VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
CỰU THỦ TƯỚNG CANADA: VẤN ĐỀ HỘI NHẬP CÔNG NGHỆ VỚI TRUNG CỘNG LÀ “KHÔNG TƯƠNG THÍCH”

 

Cựu thủ tướng Canada: Vấn đề Hội nhập công nghệ với Trung Quốc là 'Không  tương thích' | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân)

Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường nói chuyện với Thủ tướng Canada Stephen Harper trước quốc kỳ Trung cộng và Canada trong buổi lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 8 tháng 11 năm 2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Nguồn ảnh: Petar Kujundzic - Pool / Getty Images)

Nguyên Hương - Cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper cảnh báo trong Hội nghị quốc phòng về bản chất bá quyền của Bắc Kinh.

Bộ máy công nghệ của Trung cộng đang hướng đến việc phát triển “big tech” (các hãng công nghệ khổng lồ), vốn đang là mối quan ngại lớn của các nền dân chủ phương Tây, cựu thủ tướng Canada Stephen Harper phát biểu trong Hội nghị quốc phòng và an ninh vào ngày 12/3.

“Mối quan ngại duy nhất lớn nhất của các công dân phương Tây… về “big tech” là về quyền lực. Đó là quyền riêng tư, là sự giám sát, là việc sử dụng dữ liệu cá nhân”, ông Harper nói tại Hội nghị Ottawa của Viện Hiệp hội Quốc phòng về An ninh và Quốc phòng trong cuộc thảo luận quan trọng với cựu cố vấn an ninh quốc gia Richard Fadden.

 "Toàn bộ hệ thống công nghệ của Trung cộng được thiết kế cho mục đích này".

Ông Harper cho biết, ông không chống lại các sản phẩm tiêu dùng của Trung cộng, nhưng không thể cho phép Bắc Kinh đưa công nghệ của họ vào các hệ thống cốt lõi của các nền dân chủ phương Tây.

Ông nói rằng công nghệ là “con dao hai lưỡi”: theo một số cách, nó giúp gia tăng thành quả của con người, nhưng đồng thời, nó cũng có thể được sử dụng làm công cụ của chủ nghĩa độc tài.

Khi còn là thủ tướng, ông Harper đã tập trung nỗ lực của mình để rà soát vấn đề an ninh quốc gia đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào Canada. Ông cho biết, nhu cầu tài nguyên của Trung cộng đã mang lại lợi ích cho Canada, nhưng cũng cảnh báo rằng, luôn tồn tại rủi ro từ phía “nước bá quyền.

Cụ thể, sự quan tâm của chính quyền Trung cộng đối với dữ liệu và công nghệ đặt ra nhiều vấn đề hơn sự quan tâm của họ đối với dầu mỏ hoặc khoáng chất đất hiếm, ông nói.

Ông Harper nhấn mạnh rằng, hai gã viễn thông khổng lồ Trung cộng Huawei và ZTE đã thâm nhập vào Canada từ lâu, trước khi họ thu hút sự chú ý của liên minh tình báo Five Eyes.

“Các công ty này về hình thức là công ty tư nhân, nhưng trên thực tế, chúng là một phần của bộ máy an ninh nhà nước Trung cộng”, ông Harper cho biết.

Canada là thành viên duy nhất của Five Eyes chưa cấm Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng 5G của quốc gia này, hoặc không có kế hoạch loại bỏ nó, như trường hợp của Vương quốc Anh.

Ông Harper nói rằng việc hội nhập công nghệ với Trung cộng là không tương thích.

Thương mại không lành mạnh

Về nhận thức của Trung cộng đối với phương Tây, ông Harper nói, chắc Bắc Kinh “không thể tin được” rằng họ được phép tiếp cận gần như không giới hạn với các thị trường phương Tây, trong khi phương Tây không thể tiếp cận với thị trường Trung cộng ở mức độ tương thích — và điều này đã được cho phép kéo dài quá lâu.

