VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
BÀI HỌC 30 THÁNG 4

 

LLCQ - Ngày 30 tháng Tư lại đến với dân tộc Việt. Sau 48 năm kể từ năm 1975, nếu nhật kỳ 30 tháng 4 còn hàm chứa sự vui mừng, hả hê của một số người, thì đây chỉ là cảm nghĩ của một thiểu số rất nhỏ so với đại khối dân tộc. Thiểu số này là thành phần ngày nay đang nắm trong tay quyền làm chủ nhân ông đất nước, tự tung tự tác, đứng ngoài và đứng trên luật pháp quốc gia. Nói rõ ra, đây là thiểu số chóp bu lãnh đạo đảng Việt cộng.

Còn đối với đại đa số dân chúng, ngày 30 tháng 4 đã trở thành một nhật kỳ biểu tượng cho cay đắng, ngậm ngùi, mất mát, ngày mà sự lừa đảo, dối gạt đã chiến thắng sự chân chính, ngay thật. Đây không phải chỉ là tâm trạng của dân chúng Miền Nam, thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hay bên “thua cuộc”, mà là của cả đông đảo người dân miền Bắc, thành phần mà vào tháng Tư Năm 75, thuộc bên “thắng cuộc”. Và đây cũng không phải chỉ là tâm trạng của dân chúng bình thường, mà còn là của một số không nhỏ chính những đảng viên Đảng Việt cộng, những người đã đổ bao mồ hôi, nước mắt, và cả sinh mạng, để góp phần tạo nên cái gọi là “Đại thắng Mùa Xuân 30 tháng 4” của đảng.

Chống "việt gian cộng sản" hay "chống cộng" tức là"chống cái ác"!

Trong bối cảnh đó, đại khối dân tộc có thể rút tỉa được một số bài học quý giá qua biến cố 30 tháng 4.

Đối với dân chúng miền Nam, bài học quan trọng hàng đầu là mỗi người dân phải ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước, và tự mình chu toàn trách nhiệm này, không thể trốn tránh hoặc trông cậy vào người khác. Nhìn vào miền Nam trước 75, phải thành thật nhìn nhận rằng một số không nhỏ dân chúng đã thờ ơ với thời cuộc. Sự thờ ơ này thể hiện rõ ràng nhất là tệ nạn trốn lính, lính ma, lính kiểng. Tương tự, trong khi ở chiến trường, binh sĩ phải hy sinh gian khổ, thì tại hậu phương thành thị, nhiều người vẫn nhởn nhơ vui chơi, đua nhau làm giàu, kể cả bằng những phương cách bất chính.

Vì vậy biến cố đau thương 30 tháng 4 năm 75 xẩy đến không phải chỉ vì cấp lãnh đạo miền Nam thiếu viễn kiến và khả năng, mà còn vì một số không nhỏ dân chúng miền Nam không có tinh thần trách nhiệm, ích kỷ, ỷ lại vào người khác.

Cũng vậy, Miền Nam mất không phải hoàn toàn vì “đồng minh tháo chạy” hay “Hoa Kỳ bỏ rơi”, mà vì tinh thần vọng ngoại mù quáng của một số không nhỏ. Nhân dân Miền Nam không tự đứng nổi trên đôi chân của chính mình, thì làm sao có thể trông đợi hay đòi hỏi ngoại nhân giúp đỡ để bước tới. Sẽ không có một thế lực ngoại bang nào giúp chúng ta trong điều kiện như vậy, trừ khi họ giúp đỡ để rồi chiếm đọat luôn đất nước chúng ta.

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc VN là của người Việt Nam

Đối với dân chúng miền Bắc, bài học 30 tháng 4 cũng khá đắt giá! Đành rằng vì bị tuyên truyền phỉnh gạt, số đông đã chấp nhận gian khổ, hy sinh kể cả mạng sống, để gọi là “giải phóng miền Nam”, nhưng khi đã nhìn rõ sự thật, biết mình bị lừa dối, thì vì “sợ hãi”, đại đa số đã chấp nhận thái độ “hèn”, theo lối nói của nhạc sĩ Tô Hải, tiếp tục cúi đầu khuất phục đảng. Chính sự vì sự khuất phục này, đảng CS ngày càng lộng hành, đạp trên đầu trên cổ nhân dân.

Ở đây, cần phải vạch rõ trách nhiệm của những đảng viên cao cấp, mặc dù đã nhìn rõ những sai hỏng của đảng và trong tay có một số quyền lực, nhưng chỉ dám lên tiếng khi về hưu, còn lúc tại chức vẫn “ngậm miệng ăn tiền”.

Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận sự can đảm, kiên cường của một số, dù rất ít, dân chúng miền Bắc đã dám đứng lên chống đối đảng, trong đó phải kể đến các văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm của những năm 1950, những đảng viên phản tỉnh trong vụ án “Xét lại chống đảng” trong những năm 1960-1970. Và trong thời gian qua, mặc dù phải đối đầu với sự trấn áp man rợ của nhà cầm quyền CS, phong trào đối kháng vẫn lan rộng, quy tụ nhiều thành phần, từ thanh niên, sinh viên, đến một số văn nghệ sĩ, trí thức, và cả một số đảng viên bỏ đảng, cùng với sự hình thành những tổ chức xã hội dân sự độc lập. Tuy nhiên, nói về lượng, con số này vẫn còn khá khiêm nhường so với nhu cầu thay đổi vận mệnh đất nước.

Những bài học trên, dù liên hệ đến biến cố 30 tháng 4 của 48 năm trước, nhưng nay vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc Việt.

Đừng trốn tánh trách nhiệm

Hơn bất cứ lúc nào, đây là lúc mọi người dân phải ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước, đặc biệt là trong lúc hiểm hoạ Bắc thuộc đang đè nặng trên quê hương. Từ ý thức trách nhiệm, mỗi người phải vượt lên “nỗi sợ”, dấn thân hàng động, không thể trông đợi kẻ khác làm thay mình.

Cuộc chiến của quân dân Ukraine chống quân Nga xâm lăng đang diễn ra là một thí dụ sống động và điển hình nhất về bài học trên!

Trước lực lượng quân Nga đông đảo do Vladimir Putin chỉ đạo tấn công nhiều mặt vào đất nước mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thay vì tạm lánh nạn đi nơi khác như đề nghị của Hoa Kỳ, ông đã can đảm cùng gia đình ở lại thủ đô Kiev để trực tiếp lãnh đạo công cuộc chống ngoại xâm. Hành động can trường này của ông đã khiến quân dân Ukraine nức lòng, nên hăng hái tự nguyện hy sinh bảo vệ đất nước. Tương tự, khi thấy chính dân chúng Ukraine can đảm, quyết tâm chống trả quân Nga, thì các nước Tây phương, dù ban đầu còn dè dặt, chần chừ, cũng đã tích cực yểm trợ mọi mặt cho Ukraine.

Tấm gương chống ngoại xâm của quân dân Ukraine là sự kiện mà nhân dân Việt Nam cần suy nghiệm trong khi theo đuổi công cuộc tranh đấu loại bỏ chế độ CS phản dân hại nước hiện nay.


Lực Lượng Cứu Quốc

 

Posted: 30/04/2023 #views: 1323
Add comment
:
Pages:  [-1]