VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
HƠI NÓNG TRÊN BIỂN ĐÔNG NƯỚC TÀU

Đại-Dương - Biển Đông nước Tàu (East China Sea, ESC) gồm có Tàu cộng, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan tiềm ẩn một cuộc chiến tranh có thể kéo theo nhiều lực lượng Hải Quân trên thế giới tham gia. Đó là một quả bom nổ chậm không-hẹn-giờ.

Độ nóng của chiến tranh tuỳ thuộc vào những quốc gia trên thế giới có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sinh hoạt trên Biển Đông nước Tàu.

Khi chiến tranh bùng nổ có thể lan tới Khối quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước trên thế giới có liên hệ sinh hoạt tới khu vực này.

Trong tranh chấp chủ quyền biển, các quốc gia liên hệ tới Biển Đông nước Tàu thường viện dẫn những hoạt động trong quá khứ xa xôi và lỗi thời mà lảng tránh các quy định pháp lý nằm trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) đã được 157 quốc gia ký kết.

Nhưng, sự tuân thủ UNCLOS thường bị một số quốc gia ký kết cố tình “bẻ cong” cho phù hợp với lợi ích riêng tư nên tranh chấp trên Biển cứ kéo rê trong sinh hoạt trên Biển Đông nước Tàu (ECS) cũng như trên Biển Nam nước Tàu (SCS).

Tình trạng này chỉ có lợi cho các cường quốc biển trong khi các quốc gia duyên hải chưa có Lực Lượng Hải Quân hùng hậu đành phải ngậm đắng, nuốt cay hầu tránh các trận hải chiến bất lợi.

Tham vọng Đế Quốc của Tàu cộng đã thể hiện rõ trong 7 chuyến chuyến “hành quân” của Hạm Đội Kho Báu vào đời Nhà Minh của Tàu cộng từ 1405 đến 1433. Hoạn Quan Trịnh Hoà được phong chức Đô Đốc để xây dựng Hạm Đội Kho Báu từ năm 1403 và Tổng Chỉ Huy cho cuộc chinh chiến bằng đường biển.

Mục đích chính của 7 chuyến “hành quân” nhằm áp đặt sự thống trị của đế quốc Tàu lên các quốc gia ven biển Nam nước Tàu, Ấn Độ Dương và Trung Đông. Mỗi lần Hạm Đội Kho Báu trở về Triều Đình đều mang theo những tài sản cướp bóc trong chuyến xuất dương. Món hàng triều cống ngoài sơn hào hải vị còn có các quân vương hoặc đại diện cho các quốc vương đã bị Trịnh Hoà dẫn về để tạ tội với Hoàng Đế Tàu.

Tập Cận Bình đang nắm ba chức vụ bao trùm Tràu cộng: Tổng Bí hư đảng cộng sản, Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Nhân Dân Tàu, Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương nên quyền uy còn lớn hơn các vị tiền nhiệm.

Tập muốn làm sống lại uy quyền của triều đình Tàu nên thường ca tụng, thán phục hoạt động của Hạm Đội Kho Báu.

Tổng Thống Joe Biden thường công khai kể lại thời gian còn làm Phó cho Tổng Thống Barack Obama đã từng theo chân Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình đi thị sát nhiều tỉnh ở Tàu cộng như đôi cánh chim giang hồ. Trái lại, cũng có dư luận nghi ngờ sự phóng đại của Biden nhằm che đậy hoạt động kinh doanh mờ ám của gia tộc với Tàu cộng.

Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng Thống Tàu Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch đã hợp tác với Hoa Kỳ mà giải thoát Hoa Lục khỏi ách thống trị của Nhật Bản nên được xếp cùng hàng với các Tổng Thống siêu cường Franklin D. Roosevelt, Thống Chế Tưởng Giới Thạch, Nguyên Soái Josef Stalin, Thủ Tướng Winston Churchill tại Hội Nghị Cairo, ngày 25-11-1943.

Thực tế, cuộc chiến chống Quân Phiệt Nhật trên đất Tàu cũng có sự góp sức của đảng cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, chủ nghĩa cộng sản lan rộng sang Đông Âu và khắp thế giới gây nên ảnh hưởng chính trị mà hậu quả là cuộc chiến Quốc-Cộng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt phát triển mạnh tại Châu Á. Mao Trạch Đông đã vận dụng được sức mạnh của giai cấp nông dân và công nhân trong kháng chiến chống Quân Phiệt Nhật.

Tưởng Giới Thạch biết được xu thế phát triển mạnh của chủ nghĩa cộng sản nên tiến hành việc di tản chiến thuật khỏi chiến trường Lục Địa. Phần lớn tài sản và di tích nền văn minh Tàu được chuyển ra khỏi Lục Địa đưa tới Đài Loan.

Đài Loan trở thành Thủ Đô của Tàu Dân Quốc. Phần lớn di tích văn minh Tàu được Tưởng Giới Thạch và giới tinh hoa bí mật chuyển tới Đài Loan mà không bị đảng cộng sản của Mao Trạch Đông huỷ diệt.

Đảo Kim Môn cách Thành Phố Hạ Môn 2 km về Phía Đông do 120,000 quân Tưởng Giới Thạch trú đóng đã đánh bại triệt để giải phóng quân của Tư Lệnh Diệp Phi khi đổ bộ lên Đại Môn. Sau 3 ngày giao chiến mà Diệp Phi không thể tiếp viện do biển ngăn cách nên 9,000 quân của Tàu cộng đổ bộ lên Kim Môn ngày 25-10-1949 đã bị giết gần 4,000 và bị bắt 5,000.

Năm 1958, Mao Trạch Đông cho bố trí trên bờ biển Hạ Môn một giàn đại pháo bắn vào Đảo Kim Môn suốt cho tới năm 1979 sau khi thiết lập được bang giao với Hoa Kỳ.

Sau khi rút khỏi Hoa Lục, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch vẫn chuẩn bị cho công cuộc giải phóng Hoa Lục khởi đầu tại Quần Đảo Mã Tổ thuộc địa hạt Tỉnh Phúc Kiến. Mã Tổ cách Đài Loan 114 hải lý và Kim Môn 152 hải lý và cách duyên hải Phúc Kiến khoảng hơn 10 hải lý.

Tưởng Tổng Thống từng chuẩn bị tấn công Hoa Lục vào năm 1965, nhưng, bị Bắc Kinh phát hiện đã đánh đắm hai chiến hạm chở biệt kích làm chết 200 lính của Tưởng nên kế hoạch phải ngưng.

Dù lực lượng Hải Quân của Tàu cộng đã lớn mạnh về số lượng mà phẩm chất và kinh nghiệm hải chiến chưa bảo đảm nên Bắc Kinh không dám động tới Kim Môn và Mã Tổ.

Người Đài Loan không vội vã giải phóng Hoa Lục mà lo phòng thủ các hòn đảo cũng như Thủ Đô Đài Bắc chờ ngày quang phục thay vì nóng vội.

Vì thế, hiện nay đa số cư dân Đài Loan tự nhận không phải là người Hoa lục với khát vọng được sống tự do mà không lệ thuộc vào Tàu cộng sản.

 

Đại-Dương (Tiếng Lòng Ta)

 

Posted: 02/03/2024 #views: 373
Add comment
:
Pages:  [-1]