VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
KHÔNG THỂ LẤY ĐẶC ĐIỂM CỦA MIỀN BẮC ÁP VÀO XÃ HỘI MIỀN NAM

 

Đường Lê Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Ngô Thời Nhiệm không hề sai

Nguyễn Gia Việt - Mấy ông này muốn ngự trên đường lộ ở Miền Nam thì tên phải như vậy vì người dân Miền Nam đọc tên mấy ổng kiểu đó thì tên đường sẽ kiểu đó.

Nhập gia tùy tục. Đất lề quê thói.

Tất cả đô thị Miền Nam đều đặt tên như vậy. Nếu đổi tên là chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng thích áp đặt.

Lịch sử Việt Nam đã có sự khác biệt từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Nó khác nhiều cái, từ suy nghĩ, cách sống, ý thức hệ, quan điểm sống, cả ẩm thực, chữ nghĩa, ăn mặc.

Thí dụ đàn bà Bắc Kỳ mặc váy thì đàn bà Miền Nam mặc quần hai ống.

Thí dụ Miền Bắc kêu “con sen” thì Miền Nam kêu “con ở”, thành ra làm thơ “Con ở Miền Nam ra thăm lăng bác” thì người Miền Bắc thấy bình thường, nhưng người Miền Nam thấy trợn ngược.

Thí dụ Miền Bắc kêu “nước dùng, thịt ba chỉ” thì Miền Nam kêu “nước lèo, thịt ba rọi”. Và cũng không ai có quyền nói “ba chỉ”,”nước dùng” mới đúng chuẩn, đúng chánh tả để khẳng định “nước lèo”,”ba rọi” là không chuẩn, sai chánh tả được.

Hoàng đế Trần Nhân Tông (1258–1308) mà người Miền Nam đọc là Trần Nhân Tôn là vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần, thời của ông qua hai cuộc động binh chống quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh.

Xã tắc hai lần lao ngựa đá

Non sông ngàn thuở vững âu vàng”

Sau 14 năm làm vua, hoàng đế Trần Nhân Tôn nhường ngôi cho con là Trần Anh Tôn để lên làm Thái Thượng Hoàng.

Một năm sau đó, tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tôn xuất gia tại hành cung Vũ Lâm.

Rồi tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đó (1308).

Có tư liệu nói năm 1299, Trần Nhân Tôn mới chánh thức xuất gia, lên núi Yên Tử tu Phật và sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm mà ông là tổ thứ nhứt. Pháp hiệu ông là là Hương Vân đại đầu đà hoặc Trúc Lâm đại đầu đà.

Người đương thời và các đời sau tôn xưng ông là Điều Ngự Giác Hoàng hoặc Điều Ngự Đệ Nhứt Tổ.

Hoàng đế Lê Tư Thành có hiệu Lê Thánh Tông (1442–1497) mà người Miền Nam đọc là Lê Thánh Tôn là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê.

Chữ Tông ở Miền Nam có thể là kị húy nên đọc thành chữ Tôn. Và đó là cái của Miền Nam hơn 300 năm nay.

Nên đặt tên đường Trần Nhân Tôn và Lê Thánh Tôn ở Sài Gòn là đúng, là chính xác.

Cũng vậy, có đường Tôn Đản ở quận 4, có Tôn Thất Thuyết, và sau 1975 ông Tôn Đức Thắng cũng phải theo cuộc chơi này.

Nói nghe!

Người Bắc họ “Vũ”, họ “Lã”, họ “Hoàng” thì họ người Miền Nam “Võ, Lữ và Huỳnh”.

Nói sai chánh tả thì ai mang họ Võ, Huỳnh, Lữ là sai chánh tả hay sao?

Mà âm Hán Việt chánh thống lại là Lữ, mà người Bắc họ đọc là Lã, còn tại Miền Nam thì Lữ, vậy ai sai chánh tả?

Người Miền Nam nói “viết chánh tả”,”bàn chánh trị”,”chánh phủ”,”chánh đảng”. Người Miền Bắc lại nói “chính tả”,”chính đảng”,”chính phủ”.

Dân Nam Kỳ mình viết thích viết chữ “chánh” trong chánh trị, chánh danh, chánh đáng, ít xài chữ “chính” như người Bắc.

Chữ chánh (正) gồm có hai chữ Thượng 上 và Hạ 下 ghép lợi, tức là người có tâm chánh thì không nịnh bợ người trên, không hiếp đáp người dưới mà người đời cho rằng “Thượng đội Hạ đạp”.

