VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CỦA MỸ TẠO ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH CHO CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NGA

 

Chính sách năng lượng của Mỹ tạo điều kiện tài chính cho cuộc xâm lược của  Nga - Epoch Times Tiếng Việt

Ông Rick Santorum, cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Pennsylvania (Ảnh: Chương trình Crossroads/Ảnh chụp màn hình qua The Epoch Times)

Ella Kietlinska - Ông Rick Santorum, cựu thượng nghị sĩ của tiểu bang Pennsylvania, cho biết những điểm yếu trong chính sách năng lượng của chính phủ ông Biden đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thúc đẩy Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm lược Ukraine.

Ông Santorum cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/03 cho chương trình “Crossroads” của EpochTV, chiến tranh cần được tài trợ, và Nga dựa vào doanh thu từ lĩnh vực năng lượng để tài trợ cho quân đội và tiếp tục nuôi sống người dân của mình.

Ông Santorum giải thích, kể từ khi giá dầu tăng từ khoảng 60 USD lên 65 USD mỗi thùng một năm trước lên khoảng 130 USD mỗi thùng gần đây, Nga “có thể bán lượng dầu bằng một nửa mà tiền thu về thì bằng số tiền mà [họ] đã kiếm được một năm trước, nhưng [họ] sẽ bán nhiều hơn một nửa số đó rất nhiều.”

Ông Santorum nói, sự kết hợp giữa việc Tổng thống Joe Biden cho ngừng sản xuất dầu và khí đốt của Mỹ, chẳng hạn như đường ống Keystone XL, và Âu Châu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga do “đường ống Nord Stream 2 đang chờ chấp thuận” cũng như “Trung cộng cùng với việc hỗ trợ Nga với tư cách là bên mua dầu”, đã tạo ra một hoàn cảnh hoàn hảo cho Nga.

Theo Inside Climate News, ngành công nghiệp dầu khí chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội của Nga và chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất cảng của nước này.

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, phần thu ngân sách liên bang của Nga từ dầu và khí đốt đã tăng 60% trong chín tháng đầu năm 2021.

Vào cuối năm 2021, doanh số bán dầu và khí đốt tự nhiên của Nga đã vượt xa những dự báo ban đầu cho năm 2021 do giá cả tăng vọt, và chiếm 36% tổng ngân sách của đất nước, theo Reuters.

Ông Chadwick Hagan, một nhà tài chính và doanh nhân, đã viết cho The Epoch Times, sau khi ông Biden tuyên bố vào hôm 08/03 rằng Hoa Kỳ sẽ cấm nhập cảng dầu của Nga do cuộc xâm lược Ukraine, giá dầu thô ở Âu Châu đã đạt mức cao 132 USD/thùng, và tại Mỹ, giá lên mức cao 123 USD/thùng.

Ông Santorum nói, chính sách không mua dầu của Nga này — mặc dù nó có ý nghĩa nhất định — sẽ không có tác động lớn đến khả năng bán dầu của Nga nếu hầu hết các nước Âu Châu và phần còn lại của thế giới tiếp tục mua dầu.

Ông Santorum nói, “Điều sẽ đánh bại được người Nga, đó chính là làm giá dầu giảm xuống. Và cách mà quý vị làm giá dầu giảm chính là sản xuất nhiều dầu hơn.”

“Chúng ta có thể đưa công suất sản xuất lên rất, rất nhanh. Nhưng chính phủ đã gửi thông điệp đến các công ty dầu mỏ, đó là, ‘Chúng tôi không muốn quý vị làm điều này, chúng tôi không muốn quý vị làm điều này trên đất của liên bang. … Chúng tôi sẽ gây khó dễ cho quý vị. Chúng tôi sẽ làm cho quý vị phải mua nó với giá cao.’”

Ông Santorum cho biết, các công ty sản xuất dầu không tin tưởng vào ý định của chính phủ và không muốn sản xuất thêm dầu, lo ngại rằng chính sách có thể thay đổi trong sáu tháng vì Thỏa thuận Xanh Mới (Green New Deal).

Chính sách năng lượng của chính phủ ông Biden

Chính sách năng lượng của Mỹ tạo điều kiện tài chính cho cuộc xâm lược của  Nga - Epoch Times Tiếng Việt

Máy bơm dầu trong mỏ dầu sông Kern ở Bakersfield, California, trong một bức ảnh tư liệu. (Ảnh: Jonathan Alcorn/Reuters)

Ông nói, trước đại dịch, Hoa Kỳ từng là nước xuất cảng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Ông Santorum cho biết, để có thể xuất cảng khí đốt tự nhiên, một quốc gia cần có những phương tiện dễ dàng cho hoạt động vận chuyển trên bờ biển, nơi tàu có thể vào, nạp đầy khí tự nhiên, và giao cho người mua.

