VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
HOA KỲ THỜI BIDEN – THÙ TRONG, GIẶC NGOÀI

 

Đại-Dương - Lãnh đạo một dân tộc đã khó vì mỗi người một ý và đều có nhu cầu riêng biệt. Không ai có cùng giấc mơ trong cuộc đời.

Vậy, giữ vai trò siêu cường duy nhất trên thế giới như kẻ làm dâu trăm họ buộc nhà lãnh đạo phải có bản lĩnh hơn người với bộ óc bằng thép để chịu đựng vô số lời chỉ trích cay nghiệt, bất chấp đúng/sai đến từ tứ phương, tám hướng. Đồng thời, phải có lòng bác ái thương người như cật ruột, vị tha mà cũng không thiếu nghiêm khắc.

Phe Trục (Đức, Ý, Nhật) làm mưa làm gió khắp thế giới với tham vọng thống trị toàn cầu buộc Hoa Kỳ phải nhảy vào cứu nguy cho nhân loại.

Hoa Kỳ đóng vai trò chính, đặc biệt trên hai mặt trận Châu Âu và Châu Á để đương đầu với Phát xít Đức, Ý và Quân phiệt Nhật.

Nhân lực, vũ khí, tiếp liệu từ Mỹ đổ vào hai mặt trận chính, kể cả viện trợ phương tiện chiến tranh cho Liên sô.

Sau khi chiến thắng, Hoa Kỳ tự động đóng các vai trò hao công tốn của: bảo vệ an ninh; viện trợ tái thiết cho các nước đồng minh, kể cả kẻ bại trận; chống chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Thành lập Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để bảo vệ Châu Âu (Tây Âu, Nam Âu, Bắc Âu) thay thế Hội Quốc Liên (1919-1946). Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson cùng với Robert Cecil, Jan Smuts xướng xuất ý tưởng Hội Quốc Liên nên Wilson được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1919.

Khi hoà bình được tái lập trên trái đất, Liên Xô lãnh đạo Đệ tam Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh Phong trào lật đổ chế độ tư bản, giải phóng nô lệ đã lôi cuốn được gần 2/3 dân số thế giới đứng lên lật đổ chế độ quân chủ, đế quốc để xây dựng Chế độ Xã hội Chủ nghĩa không có người bóc lột người. Vì thế, chiến tranh giải phóng giai cấp nở rộ buộc Hoa Kỳ phải đầu tư phương tiện chống đảo chánh cho các quốc gia đồng minh cũng như đối tác. Chiến tranh Lạnh đã thành hình và kéo dài đến năm 1991 khi Chủ nghĩa Cộng sản bị nhân loại ném vào giỏ rác lịch sử. Trung cộng, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên cố bám vào Chủ nghĩa Cộng sản để tiếp tục cai trị vô cùng độc đoán và trái lương tri loài người.

Vì thế, dân Mỹ bị ba gánh nặng trĩu vai do:

(1) Đồng minh yếu và thích lợi dụng lại đòi vai trò ngang hàng với Hoa Kỳ.

(2) Chủ trương tiêu diệt Chủ nghĩa Cộng sản.

(3) Các đối tác yếu đang do dự trước hai con đường tư bản và cộng sản.

Bất chấp sự than phiền của các vị Tổng thống Hoa Kỳ từ thời Dwight D. Eisenhower (1953-1961) mà ba nhóm đó cứ như vịt nghe sấm khiến cho dân Mỹ bực mình mà vẫn hành động:

1- Không cho phép Chủ nghĩa Cộng sản thống trị thế giới.

2- Hoa Kỳ tuyệt đối không bị phá sản.

Thế giới hiện nay chỉ có Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng đủ khả năng làm thay đổi tình hình quốc tế nên việc chọn phe, dù muốn hay không, cũng làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu mà khó tiên đoán.

Trên phương diện an ninh toàn cầu thì chiến lược “hai đánh một không chột cũng què” từng được các chiến lược gia cổ đại sử dụng. Nó như một con dao hai lưỡi dùng hạ địch thủ mà cũng có thể gặp phản ứng bất lợi nếu mất cảnh giác.

