VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
Ý DÂN: VÀI Ý NGHĨ THÔ THIỂN VỀ BÀI VIẾT MANG TỰA ĐỀ: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng' của TS Nguyễn Hữu Liêm
Du lịch Chùa Một Cột - Một trong những biểu tượng Hà Nội - BestPrice
Ý Dân
 
Nhân đọc qua bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Liêm với tựa đề "Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng", nay xin góp lên vài nhận định sau đây:
- Tác giả Nguyễn Hữu Liêm đang "bới bèo ra bọ" về Phật Giáo nói riêng và tôn giáo nói chung ?
- Sự phân tích mập mờ qua cung cách dùng từ lẫn lộn trong lời tựa của  tác giả Nguyễn Hữu Liêm đã hiển lộ cho người đọc về một sự thiếu chân thực có chủ đich.
 
Vì lẽ: 
Nếu là một lởi khẳng định (affirmation) hay xác định(statement) thì không thể bắt đầu bằng nhóm chữ "Có phải ..." được. Vì hai chữ đó chỉ dùng để nêu lên một vấn đề mà tác giả muốn đặt ra một giả thuyết (hypothesis), một giả định (assumption), hay một nghi vấn (question) mà thôi. Trong tựa đề ông bắt hai chữ "Có phải..." nhưng lại thiếu dấu hỏi, làm cho người đọc không hiểu ông muốn gì ? Không biết khi trình luận án, TS Nguyễn Hữu Liêm có học cách viết thế nào cho đúng hay không ? (it nhất là tựa đề, chưa nói đến nội dung và sự chuẩn xác về những điều đã viết). Theo tôi được biết những TS tại Việt Nam, thuê người khác viết luận án, thường hay viết lung tung như thế.
 
Thật vậy, ngay tựa đề bài viết tác giả Nguyễn Hữu Liêm đã nhập nhằng gom Phật Giáo và Đảng Cộng Sản tại Việt Nam (CSVN) là một, không ngoài mục đích hàm ý cho người ta hiểu Phật giáo và Ắc đảng Cộng sản có sự gắn bó mật thiết, cùng chịu chung một cộng nghiệp như nhau khi ĐCSVN sụp đổ. Nếu tác giả thêm vào hai chữ hai chữ "Quốc Doanh" sau tổ chức các tôn giáo như: Phật giáo Quốc doanh, Thiên Chúa giáo Quốc doanh, Cao Đài Quốc doanh, Hòa Hảo Quốc doanh... thì chúng tôi không bàn tới, vì lẽ hơn 46 năm qua kể từ ngày cưỡng chiếm Miền Nam 30-4-1975, mọi người ai cũng quá rõ CSVN xử dụng một chính sách thâm độc là biến tôn giáo thành công cụ cho Đảng và cũng để củng cố cho Đảng. Cộng sản đã lập ra  "Ban Tôn Giáo Chính Phủ" trực thuộc "Mặt Trận Tổ Quốc" .  Hai chữ tôn giáo trong cái gọi "Ban Tôn Giáo Chính Phủ" có nghĩa bao gồm tất cả các tôn giáo tại Việt Nam chứ không riêng gì Phật giáo. Chính sách này hoàn toàn rập khuôn y chang như bên Tàu Cộng vậy. Do đó, bảo rằng Đảng Cộng Sản đang gặp phải khủng hoảng, thì không chỉ có tổ chức Phật Giáo Quốc Doanh khủng hoảng,  mà tất cả các Tổ Chức Tôn Giáo Quốc Doanh khác do CS đẻ ra đều gặp khủng hoảng chung, trong số đó hẳn nhiên có tổ chức Thiên Chúa giáo Quốc doanh nữa. 
 
Từ lâu trên các trang mạng chúng tôi đã đọc vô số bài viết có cùng một lối suy diễn như TS Nguyễn Hữu Liêm, một mực quy chụp Phật Giáo và Cộng Sản có cùng một sự liên hệ mật thiết với nhau. Lối suy diễn một cách mập mờ nhưng mang đầy ác ý này chúng tôi đã trả lời nhiều rồi. Cộng sản chủ trương Tam Vô: Vô Tổ quốc, Vô Gia đình, Vô Tôn giáo. Cộng sản mang danh một chề độ vô thần, thì tất cả mọi tôn giáo đều là nạn nhân không riêng gì Phật giáo Việt Nam, do đó TS Nguyễn Hữu Liêm xin hãy chấm dứt gieo trong đầu óc người đọc làm như không có Phật Giáo thì không có Cộng Sản và không có Cộng Sản thì không có Phật Giáo. Một khi chỉ biết quy chụp cho Phật giáo mà thôi, thì chẳng khác nào vô tình hay cố ý đã ca ngợi Đảng Cộng sản tôn trọng quyền tự do tôn giáo trên trường quốc tế vậy.
 
Sự hiểu biết về Phật giáo một cách thui chột của TS Nguyễn Hữu Liêm chẳng khác nào như Cộng Sản đã và đang tuyên truyền với người dân trong nước là Đạo Phật gần giống như Chủ Nghĩa Vô Sản (vì Phật dạy Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni nên sống cuộc đời "thiểu dục tri túc, ba y một bát") ?  Hiểu Phật giáo như thế chẳng khác chi người mù sờ voi, hoàn toàn không có tri thức để thấy được  một kho tàng vô hạn qua Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật, Luận) và giáo lý nhà Phật. Nên nhớ rằng Cộng Sản chủ trương Bạo Lực, Vô Thần và Duy Vật còn Phật giáo thì lại khác hẳn. Đức Phật dạy người con Phật phải diệt tham, sân, si, bỏ ác làm lành, thể hiện lòng từ bi, vị tha, hài hòa hầu mang đến an sự an lạc, lợi ích  cho chúng sanh, điều này đã cho thấy hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau như nước (Phật Giáo) và lửa (Cộng Sản).  
 