Thâm hụt thương mại của Canada với Trung cộng đã liên tục gia tăng, kể từ khi Trung cộng trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO khoảng 20 năm về trước. Ông Harper cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “đã đúng về cơ bản” khi nhận ra rằng phương Tây đã để hoạt động kinh tế rơi vào tay Trung cộng, mà không hề được bồi thường và "các nhà lãnh đạo phương Tây mãi vẫn không nhận ra điều này”. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng lo ngại về những tin tức và quan điểm chống Trung cộng ngày càng gia tăng ở phương Tây, ông Harper nói thêm.

Những người được gọi là 'chuyên gia về Trung cộng'

Ông Harper chỉ trích các chuyên gia về Trung cộng, những người cho rằng bản chất hiếu chiến của nhà nước Trung cộng mới xuất hiện dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.

“Trong nhiều năm, tôi luôn thấy cách hiểu về Trung cộng của những người được gọi là 'chuyên gia về Trung cộng' là hoàn toàn sai. Trung cộng không phải là một quốc gia thiển cận và thụ động. Ngược lại, đó là một nước lớn với tham vọng bá quyền", ông nói và nói thêm rằng ý đồ xâm lược thế giới đã được xây dựng, củng cố và gia trì từ thời ông Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình.

Sự khác biệt là ông Tập thẳng thắn hơn trong việc thể hiện tham vọng này, ông Harper nói thêm.

Ông Tập chú trọng nhiều hơn đến các doanh nghiệp nhà nước và theo ông Harper, điều này rất đáng quan ngại.

Bức tranh lớn

Ông Harper cho biết Hoa Kỳ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng thế giới được mô tả tốt nhất là “G2 ++” với Hoa Kỳ và Trung cộng là hai cường quốc thống trị. Mối quan hệ này không giống như một cuộc Chiến tranh Lạnh, ngoại trừ việc các khối xung quanh hai nước không được xác định rõ ràng và sự cạnh tranh Mỹ - Trung là phụ thuộc lẫn nhau, ông nói thêm.

Ông Harper cũng nói, mối quan hệ Mỹ - Trung là mối quan tâm chiến lược lớn nhất đối với các nước châu Á khác.

"Làm sao có thể tiếp tục hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế với Trung cộng trong khi chúng ta phải bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa an ninh của Trung Quốc và đồng thời phải gìn giữ mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ", ông nói.

Theo ông Harper, người nắm quyền Canada khi Nga bị loại khỏi G8, Nga là một hacker, một kẻ phá rối, một kẻ đánh thuê và không thể làm bất cứ điều gì để định hình thế giới theo nghĩa tích cực.

Ông Harper cho biết, Canada cần Hoa Kỳ trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu đa phương hiệu quả trên thế giới và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có hai điểm mạnh — ông ấy hấp dẫn và dễ nói chuyện, đồng thời là một chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh.

Tuy nhiên, ông Harper cho biết, ông không thể phân biệt chính sách đối ngoại của ông Biden hoặc triết lý chiến lược của ông ấy là gì và nhấn mạnh rằng, đối với ông Trump thì mọi việc rất rõ ràng rằng một quốc gia luôn có bạn và thù.

Ông Harper là thủ tướng thứ 22 của Canada và phục vụ từ năm 2006 đến năm 2015. Hiện ông đang lãnh đạo một công ty tư vấn về các lĩnh vực dịch vụ tài chính, công nghệ và  năng lượng.

Cuốn sách năm 2018 của ông: “Right Here, Right Now: Politics and Leadership in Age of Disruption” (Ngay tại đây và chính lúc này: Nền chính trị và sự lãnh đạo trong thời đại gián đoạn, thay thế) được viết để chia sẻ với các nhà lãnh đạo trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực nhà nước kinh nghiệm hàng chục năm làm lãnh đạo G7 của ông, trang web của ông cho biết.


Nguyên Hương (ntdvn)

(Theo The Epoch Times)

 

Posted: 15/03/2021 #views: 1683
Add comment
:
Pages:  [-1]