Tổng thống Richard Nixon (1969-1973) đã kéo Trung Cộng khỏi Liên Sô làm suy yếu Phong trào Cộng sản Quốc tế. Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989) đẩy mạnh cuộc chay đua vũ trang làm Liên Sô và Đệ tam Quốc tế Cộng sản rơi vào giỏ rác lịch sử mà không cần nổ súng.

Từ đó, Nga và Trung Cộng bắt đầu cuộc chạy đua giành vị thế siêu cường với Hoa Kỳ không bằng tiếng súng.

Khác biệt về cuộc đua siêu cường Mỹ-Nga-Hoa

1- Lợi thế và yếu điểm của Hoa Kỳ:

(a) Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ hơn Nga về tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, ý thức hệ Tư bản Chủ nghĩa, lực lượng quân sự bao trùm toàn cầu. Hoa Kỳ có Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bao vây Nga và Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan cầm chân Trung Cộng. Mỹ đang siết chặt Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở do Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi (QUAD) đảm trách.

(b) Một số đồng minh và đối tác của Mỹ vẫn duy trì hợp tác kinh tế với Trung Cộng tạo điều kiện cho Bắc Kinh thao túng chính trị và chiến lược.

(c) Hoa Kỳ đang rơi vào thế “hai đánh một không chột cũng què”.

(d) Phe tả ở Mỹ âm mưu dẫn Hoa Kỳ vào con đường Xã hội Chủ nghĩa tạo ra tình trạng bất ổn xã hội với hậu quả khó lường.

2- Lợi thế và yếu điểm của Nga, Hoa:

(a) Sự hợp tác giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh ngày càng mở rộng trong chiến lược chống Mỹ.

(b) Mặt trận kinh tế, tuyên truyền của Nga-Hoa ngày càng phát triển.

(c) Nga-Hoa chưa phải là đối thủ quân sự của Hoa Kỳ. (d) Nhiều quốc gia không muốn áp dụng mô hình chính trị Nga-Hoa nên chỉ hợp tác về kinh tế.

Chiến lược nào cần trong cuộc đua siêu cường Mỹ-Nga-Hoa

Trong Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Ronald Reagan đã đẩy Liên Sô vào cuộc chạy đua về vũ khí kỹ thuật cao: Chiến tranh giữa các vì sao, Star Wars, gây tốn kém cho Mạc Tư Khoa trong khi cấm vận một số dụng cụ tối tân liên quan đến nền kinh tế Liên Sô. Đồng thời, Chính phủ Reagan thuyết phục Á Rập Saudi gia tăng sản lượng dầu hoả, giảm giá thành khiến Mạc Tư Khoa không còn khả năng chống đở cho nền kinh tế Liên Sô lẫn các nước chư hầu.

Khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã đi thăm Arab Saudi được đón tiếp vô cùng trọng thể với kết quả giá dầu hoả giảm làm cho Tổ chức các nước Xuất cảng Dầu hoả (OPEC) mất quyền lực vô biên. Trump bán cho Saudi các loại vũ khí tối tân mà họ cần như một thành công kép vang dội. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ xuất cảng dầu hoả trong vai trò điều hành thị trường dầu hoả quốc tế.

Dựa vào các quy định trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng thống Trump tung ra các biện pháp chống lại cách làm ăn phi pháp của Trung cộng, kể cả các đồng minh Châu Âu nhằm chặn đứng âm mưu thao túng thị trường thế giới. Song song, Trump xây dựng vành đai bao vây Trung cộng bằng Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở với các cột trụ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn (QUAD) ngày càng có thêm một số nước muốn tham gia.

Sáng kiến Mạng lưới Chấm Xanh (Blue Dot Network – BDN) do Mỹ-Nhật-Úc được giới thiệu từ năm 2019 nhằm đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Cộng đang bị dư luận quốc tế chỉ trích và nghi ngờ. BDN dựa và nguồn vốn và cách điều hành tư nhân. Trái lại, BRI do Nhà nước Trung Cộng chỉ huy.