Sài Gòn có đường Trần Thiện Chánh

Trong lịch sử Việt Nam, đọc “trường” thành “tràng” lại là dân Bắc Kỳ chánh cống:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Hoa lài thì đọc thành hoa nhài, Trường An thì thành Tràng An.

長安 Trường An có nghĩa là “bình an bền lâu, lâu dài” trong tiếng Hán. Chữ Trường 長 là dài, lâu, mô tả người xõa tóc dài.

Trường An tên gọi kinh đô của hai triều đại phong kiến thạnh trị, hùng cường của Tàu thuộc vùng Tây An là: Tiền Hán (206 TCN-8 Sau CN) và Đường (618–907). Xuất phát từ tên vùng đất là Tây An.

Tràng An ở đây hiểu theo từ đồng nghĩa là Trường Yên. Hà Nội tự cho mình là Tràng An và dưới Ninh Bình cũng có Tràng An

Vì sao từ “Trường An” thành “Tràng An”?

Có lẽ là do những người xài chữ Trường An đầu tiên đã nói đớt líu lo. Người Ninh Bình từ Hoa Lư theo Lý Công Uẩn lên đã mang theo chữ Tràng An nói ngọng này.

Bắc Kỳ rõ nhứt là phát âm L, N là cái sai cố hữu, từ Linh thành Ninh, từ long linh thành nong ninh, “Tôi đi Hà Lội mua cái lồi về lấu cơn lếp”

Người Bắc cũng phát âm Tr và Ch như nhau. Đọc từ “ường” thành “àng” là cách nói làm biếng, là do bị đớt cần rút gọn câu.

Người Bắc có nhiều bút tích đã chuyển đổi chữ trường (dài) thành tràng, mà trong tiếng Hán cũng có chữ tràng với nghĩa khác hẳn. Từ Trường An người Hà Nội kéo qua biến luôn Trường Tiền thành Tràng Tiền.

Thời Nguyễn vua Gia Long cho lập ra một xưởng đúc tiền tên là Bảo Tuyền Cục tại làng Cựu Lâu, huyện Thọ Xương, dân quen gọi là Trường Tiền, dân Bắc đọc thành Tràng Tiền.

Sống làm lính gác Tràng Tiền

Chết làm Thành hoàng làng Mơ”

Kinh thành Huế cũng có một cái xưởng đúc tiền tên Trường Tiền, sau đó có cây cầu gần đó tên là cầu Trường Tiền. Người Huế đặc biệt không có phát âm từ trường thành tràng, nên năm 1991 cầu Trường Tiền được trùng tu do công ty cầu 1 Thăng Long Hà Nội làm. Khi xong thì tự ý gắn tấm biển đồng ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” làm dân Huế, dân Nam Kỳ chửi nhoi trời, mấy năm sau mới thay tên lại là Trường Tiền.

Miền Nam chỉ có Trường Bình, Trường An, Trường Tây, Trường Thành, Trường Khánh.

Miền Nam chỉ có châu, không có chu như ngoài Bắc. Ai dám đổi Châu Đốc thành Chu Đốc? Châu Thành thành Chu Thành?

Nhà chánh trị Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã sanh ra ở xứ Quảng Nam thì khai sanh không thể là Phan Chu Trinh được.

Bản thân cụ Phan Tây Hồ ký tên là Phan Châu Trinh.

Người Nam Kỳ vẫn gọi Chu là Châu, thí dụ châu sa, châu thành, hỏa châu, rồi dịch tên ra Châu Bá Thông, Châu Tinh Trì, Châu Tấn …Châu là một đặc trưng của người Nam, thành ra đường xá sau 1950 đặt tên là Phan Châu Trinh ngay chợ Bến Thành, bản đồ trước 1975 là Phan Châu Trinh.

Sau 1975 thì đường Phan Châu Trinh chợ Bến Thành lập tức bị đổi thành Phan Chu Trinh cho chuẩn kiểu Bắc Hà Nội.

Do lịch sử và quá trình khai phá Nam Kỳ mà ngôn ngữ Miền Nam rất đặc biệt. Thí dụ nhiều nơi đọc “thái” thành “thới”, chữ “nguyên” thành chữ “nguơn”, “quờn” là chữ biến âm chữ “hoàn”. “Quơn” là đọc biến âm của chữ “Quan”, “khang” thành “khương”, “tính” thành chữ “tánh”.