CSVN lo sợ các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo, và các tổ chức quần chúng, giống như Giang Trạch Dân và Đảng Cọng Sản Tàu sợ sự bành trướng của Tổ Chức Pháp Luân Công tại Trung Cộng vậy. Do đó để củng cố cho Đảng, CS đã ra tay quốc doanh hóa Phật Giáo trước tiên vào năm 1982 là không ngoài mục đích nhằm trừ hậu loạn bởi một tôn giáo có tín đồ đông đảo đại đa số quần chúng. Lần lần rồi CSVN cũng đã thu gọn quốc doanh hóa các tôn giáo khác, luôn cả Thiên Chúa giáo Quốc doanh minh chứng qua sự kiện Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tại Thái Hà, LM Đặng Hữu Nam tại Nghệ An. Sự dời đổi các trụ cột của các nhà lãnh đạo đấu tranh tôn giáo này, dù không nói thì hẳn rằng ai cũng biết phải có sự thỏa thuận và xếp đặt giữa Vatican, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và ĐCSVN.
 
Thêm nữa, Cộng Sản đã học những bài học về sức mạnh đấu tranh của quần chúng, như cuộc đấu tranh bất bạo động của dân Ấn Độ qua lãnh đạo của Thánh Mahatma Gandhi (Ngài là một người tu theo Ấn Giáo (Hindu) chiếm đa số ở Ấn Độ) đã làm cho Thực Dân Anh lúc bấy giờ phải thúc thủ trước những cuộc đình công và xuống đường khắp cả nước để đòi độc lập, dù trong tay Thực Dân Anh lúc đó có đủ súng đạn, quân đội và sẵn sàng dùng bạo lực để đàn áp. Bài học qua các cuộc xuống đường đòi tự do tôn giáo của chư tăng ni, đồng bào Phật tử vào năm 1963 đã đưa đến sự đỗ của Chính Phủ TT Ngô Đình Diệm. Các cuộc xuống đường năm 1965-1966 áp lực buộc Chính Phủ TT Nguyễn Văn Thiệu và PTT Nguyễn Cao Kỳ phải soạn thảo Bản Hiến Pháp rõ ràng và dân chúng phải có tự do bầu cử để tránh một chế độ độc tài quân phiệt ra đời. Tại Mỹ, dưới sự Lãnh Đạo của Mục Sư Tin Lành Luther King đã thúc đẩy Chính Phủ Hoa Kỳ tu chính Hiến Pháp, sửa đổi luật pháp, bãi bỏ những kỳ thị của người da trắng để ngày nay có sự bình đẳng giữa các màu da và chủng tộc khác nhau.   
 
Một khi đã biết rõ âm mưu thâm độc của ĐCSVN trong chính sách quốc doanh hóa mọi tôn giáo, để rồi mang tâm hãm hại Phật giáo qua hình tướng công an trá hình mang sắc thái Phật Giáo mà quy chụp riêng cho Phật giáo thì hành động thâm độc này cũng không khác gì Cộng sản cả! Ngược lại còn tạo cơ hội cho nhiều người  thuộc tôn giáo khác lên án Thiên Chúa Giáo đã tiếp tay với các chế độ Thực Dân: Như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... đã vào xâm chiếm Ấn Độ, Việt Nam, Phi Luật Tân, Hồng Không, Macao, các nước Nam Mỹ và Phi Châu...áp đặt một chế độ bóc lột và hà khắc chăng ? Đó là chưa kể có thể khơi dậy lại các cuộc Thập Tự Chinh (Crusades) đẫm máu giữa La Mã và Hồi Giáo, gây nên nhiều đau khổ cho con người vào những thế kỹ trước. Phải công tâm mà nói, từ khi đạo Phật xuất hiện cho đến nay, trong lịch sử nhân loại, Phật Giáo chưa bao giờ chủ trương tranh chấp và giải quyết mâu thuẫn bằng thù hận, và bạo lực gây máu đổ đầu rơi. 
 
Đã vậy, TS Nguyễn Hữu Liêm còn mang Thiền Sư Nhất Hạnh trưng dẫn như một hình ảnh tiêu biểu của các sinh hoạt Phật Giáo ở hải ngoại, để rồi lấy đó kết luận Phật Giáo là như vậy! Ngoài ra còn cho rằng thế giới trí thức Tây Phương, lỡ bước sang ngang qua Phật Giáo, đã đánh mất sự háo hức rồi thất vọng chỉ vì Phật Giáo không đáp ứng được nhu cầu tâm linh như đã mong đợi. Kết luận như thế thì không khác chi những kẻ thiếu hiểu biết nhận định một cách vu vơ! Đề nghị TS Nguyễn Hữu Liêm nên bỏ thì giờ theo học các lớp sơ cấp, trung cấp và Đại học Phật giáo sẽ hiểu rằng mỗi vị thầy chỉ chuyên tu về một pháp môn của mình và trình độ tu chứng khác nhau. Những vị này truyền dạy cho đệ tử của mình theo vốn liếng của vị Thầy đó có. Ngoài ra, tiếp nhận được hay không, còn tùy thuộc căn cơ của của từng đệ tử nữa. Ví dụ, không thể so sánh vị Thầy dạy cấp hai đem chương trình dạy và cách dạy như một giảng sư đại học, và lại không thể vì vài học sinh đội sổ, bỏ cuộc, hay học sinh quá xuất sắc mà cho rằng môn học đó dở hay hay được. Bể học mênh mông, Giáo lý nhà Phật là kho tàng thậm thâm vi diệu sợ rằng không có sức và không đủ thời gian trong một kiếp người để học hết mà thôi! Không học hết, không hiểu đạo một cách thâm sâu, không thực hành đạo một cách đúng nghĩa là do căn căn cơ của người đó, còn hương vị giải thoát nhà Phật vẫn còn đó, không vì một cá nhân nào, một đảng phái nào có thể biến đổi được.  
 