Trong khi đó, Trung cộng đang hợp tác với Nga nhằm đối đầu với Mỹ, đặc biệt trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). Chưa có quốc gia nào trong vùng Châu Á Thái Bình Dương muốn đứng về phía Nga-Hoa.

Chiến lược soạn thảo dù chi tiết đầy đủ và hấp dẫn, nhưng, thành bại tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo.

Khi lên cầm quyền năm 2009, cặp Barack Obama-Joe Biden quyết định tái thiết lập (reset) mối quan hệ với Nga bị căng thẳng do người tiền nhiệm. Nhưng, buông trôi cho tới năm 2014 khi Mạc Tư Khoa sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine và sắc tộc Nga tại Ukraine đòi ly khai tạo ra vụ xung đột vũ trang dai dẳng. Khát vọng gia nhập NATO của Ukraine ngày càng xa vời. Phó tổng thống Biden được chỉ định phụ trách công tác ngoại giao chỉ đi từ thất bại này đến lần khác.

Chính sách Xoay Trục sang Châu Á của Obama-Biden trở thành thảm hoạ cho các nhược tiểu quốc trong vùng. Năm 2012, Trung cộng được sự giúp đở của Obama đã chiếm Scarborough Shoal và giành độc quyền ngư thuyền truyền thống của Phi Luật Tân. Năm 2013, Bắc Kinh thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ) trên ECS bao trùm cả nhóm đảo Senkaku của Nhật Bản và ADIZ của Nam Hàn.

Cũng năm này, Obama và Tập gặp riêng tư ở California để chia đôi Thái Bình Dương đã thể hiện qua hành động phi pháp của Trung cộng trên ECS và SCS. Năm 2014, Trung cộng làm chủ ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam. Hải Cảnh Trung cộng thường xuyên ngăn cản, quấy rối hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) năm 2014 để chuẩn bị thiết lập ADIZ trên Biển Nam Trung Hoa. Điều này chậm lại khi Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Với chiêu bài dân-chủ-hóa Trung Đông và Bắc Phi mà Chính quyền Obama đã xách động lật đổ chính phủ hợp pháp để trao cho phe Hồi giáo cực đoan làm cho tình hình vô cùng rối loạn. Thành tích của Obama-Biden: “Hồi giáo cực đoan làm mưa làm gió ở Trung Đông và Bắc Phi”.

Do bất tài hay có chủ đích mà cặp Obama-Biden đã trao lợi thế chiến lược toàn cầu cho Nga-Hoa và Hồi giáo cực đoan?

Ngay khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã tính áp dụng mô hình “hai đánh một không chột cũng què” nên định thuyết phục Nga công khai hợp tác để chống lại tham vọng vô bờ của Trung cộng. Do thiếu hiểu biết về chiến lược tất thắng nên Đảng Dân Chủ Mỹ và giới tài phiệt, giới tinh hoa khắp thế giới làm giàu nhanh nhờ hợp tác với Bắc Kinh đã quyết liệt chống đối.

Sáu tháng sau khi Tổng thống Joe Biden cầm quyền, Liên Hiệp Châu Âu và các nước yêu chuộng tự do dân chủ bỗng giật mình trước tham vọng thống trị Nga-Hoa. Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa ở Tây Âu cũng phải nhờ Hoa Kỳ bảo trợ mới tồn tại. Các quốc gia Châu Á cũng cùng chung tâm trạng: Thiếu sức mạnh vô địch của Hoa Kỳ thì nền tự do dân chủ xây dựng bao thế kỷ qua cũng đành đổ sông đổ biển.

Nhân loại đang cần một nhà lãnh đạo thực dụng thay vì một nhân vật háo danh chuyên nghề bán nước bọt không đáng tin cậy.


Đại-Dương

 

Posted: 27/09/2021 #views: 2752
Add comment
:
Pages:  [-1]