VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
CÁN BỘ GIÁO DỤC VC BỊ CẤM BIẾU QUÀ CẤP TRÊN VÀ CHỈ ĐI CHÙA, LỄ HỘI KHI ĐƯỢC PHÂN CÔNG

 

Cán bộ giáo dục VN bị cấm biếu quà cấp trên và chỉ đi chùa, lễ hội khi được  phân công - BBC News Tiếng Việt

Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào 'thỉnh vong' ở chùa Ba Vàng trong vụ việc bị báo chí chính thống phê phán hồi 2019

BBC - Trong nỗ lực đảm bảo đón Tết Nguyên đán lành mạnh, làm gương cho học sinh, Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt cộng yêu cầu cán bộ, giáo viên không thực hiện một loạt hoạt động vốn khá phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Đó là việc tổ chức thăm, chúc tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, tặng quà, đi lễ hội, lễ chùa, một báo Việt Nam đăng tải.

Bộ nay "nghiêm cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công..."

Không rõ các yêu cầu này được nêu cùng với nhau có phải để ngăn hiện tượng hối lộ cấp trên nhằm thu lợi riêng, tương tự cầu tài lộc nơi đền chùa miếu mạo?

Ngoài ra cán bộ được yêu cầu "không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định".

Đây có thể là phản ứng của Bộ này trước việc các đoàn cán bộ, giáo viên dùng xe công đi lễ hội, lễ chùa, thăm di tích vốn diễn ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Học sinh, sinh viên ở Việt Nam cũng thường cầu cúng trước các kỳ thi.

Cán bộ giáo dục VN bị cấm biếu quà cấp trên và chỉ đi chùa, lễ hội khi được  phân công - BBC News Tiếng Việt

Người dân đi lễ dâng hương tại một lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam (hình minh họa)

Đặc biệt, Bộ Giáo dục-Đào tạo nhấn mạnh:

"Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng phải thật sự nêu gương trong việc thực hiện vui xuân, đón tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm."

Yêu cầu này có mới?

Ngay từ những năm 2011-12, đảng Việt cộng đã ra các quy định cấm thành viên đảng này làm một số chuyện.

Quy định 47-QĐ/TW, (11/2011) viết về những điều đảng viên không được làm "thì đảng viên không được: "Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói".

Tuy không phải tất cả giáo viên, cán bộ ngành giáo dục là đảng viên Việt cộng nhưng yêu cầu năm nay của Bộ Giáo dục-Đào tạo xem ra không đi ra ngoài các quy định chung cho đảng viên.

Hiện chưa rõ việc chế tài với ai "vi phạm" là như thế nào.

Mới năm 2020, việc cấm hoạt động mê tín dị đoan được nhắc lại trong 19 điều đảng viên không được làm.

Về cá nhân, không được...

•Tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo (Điều 26)

•Có quan hệ mật thiết với người nước ngoài mà không báo cáo

•Tự ý trả lời phỏng vấn với báo chí (Điều 10)

•Không xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa (Điều 34)

•Không quấy rối tình dục (Điều 33)

Cán bộ giáo dục VN bị cấm biếu quà cấp trên và chỉ đi chùa, lễ hội khi được  phân công - BBC News Tiếng Việt

Người dân tranh giành lộc sư ném ra tại chùa Hương. (Ảnh: Tiến Tuấn/Zing.vn)

Làm sao phân biệt ?

Một phần dư luận thấy rất khó phân biệt sinh hoạt tâm linh với 'mê tín dị đoan', khi mà chùa chiền được mở rất nhiều.

Các hoạt động như đốt vàng mã, thả cá phóng sinh, dâng hương, cầu khấn...ngày càng phổ biến sau một thời bị cấm, bị kiểm soát nặng tay khi ý thức hệ XHCN còn thịnh.

Chủ nghĩa Marx-Lenin về cơ bản phủ nhận thần linh vì Karl Marx (1818-1883) bác bỏ vai trò của mọi thế lực siêu nhiên và coi tôn giáo là "thuốc phiện của quần chúng" (ist das Opium des Volkes).

Ông tổ của Việt cộng tuy thế không hề đề xuất cấm các tôn giáo mà chỉ phê phán việc các nhà nước dính vào đạo, vì ông coi tôn giáo "là việc hoàn toàn riêng tư" (Religion ist nur Privatsache).

Thế nhưng, xã hội VN ngày nay đã thay đổi. Một số đạo có mặt trong cơ chế nhà nước gọi là Mặt trận Tổ quốc. Điều này rất tới sự rối trí trong sinh viên, học sinh.

Các lãnh đạo Việt cộng nay hay tham gia những hoạt động tưởng niệm tổ tiên, anh hùng dân tộc, cố lãnh đạo. Chuyện thân nhân họ dự lễ gọi hồn, cầu đảo etc. không phải là chuyện hiếm.

Để giải thích điều này, trang Quân đội Nhân dân vào dịp Tết Nguyên đán năm ngoái (02/2022) có bài "Văn hóa tâm linh và phòng, chống mê tín, dị đoan".

Bài báo thừa nhận "thời khắc giao thừa, thắp nén hương thơm dâng lên bàn thờ tiên tổ, ai cũng cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc".

"Những người cựu chiến binh dẫn theo con cháu đến nghĩa trang liệt sĩ, nhớ về những đồng đội từng hy sinh cho mình được sống, cảm thấy như đồng đội vẫn đang ở đâu đó trên những tầng mây cao vời vợi dõi theo mình, dẫn dắt mình tránh những tai ương, vận hạn."

"Đến vãn cảnh khu tưởng niệm các danh nhân, anh hùng dân tộc, đền, miếu, chùa chiền, có ai không xúc động khi dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân có nhiều công lao với quê hương, đất nước, khấn cầu các vị thánh thần phù hộ cho quốc thái, dân an, gia đình và bản thân mình an khang, gặp nhiều phúc lộc..."

Các hoạt động được tờ báo cho là tích cực:

"Rõ ràng, những hoạt động tâm linh kể trên là rất phổ biến trong đời sống hiện nay, mang lại những giá trị tinh thần cao cả, có tác dụng hướng con người đến chân-thiện-mỹ mãnh liệt.

Thế nhưng một số lễ lạt cụ thể lại bị cho là xấu, gây phản cảm:

"Đó là những lễ dâng sao, giải hạn rình rang với chi phí hàng trăm triệu đồng, những buổi "gọi hồn, thỉnh vong", hầu đồng, yểm bùa, cầu cúng, hóa vàng mã... hoành tráng với những niềm tin mù quáng vào số mệnh, thần thánh, ma quỷ."

Nhìn từ bên ngoài, có ý kiến lại cho rằng hiện tượng người dân Việt Nam đi lễ cầu an, giải hạn, cúng bái trong những năm gần đây đang "tăng dần đều" vì người dân mất lòng tin vào 'cõi dương' nên tìm chỗ dựa ở 'cõi âm', theo một bài trên BBC News Tiếng Việt hồi tháng 3/2018.

Dù còn sự khác biệt trong cách nhìn "đâu là tâm linh, đâu là mê tín", điều dễ thấy là dịch vụ thờ cúng, lễ hội, gồm cả các hoạt động của quan chức nhà nước Việt cộng đến đền chùa, đang nở rộ, trở thành dịch vụ kinh tế có doanh thu cao, và phần nào thúc đẩy du lịch nội địa ở Việt Nam. (BBC)

 

Posted: 22/01/2023 #views: 726
Add comment
:
Pages:  [-1]