Chúng tôi không bênh vực hay chỉ trích Thiền sư Nhất Hạnh những việc mà lâu nay công luận lên tiếng đúng sai. Những gì Ông đã làm Ông sẽ chịu trách nhiệm theo nghiệp qủa của Ông. Tuy nhiên xét về mặt tâm linh, Ông đã  dành phần lớn cả cuộc đời truyền dạy sang Tây Phương một phần nào về phương pháp thực hành thiền quán trong Phật Giáo bằng cách điều tức (kiểm soát hơi thở), điều thân (bỏ việc ác, làm điều lành), và điều tâm (chánh niệm, không cho ý tưởng chạy lung tung), v.v... Chỉ cần tu tâp thiền quán nhập môn đó một cách nhuần nhuyễn đã đem đến nhiều lợi ích và làm thay đổi đời sống của rất nhiều người ở xã hội Tây Phương vốn dĩ có nhiều áp lực gây nên bạo lực gia đình, tội ác ngoài xã hội nhằm hàn gắn những đổ vỡ trong các mối liên hệ tình cảm, tạo căn bản cho những thăng tiến khác về đời sống nội tâm, an bình trong cuộc sống và đó cũng là mục đích thiết thực của Phật Giáo trong đời sống hàng ngày vậy.. Một vị bác sĩ tâm lý học (psychologist hay psychiatrist) bỏ mấy chục năm để học khoa tâm lý học hoặc y khoa, ra trường cũng chỉ để cứu chữa cho một số bệnh nhân một cách hữu hạn mà thôi. Một vị chân sư nào đó cũng chỉ độ cho một vài đệ tử xuất sắc, còn lại đa số bị rơi rớt đằng sau. Ngay cả Đức Phật hay Chúa Jesu cũng không độ cho cả thế giới này được. Trong một mức độ nào đó, Thiền sư Nhất Hạnh đã đóng góp hết mình trong phạm vi khả năng tu chứng và hoàn cảnh của Ông cho cuộc đời này. Nay đã sang thế giới bên kia, phận sự của Ông đã chấm hết. Còn lại chăng là trọng trách của những nhà lãnh đạo tôn giáo hiện nay trong và ngoài nước. Nếu không đồng ý, xin  hãy trưng dẫn vài vị tu sĩ thuộc mọi tôn giáo đã và đang tạo nên những lợi ích gì hoặc những thành qủa tương xứng cho tha nhân đi ! Phật Giáo rất tự do, không thúc ép hay quyến rũ Phật tử bằng hình thức hôn nhân, "theo đạo có gạo mà ăn", lại không dùng bạo lực để khống chế hay áp đặt tín ngưỡng. Ngược lại, mọi người đến với Phật Giáo bằng tự nguyện, tự giác và vì yêu chuộng giáo lý thậm thâm vi diệu của Đạo Phật. Chính vì vậy mà có rất nhiều trí thức và tuổi trẻ Tây Phương đã tìm đến ngày càng đông. Ngày nay, các phân khoa triết học và tôn giáo đã đem môn Phật học vào trong chương trình giảng dạy của họ tại các viện đại học lớn ở nhiều quốc gia khác nhau. 
 
Không vì sự thoái hóa của những tầng lớp tu sĩ do hoàn cảnh chính trị của đất nước gây nên trong nước mà vội vàng kết luận một cách võ đoán, sai lạc về Phật Giáo. "Ba nó lú còn có chú nó khôn", "Cây tre 100 đốt, có đốt dài, đốt ngắn", có những ông sư trọc đầu, mặc áo cà sa nhưng uống rượu, ăn thịt, phá giới, phạm trai, và chỉ biết tiền tài danh vọng. Nhưng dĩ nhiên cũng có rất nhiều vị chân tu thực hành và đi đúng giới luật Phật Giáo mang hoài bảo thanh cao, ly trần, thoát tục, giác ngộ, giải thoát để độ chúng sanh (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh) cho đến ngày thành Phật, không thể vơ đũa cả nắm. Phật Giáo là con đường, ai đi đúng thì lợi lạc cho mình và cho xã hội (chứng đạo). Ai đi sai lạc thì bị đọa lạc tam đồ khổ. Phật Giáo muôn đời vẫn thế không bao giờ thay đổi hay chẳng sứt mẻ gì cả, có chăng là các tổ chức lấy danh nghĩa Phật Giáo có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị, nên mới có thịnh, có suy theo vận nước nổi trôi, nhưng đạo Phật thì không. Lúc xưa, đã có những lúc Phật Giáo hưng thịnh, nhiều vị thiền sư đã được tôn làm quốc sư (teacher of prince). Nhưng chỉ năm thì mười họa, họ được mời vào trong cung để thuyết pháp, dạy đạo cho hoàng tử, công chúa, hoàng thân quốc thích, hay những quan lại trong triều đình. Xong việc, những vị đó lại trở về bổn tự tiếp tục ẩn tu, không xen vào các việc triều chính trong triều đình. Và, cũng nhờ sự uốn nắn của các vị quốc sư đó mà các Đông Cung thái tử đã trở thành các vị vua minh quân, nhân từ, đạo đức, có đời sống thanh bạch, thương dân, biết cách trị quốc bình thiên hạ. Chỉ có một biệt lệ là Thiến Sư Vạn Hạnh và Thiền Sư Khuông Việt đã nuôi dưỡng và đào tạo Lý Công Uẩn thành một người đủ cả tài lẫn đức để bắt đầu một triều đại nhà Lý cực kỳ thái bình thịnh trị. Việc làm như vậy cũng hoàn toàn ích quốc lợi dân.
 
