VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
DÂN PHẢI TUÂN THEO LUẬT PHÁP, ĐẢNG VIÊN ĐƯỢC “NGOẠI LỆ” ?

 

VNTB – Dân phải tuân theo luật pháp, đảng viên được “ngoại lệ”? – Việt Nam  Thời Báo

Xin đừng để người dân tin rằng luật pháp trong nhiều trường hợp là “ngoại lệ” với đảng viên (VNTB)

Trúc Linh Lan - Một báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang, cho biết khu nhà công vụ này gồm 12 căn được xây dựng vào năm 1991 với mục đích tạo điều kiện cho cán bộ từ huyện về tỉnh công tác có chỗ ở.

Mỗi căn nhà có diện tích 126,8 m2 được bố trí cho cán bộ công chức thuê vào năm 1994. Hiện trong tổng số 12 căn, có 1 căn là nơi làm việc của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, 10 căn cho cán bộ thuê nay đã nghỉ hưu, 1 căn cán bộ thuê đang công tác. Tuy nhiên, tất cả cán bộ sau khi nghỉ hưu không đồng ý trả lại nhà công vụ.

Vụ việc xảy ra từ những năm 2015 – 2016 kéo dài đến tận hôm nay.

Tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần thu hồi nhà nhưng không được. Tỉnh ủy – UBND tỉnh quyết định bán nhà cho những cán bộ này theo Nghị định 61 của Chính phủ, song chủ trương này không được sự đồng ý của các cấp trung ương.

VNTB – Dân phải tuân theo luật pháp, đảng viên được “ngoại lệ”? – Việt Nam  Thời Báo

Khu nhà ở công vụ tại Tiền Giang sử dụng sai mục đích nhiều năm nhưng chưa thể thu hồi.

Tỉnh ủy Tiền Giang cũng đã có thông báo: “Thống nhất thu hồi 10 căn nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Chính phủ”. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước khu vực IX đã nhiều lần yêu cầu “Tỉnh Tiền Giang có biện pháp thu hồi lại những căn nhà ở công vụ mà hiện nay đối tượng thuê nhà đã không còn đủ điều kiện thuê theo quy định của pháp luật, trong đó có dãy nhà số 84 đường Nam kỳ Khởi Nghĩa”.

Câu chuyện trên không cá biệt. Ghi nhận cùng thời gian với vụ việc ở Tiền Giang, có khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu số 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội, có 80 căn hộ được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Không ít trường hợp mặc dù cán bộ đã về hưu rồi, họ vẫn giữ lại nhà công vụ này cho con cháu, người thân quen ở hoặc tiếp tục ở, thậm chí nhiều nhà khóa cửa để đó.

Đơn cử như các trường hợp: Ông Hồ Xuân Hùng nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Chính phủ được giao căn hộ 302, dãy nhà B2. Ông Hùng đã nghỉ hưu nhưng hiện căn hộ này do con và cháu ông đang ở.

Ông Nguyễn Bường nguyên là cán bộ cao cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được giao căn hộ 301, dãy nhà B1. Ông Bường đã về nghỉ hưu. Hiện ở căn hộ này là gia đình người con của ông.

Bà Trần Thị Minh Chánh nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Quốc hội được giao căn hộ 403, dãy nhà B1. Bà Chánh đã về hưu. Hiện ở căn hộ này là gia đình con của bà.

Ông Trần Chí Liêm nguyên là cán bộ cao cấp của Bộ Y tế được giao căn hộ 405, dãy nhà B1. Ông Liêm đã về nghỉ hưu. Căn hộ này hiện con ông đang ở.

Tương tự, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình dù đã về hưu và đang sống cùng gia đình tại TP.HCM nhưng ông Bình vẫn đang có nhà công vụ là căn hộ 606, dãy nhà A2. Hay như trường hợp nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức, sau khi về hưu vẫn chưa trả lại nhà công vụ là căn hộ 605, dãy nhà A1, mà chỉ đóng cửa để đó. Cũng thế, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Triệu Văn Bé vẫn còn nhà công vụ là căn hộ 307, dãy nhà B1, dù ông đã về hưu từ lâu.

“Trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở theo quy định của Luật này trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ” – trích Điều 34.2.đ về “Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ”, Luật nhà ở.

Gác qua chuyện về phẩm cách con người của những đảng viên từng là quan chức, ở đây cho thấy chuyện quản lý rất đáng nói. Xin hỏi các cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà công vụ: những người chây ì không chịu trả nhà đúng thời hạn, vi phạm các quy định của Nhà nước có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Nếu vi phạm trong thời gian dài, bị nhắc nhở nhiều lần, vậy tại sao không tiến hành cưỡng chế? Những người từng làm cán bộ, công chức, từng giữ cương vị cao trong bộ máy nếu vi phạm pháp luật thì càng phải xử lý nghiêm hơn thường dân mới đúng.

Xin đừng để người dân tin rằng luật pháp trong nhiều trường hợp là “ngoại lệ” với đảng viên, đặc biệt là các đảng viên từng quyền cao chức trọng.


Trúc Linh Lan (VNTB)

Posted: 14/07/2022 #views: 714
Add comment
:
Pages:  [-1]