Kết luận và đề nghị:

Rue de Ký Hòa là viết sai của Chí Hòa. Đại đồn Chí Hòa nằm trên đất làng Chí Hòa, Pháp viết sai thành Kỳ Hòa, Chợ Lớn sai hơn khi lập đường Ký Hòa

Sài Gòn có đường Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm, hai anh em ruột. Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm là hai con đường ở khu trung tâm Chợ Cũ, trung tâm là đại lộ Hàm Nghi, hai tên đường này sai tên thiệt.

Tên đúng phải là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Tiệp

Cũng như Trương Quốc Dung phải sửa thành Trương Quốc Dụng

Nhưng đường Trần Nhân Tôn, Lê Thánh Tôn, Tôn Đản, Ngô Thời Nhiệm là đúng chánh tả với lịch sử Sài Gòn. Vì tra lý lịch cũng là chính xác những nhân vật lịch sử đó thôi.

Đổi tên là không tôn trọng lịch sử Miền Nam.

Không cần biết là kị húy hay dân đọc như vậy. Nhưng trên 300 năm nay đó là cách đọc của Miền Nam, đọc đúng đàng hoàng trên đất Miền Nam này, yêu cầu phải được tôn trọng.

Đó là tiếng Miền Nam, thành đặc điểm của Sài Gòn, nói thẳng là thành “thổ ngơi” thơm phức của Sài Gòn rồi đó:

“….dưới thổ ngơi Sài Gòn

Từng chưn tóc mùi bùn đất nhiệt đới

Không cách gì gột rửa cho bay mùi..”

Nếu các ông đổi tên Trần Nhân Tôn, Lê Thánh Tôn, Tôn Đản, Ngô Thời Nhiệm ra thành Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Tông Đản, Ngô Thì Nhậm mới là sai chánh tả, vô duyên với đất Sài Gòn này.

Vậy đề nghị đổi tên những tên đường sau đây nếu tính “sai chánh tả” với chuẩn Bắc:

Tôn Đức Thắng phải đổi thành Tông Đức Thắng

Võ Văn Tần phải đổi thành Vũ Văn Tần

Võ Văn Kiệt đổi lại thành Vũ Văn Kiệt

Võ Thị Sáu phải đổi thành Vũ Thị Sáu

Võ Nguyên Giáp phải đổi tên thành Vũ Nguyên Giáp

Võ Chí Công phải đổi thành Vũ Chí Công

Tôn Thất Thuyết đổi thành Tông Thất Thuyết

Tôn Thất Tùng phải thành Tông Thất Tùng

Đổi tên đường và cư xá Lữ Gia thành Lã Gia

Đổi tên đường Huỳnh Tấn Phát thành Hoàng Tấn Phát

Đổi đường Trần Thiện Chánh thành Trần Thiện Chính

Đổi đường Hồ Biểu Chánh thành Hồ Biểu Chính cho đúng chánh tả Hà Nội

Đổi Trường Chinh thành Tràng Chinh cho đúng

Đổi Trường Sơn thành Tràng Sơn cho chuẩn Hà Nội

Đổi Ngô Thời Nhiệm thành Ngô Thì Nhậm thì làm ơn đổi tên luôn đường Nguyễn Thời Trung ở quận 5, đổi tên luôn huyện Trần Văn Thời ở Cà Mau thành Nguyễn Thì Trung và Trần Văn Thì cho chuẩn Bắc.

Đổi tên luôn đường Bình Thới ở quận 11 thành Bình Thái cho chuẩn Bắc. Đổi luôn Tân Thới Hiệp, Tân Thới Hòa, Bình Quới, Quới Sơn, Quới Thiện… thành Tân Thái Hiệp, Tân Thái Hòa, Bình Quế, Quế Sơn, Quế Thiện cho đúng chánh tả chuẩn Bắc.

Rồi đề nghị bà quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cúng chè đổi họ thành Vũ Thị Ánh Xuân luôn cho đúng chánh tả.

Nếu làm sát rạt thì đổi đường Lê Lợi, Lê Lai, Lạc Long Quân, Lý Thường Kiệt luôn. Đổi thành đường Nê Nai, Nê Nợi, Nạc Nong Quân, Ný Thường Kiệt cho đúng âm Bắc.

Nếu ai đó nói lấy“khai sanh” mà xét thì làm ơn trả lại tên cho ông Phan Châu Trinh.

 

Nguyễn Gia Việt

(Theo Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 17-2-23)

 

Posted: 09/06/2023 #views: 711
Add comment
:
Pages:  [-1]