TS Nguyễn Hữu Liêm đã chỉ trích vài vị sư Phật giáo về bản ngã, và ông so sánh những vị sư đó thấp kém hơn Hàng Linh Mục của Thiên Chúa Giáo. Ông nên hiểu cho rằng những vi sư đó cũng đang tập tễnh dấn bước trên hành trì tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát. Và cũng xin Ông đừng quên những năm trước đây, có vô số những vụ kiện các ông linh mục lạm tình dục (sexual abuse) với nhiều thiếu niên phụ lễ trong nhà thờ (Altar boys) tại khắp nhiều tiểu bang ở Mỹ, Canada và một vài nước ỏ Nam Mỹ, ngay cả tại Việt Nam chúng tôi tin rằng cũng đã xảy ra trong mấy chục năm trước, đến nỗi Giáo Hội Thiên Chúa Giáo phải bán rất nhiều nhà thờ để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Gần đây tại nhiều tỉnh bang Canada, có những khám phá khi khai quật những nấm mồ tập thể mấy ngàn trẻ em Da Đỏ bị sexual abused và bị sát hại, hay bị chôn sống  bởi các Cô Nhi Viện Thiên Chúa Giáo trong thế kỷ trước đã làm cho dân chúng Canada phẫn nộ. Ông có ý kiến gì về những vấn nạn này?   Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta vội kết luận Thiên Chúa Giáo như thế này hay như thế nọ. Chúa không dạy con người làm như vậy, chỉ có những con quỷ Satan giả dạng môn đồ của Chúa để phá đạo, phá đời. Chúng tôi tin rằng giáo lý và mục đích cao cả của Đấng Cứu Thế là từ bi, bác ái, cứu rỗi linh hồn những ai tin và làm theo đúng theo lời dạy của Ngài. Phật Giáo cũng vậy, trước khi nhập niết bàn, Đức Phật cũng đã cho biết sau này  sẽ có một số đệ tử của Ma Ba Tuần giả làm tỳ kheo, tỳ kheo ni qua hình tướng nhưng chỉ với mục đích là phá đạo của Ngài bằng cách làm cho nhiều người mê tín dị đoan, hiểu sai về lời dạy của Ngài hoặc phá giới luật, làm nhiều chuyện ô uế trong chùa để tín đồ mất niềm tin về Đạo Phật. 
 
Ngày nào Đảng CSVN sụp đổ, thì đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta mới có tự do tôn giáo thật sự như các nước ở Phương Tây. Các tổ chức tôn giáo (trong đó có Phật Giáo) sẽ trở về vị trí uyên nguyên của mình để tự do hành đạo và phát triển theo tôn chỉ, giáo pháp của tôn giáo mình như suốt hơn 2500 qua tại Việt Nam qua các triều đại, các thể chế chính trị khác nhau. Khi đó, các tổ chức tôn giáo và thể chế (hay guồng máy) chính trị là hai thực thể hoàn toàn cá biệt, độc lập về mặt tổ chức, sinh hoạt, nhưng hổ tương với nhau về mặt ổn định xã hội, qua phương diện xây dựng con người có đạo đức hơn, biết tôn trọng lẽ phải hơn, biết yêu thương quan tâm và giúp đỡ nhau hơn trong lúc hoạn nạn, và có cuộc sống hạnh phúc hơn, đem đến rất nhiều điều tốt đẹp khác cho cuộc đời mà không cần công an, nhà tù và bạo lực như hiện nay dưới chế độ CSVN. Các thể chế chính trị, đảng phái,  hay guồng máy lãnh đạo chỉ là giai đoạn nhất thời, chỉ có dân là vạn đại. Chừng nào con người còn tồn tại trên hành tinh này, chừng đó còn tôn giáo. Nơi nào có nhiều sinh linh đang đau khổ và có nhiều tội ác đang xảy ra, nơi đó tôn giáo cần xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ hơn. 
 