Ông giải thích, mặc dù một số nhà máy vận chuyển khí đốt đã được xây dựng ở Hoa Kỳ trong vòng vài năm trở lại đây, nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa, nhưng chính phủ của ông Biden đang trì hoãn các dự án đó.

Ông Santorum nói thêm: “Thế giới cần bao nhiêu khí đốt, chúng tôi cũng có thể sản xuất, nhưng chúng tôi không có đủ phương tiện để vận chuyển vì ông Biden đang trì hoãn các giấy phép. Ông Biden đang củng cố Nga, làm suy yếu sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực dầu mỏ, tất cả đều vì lợi ích của người Nga.”

Ông Tom Pyle, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Năng lượng, làm chứng trong phiên điều trần trước một ủy ban quốc hội hôm 08/03, cho biết: “Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang (FERC) đã ban hành hai tuyên bố chính sách làm rõ rằng các rào cản cho phép các thiết bị đầu cuối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đường ống trung chuyển của họ sẽ ngày càng cao hơn, chứ không phải thấp hơn.”

Ông Santorum cho biết, thay vì sản xuất nhiều dầu hơn trong nước, Hoa Thịnh Đốn đang yêu cầu Venezuela, Saudi Arabia, và Iran sản xuất nhiều dầu hơn.

Chính phủ ông Biden đang tìm cách bảo đảm nguồn cung dầu từ Venezuela bằng cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Venezuela bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Dưới thời chính phủ cựu Tổng thống Trump, các biện pháp trừng phạt kinh tế đã được thắt chặt, đặc biệt là đối với lĩnh vực dầu mỏ, trong khi sản lượng dầu trong nước được gia tăng đáng kể.

Các biện pháp trừng phạt đó nhằm buộc ông Nicolas Maduro – nhà độc tài theo chủ nghĩa xã hội của Venezuela từ bỏ quyền lực, vì cuộc bầu cử năm 2018 — vốn đã khiến ông trở thành tổng thống đất nước — bị Hoa Thịnh Đốn và hơn 50 quốc gia khác coi là gian lận.

Ông Santorum cho biết, không chỉ Nga được hưởng lợi từ các chính sách thúc đẩy giá dầu trên toàn thế giới của Mỹ, mà còn cả các nước như Venezuela, và Saudi Arabia.

Ông nói: “Hầu hết họ không phải là đồng minh tự nhiên của Hoa Kỳ.”

Một giải pháp thay thế cho giá xăng cao được chính phủ ông Biden thúc đẩy là xe hơi điện. Tuy nhiên, ông Santorum nói chỉ có “những người có thu nhập trung bình cao ở Mỹ mới đủ khả năng mua loại xe đó.”

Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg nói với MSNBC trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11/2021 rằng dự luật Xây dựng Lại Tốt hơn (Build Back Better) “chứa các ưu đãi giúp mua xe điện hợp lý hơn – giảm giá tới 12,500 USD, thực tế thì, dành cho các gia đình đang nghĩ đến việc mua một chiếc EV, những gia đình mà một khi họ sở hữu chiếc xe điện đó, [họ] sẽ không bao giờ phải lo nghĩ về giá xăng nữa.”

Nhà bình luận Thomas McArdle đã viết cho The Epoch Times rằng một phần chiết khấu này sẽ chỉ áp dụng cho những chiếc xe được sản xuất bằng lao động công đoàn ở Hoa Kỳ. Ông lưu ý rằng giá điện cũng đang tăng.

*

Ông Mark Tapscott và Naveen Athrappully đã đóng góp vào báo cáo này.

Anh Joshua Philipp là một phóng viên điều tra từng đạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV. Anh là một chuyên gia được công nhận về chiến tranh không hạn chế, chiến tranh hỗn hợp phi cân xứng, hoạt động lật đổ, và các quan điểm lịch sử về các vấn đề ngày nay. Hơn 10 năm nghiên cứu và điều tra về Đảng Cộng sản Tàu, hoạt động lật đổ, và các chủ đề liên quan giúp anh có cái nhìn sâu sắc về mối đe dọa toàn cầu này và bối cảnh chính trị.

Bà Ella Kietlinska là phóng viên của The Epoch Times chuyên về chính trị Hoa Kỳ và thế giới.

 

Biên dịch: Chánh Tín (etviet)

(Theo The Epoch Times)

 

Posted: 17/03/2022 #views: 1787
Add comment
:
Pages:  [-1]