VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
KẾT THÚC BA NGÀY HỌP TẠI KARUIZAWA, NHẬT BẢN, G7 ĐÃ ĐỒNG THUẬN 2 VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

 

Ngoại trưởng các nước G7 và đại diện ngoại giao Liên Âu, Karuizawa, Nhật Bản, ngày 18/04/2023. (© AP - Yuichi Yamazaki)

Minh Anh (RFI) - Kết thúc ba ngày họp tại Karuizawa, Nhật Bản, hôm nay, 18/04/2023, các ngoại trưởng khối G7 đã thể hiện một mặt trận thống nhất, lên án các « hoạt động quân sự hóa » trên biển của Tàu cộng, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo những nước nào hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraina.

1- G7 LÊN ÁN THAM VỌNG QUÂN SỰ CỦA TÀU CỘNG TẠI BIỂN ĐÔNG

Thứ tự các ưu tiên trong thông cáo cho thấy xung đột giữa Nga và Ukraina cũng như các tham vọng của Tàu cộng tại vùng châu Á – Thái Bình Dương, đã ngự trị các cuộc tranh luận của khối G7 bắt đầu từ hôm Chủ Nhật 16/04.

Theo AFP, thông cáo mở đầu bằng việc cực lực lên án cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga là « một hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế », bao gồm cả Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, đồng thời cảnh cáo những nước nào hỗ trợ Nga trong cuộc chiến chống Ukraina sẽ phải « trả giá đắt ».

Trong phần liên quan đến Tàu cộng (mục thứ 3), nhóm G7 bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay cưỡng ép. Thông cáo ghi : « Tàu cộng không có một cơ sở pháp lý nào cho các yêu sách lãnh hải rộng lớn tại Biển Đông, và chúng tôi phản đối mọi hoạt động quân sự hóa tại khu vực ».

Văn bản của G7 nhấn mạnh đến tầm quan trọng, tính chất phổ quát và thống nhất của Công ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), một khuôn khổ pháp lý cho phép điều chỉnh các hoạt động trên biển và đại dương, và cũng là cơ sở hữu ích để giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình mà ví dụ điển hình là phán quyết của Tòa án Trọng tài ngày 12/07/2016, trong vụ Philippines kiện Tàu cộng.

Liên quan đến Đài Loan, khối G7 nhấn mạnh, duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan là một « yếu tố không thể thiếu » cho sự thịnh vượng chung của cộng đồng quốc tế.

Thông cáo của G7 cũng bày tỏ « lo lắng » về việc « Tàu cộng liên tục mở rộng và nhanh chóng kho vũ khí hạt nhân » và cũng đề nghị Bắc Triều Tiên « ngừng » các cuộc thử hạt nhân mới và tên lửa đạn đạo.

Bắc Kinh đã có phản ứng gay gắt. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay tố cáo khối G7 là đã « vu khống » và « bôi nhọ » Tàu cộng sau khi ra thông cáo chỉ trích các chính sách của Bắc Kinh.

Bên cạnh những hồ sơ nóng, thông cáo của G7 cũng đề cập đến nhiều vấn đề và khủng hoảng chính trị khác trên thế giới, từ Myanmar, Afghanistan, Trung Đông, Iran, Sudan… (RFI)

2- G7 LẬP LIÊN MINH NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ GỒM ANH, MỸ, CANADA, NHẬT VÀ PHÁP “ĐỂ LOẠI TRỪ NGA”

Anh Quốc vừa đưa vào Eo biển Bristol hai dàn lắp ống hạ nhiệt cho nhà máy điện nguyên tử Hinkley Point C (ADF energy)

BBC - Các nước Anh, Mỹ, Canada, Nhật và Pháp vừa lập một liên minh về năng lượng hạt nhân nhằm loại trừ Nga ra khỏi thị trường này, theo công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Sapporo, Nhật Bản.

Mục tiêu 'hạ thấp và loại trừ Nga' ra khỏi thị trường điện hạt nhân được Bộ An ninh Năng lượng và Phát thải Zero của Anh công bố hôm 17/04/2023.

Có mặt tại Sapporo dự hội nghị G7, Bộ trưởng An ninh Năng lượng Anh, Grant Shapps chia sẻ trên Twitter rằng "các nước [Anh và Nhật] cần bảo vệ di sản của mình để các thế hệ sau được hưởng, và trở thành quốc gia an toàn về năng lượng, dùng năng lượng tái tạo là chìa khóa để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường".

Thỏa thuận của các nước tham gia liên minh năng lượng nguyên tử này "còn giúp đẩy nhanh tiến trình độc lập nguồn năng lượng của Anh Quốc, và giảm chi phí tiêu dùng điện", chính phủ Anh thông báo.

Mục tiêu của Anh Quốc là tăng điện năng từ nguồn nguyên tử lên 25% vào 2050.

Hiện nay, các nhà máy điện nguyên tử cung cấp 15% tổng công suất lưới điện quốc gia Anh.

Hôm qua, Chủ Nhật, các bộ trưởng của G7 hoàn tất hai ngày họp về khí hậu, năng lượng và chính sách môi trường tại thành phố miền bắc Nhật Bản.

Họ đã đồng ý về các mục tiêu chung, tham vọng hơn về điện mặt trời và điện gió ngoài khơi, nhưng không dám xác nhận lại hạn 2023 để chấm dứt điện than.

Không còn phụ thuộc gì vào Nga

Theo chính phủ Anh, tính đến cuối 2021, chỉ có 4% khí đốt ở Anh phải nhập gián tiếp từ Nga, qua thị trường quốc tế.

Từ ngày Nga tấn công Ukraine tháng 2/2022, Anh Quốc nêu kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập năng lượng từ Nga cho tới hết 2022.

Khác một số quốc gia châu Âu phụ thuộc vào khí đốt từ Nga khá nhiều, Anh Quốc đã đa dạng hóa các nguồn năng lượng, và đầu tư 90 tỷ bảng từ 2012 vào các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là điện gió.

Hiện nay, Anh đã trở thành một trong những nước có nguồn năng lượng đa dạng nhất thế giới, theo trang web của chính phủ nước này.

Hôm 11/04 vừa qua, Anh Quốc đưa vào hai giàn lắp ống ngầm đáy biển ở ngoài khơi Somerset phục vụ cho nhà máy điện nguyên tử mới, Hinkley Point C.

Hai giàn cơ khí Neptune và Sea Challenger đã giúp việc lắp sáu ống làm mát xuống biển, phục vụ nhà máy điện nguyên tử trên bờ.

Cách làm này dùng nước biển để hạ nhiệt cho lò phản ứng, để nước chảy qua hệ thống đường ngầm 10 km.

Hinkley Point C đã được công ty EDF Energy xây từ 5 năm qua. (BBC)

 

Posted: 19/04/2023 #views: 1528
Add comment
:
Pages:  [-1]