Đức Phật không phải là thần linh. Ngài không có uy quyền ban phước hay giáng họa cho ai. Ngài là một con người bằng xương bằng thịt như tất cả chúng ta, nhưng nhờ tu tập đúng phương pháp nên giác ngộ. Trí Huệ Ngài khai mở nên biết hết những quy luật tự nhiên trong vũ trụ. Cũng như những nhà thông thái bác học đã nghiền ngẫm nghiên cứu hay ngẫu nhiên khám phá ra những quy luật tự nhiên, như Định Luật Hấp Dẫn Vũ Trụ của Newton (Law of universal gravitation) chẳng hạn. Ngài đã thấy rõ những sự thật về nguyên nhân của việc sống chết, những đau khổ của cuộc đời và khám phá ra những phương pháp đối trị để giải thoát. Khi nói đến Phật Giáo, phải nói đến hệ thống giáo lý của Đức Phật:  Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Tánh Không, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn, Luật Nhân Quả, Nghiệp Lực, Luân Hồi, Giải Thoát, v.v..Giáo pháp của Ngài giúp con người giải thoát mọi ràng buộc của thế giới vật lý nhằm đạt được chân hạnh phúc miên viễn. Đạo Phật cũng không phải chỉ dành cho những ông sư, bà vãi hay Phật tử, biết đến danh hiệu  và thâm nhập kinh tạng của Đức Phật Thích Ca mới được giải thoát. Bằng chứng những ai sinh ra vào thời không có Phật và Giáo Pháp của Ngài, nhưng khi nhìn cây lá thay đổi bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông tỏ ngộ được Lý Nhân Duyên cũng giác ngộ và đắc quả thành Phật Độc Giác. Hay một người không biết đạo Phật nhưng giữ đúng 5 giới, khi chết sẽ tái sinh lại làm người, giữ đúng 10 điều lành của tam nghiệp, thân khẩu ý, sẽ được thác sinh lên cõi chư thiên để hưởng phước báu, v.v...  Đạo Phật là con đường là lẽ sống phục vụ con người nương theo những quy luật tự nhiên sẵn có trong trời đất nhằm mục đích có được cuộc sống hướng thượng, hướng thiện và đạt đến cứu cánh: Chân Thiện Mỹ. Giáo pháp đó là chân lý mà chân lý thì không bao giờ thay đổi, tin hay không tin gì nó vẫn mãi tồn tại bất biến. Nó đúng với tất cả mọi không gian (mọi quốc độ) và mọi thời gian (qúa khứ, hiện tại, tương lai). Ví như, Định Luật Hấp Dẫn Vũ Trụ của Newton đúng trên qủa địa cầu, và nó cũng đúng trên các hành tinh xa xôi khác với tất cả mọi thời gian (hôm qua, hôm nay và ngày mai). Nếu có một ai đó điên rồ tuyên bố không tin vào Newton hoặc vì không biết đến Đinh Luật của Ông, thử leo lên lầu cao nhảy xuống, có bị sức hút của trái đất kéo xuống đất tan xương nát thịt hay không ? Cũng vậy, Phật Giáo đã đóng góp rất nhiều cho con người thoát khỏi vô minh (ignorance) để khỏi vi phạm những quy luật tự nhiên. Dù mai này khi cuối thời mạt pháp đã đến, các tổ chức Phật Giáo có bị định luật "Thành,Trụ, Hoại, Không" chi phối làm suy tàn, chắc hẳn sẽ có các tổ chức tôn giáo lấy danh hiệu khác thay thế nhưng vẫn phải theo các quy luật tự nhiên đó của Đạo Phật. Nên Phật Giáo không bao giờ thay đổi trừ phi vũ trụ (vũ trụ quan), thế giới này (thế giới quan)  và con người (nhân sinh quan), tất cả bị biến mất. 
 
 
Lời cuối: Không thể lấy một tổ chức tôn giáo hay một vài tu sĩ đi lạc vì ảnh hưởng nặng nề bởi sự khống chế của một nhà cầm quyền tàn ác vô luân như hiện nay mà vội kết luận một cách phiến diện, dẫn dắt những người thiếu hiểu biết hiểu sai và tạo ác ý về một tôn giáo. Phật Giáo đã gắn bó với vận mệnh nổi trôi của đất nước hơn 2000 năm qua - hưng thịnh từ thời Đinh, Tiền Lê, suy vi vào thời Lê Long Đỉnh rồi trở lại cực thịnh vào các Triều Đại Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Tiếp tục suy vi ở Miền Bắc dưới chế  độ CSVN trong khoảng 1954-1975,  nhưng hưng thịnh ở Miền Nam cho đến khi cả đất nước bị nhuộm đỏ bởi CS vào 1975. Lâu nay, Phật Giáo đã cùng các tôn giáo bạn theo làn sóng tỵ nạn nở rộ khắp các châu lục, Không lý do gì để Phật Giáo bị suy tàn theo khi chế độ CS sụp đổ như lời của TS Nguyễn Hữu Liêm viết.
 
Ý Dân
Canada, Mùa Đông 2022
 

 

 

Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'

 

TS Nguyễn Hữu Liêm.

Bài thể hiện quan điểm riêng của TS triết học, luật gia Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, California.

Tác giả trích một phần từ "Phác thảo một triết học cho lịch sử thế giới" Chương 65. (Sài Gòn: Domino Books, 2019).

 

  • Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ - 18 tháng 2, 2022

Chùa Bái Đính

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh, Chùa Bài Đính - hình minh họa

 

Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng Đảng Cộng sản đã coi Phật giáo như quốc giáo.

Các biểu hiện suy thoái của đạo Phật là văn hóa tôn giáo nặng về hình thức và lễ nghi, trong khi nội dung đạo học và tu chứng dần khô cạn. Tôi nhận thấy một mặt ở Việt Nam số tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng mặt khác, đời sống tinh thần trong xã hội đi theo giáo lý thì nông cạn và thậm chí có nhiều nơi đang thoái hóa.

