã xây dựng 350 hầm chứa phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở khu vực miền Trung và miền Tây. Theo đánh giá của ông Fanell, những đầu đạn này “rất có năng lực và hoạt động tốt.”

Ông nói: “Chúng ta cần làm những điều cần thiết để bảo vệ chính mình và các đồng minh của mình.”

“Lực lượng răn đe là cần thiết để bảo đảm rằng người Tàu cộng không thể kiểm soát hoàn toàn chúng ta và làm những điều họ… muốn làm, về cơ bản là xóa sổ lối sống của người Mỹ.”

Bất chấp sự tăng cường quân đội của Tàu cộng, ông Thayer vẫn tin tưởng vào Hoa Kỳ, cho rằng nước này có sức mạnh tư tưởng to lớn so với chế độ cộng sản.

Ông Thayer nói, “Tự do cao cấp hơn sự chuyên chế.” Bất cứ nơi nào đảng cộng sản Tàu xuất hiện, đảng này luôn “được xác định bằng việc bóc lột con người và môi trường.” Về phần Hoa Kỳ, “nước này đối xử với mọi người theo nhân quyền và quyền cá nhân của họ. Điều đó luôn khiến chúng ta trở thành một đồng minh tốt hơn. ”

“Chúng ta có những điểm mạnh chiếm ưu thế, còn họ có những điểm yếu chí mạng Nếu chúng ta có thể huy động sức mạnh của mình và quay trở lại với ý tưởng của các thế hệ đi trước, chúng ta sẽ đánh bại được mối đe dọa hiện hữu này, cũng như chúng ta đã đánh bại những mối đe dọa trước đó.”

 

Biên dịch: Doanh Doanh (etviet)

(Theo bản gốc từ The Epoch Times)

 

Posted: 28/03/2024 #views: 427
Add comment
:
Pages:  [-1]