Đây không phải là lần đầu trong lịch sử Việt Nam khi Phật giáo đi vào khủng hoảng. Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay. Có phải lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận với đạo Phật?

Nhìn vào hiện tình chính trị công quyền và tôn giáo, ta phải hỏi, tại sao Phật giáo có vẻ như gần gũi với người cộng sản và chế độ này hơn là các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo chẳng hạn?

Tạm gác qua các yếu tố lịch sử, ở đây chúng ta hãy thử cùng suy nghiệm về hiện trạng đạo Phật từ góc độ tôn giáo - nhấn mạnh về bản sắc giáo lý và phương cách tiếp cận trong bối cảnh văn hóa và con người Việt Nam đương đại - nhằm tìm hiểu bản sắc quan hệ nầy trong những thay đổi và chuyển tiếp của Phật giáo và của Đảng Cộng sản.

 

Cung nhịp thay đổi và chuyển hóa tôn giáo trên thế giới

Mọi tôn giáo đều phải được thay đổi theo thời tính và trình độ ý thức quần chúng. Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn phân hóa, cải cách, chuyển hướng. Phật giáo cũng thế.

Mọi biểu tượng Thần đế hay Chúa, Phật, đều là hiện thân cho một bản sắc Ngã thức. Tôn giáo, từ chiều sâu vốn là một mệnh lệnh đạo lý siêu hình, muốn truyền trao một nội dung thông điệp khế cơ -thích ứng. Nó như một công thức toán học cao cấp trình bày bằng những biến số thích hợp cho trình độ của khối quần chúng liên hệ.

Ngoại trừ ở các quốc gia đang phát triển, Thiên Chúa giáo tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 và đang đi vào giai đoạn tàn lụi, nhất là ở các quốc gia Tây Âu tiên tiến. Ở Nam Mỹ, ví dụ Columbia, theo những khảo sát gần đây, quốc gia này đã mất đi một nửa số lượng tín đồ Công giáo theo hệ phái La Mã.

 

Chùa

Chụp lại hình ảnh, Đi lễ ở chùa Ngọc Hoàng, Sài Gòn

 

Phật giáo khắp Á Châu cũng đang đi vào một giai thời "Mạt pháp" trong các quốc gia mà quần chúng Phật tử đang chuyển hóa Ngã-thức theo khung tham chiếu Tây phương thuần lý tính. Hàn Quốc là một thí dụ điển hình. Cách đây 50 năm, ở quốc gia ấy, Phật giáo vốn là quốc giáo, nay thì hơn nửa tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo trong các hệ phái Tin lành.

Tuy nhiên, hiện tượng suy vong hay hưng thịnh của đạo Phật, ở Hàn Quốc, Việt Nam hay trên thế giới, nhất là ở Á châu, vẫn còn dung chứa nhiều chiều hướng mâu thuẫn và đối nghịch lẫn nhau.

Ở các quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn, đạo Phật bị phân hóa làm hai ngã chính:

Một đằng là sự bình dân hóa cho khối quần chúng mang trình độ tự ý thức thấp kém, một đằng kia thì nó trở nên một thể dạng trí thức hóa giáo lý nhà Phật thành một hệ thống triết học cao cấp dành cho tầng lớp trí thức ưu việt.

Theo nguyên lý Ấn giáo thì khối Phật giáo bình dân đi theo chiều hướng Tịnh độ, tức là Bhakti Yoga, nhấn mạnh đến cứu độ và sức mạnh huyền nhiệm ngoại thân.

Khối Phật giáo trí thức, trái lại, coi vấn đề nhận thức luận (epistemology) là điểm quan yếu. Họ xem đạo Phật chỉ như một triết lý sống, một con lộ trí tuệ cho cá nhân. Đây là con đường Jnana Yoga trong truyền thống Ấn giáo.

Cả hai khuynh hướng trên đang duy trì đạo Phật ớ hai bình diện: Một là từ góc độ xã hội và văn hóa bình dân; Hai là vế triết học cho sinh hoạt tri thức của giới trung lưu. Giới sau coi trọng việc hành Thiền như một công việc đối trọng với cuộc sống, như là phép chữa bệnh lý căng thẳng trong đời sống đô thị thời công nghệ kỹ thuật nhiều sức ép.

Phật giáo ngày nay, ở Á châu hay Việt Nam, do vậy, hiện diện trong xã hội và trong tâm tưởng con người một cách bàng bạc nhưng thiếu trật tự tổ chức cũng như là năng lực giáo lý. Nó là biểu dấu của một tôn giáo đang suy tàn, đang trở nên một nội dung văn hóa hơn là một tôn giáo như ở các tôn giáo khác.

Khi trí thức, chuyên gia, giới trung lưu, không còn đến chùa; khi cơ sở chùa chiền, niệm Phật đường bị bình dân hóa với nhiều hình thức phong hóa mê tín, đạo Phật đã mất hết năng lực tinh hoa của nó để chỉ còn là những biến dạng nặng về lễ nghi và hình thức.

 

Đạo Phật ở Âu Mỹ và những nhược điểm cơ bản

Trong khi đó, ở các nước Âu Mỹ, nơi trình độ tự ý thức của quần chúng đã lên đến nấc thang khá cao, đức tin trong đạo Chúa giảm hơi men, thì Phật giáo, nhất là phân nhánh Tây Tạng, lại đang được một số đông tầng lớp trí thức gia nhập - nhất là trên bình diện học thuyết nhấn mạnh năng lực lý tính, kèm theo phương pháp hành Thiền, nhằm chuyển hướng đời sống nội tâm cho cá nhân.

 

Pháp thoại cho trẻ em tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng, Làng Mai

NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGMAI.ORG

Chụp lại hình ảnh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lúc sinh thời đã đem lại cho xã hội Phương Tây một cách diễn giải Phật giáo giúp họ giải quyết ít nhiều một số vấn đề tâm lý hiện đại. Hình ông giảng cho trẻ em Pháp

 

Hai nhân vật Phật giáo từng đóng vai trò quan yếu cho phong trào Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng mấy thập niên qua là vị Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Việt Nam. Sách vở và các buổi thuyết pháp của hai vị này được đón nhận đông đảo và nhiệt tình bởi khối quần chúng trí thức Âu Mỹ.

Tuy nhiên, nếu ta đọc Ken Wilber, một triết gia người Mỹ đương thời, sẽ thấy được một nhược điểm của phong trào Phật giáo ở Tây phương - nhất là ở Hoa Kỳ. Tóm tắt, Wilber lý giải rằng khối Phật tử Tây phương, trong phong trào học Phật và thực hành thiền định, đang bị nhiễm một tình trạng bất cập giữa bản sắc Ngã-thức khiêm tốn đối với một trình độ đạo học cao cấp.

Wilber gọi hiện tượng nầy là Boomeritis - sự trộn lẫn giữa tri thức cao cấp, khai phóng - the green meme and noble pluralism - với một năng lực Ngã thức và cảm xúc vị kỷ thô lậu - low emotional narcissism.

Tức là năng lực tri thức của khối tân tòng Phật giáo Âu Mỹ này chỉ sử dụng giáo lý nhà Phật như một cơ năng tác động các tầng cảm xúc ngã mạn, vị kỷ, vốn chưa được khai mở và chuyển hóa đúng mức cho học thuyết đạo Phật.

Kết quả là khối tín đồ mới này, tự bản thân là những Ngã-thể rất nhạy cảm với những khuyết điểm của văn minh Tây phương, thành thật nhìn nhận khuyết điểm trong đời sống nội tâm cá nhân, ao ước muốn chuyển hóa chính mình, để rồi dự phóng khát vọng chuyển hóa của mình ra cho thế gian. Họ mang tham vọng của một Ngã thức bị thổi phồng quá mức so với bản sắc tiến hóa của mình vốn chưa được nâng lên một trình độ cần thiết và tương xứng cho đạo lý nhà Phật.

Wilber gọi hiện tượng thổi phồng này là the heroic self-inflation (hùng vĩ tự cao). Đây là vấn đề mà rất nhiều tín đồ Phật giáo khắp thế giới mắc phải - nhất là giới tăng sĩ, đặc biệt ở Việt Nam ngày nay.

 

Chùa

ÌNH ẢNH,GIACNGO

Chụp lại hình ảnh, Lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị VN thăm một ngôi chùa

 

Khi Ngã-thức vẫn còn non yếu, nhạy cảm, chưa trưởng thành thì khi họ tự trang bị cho mình một trình độ đạo học cao cấp, tín đồ nhà Phật thường lấy kiến thức tôn giáo làm vũ khí hay áo mão cho tự-Ngã (Ego-self). Để rồi họ trở nên những cá nhân rất tự cao, đầy ngã mạn, và phần đông mang thái độ khinh người đối với tha nhân.

 

Chìa khóa tôn giáo nằm ở mức trưởng thành của Ngã thể cá nhân

Tín lý "tự thắp đuốc lên mà đi" của nhà Phật hiện có vấn đề hiện đại là cá nhân không thể lấy năng lực từ Ngã thể non yếu để chuyển hóa chính mình: chúng ta không thể lấy một đòn tre để tự khiêng cả tòa nhà ngàn tấn.

Câu hỏi và vấn nạn ở đây cần được nêu lên: Vậy thì cá nhân với một tầm mức Ngã-thể còn chưa trưởng thành, còn non yếu, thì phải dựa vào đâu để cho cái ta Ngã thức được lớn dậy theo cùng trình độ tri thức?

Chúng ta thử tìm câu trả lời trong khiêm tốn. Các sách vở tâm lý học chiều sâu hiện đại, hay các tác phẩm của các chuyên gia tâm lý và học giả uy tín Âu Mỹ, với những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khách quan, khoa học, đều đồng ý rằng phương pháp Thiền định - nếu được hướng dẫn và thực hành đúng cách - với thời gian, sẽ giúp Ngã-thể chuyển hóa nhanh hơn là qua sinh nghiệm đời sống. Điều này mang hiệu quả tốt đối với những cá nhân được trưởng thành và lớn lên trong một nền văn minh tiên tiến, với phong hóa cao cấp, với một trình độ quần chúng trí thức thích hợp, cộng với một đời sống thế tục trong sạch, đạo đức - đồng lúc họ cũng dấn thân tích cực và năng động vào sinh hoạt xã hội chính trị công dân.

Cần thiết hơn, họ phải mang đức tính khiêm tốn thực tình - chứ không phải khiêm tốn hình thức - và thực hành hạnh từ bi, bố thí, làm việc thiện nhằm giải hóa năng lực ngã mạn và vị kỷ.

 

Tại sao Phật giáo Việt Nam đang suy thoái?

Tiến hóa cần thời gian và sinh nghiệm gian khổ. Mọi phương cách hành đạo nói trên vẫn chưa phải hoàn toàn hiệu năng - nếu cái ta Ngã-thể vẫn còn là hệ quả của một dòng nghiệp thức nặng nề và tiêu cực, từ một hệ di truyền sinh hóa thấp kém, lớn lên và trưởng thành trong một nền văn hóa non nớt, hoang dã, thiếu vắng yếu tố sinh hoạt tinh thần, trong một đế chế chính trị hư hỏng, một xã hội dân sự nhiễu nhương - như Việt Nam hiện nay.

Với Ngã thức khiêm tốn và hư hỏng, họ sẽ hiện thân như một bệnh lý. Dù có thật lòng cố gắng sửa sai, tu chỉnh họ càng vô tình mang lại những hệ quả càng tiêu cực và hư hoại hơn trước.

Đối với thể loại Ngã thức của đại đa số dân tộc Việt Nam rất non yếu ngày nay thì dòng đạo lý ngoại thân - tức là sự cứu độ đến từ bên ngoài - như Thiên Chúa giáo với hệ Công giáo, Hồi giáo, hay Phật Giáo Tịnh độ tông, sẽ thích hợp và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và giúp họ trưởng thành hơn.

Khi Ngã thức còn non nớt, thiếu bản lãnh nội tại, thì cá nhân không thể là ngọn đuốc để có thể thắp sáng chính mình, hay nói cách khác, tự mình bơi sang sông được. Đây có thể là nhược điểm lớn nhất của đạo lý nhà Phật khi áp dụng vào con người Việt Nam hiện nay.

 

Chùa

Chụp lại hình ảnh, Hình từ một ngôi chùa ở TP Sài Gòn

 

Cá nhân non yếu phải cần thiết được soi sáng bởi một ngọn đuốc khác, nhằm tiếp dẫn nguồn ánh sáng cứu độ khách quan, từ bên ngoài. Họ phải bám vào chiếc bè ngoại thân nhằm có thể đem họ sang bên kia bờ Bỉ ngạn (giác ngộ).

Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa.

Bỏ qua các thành phần lợi dụng hay mưu đồ kinh tế, thì đối với các Phật tử, dù thành tâm bao nhiêu, khi đứng ra lập chùa, tự tin là chính mình không cần qua quy trình tuyển chọn và huấn luyện từ các học viện giáo lý, và không được hướng dẫn và chỉ dạy bởi tăng sĩ cao cấp hơn, thì họ sẽ trở thành nạn nhân của chính mình và hoàn cảnh thực tế. Trong bối cảnh đó, các tu sĩ non nớt, với số vốn văn hóa khiêm tốn, nhân cách chưa trưởng thành, không thể là những ngọn đuốc khai sáng cho mình và thế gian; trái lại, rất đông đã trở nên đầu mối hỏa hoạn cho làng xóm.

 

Nhìn về phía Công giáo thì sao?

Con người Việt Nam cần phải được hướng dẫn, giáo dưỡng nghiêm mật thì mong có thể thoát bỏ bớt những căn gốc phong hóa làng xóm thô lậu và trẻ con. Phật giáo Việt Nam thiếu một truyền thống trật tự đẳng cấp, một giáo hội uy tín và hiệu năng để giáo huấn tu sĩ trong trật tự cưỡng chế với quy trình tu học nghiêm mật. Về phía Công giáo thì gần như ngược lại. Đây là nguyên do tại sao ở trong nước những tai tiếng về giới tu sĩ hầu hết đến từ phía Phật giáo mà rất ít nghe từ phía Công giáo.

Riêng về nhân cách, đối với tu sĩ Công giáo, nhờ vào trật tự đẳng cấp của Giáo hội, sự tuyển chọn và huấn luyện có quy trình nghiêm ngặt, cộng thêm vào tín lý dựa vào đức tin tới một thứ bậc cao hơn mình, nên chúng ta có thể thấy rằng - xin phép nói thẳng - các tu sĩ Công giáo nhìn chung có vẻ ít ngạo mạn, mang cung cách khiêm tốn hơn các tăng sĩ Phật giáo.

Chìa khóa Đạo học là ở chỗ: Khi ngã thể cá nhân dâng hiến toàn diện chính mình với đức tin đến một khách thể siêu hình thì tâm chất ngã mạn sẽ có cơ hội được giải hóa. Ngoại trừ một số ít cá nhân ưu việt, không ai có thể tự mình giải thoát hay cứu độ cho chính mình. Con người vẫn không nhận thức rằng ta yếu đuối và dễ hư hỏng hơn là ta vẫn tưởng. Biết bao nhiêu người nghe và đi theo tiếng gọi của Đạo lý, nhưng rất ít người được chọn và đạt thành.

 

Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và số đông tín đồ Phật giáo

Trong khi nhân loại nói chung ngày càng trưởng thành hơn về năng lực Ngã thức - thì dân Việt, trái lại, càng đi thụt lùi về cá tánh và nhân cách.

Vì tự bản sắc, nói cho cùng, thì mỗi đảng viên cộng sản Việt Nam khởi đi là một Phật tử bình dân.

Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền.

Như cuối thời nhà Lý và Trần gần ngàn năm trước, Phật Giáo Việt Nam đang đi vào khủng hoảng song song với sự suy thoái đạo đức chính trị của hệ thống cầm quyền.

Sự suy tàn của Phật giáo, theo đánh giá của tôi, đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản của ngày hôm nay.

 

TS Nguyễn Hữu Liêm

Posted: 21/02/2022 #views: 3321
Add comment
:
Pages:  [-1]